1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình kinh doanh nhựa công ty cổ phần nhựa tân đại hưng

82 2,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU NGÀNH NHỰA GIAI ĐOẠN 2010-9/2013 2.1 Tổng quan ngành nhựa Việt NamNgành sản xuất sản phẩm nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang pháttriển nhanh nhất tại V

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH NHỰA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TÂN ĐẠI HƯNG

GVHD:

TH.S NGÔ THỊ HẢI XUÂN

Trang 2

NHÓM 8:

NGÔ KIM OANH

Đ NG TH THÚY ẶNG THỊ THÚY Ị THÚY NGÂN

THÁI TH MINH H NG Ị THÚY ẰNG

NHÓM 8:

NGÔ KIM OANH

Đ NG TH THÚY ẶNG THỊ THÚY Ị THÚY NGÂN

THÁI TH MINH H NG Ị THÚY ẰNG

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

MỤC LỤC

Lời mở đầu1

1.1 Sơ lược về Công ty cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng 2

1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 2

1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý Công ty 3

1.4 Vị thế của Công ty trong ngành 6

Trang 4

2 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU NGÀNH NHỰA GIAI ĐOẠN 2010-9/2013

3.1 Phân tích tình hình kinh doanh của công ty 15

3.1.1 Phân tích kim ngạch xuất khẩu của công ty 153.1.2 Phân tích tình hình mua hàng 173.1.3 Phân tích tình hình dự trữ 223.1.4 Phân tích lưu chuyển hàng hóa và tốc độ luân chuyển hàng hóa của công ty 30

3.2 Phân tích kết quả kinh doanh của công ty 40

3.2.1 Phân tích đánh giá tình hình chi phí kinh doanh 403.2.2 Phân tích đánh giá tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp 453.2.3 Phân tích đánh giá tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn 50

4.1 Tỷ suất lợi nhuận 67

4.2 Sức sản xuất của vốn kinh doanh 69

4.3 Hiệu suất sử dụng chi phí 70

4.4 Chỉ tiêu năng suất lao động 72

4.5 Vòng quay của vốn 73

Trang 6

Lời mở đầu

Năm 2007 Việt Nam gia nhập WTO, mở ra cơ hội cho hoạt động ngoại thương

và song song với nó là những thách thức, khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu Việt Nam Gần 6 năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến động trong bốicảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, trước tình hình đó, vấn đề quan trọng đặt ra cho cácdoanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả

Muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhà quản trị cần phân tích các nhân tốtác động đến hoạt động kinh doanh của mình qua các năm như phân tích các nhân tốtác động đến chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, hàng tồn kho, thị trườngxuất khẩu của doanh nghiệp … Qua việc phân tích kỹ các nhân tố tác động, nhà quảntrị sẽ có cái nhìn tổng quan về thị trường cũng như ngành nghề mà doanh nghiệp mìnhđang kinh doanh để đưa ra những giải pháp kinh doanh đúng đắn nhằm đem lại lợinhuận cho doanh nghiệp

Trong những năm trở lại đây, Nhựa là một trong những ngành chiến lược củaViệt Nam với tốc độ tăng trưởng cao Trong những năm tới ngành Nhựa Việt Nam cónhiều cơ hội để phát triển Và nhóm 8 đã chọn ngành nhựa để làm tiểu luận Công ty

Cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng là công ty nhóm đã lựa chọn để phân tích tình hình kinhdoanh nhựa

Trang 7

1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÂN ĐẠI HƯNG

1.1 Sơ lược về Công ty cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng

Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TÂN ĐẠI HƯNG

Tên giao dịch quốc tế: TAN DAI HUNG PLASTIC JOINT STOCK COMPANYTên viết tắt: TAN DAI HUNG JOINT STOCK CO

Trụ sở chính: 414 Lầu 5, Lũy Bán Bích, P Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TPHCM.Điện thọai: 08 – 9737277 / 9737278

Fax: 08 – 9737279 / 9737276

Website: www.tandaihungplastic.com

Vốn điều lệ: 104.000.000.000 đồng (Một trăm lẻ bốn tỷ đồng)

Ngành nghề kinh doanh: Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

4103000955 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM đăng ký lần đầu ngày 22/4/2002,thay đổi lần thứ 5 ngày 05/5/2007, ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:

• Sản xuất, mua bán bao bì nhựa PP, PE, PET (trừ tái chế phế thải)

• Sản xuất, chế biến sản phẩm cao su (không hoạt động tại trụ sở)

• Mua bán sản phẩm nhựa, nguyên liệu nhựa, bột màu, máy móc thiết bị và phụtùng ngành công nông lâm ngư nghiệp

1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

1.2.1 Quá trình thành lập công ty:

Công Ty Cổ Phần Nhựa Tân Đại Hưng thành lập năm 1984 từ một cơ sởsản xuấtnhỏ, chuyên sản xuất bao bì PP tái sinh cung cấp cho các nhà máy hóa chất, phân bóntại TPHCM và khu vực lân cận

Năm 1990 chuyển thành Công ty TNHH Tân Đại Hưng, đổi từcông nghệdệtphẳng sang dệt tròn

Cuối năm 1994, hoàn thành việc đổi mới máy móc thiết bị và trở thành nhà cungcấp bao bì PP lớn nhất cho các công ty xuất nhập khẩu gạo, các công ty nhập và đónggói bao phân bón tại Cảng Sài Gòn

Trang 8

Năm 1997 đầu tư xong nhà máy mới tại số 373C Nguyễn Sơn, Q.Tân Bình,TPHCM, bắt đầu tiếp cận thị trường Châu Âu, là bước đột phá quan trọng trong chiếnlược phát triển kinh doanh của Công ty

Năm 2006 công ty dời chuyển nhà máy về cụm Công nghiệp Nhựa Đức Hòa,Long An (Công ty TNHH TĐH), tiếp tục đầu tưthêm thiết bịsản xuất, tăng cường xuấtkhẩu bao bì PP, vải địa kỹthuật, vải phủnông nghiệp sản phẩm vào thịtrường Mỹ,Canada

1.2.2 Các sự kiện khác

Từ năm 2003 áp dụng hệ thống ISO 9001:2000, nâng cấp thành ISO 9001:2008 từnăm 2009

Năm 2006, đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Đại Hưng, là công

ty “con”, thực chất là nhà máy của Công ty cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng

Năm 2007, được tổ chức TZU của Châu Âu đánh giá cấp “Chứng nhận đạt cácyêu cầu về kiểm soát sản xuất tại nhà máy”

Từ năm 2009 áp dụng hệ thống Bộ Luật ứng xử “BSCI” (tương tựSA 8000) và hệthống quản lý vật liệu an toàn “MSDS”, được các khách hàng tổ chức đánh giá côngnhận đạt yêu cầu

1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý Công ty

Công ty cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng được tổ chức và hoạt động phù hợp với quyđịnh pháp luật hiện hành và các yêu cầu của ngành nghề kinh doanh

