Thiết bị sơn tĩnh điện:

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3 :CÔNG NGHỆ CÁN ppt (Trang 42 - 43)

CHƯƠNG 5: CÔNG NGHỆ PHUN

2.1.5 Thiết bị sơn tĩnh điện:

Quá trình này có thể làm gia tăng lượng chất phủ bám trên bề mặt sản phẩm. Trong những thập kỉ qua, giá trị của dung môi và chất phủ không ngừng được nâng lên, ngoài ra người ta còn quan tâm đến việc làm giảm sự bay vào không khí của những chất trên. Một số vấn đề cần được thay đổi như: tỉ lệ giữa chất phủ đi ra từ

pittông so với hàm lượng bám được trên bề mặt sản phẩm cần phải được cải thiện. Việc thay đổi những yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến kĩ thuật sơn, chất phủ, cách

đưa sản phẩm đến máy phun, sự chuyển động của không khí xung quanh và những thay đổi khác nữa. Lực tĩnh điện sinh ra có thể ảnh hưởng đến sự gia tăng những yếu tố này. Sơn thường được tích điện âm trước khi quá trình phun tạo ra và màng tạo thành. Việc này được thực hiện bằntg việc tích điện trực tiếp, nơi sơn sẽ đi đến và tiếp xúc với chất dẫn điện ở điện thế cao và tích điện lên sơn, hoặc bằng 1 phương pháp gián tiếp, nơi không khí đi vào vùng lân cận của màng sơn đã được ion hóa và những ion tiếp xúc chúng. Nguồn điện thế bên ngoài thường được sử dụng là 60-125 KV.

Điện thế được hình thành giữa vùng lân cận của máy phun và sản phẩm được nối đất bằng cách sử dụng những phân tử chất phủ đã được tích điện, thiết bị phun kim loại

được tích điện hoặc 1 điện cực gần máy phun như là một nguồn điện thế cao. Lực tĩnh

Đường di chuyển của các phân tử được xác định bằng tất cả các lực được đặt lên phân tử đó bao gồm: động lượng, lực kéo, trọng lực và lực tĩnh điện. Sự ảnh hưởng của điện trường đến những phân tử sơn thì cũng giống như trong cách sắp xếp để đạt được sự

liên kết giữa các phân tử sắt khi được đặt giữa 2 nam châm. Việc sử dụng phương pháp này, những phân tử sơn thường di chuyển dọc theo sản phẩm và hấp dẫn lấy nó, và nó có thể bám lên 1 phần hay tất cả các mặt của sản phẩm.

Thiết bị phun tĩnh điện được chế tạo từ kim loại hoặc nhựa. Một máy phun bằng kim loại có điện dung đủ nên khi nó tiến nhanh đến vật được nối đất, một hồ quang

điện được sinh ra có đủ năng lượng để đốt cháy hỗn hợp bằng không khí. Loại hệ

thống này có thể giữ cho điện thế ở 1 giá trị cao không đổi và làm cho hiệu quả sơn

đạt tối đa. Hầu hết thiết bị phun bằng nhựa có thiết kế rất hoàn hảo, tốc độ giải phóng năng lượng điện được giới hạn đặc biệt như là cách để không gây ra hiện tượng đốt cháy. Loại máy phun này thì thông thường không rắc rối bằng máy phun kim loại. Trong quá trình điều khiển, điện thế làm việc giảm xuống, kết quả là hiệu quả thấp hơn.

Tất cả các kĩ thuật phun được giới thiệu ở trên đều cho bụi sơn giống như quá trình sơn tĩnh điện. Thiết bị này rất đơn giản, quá trình phun tĩnh điện sử dụng các hạt

được tích điện. Hơn thế nữa, với quá trình phun quay, tốc độ di chuyển của các hạt sơn đến bề mặt sản phẩm tương đối thấp. Và vì vậy, nó thích hợp cho sự lắng điện tích. Bụi sơn trong môi trường không khí và chân không thì có lợi để đạt được hiệu quả cao. Một vấn đề nảy sinh trong quá trình phun tĩnh điện là rất khó khăn để sơn lên một diện tích rộng. Điều này là do những phân tử chất phủ bị hấp dẫn bởi mép của sản phẩm. Vì vậy, nó gần với nguồn điện thế cao và tập trung điện trường. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách làm giảm điện thế hoặc bằng việc sử dụng máy phun có tốc độ chuyển động phân tử cao, chẳng hạn như máy phun trong không khí hay chân không.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3 :CÔNG NGHỆ CÁN ppt (Trang 42 - 43)