Thiết bị tráng với trục quay ngược:

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3 :CÔNG NGHỆ CÁN ppt (Trang 32 - 33)

Chất tráng được lấy lên từ một trục rồi tráng lên bề mặt vải nhờ chuyển động ngược lại của trục phía trên. Trong tất cả các thiết bị tráng thì đây là thiết bị được sử

dụng nhiều nhất. Nó có thể sử dụng cho nhiều loại chất tráng có độ nhớt và nhiệt độ

khác nhau.

Độ chính xác của khe hở rất cao do nó được tạo thành từ 2 trục thép được tôi. Những trục này cực kì cứng và có dung sai lớn hơn 2,5µm.

Trục đo thì cố định hoặc được quay với tốc độ rất chậm và ngược chiều nhờ vào trục tráng, mà còn được gọi là trục đúc hay trục chuyền chuyển động. Trục cuối cùng quay với tốc độ bề mặt chỉ bằng 0,5 đến 2 lần so với tốc độ của vải. Vải được đưa đến nhờ trục quay ngược chiều kim đồng hồ có bọc cao su và nó còn có tác dụng tráng chất tráng lên bề mặt vải từ trục cung cấp chất tráng khi nó đi qua.

Dao g t Tr c kh c

Tr c in Tr c thép

Có 2 kiểu lắp đặt thiết bị thường được sử dụng nhất cho quá trình tráng này. Đó là hệ thống cung cấp nguyên liệu từ bể và hệ thống sử dụng mỏ cặp để cung cấp nguyên liệu. Mỗi hệ thống chỉ sử dụng có 3 trục. ( Hình 17)

Hình17. Thiết bị có 3 trục quay ngược chiều. a)Bể cung cấp nguyên liệu.

b) Cặp cung cấp nguyên liệu.

Trong hệ thống cung cấp nguyên liệu từ bể, bề rộng của màng được điều chỉnh bởi 1 trục quay ngược lại, bề rộng của màng chính là bề rộng của trục tráng. Trong hệ

thống cung cấp chất tráng bằng mỏ cặp, bề rộng của màng tráng được điều chỉnh bởi 2 trục tráng sau cùng. Vải đi qua trục bọc cao su phải mỏng để tránh sự cọ sát với trục tráng.

Ngoài 4 trục trên cần phải có thêm 1 trục để lấy chất tráng từ bể lên. Trục này

được điều chỉnh ở tốc độ thấp để tránh dung dịch không đều khi trục quay với tốc độ

cao. Bề rộng màng được điều chỉnh bằng miếng chèn đặt ở khe hở hoặc bằng cánh gạt

đặt trên trục lấy chất tráng.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3 :CÔNG NGHỆ CÁN ppt (Trang 32 - 33)