Cấu trúc các bộ phận chức năng được xây dựng gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu tráchnhiệm chuyên môn và kỹ thuật của từng bộ phận Các phân xưởng được tổ chức hợp

lý về mặt bằng, vị trí và máy móc thiết bị để hoàn thành các công đoạn sản xuất

Trang 9

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

BỘ PHẬN HCNS

BỘ PHẬN KỸ THUẬT SẢN XUẤT

BỘ PHẬN TÀI CHÍNH KT

BỘ PHẬN

KINH DOANH

BỘ PHẬN CUNG ỨNG

Nhóm Marketing

Nhóm Bán hàng

Tổ Kho hàng

Nhóm Thống kê Nhóm Kế hoạch

P KẾ HOẠCH ĐIỀU ĐỘ PX Tạo hạt

Tổ Nhà ăn

Tổ Bảo vệ

NhómTài chính Nhóm Kế toán

Nhóm Mua hàng Nhóm Gia công

Phòng Công Nghệ R&D

BỘ PHẬN SẢN XUẤT BỘ PHẬN CÔNG NGHỆ KTSX

1.3.1 Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, gồm tất cả cổđông có quyền biểu quyết Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định những vấn đềthuộc quyền hạn theo quy định của luật pháp và Điều lệ Công ty

1.3.2 Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty

để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyềncủa Đại hội đồng cổ đông

Trang 10

Bộ phận Công Nghệ & Kỹ thuật bao gồm các phòng nghiệp vụ như sau:

• Phòng Công nghệ R&D: chịu trách nhiệm về các hoạt động công nghệ,nghiên cứu phát triển sản phẩm mới

• Phòng Cơ điện: gồm Tổ Điện, Tổ Bảo trì SC, Tổ Cơ khí Các Tổ có tráchnhiệm liên kết, phối hợp với nhau trong việc thiết kế, lắp đặt, bảo trì, sửa chữatoàn bộ hệ thống máy móc thiết bị, điện, nước và gia công cơ khí nội bộ

• Phòng Đảm bảo chất lượng: có chức năng quản lý hệ thống chất lượng ISO

9001 : 2000 toàn Công ty, kiểm tra chất lượng sản phẩm trong tiến trình sảnxuất và trước khi giao cho khách hàng

1.3.4.4 Bộ phận Sản xuất

Bộ phận Sản xuất bao gồm Phòng Kế hoạch Điều Độ và các phân xưởng sản xuấtthuộc nhà máy, cụ thể như sau:

• Phòng Kế hoạch điều độ: gồm nhóm kế hoạch và nhóm thống kê Phòng này

có chức năng dự thảo và triển khai kế hoạch, đơn hàng, lập tính và kiểm soát

Trang 11

các định mức, thống kê và điều độ sản xuất.

• Các phân xưởng sản xuất: bao gồm các phân xưởng: tạo hạt, Taical UV, kéosợi, dệt, tráng, cắt, in, may, PE, đóng kiện, phân xưởng 4, phân xưởng 5 vàphân xưởng 6 Các phân xưởng có mối liên hệ ngang tùy theo từng quy trìnhsản xuất sản phẩm Một số phân xưởng được tổ chức tương đối độc lập để sảnxuất sản phẩm có những đặc điểm công nghệ và chất lượng riêng

1.3.4.5 Bộ phận Hành chính nhân sự

Chịu trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực và quản lý hành chính, cung cấp dịch vụvăn thư, hành chính, vận chuyển, hậu cần văn phòng Bộ phận Hành chính nhân sựbao gồm nhóm nhân sự, nhóm hành chính, tổ nhà ăn và tổ bảo vệ

1.3.4.6 Bộ phận Cung ứng và Gia công

Bộ phận Cung ứng bao gồm nhóm mua hàng và nhóm gia công, chịu trách nhiệm

về việc cung cấp nguyên liệu vật tư đầu vào và quản lý các hoạt động gia công

1.4 Vị thế của Công ty trong ngành

Tân Đại Hưng là một trong những công ty được đánh giá cao về uy tín, chất lượngsản phẩm và hiệu quả hoạt động

Bên cạnh 80% doanh nghiệp trong ngành nhựa còn tồn tại ở dạng vừa và nhỏ, TânĐại Hưng là doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh và có quy mô đầu tư lớn trongngành Vì vậy, Công ty luôn đáp ứng được những đơn đặt hàng đòi hỏi về số lượnglớn, chất lượng cao và dịch vụ chuyên nghiệp

Trong suốt hơn 20 năm hoạt động, Tân Đại Hưng luôn là doanh nghiệp dẫn đầutrong lĩnh vực sản xuất bao bì dệt Công ty liên tục được Hiệp hội Nhựa TPHCM xếphạng “Top 10” của các “Doanh nghiệp nhựa có quy mô lớn và hiệu quả” trong nhiềunăm liền Bên cạnh đó, Công ty được Bộ Thương mại xếp hạng là “Doanh nghiệpxuất khẩu uy tín" trong 03 năm 2004, 2005 và 2006

Tân Đại Hưng còn là một trong những doanh nghiệp Việt Nam có nhiều kinhnghiệm quản lý sản xuất xuất khẩu Bộ máy quản lý của Công ty gọn nhẹ với cấu trúc

và trách nhiệm rõ ràng, đội ngũ cán bộ nhân viên và công nhân có nghiệp vụ, tay nghềvững

Trang 12

2 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU NGÀNH NHỰA GIAI ĐOẠN 2010-9/2013 2.1 Tổng quan ngành nhựa Việt Nam

Ngành sản xuất sản phẩm nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang pháttriển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm trở lạiđây là 15-20% Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) cho biết tổng kim ngạch xuất

Trang 13

khẩu toàn ngành năm 2012 đạt 1,98 tỷ USD, tăng 42,2% so với năm 2011 Trong đó,kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt 1,6 tỷ USD, tăng 17,33% so với cùng kỳ năm

2011 Kim ngạch xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu đạt 400 triệu USD, tăng 70% vềlượng và 67% về kim ngạch

Việt Nam sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm nhựa bao gồm sản phẩm đóng gói,

đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và điện tử, linh kiện xe máy và ô tô vàcác linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao thông vận tải

Tiêu dùng trong và ngoài nước tăng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuấtnhựa Việt Nam tăng trưởng nhanh trong nhiều năm tới

Việt Nam là nước nhập khẩu ròng nguyên liệu nhựa, các chất phụ gia, máy móc

và thiết bị phục vụ cho ngành sản xuất nhựa Trung bình hàng năm Việt Nam nhậpkhẩu từ 70 đến 80% nguyên liệu, trong đó có hơn 40 loại nguyên liệu khác nhau vàhàng trăm loại chất phụ gia Việt Nam nhập khẩu hầu như tất cả các thiết bị và máymóc cần thiết cho ngành sản xuất nhựa, chủ yếu từ các nước Châu Á và Châu Âu.Ngành nhựa có tỷ trọng 4.48% so với toàn ngành công nghiệp nội địa và giữ vaitrò một ngành phụ trợ thiết yếu cần phát triển trong các kế hoạch kinh tế của NhàNước Ngành Nhựa là một trong 10 ngành được Nhà Nước ưu tiên phát triển do cótăng trưởng tốt và ổn định, xuất khẩu khá mạnh, và có khả năng cạnh tranh tốt với cácnước trong khu vực

Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức, Campuchia là 4 thị trường chính của sản phẩm nhựa ViệtNam Trong đó, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu nhiều nhất trong 5 năm gần đây,năm 2012 đạt 362,23 triệu USD, chiếm tỷ trọng 22,7%, tăng 23,32% so với cùng kỳnăm 2011 Đây cũng là thị trường mà kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của ViệtNam có mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2012 Thị trường lớn thứ 2 là Hoa Kỳđạt 168,37 triệu USD, chiếm 10,55%, tăng 28,94%; tiếp đến Đức 107,83 triệu USD,chiếm 6,76%, tăng 5,55%; Campuchia 107,7 triệu USD, chiếm 6,75%, tăng 31,93%

so với cùng kỳ năm 2011

Hiệp hội dự báo năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ có mức tăng trưởngtrung bình từ 11-13,5% so với năm 2012, đạt 2,2 tỷ USD

Trang 14

Năm Kim ngạch xuất khẩu so sánh các năm

-Ngành nhựa Việt Nam đang hướng tới trở thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản

xuất những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh

tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, có khả

năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng lớn

Trong quy hoạch đến năm 2020, ngành nhựa đã tính đến việc chuyển dịch cơ cấu

nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và

nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và kỹ thuật

Đơn vị tính: 1.000USD

(Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê Việt Nam) Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu nhựa từ năm 2010 đến tháng 9 năm 2013

Trang 15

Biểu đồ 2.1Kim ngạch xuất khẩu nhựa Việt Nam từ năm 2010 đến tháng9/2013

2.2 Nhận xét

Nhìn chung ngành nhựa qua các năm tăng trưởng khá ổn định, mặc dù tình hìnhkinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong giai đoạn từ năm 2010 đếntháng 9 năm 2013 có nhiều biến động

Trong bối cảnh nhựa thế giới đang hơi chững lại sau khủng hoảng kinh tế, tăngtrưởng của ngành nhựa Việt Nam cho thấy nhu cầu trong nước vẫn duy trì ở mức caonhờ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tăng mạnh Hiện nay nhu cầu tiêu thụ nhựatrong nước đã đạt 32 kg/người/năm, tăng 15% so với 2009 và gấp đôi năm 2006(16kg/người/năm), xấp xỉ mức trung bình thế giới (40kg/năm) Nhu cầu nhựa bìnhquân trong nước có nhiều khảnăng sẽ lên cao hơn nữa, góp phần cải thiện sản lượngsản xuất và kim ngạch xuất khẩu của nhựa Việt Nam Và chính điều này đã tạo ra mộtlàn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho ngànhxây dựng, giao thông vận tải và các ngành sản xuất khác phát triển

Trang 16

(đơn vị: kg/người) Nguồn Bộ Công Thương Biểu đồ 2.2 Tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam

Sản phẩm nhựa Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn để tạo được vị thế vữngchắc trên thị trường quốc tế Doanh thu nhựa hoàn chỉnh đạt khoảng 100 tỷ USD sẽtiếp tục mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm nhựa của Việt Nam Sản phẩmnhựa Việt Nam có vị thế khá cạnh tranh trên trường quốc tế nhờ vào (1) việc áp dụngcác công nghệ sản xuất tiên tiến; (2) được hưởng những ưu đãi về thuế quan và (3) cókhả năng thâm nhập thị trường tốt

Sản phẩm nhựa Việt Nam hiện có mặt tại hơn 55 nước trên thế giới, bao gồm cácnước ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và Trung Đông 10 thị trường xuấtkhẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Campuchia, Đức, Anh, Hà Lan,Pháp, Đài Loan, Malaysia và Philippines Và hiện có 530 công ty nhựa tại Việt Namhoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu

% tăng, giảm

KN năm 2012 so với cùng kỳ

Trang 18

Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nhựa ngày càng tăng do sự gia tăng mạnh trongtiêu dùng ở cả trong và ngoài nước, Việt Nam đã phải nhập khẩu nhiều hơn nhựanguyên liệu cũng như thiết bị và máy móc sản xuất.

Hiện nay, Việt Nam phải nhập khẩu từ 70-80% nhựa nguyên liệu cần thiết chohoạt động sản xuất Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, chỉ có 300 nghìn tấn nguyên liệunhựa, chủ yếu là polyvinyl clorua (PVC) và Polyethylene Telephthalete (PET) đượcsản xuất trong nước, trong khi toàn ngành cần phải nhập khẩu lên đến 1,6-1,7 tấnnguyên liệu nhựa mỗi năm cộng với hàng trăm các phụ gia để phục vụ nhu cầu sảnxuất Kim ngạch nhập khẩu nhựa nguyên liệu của Việt Nam đã tăng 16%/năm từ năm

2000 Trong năm 2008, các công ty nhựa tại Việt Nam nhập khẩu 1,7 tấn nhựanguyên liệu trị giá khoảng 3 tỷ USD; trong đó, Polypropylene (PP), nhựa polyetylen(PE) và Polystyrene (PS) chiếm tương ứng khoảng 39%, 27% và 8%

Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam Biểu đồ 2.3 Kim ngạch nhập khẩu nhựa nguyên liệu của Việt Nam

Việt Nam nhập khẩu nhựa nguyên liệu chủ yếu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan,Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ả Rập Xê-út

Ngoài việc nhập khẩu 70% - 80% nguyên liệu nhựa đầu vào mỗi năm, Việt Namnhập khẩu hầu như tất cả các thiết bị và máy móc cần thiết để sản xuất các sản phẩmnhựa Phần lớn các thiết bị và các loại máy sản xuất nhựa được nhập khẩu từ một số

Trang 19

nước châu Á bao gồm Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản Ngoài ra, ViệtNam còn nhập khẩu một số lượng các thiết bị sản xuất nhựa và máy móc từ Đức và Ý.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA TÂN ĐẠI HƯNG

3.1 Phân tích tình hình kinh doanh của công ty

3.1.1 Phân tích kim ngạch xuất khẩu của công ty

Bảng 3.1 Kim ngạch xuất khẩu của công ty Tân Đại Hưng

Năm Kim ngạch

(USD)

Mức tăng (giảm) xuất

khẩu Tuyệt đối (USD)

Tương đối (%)

-2011 17,691,455 7,174,444 68.22

2012 14,471,806 -3,219,649 -18.19 Trung bình 14,226,757.33 1,977,397 25.02

Trang 20

Nhận xét

Kim ngạch xuất khẩu của Tân Đại Hưng có sự biến động qua 3 năm, tăng vàonăm 2011 và giảm mạnh ở năm 2012 Bình quân tốc độ tăng trưởng là 25.02%/năm,ứng với mức tăng tuyệt đối là 1,977,397 USD/năm Tốc độ tăng trưởng của công tynhanh gần bằng với tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành xuất khẩu nhựa ViệtNam là 25.43% và quy mô xuất khẩu của công ty lớn

Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tăng 7,174,444 USD ứng với tốc độ tăng là68.22% so với năm 2010 Đến năm 2012 thì kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệpgiảm 3,219,649 USD ứng với tốc độ giảm xuất khẩu là 18.19% so với năm 2011.Như vậy, tuy tốc độ tăng trưởng của công ty tăng nhanh nhưng vào năm 2012 tathấy kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng giảm xuất khẩu đã bị giảm xuống, đó là dấuhiệu không tốt cho Tân Đại Hưng nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài

Nhân tố khách quan

Ngành nhựa được Nhà nước quan tâm phát triển, đầu tư xây dựng nhà máy sảnxuất nguyên liệu nhựa như: PS, PP, PE tại khu công nghiệp Dung Quất, nhằm đápứng nhu cầu về nguyên liệu thô, đồng thời Chính phủ tăng cường phát triển các ngànhcông nghiệp phụ trợ như tạo khuôn, tái chế nhựa, cung cấp máy móc và hóa chất Cácchính sách của Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuận lợi sản xuất sản phẩmđảm bảo tiêu chuẩn chất lượng phù hợp yêu cầu xuất khẩu làm tăng kim ngạch xuấtkhẩu của Tân Đại Hưng năm 2011

Năm 2012 suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính vẫn lan rộng Kinh tế Mỹbắt đầu hồi phục, trong khi khối Euro ngày càng lúc vào khủng hoảng nợ, Đức vàPháp bắt đầu bộc lộ khó khăn do sản xuất suy giảm và nợ gia tăng.Nhìn chung, tìnhhình kinh tế toàn cầu năm 2012 vẫn là màu xám Do đó, kim ngạch xuất khẩu củadoanh nghiệp giảm mạnh vào năm này

Cùng năm tỷ giá USD và Euro so với VND khá ổn định, tỷ giá USD/VND giảm 0,5%) so với đầu kỳ; Euro/VND giảm đến (-2,5%) so với đầu kỳ, giá trị VND được

Trang 21

(-cải thiện, nhưng cũng chưa tạo động lực và khuyến khích xuất khẩu, là một phầnnguyên nhân ảnh hưởng đến kim ngạch năm 2012.

Ngành nhựa hầu hết phải nhập khẩu nguyên phụ liệu, giá nguyên liệu chịu tácđộng lớn và trực tiếp của biến động cung cầu và đầu cơ, giá nguyên liệu tăng mạnhảnh hưởng đến giá cả sản phẩm gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu

Sau khi năm gia nhập WTO, ngành nhựa Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợitrong thương mại quốc tế như mở rộng thị trường, tiếp thu nhiều kỹ thuật hiệnđại tuy nhiên hiện nay, doanh nghiệp phải đương đầu với những cạnh tranh khốc liệt,ngày càng nhiều chiêu thức bảo hộ dưới dạng các “rào cản kỹ thuật” gây ảnh hưởngđến kim ngạch xuất khẩu giảm 2012

Cạnh tranh ngày càng quyết liệt, đặc biệt về giá cả, có những đối thủ cạnh tranhbán dưới giá thành để duy trì hoạt động và dành khách hàng

Nhân tố chủ quan

Công ty xây dựng thương hiệu và hình ảnh mạnh, được khách hàng xuất khẩu(đặc biệt là châu Âu) nhận biết, gia tăng nhiều hợp đồng xuất khẩu giúp kim ngạch vàtốc độ xuất khẩu của doanh nghiệp năm 2011 tăng mạnh

Khả năng tài chính của Tân Đại Hưng mạnh, cho phép tồn kho nguyên liệu khốilượng lớn, hạn chế được tác động của tăng giảm đột biến của giá nguyên liệu Ổn địnhnguồn hàng tạo điều kiện cho việc sản xuất và kinh doanh thuận lợi tăng kim ngạchxuất khẩu mạnh năm 2011

Đội ngũ cán bộ và công nhân nòng cốt có tâm huyết, trách nhiệm, năng lực tìmkiếm nhiều hợp đồng có giá trị

Trang 22

Hình thức tự sản xuất chiếm tỷ trọng lớn và ít thay đổi tỷ trọng qua các năm, năm

2010 đạt hơn 424 tỷ, năm 2011 tăng 66.67% tương đương giá trị tăng hơn 265 tỷđồng so với năm 2010 Năm 2012 lại giảm 15.55% tương đương giảm hơn 114 tỷđồng so với năm 2011 Đây là hình thức khai thác chủ yếu của công ty nên khi lượnghàng khai thác bằng hình thức này tăng giảm thì tổng giá trị hình thức khai thác thumua hàng cũng tăng giảm theo

Trang 23

Đối với hình thức khai thác hàng bằng cách đặt gia công tuy chiếm tỷ trọng ít chỉchiếm 5-7% tồng giá trị khai thác hàng, nhưng trong 3 năm đều tăng liên tiếp Năm

2010 đạt hơn 22 tỷ, năm 2011 tăng 66.67% tương đương giá trị 15 tỷ đồng, năm 2012tăng ít hơn nhưng vẫn tăng 9.89% tương đương hơn 3 tỷ so với năm 2011

Như vậy ta có thể thấy tình hình khai thác thu mua hàng của công ty không được

ổn định qua các năm, có năm tăng, có năm giảm,nhưng lượng hàng tự sản xuất chiểm

tỷ trọng lớn nên công ty có thể kiểm soát được việc sản xuất , chất lượng hàng theonhu cầu của khách hàng, có điều kiện xây dựng thương hiệu Tuy nhiên không đadạng hóa hình thức khai thác hàng thì làm cho công ty phụ thuộc nhiều vào tự sảnxuất, như vậy khi nhu cầu thi trường nâng cao thì rất khó khăn để đáp ứng nhu cầutăng thêm đột biến khi nhu cầu vượt quá năng lực sản xuất của công ty

Nhân tố tác động

Tích cực

Năm 2011 giá trị hàng hóa cả hình thức tự sản xuất và gia công đều tăng chủ yếu

do những nguyên nhân sau

- Trừ những hạn mục đầu tư đã có từ trước, công ty đã không đầu tư sang lĩnh vựckhác, chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh sở trường với những sản phẩm chủ yếu cóthị trường, xu hướnglợi nhuận tốt Mởrộng hệ thống gia công, mặt khác, chú trọngphát huy lợi thế trong quan hệ với những công ty liên quan để mua nguyên phụ liệuvới giá có lợi

- Các khách hàng chủ lực và truyền thống tuy gặp khó khăn nhưng phần lớn vẫnđặt hàng liên tục, công ty có hệ thống vệ tinh lớn và hợp tác hiệu quả dẫn đến lượnghàng sản xuất tăng nhiều vào năm 2011

- Thị giá nguyên và phụ liệu được thường xuyên theo dõi cập nhật, quyết định mua

và tồn kho hợp lý theo đơn hàng và định mức, góp phần kiểm soát chi phí sản xuất vàgiá thành

Tiêu cực

Năm 2012 giá trị hàng hóa tự sản xuất giảm kéo theo tổng lượng hàng khai tháccũng giảm theo chủ yếu do những nguyên nhân sau:

Trang 24

- Do đặc thù của ngành nhựa phải nhập khẩu hầu hết nguyên phụ liệu, giá nguyênliệu chịu tác động lớn và trực tiếp của biến động cung cầu và đầu cơ, giá nguyên liệutăng mạnh trong quý 1, giảm mạnh đầu quý 2, rồi tăng nhẹ dần đến cuối năm, làm chogiá cả hàng tăng, cộng thêm kinh tế khó khăn, nên đơn hàng giảm dẫn đến lượng hàngsản xuất ra cũng giảm theo

- Sau 05 năm gia nhập WTO, ngành nhựa Việt Nam phải đương đầu với nhữngcạnh tranh khốc liệt, ngày càng nhiều chiêu thức bảo hộ dưới dạng các “rào cản kỹthuật”, hàng xuất khẩu bị kiểm soát chặt chẽ, khó tiếp cận thị trường mới hơn, hoặc bịgiảm đơn hàng vì chất lượng không đạt yêu cầu

- Thị trường xuất khẩu ảm đạm, một số khách hàng giảm lượng đặt hàng, khó tìmkiếm được đúng và đủ đơn hàng theo chỉ tiêu, cơ cấu sản phẩm và gối đầu mặc dù

chấp nhận giá thật cạnh tranh, cá biệt, có khách hàng (KTV) đơn phương hủy bỏ một loạt đơn hàng (PAO), gây ra khó khăn đột biến về sản xuất, tồn kho, cần phòng tránh

hiện tượng này tái diễn

Nhân tố chủ quan

Tích cực

Hình thức tự sản xuất

Năm 2011 lượng hàng sản xuất công ty tăng nhiều so với năm 2010 chủ yếu là do:

- Tài sản và nguồn vốn của công ty tăng trưởng, tài chính lành mạnh, công ty cóvốn để đầu tư vào máy móc, mua nguyên vật liệu sản xuất

- Duy trì được đội ngũ cán bộ và công nhân nòng cốt có tâm huyết, trách nhiệm,năng lực và trung thành, năng lực sản xuất của công nhân nâng cao, hàng hóa sản xuất

Hình thức gia công

- Tổ chức kiểm soát chặt chẽ chất lượng từ đầu vào đến suốt quá trình nội bộ và gia

Trang 25

công, không để xảy ra sự cố đáng tiếc về chất lượng sản phẩm.

- Họat động mua, gia công vật tưkỹ thuật bên ngòai cũng đã cung cấp kịp thời yêucầu, tìm thêm nhà cung cấp cạnh tranh, cập nhật tình hình để so sánh và đàm phán giáhiệu quả

- Tập trung phát triển mạnh hệthống vệtinh gia công sản xuất (mở rộng nguồn giacông vải, khối lượng gia công may bao shopping tăng hơn 40% sản lượng so với2010), góp phần rất quan trọng đối với tăng sản lượng tiêu thụvà hiệu quả hoạt động,đáp ứng được những lịch giao hàng nhanh

- Năm 2012, hoạt động gia công chỉ/đai, vải và in OPP đã thể hiện năng động linhhoạt đáp ứng được nhu cầu từng thời điểm, đã gắn liền trách nhiệm của kéo chỉ và dệt

đai, cơ chế kiểm soát chất lượng (banh & kiểm tra cuộn, tập hợp phế ngoài định mức,

bù đổi trọng lượng quai ) và chế tài đã vào nề nếp và có sự đồng thuận của các đơn vị

gia công; tỷ trọng tổng số cuộn vải gia công vượt dung sai thấp hơn so với 2011

Tiêu cực

Hình thức tự sản xuất

- Dù đã được xem là một chỉ tiêu quan trọng và chất lượng sản phẩm luôn đượcnêu cao là một yếu tố cạnh tranh, nhưng ý thức chất lượng của một số cán bộ quản lýsản xuất trực tiếp và công nhân còn thấp, phát sinh những lỗi CLSP lập đi lập lại, hầuhết các khâu đều tăng tần suất lỗi CLSP so với năm 2011

Trang 26

Cần liên kết chặt hơn nữa giữa với Phòng KHĐĐ và Phòng CNQA trong kiểm

soát chất lượng xuất nhập tồn các loại phụ liệu, xử lý tận dụng nhanh, phòng tránh tồn

kho không hiệu quả

Củng cố và phát huy những lợi thế và lợi điểm trong quan hệ liên kết chiến lược

với các công ty có liên quan: nhà cung cấp - Tân Đại Hưng - các đơn vị gia công

Đầu tư đổi mới dần và mua thêm các loại máy móc thiết bịsản xuất mới để tiết

kiệm nguyên liệu và năng lượng

Mở rộng quan hệ, tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào các dự án dài hạn khác để tăng

hiệu quả sử dụng vốn

Thường xuyên cập nhật giá cả thị trường nguyên liệu, giảm nguy cơ biến động giá

quá lớn, ảnh hưởng đến giá cả đầu ra

Trang 27

Qua bảng số liệu ta thấy dự trữ hàng hóa năm 2011 tăng 62.86% tương đương với

281 tỷ đồng so với năm 2010, năm 2012 lại giảm chỉ còn 15.15% tương đương 110,3 tỷđồng so với năm 2011, cho thấy tình hình dự trữ hàng hóa của công ty không được ổnđịnh trong 3 năm này, dự trữ hàng hóa lúc tăng, lúc giảm Phân tích tình hình dự trữhàng hóa ở các địa điểm ta thấy:

- Hàng hóa trên đường đi chiếm 54.28 % tỷ trọng hàng hóa dự trữ năm 2010, là loạihình dự trữ hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại hình dự trữ hàng hóa củadoanh nghiệp trong 3 năm 2010,2011,2012, năm 2011 lượng hàng hóa trên đường đităng thêm 63.8 %, tương đương với giá trị tuyệt đối tăng 155 tỷ đồng so với năm 2010,nhưng ngược lại năm 2012 hàng hóa trên đường đi giảm 131 tỷ đồng tương đương giảm32.98% so với năm 2011

- Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 24.31% trong 2010 và giảm còn 20,4 % trong năm

2011, 2012 Lượng hàng tồn kho cũng tăng giảm không đều qua các năm, năm 2011hàng tồn kho tăng thêm 36.7% tương đương với tăng 39,9 tỷ đồng so với năm 2010,nhưng tới năm 2012 lại giảm 14.81% so với năm 2011, tương đương với giảm 21,9 tỷđồng so với năm 2011

Trang 28

- Hàng đã gửi đến khách hàng nhưng chưa được thanh toán chiếm tỷ trọng 20.96%tổng lượng hàng vào năm 2010 và liên tục tăng tỷ trọng vào các năm sau đó, cụ thể lànăm 2011 là 24.7%, 2012 là 35.93% tổng dự trữ Năm 2011 giá trị hàng gửi đến kháchhàng nhưng chưa được thanh toán tăng 91,9% tương đương với giá trị tuyệt đối là 86 tỷđồng Năm 2012 tăng 23.41% tương đương 42 tỷ đồng so với năm 2011 Loại hình dựtrữ này vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ luân chuyển nguồn vốn nhưng qua bảng tathấy sản lượng cũng như tỷ trọng của nó vẫn tăng qua các năm Vì vậy công ty cần cóbiện pháp giảm tỷ trọng của hình thức dự trữ hàng hóa này.

- Hàng hóa bị trả lại chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng vẫn tăng qua các năm Năm 2011lượng hàng hóa bị trả lại tăng 11.11 % tương đương giá trị 225 triệu đồng so với năm

2010 Đến năm 2012 tăng 29.2% tương đương 657 triệu đồng so với năm 2011.Công tynên xem xét kỹ nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và có biện pháp phòng tránh, sửa đổithích hợp để giảm bớt lượng hàng bị trả lại

+ Công ty có Thương hiệu tốt và hình ảnh được khách hàng nhận biết

+ Các khách hàng chủ lực và truyền thống tuy gặp khó khăn vì khủng hoảng và suythoái kinh tế nhưng phần lớn vẫn đặt hàng liên tục, công ty có hệ thống vệ tinh lớn vàhợp tác hiệu quả

+ Ngoài ra, vì có một số khách hàng truyền thống lâu dài, hỗ trợ giúp đỡ qua thờikhủng hoảng, công ty áp dụng hình thức thanh toán trả chậm, nên lượng hàng hóa gửi đinhưng chưa thanh toán tăng

- Hàng tồn kho năm 2011 tăng so với năm 2010 vì:

+ Khả năng tài chính mạnh, cho phép tồn kho nguyên liệu khối lượng lớn, hạnchếđược tác động xấu của biến động giá nguyên liệu

Tiêu cực:

Trang 29

- Hàng hóa trên đường đi năm 2012 giảm so với năm 2011 chủ yếu do:

+ Suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính vẫn lan rộng, nhiều ngân hàng quốc tếvướng vào pháp lý, làm cho khách hàng bị ảnh hưởng về tài chính, đơn đặt hàng giảm.+ Thị trường xuất khẩu của công ty vẫn gặp rất nhiều khó khăn, diễn ra sự cạnhtranh quyết liệt về kiểu dáng và chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là về giá bán

để chiếm lĩnh thị phần Các khách hàng đều có những khó khăn nhất định, ẩn chứa rủi

ro trong thanh toán

- Hàng hóa được gửi đi nhưng chưa được thanh toán:

+ Kinh tế khó khăn, khách hàng vẫn phải duy trì đơn đặt hàng nhưng do tình hình tàichính không được tốt nên khách hàng chuyển dần qua hình thức thanh toán trả sau, hoặcnhiều đơn đặt hàng được gửi đi nhưng chưa được thanh toán tăng cả 2 năm 2011 vànăm 2012

- Hàng tồn kho :

+ Trong năm 2012, giá nguyên phụ liệu tăng giảm bất thường, các chi phí sản xuấtđều tăng nhanh, thị trường biến động, làm cho lượng hàng tồn kho của công ty giảm

- Nguyên nhân chung dẫn đến tình hình dự trữ hàng hóa năm 2012 giảm là:

+ Kinh tế toàn cầu tăng trưởng 2,5%, tỷ lệ lạm phát lên tới 11,4%, tỷ lệ thất nghiệp

là 14% Cả cung và cầu trên toàn cầu liên tục suy giảm với sự trì trệ của những “đầutàu” như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Đức Mặc dù đã có một vài tín hiệu khởi sắc trong quý

IV nhưng sự phục hồi được xem là vẫn rất mong manh

+ Chi phí đầu vào của sản xuất đều tiếp tục tăng (chi phí nhân công tăng +20%, giá xăng dầu tăng +11,3%, vận chuyển tăng +7%, điện tăng +10%), giá vốn hàng bán bao

bì đã tăng hơn +2% so với năm 2011 dù công ty đã nỗ lực loại bỏ lãng phí và tiết kiệmcác chi phí hoạt động

+ Sau 05 năm gia nhập WTO, ngành nhựa Việt Nam phải đương đầu với nhữngcạnh tranh khốc liệt, ngày càng nhiều chiêu thức bảo hộ dưới dạng các “rào cản kỹthuật”

Trang 30

Chủ quan

Tích cực:

- Nguyên nhân chung

+ Công ty đã nghiên cứu thử nghiệm một số sản phẩm bao bì từ vải không dệt, đápứng nhu cầu khi có đơn hàng

+ Duy trì được đội ngũ cán bộ và công nhân nòng cốt có tâm huyết, trách nhiệm,năng lực và trung thành

+ Đầu tưđổi mới dần và mua thêm các loại máy móc thiết bị sản xuất mới để tiếtkiệm nguyên liệu và năng lượng

+ Triển khai dựán sản xuất vải địa kỹ thuật không dệt

+ Sử dụng các phụ gia trong nguyên liệu PE để tự phân rã sau một giai đoạn sửdụng (nếu khách hàng có nhu cầu) trừ những hạn mục đầu tưđã có từ trước, công ty đãkhông đầu tư sang lĩnh vực khác, chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh sở trường vớinhững sản phẩm chủ yếu có thị trường/xu hướng/lợi nhuận tốt Mở rộng hệ thống giacông, mặt khác, chú trọng phát huy lợi thế trong quan hệ với những công ty liên quan đểmua nguyên phụ liệu với giá có lợi và mua bán thêm nếu có lợi nhuận

+ Thị giá nguyên và phụ liệu được thường xuyên theo dõi cập nhật, quyết định mua

và tồn kho hợp lý theo đơn hàng và định mức, góp phần kiểm soát chi phí sản xuất vàgiá thành

+ Họat động mua, gia công vật tư bên ngòai cũng đã cung cấp kịp thời yêu cầu, tìmthêm nhà cung cấp cạnh tranh, cập nhật tình hình để so sánh và đàm phán giá hiệu quả + Tập trung phát triển mạnh hệ thống vệ tinh gia công sản xuất (mở rộng nguồn giacông vải, khối lượng gia công may bao shopping tăng hơn 40% sản lượng so với 2010),góp phần rất quan trọng đối với tăng sản lượng tiêu thụ và hiệu quả hoạt động, đáp ứngđược những lịch giao hàng nhanh

- Hàng đã gửi nhưng chưa được thanh toán:

+ Kiểm soát chặt chẽ công nợ bán hàng, thường xuyên đánh giá khả năng thanh toáncủa các khách hàng qua việc đặt hàng và chi trả, chưa để xảy ra tình trạng nợ khó đòihoặc khách hàng mất khả năng chi trả, điều phối tốt dòng tiền cho các hoạt động

Trang 31

- Hàng tồn kho:

+ Theo dõi chặt chẽ thị giá, quyết định hợp lý về giá cả và khối lượng mua nguyênphụ liệu vật tư không để xảy ra tình trạng giá bình quân tồn kho cao hơn thị trường quá5% kể cả những khi thị giá có giảm đột biến

- Hàng hóa trên đường đi tăng năm 2011

+ Họat động đàm phán, chào giá có hiệu quả đặc biệt trong bối cảnh chi phí sảnxuất tăng, thuyết phục được khách hàng chấp nhận giá bán và phương thức thanh toántheo hướng có lợi và khả thi cho cả 2 bên Đảm bảo thủ tục và qui trình họat động giaonhận xuất nhập khẩu, tiết kiệm được chi phí

- Hàng hóa bị trả lại:

+ Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 được duy trì, tổ chức đánh giá nội bộ

2 lần và đánh giá chính thức định kỳ năm 2012

+ Bộ phận QA thể hiện khá tốt việc thông tin định hướng và cảnh báo, các thông số

kỹ thuật và yêu cầu chất lượng sản phẩm, mẫu mã được truyển đạt rộng rãi trước khitriển khai sản xuất Công cụ, phương pháp và qui trình thống kê sản phẩm đã được cảitiến để cung cấp đầy đủ chính xác các thông tin về sự cố, nguyên nhân, các biện phápkhắc phục phòng ngừa và yêu cầu cải tiến đến từng công nhân, phân xưởng và vệ tinhgia công

+ Bộ máy kiểm sóat gia công được tăng cường tại công ty và từng đơn vị, góp phầnphòng tránh những rủi ro về chất lượng khi triển khai họat động gia công với mức độ vàphạm vi ngày càng lớn

Tiêu cực

- Hàng hóa bị trả lại tăng liên tục 2 năm:

+ Dù đã được xem là 1 chỉ tiêu quan trọng và chất lượng sản phẩm luôn được nêucao là một yếu tố cạnh tranh, nhưng ý thức chất lượng của một số cán bộ quản lý sảnxuất trực tiếp và công nhân còn thấp, phát sinh những lỗi CLSP lập đi lập lại, hầu hếtcác khâu đều tăng tần suất lỗi CLSP so với năm 2011

+ Ban dự án chống sót lỗi đã thành lập và hoạt động nhưng việc kiểm soát chống

Trang 32

sót lỗi chưa thực sự đồng bộ, liên tục và hiệu quả, số bao sót lỗi tăng hơn 2 lần so với

2011, gây ra hệ lụy trên những công đoạn tiếp theo (gia công tiếp tục trên sản phẩm hư hỏng), khó khăn cho thống kê điều độ, điều hành sản xuất và giao hàng Chưa có sự cải

tiến đột phá trong việc giảm phế và chống sót lỗi ngoài việc tham mưu biện pháp đơngiản là “không đánh dấu lỗi dệt” Vai trò “rào cản” tại khâu Cắt và khâu In quá mờ nhạt,thậm chí nhiều khi chỉ là hình thức

+ Bộ máy QA/KCS chưa làm tốt việc tham mưu, dự đoán, cảnh báo, chưa làm tốtviệc giám sát, kiểm tra chất lượng nên không phát hiện, ngăn chặn và xử lý khắc phụckịp thời các lỗi chất lượng nội bộ và gia công, cá biệt, còn có nhân viên QA không tuânthủ qui trình kiểm tra; cần những biện pháp cải tiến hiệu quả

Đề xuất giải pháp

- Hàng hóa trên đường đi tăng năm 2011

Nhạy bén tiếp cận thông tin thị trường; xây dựng và duy trì quan hệ mật thiết vớikhách hàng; chào hàng và chào giá linh hoạt và cạnh tranh để có đủ đơn hàng cho sảnxuất nội bộ và gia công; ưu tiên cho khách hàng thân thiết, đơn hàng lớn và xuất khẩu

- Hàng tồn kho:

Kiểm soát chặt giá cả, khối lượng, thời hạn mua/nhận hàng, bảo đảm mức tồn kho

đã xác định với giá bình quân tồn kho không cao hơn thị giá quá 5% kể cả khi rớt giáđột biến; sàng lọc và sắp xếp hệ thống gia công với các chính sách hỗ trợ và đầu tư phùhợp để hợp tác bền vững

vị sản phẩm Bảo đảm việc sử dụng nguyên liệu phụ gia tiết kiệm và hiệu quả, phân tích

Trang 33

kịp thời các sản phẩm mới làm cơ sở cải tiến công nghệ và qui trình sản xuất, tiếp cận

và làm chủ công nghệ sản xuất đối với với các sản phẩm mới, thiết bị mới

Tiếp tục các chương trình kiểm soát tiết kiệm chi phí, loại bỏ lãng phí, giảm phếphẩm phế liệu, bảo đảm giá thành thực tế nhỏ hơngiá thành kế hoạch

Chú trọng kiểm soát phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn để có những quyết sách phùhợp, tập trung vào 3 lĩnh vực: công nợ bán hàng, chất lượng sản phẩm và các hạng mụcđầu tư

- Hàng đã gửi nhưng chưa được thanh toán:

Kiểm soát chặt chẽ công nợ bán hàng, thường xuyên đánh giá khả năng thanh toáncủa các khách hàng qua việc đặt hàng và chi trả, chưa để xảy ra tình trạng nợ khó đòihoặc khách hàng mất khả năng chi trả, điều phối tốt dòng tiền cho các hoạt động

Trang 34

3.1.4 Phân tích l u chuy n hàng hóa và t c đ luân chuy n hàng hóa c a công ty ưu chuyển hàng hóa và tốc độ luân chuyển hàng hóa của công ty ển hàng hóa và tốc độ luân chuyển hàng hóa của công ty ốc độ luân chuyển hàng hóa của công ty ộ luân chuyển hàng hóa của công ty ển hàng hóa và tốc độ luân chuyển hàng hóa của công ty ủa công ty

Luân chuyển hàng hóa

Bảng 3.4 Tình hình lưu chuyển hàng hóa của doanh nghiệp

Trang 35

Nhận xét

Nhìn chung, trong 2 năm 2010 – 2011, giá trị hàng mua trong kỳ luôn nhiều hơnhàng bán trong kỳ Đến năm 2012, công ty đã có chính sách giải quyết hàng tồn của 2năm 2010-2011 và giảm lượng mua trong kỳ nên hàng tồn kho cuối kỳ năm 2012giảm Lượng hàng hóa dự trữ bình quân có giá trị tăng trong 3 năm nhưng tốc độ tăng

dự trữ đã được giảm xuống

Với hàng bán trong kỳ, có mức tăng mạnh trong năm 2011 nhưng lại giảm trongnăm 2012 về giá trị Trong năm 2011, hàng bán trong kỳ đạt 660,447,326,290 đồng,tương đương với 173.86%, nhưng đến năm 2012 hàng bán trong kỳ giảm85,048,348,468, tương ứng với 87.12%

Tương tự, hàng mua trong kỳ cũng tăng năm 2011, giảm năm 2012 cả về giá trịtương đối lẫn tuyệt đối.Cụ thể, năm 2010 là 423,008,989,591 đồng và tăng mạnhtrong năm 2011 là 700,321,418,295 đồng, tương ứng với mức tăng 277,312,428,704đồng.Đến năm 2012, hàng mua trong kỳ giảm 146,919,765,349 đồng.Tuy có sự giảmsút trong tốc độ tăng trưởng của hàng mua trong kỳ, so năm 2011 với năm 2010, tốc

độ này là 65.56%, đến khi so với năm 2011 với năm 2012 thì tốc độ này giảm còn20.98%, nhưng công ty vẫn đảm bảo tình hình mua hàng trong mức ổn định, có thểkiểm soát được

Với lượng hàng tồn kho trong kỳ của doanh nghiệp qua các năm luôn tăng thìlượng hàng dự trữ của doanh nghiệp cũng tăng lên

Trang 36

Tốc độ lưu chuyển hàng hóa

Số vòng luân chuyển trong năm

= (Doanh thu giá vốn/ Dự trữ

Nhân tố tác động đến tốc độ lưu chuyển hàng hóa

Tính theo doanh thu giá vốn

2011 và dự trữ bình quân 2010

2011

Tính theo doanh thu giá vốn

2012 và dự trữ bình quân 2011

Do dự trữ bình quân

Do doanh thu giá vốn

Do dự trữ bình quân

Thời gian của 1

Trang 37

Bảng 3.5 Tốc độ lưu chuyển hàng hóa của doanh nghiệp

Nhận xét

Qua bảng số liệu về thời gian một vòng luân chuyển và số vòng luân chuyển ta có thể thấy có một sự biến động trong giai đoạn 2010-2012.Thời gian của 1 vòng luân chuyển năm 2010 là 82.53 ngày thì đến năm 2011 đã giảm xuống còn 70.09 ngày và tăng lên trong năm 2012 là 86.05ngày Điều này cũng làm cho số vòng luân chuyển của công ty tăng lên từ 4,36 vòng năm 2010 thành 5.14 vòng năm 2011 và giảm còn 4.18 năm2012

Xét riêng cho năm 2011 so với 2010, doanh thu giá vốn của công ty tăng 280,572,660,934 đồng tương ứng với tốc độ tăng 173.86% làm chothời gian của 1 vòng luân chuyển của công ty giảm 35.06 ngày và số vòng luân chuyển tăng 3,22 vòng nhưng dự trữ bình quân của công ty cũngtăng 41,504,208,120 đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 147.66% làm cho thời gian luân chuyển của công ty tăng lên 22,62 ngày và số vòngluân chuyển giảm 2,45 vòng Tổng kết lại thì thời gian của 1 vòng luân chuyển hàng hóa của công ty chỉ giảm 12.44 ngày còn số vòng luânchuyển tăng 0,77 vòng, đạt mức 70,09 ngày và 5,14 vòng

Trang 38

So sánh giữa 2012 và 2011, doanh thu giá vốn của công ty giảm 85,048,348,468đồng, tương ứng với mức giảm 87.12%, làm cho thời gian luân chuyển tăng 10.36ngày và số vòng luân chuyển giảm 0.66 vòng nhưng dự trữ bình quân của công tytăng 8,938,383,565 đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 106.95% làm cho thờigian luân chuyển tăng lên 5.59 ngày và số vòng luân chuyển giảm 0.29 vòng, đạt86.05 ngày và 4.18 vòng.

Các nhân tố tác động

Về doanh thu giá vốn

Năm 2010, doanh số bán hàng của doanh nghiệp thấp làm cho thời gian của 1vòng luân chuyển cao và số vòng luân chuyển hàng hóa thấp Điều này có thể ảnhhưởng từ các nhân tố:

- Trong giai đoạn 2010, lạm phát được “kiềm chế” trong giai đoạn đầu năm nhưngvật giá bắt đầu tăng nhanh từ quí III, tiềm tàng nguy cơ lạm phát phi mã

- Suy thoái kinh tế ở Việt Nam đã được ngăn chặn, thị trường nội địa và các doanhnghiệp bắt đầu phục hồi nhưng vẫn nhập siêu ở mức cao

Năm 2011, doanh số bán hàng của doanh nghiệp tăng mạnh, gần gấp đôi năm

2010, làm cho thời gian của 1 vòng luân chuyển thấp và số vòng luân chuyển cao:

- Nhà nước đã ban hành chính sách giãn thuế đối với một số loại doanh nghiệp,điều này đã góp phần mở rộng và tạo điều kiện tốt hơn nữa cho doanh nghiệp tăngdoanh số bán hàng, tìm kiếm nguồn khách hàng mới nên giá vốn hàng bán tăng liêntục trong năm

- Việt Nam thực hiện tốt lộ trình mở cửa, gia nhập WTO nên công ty có nhiềukhách hàng mới từ đó doanh thu giá vốn của công ty tăng đều đặn qua các năm

- Một số hợp đồng của công ty kí ở các năm trước được thực hiện vào năm 2011,

2012 nên doanh thu giá vốn của công ty tăng trong giai đoạn này

- Các ưu đãi về thuế và các thủ tục hành chính ở tại cả Việt Nam và nước nhậpkhẩu làm cho tiến trình thực hiện các đơn hàng của công ty dễ dàng hơn nên từ đódoanh thu giá vốn của công ty tăng làm giảm nhanh thời gian luân chuyển hàng hóa

và tăng số vòng luân chuyển trong thời gian này

Năm 2012, doanh số bán hàng của doanh nghiệp giảm, thời gian của 1 vòng luânchuyển tăng và số vòng luân chuyển giảm:

- Trong năm này tổng vốn đầu tư giảm, mức tồn kho tăng, lợi nhuận giảm, sốlượng doanh nghiệp giải thể tăng đột biến làm cho doanh số bán hàng của doanhnghiệp giảm

Trang 39

- Tuy nhiên, nền kinh tế bị suy thoái dẫn tới chi tiêu của người dân ở các thịtrường nội địa và xuất khẩu chính của VN như Mỹ, EU giảm chi tiêu, ảnh hưởng trựctiếp đến tốc độ tăng trưởng của hoạt động bán hàng làm ảnh hưởng đến tốc độ tăngcủa doanh thu giá vốn.

- Yêu cầu về kiểu dáng và chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng ngày càngkhắt khe hơn khiến cho tốc độ tăng của doanh thu giá vốn của công ty có xu hướnggiảm

- Công nợ nước ngoài đã lên mức hơn 60 tỷUSD, thực trạng kinh tế nội địa vẫnrất khó khăn và trì trệ

Về dự trữ bình quân

Do mặt hàng kinh doanh của công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt, hàng bán khôngđược từ năm trước tồn đọng đến năm sau

Đầu năm 2011 công ty liên tục có được những đơn đặt hàng mới nên công ty đã

dự trữ hàng nhiều hơn nhằm thực hiện tốt những đơn hàng này, đối với những hàngkhông kịp thời bán hết hoặc có một sự biến động trong nhu cầu của người tiêu dùngthì hàng sẽ dễ bị tồn kho nên cũng dẫn đến dự trữ hàng hóa tăng trong thời gian này.Nguyên liệu cho sản xuất của Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu.Sựbiến động của nó sẽ tác động rất lớn đến hoạt động của sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.Vì vậy, đề hạn chế sự ảnh hưởng này, các doanh nghiệp thường có xuhướng dự trữ nhiều hơn khi giá cả phải chăng làm ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyểnhàng hóa

Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu trong nước cũng bắt đầu được chú trọng phát triểnnên doanh nghiệp đã có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc lựa chọn nguồn cung ứng,không cần phải dự trữ quá nhiều nên tốc độ tăng của dự trữ hàng hóa có xu hướnggiảm trong thời gian này

Chi phí vận tải, thuê mướn nhân công trong quá trình chuyên chở hàng hóa còncao, quãng đường vận chuyển dài nên để tiết kiệm những chi phí phát sinh thì doanhnghiệp buộc lòng phải tăng lượng dự trữ hàng hóa ảnh hưởng đến thời gian và sốvòng luân chuyển hàng hóa

Nhà cung cấp có những ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp khi họ mua với số lượnglớn nên công ty đã mua dự trữ hàng hóa nhiều hơn để hưởng được những ưu đãi này,điều này khiến cho thời gian luân chuyển hàng hóa giảm ít đi và số vòng luân chuyểnhàng hóa tăng chậm lại

Tất cả chi phí đầu vào của sản xuất đều tiếp tục tăng (giá điện tăng, giá nhiên liệutăng, chi phí vận chuyển tăng, chi phí lao động tăng) trong cùng loại sản phẩm thì giá

Trang 40

vốn hàng bán đã tăng hơn so với cùng kỳ năm trước, tỷ suất lợi nhuận trên vốn vàdoanh thu đều giảm dần ( là đặc điểm chung của ngành nhựa nhưng đột biến trongtình hình suy giảm kinh tế),vòng quay vốn chậm.

Về doanh thu giá vốn

Do năng lực đàm phán của nhân viên còn thấp nên công ty không kí được nhữnghợp đồng có giá trị lớn nên tốc độ tăng trưởng doanh thu bị chậm trong giai đoạn này.Năng lực dự báo, thực hiện hợp đồng của công ty còn kém nên tốc độ tăng trưởngdoanh thu chậm

Công ty duy trì được một lượng khách hàng trung thành khá lớn nên doanh thu giávốn tăng đều đặn tuy nhiên công ty dường như chưa chú trọng nhiều trong việc pháttriển thị trường, tìm kiếm khách hàng mới nên doanh thu của công ty tăng trưởngchậm qua các năm

Khả năng cải tiến sản phẩm của công ty chưa được cao nên lượng khách hàng củacông ty chưa lớn

Do năng lực sản xuất của công ty trong những đánh giá của khách hàng xuất khẩuđối tác còn yếu nên họ không kí kết những hợp đồng lớn với công ty

Công ty chưa có mối liên hệ tốt với những cục, tổ chức xúc tiến thương mại đểđưa sản phẩm của mình đến thị trường thế giới

Công ty tự nhận thấy năng lực sản xuất còn kém nên không dám nhận nhiều đơnhàng cũng như nhận những đơn hàng lớn

Mạng lưới đại lý của công ty còn ít nên ít khách hàng tiếp cận được với sản phẩm

Năng lực đàm phán với những nhà cung ứng nguyên liệu cũng kém nên công tykhông thể thỏa thuận được giá tốt mà phải mua hàng với yêu cầu của nhà cung ứng.Khả năng dự báo nhu cầu khách hàng, giá cả nguyên liệu còn yếu nên công tythực hiện sai chính sách dự trữ quá nhiều so với yêu cầu

Chưa có mạng lưới chuỗi cung ứng tốt nên công ty buộc phải dự trữ nhiều

Đề xuất giải pháp

Về doanh thu giá vốn

Ngày đăng: 09/04/2014, 13:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TÂN ĐẠI HƯNG - phân tích tình hình kinh doanh nhựa công ty cổ phần nhựa tân đại hưng
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TÂN ĐẠI HƯNG (Trang 9)
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu nhựa từ năm 2010 đến tháng 9 năm 2013 - phân tích tình hình kinh doanh nhựa công ty cổ phần nhựa tân đại hưng
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu nhựa từ năm 2010 đến tháng 9 năm 2013 (Trang 14)
Bảng 3.1 Kim ngạch xuất khẩu của công ty Tân Đại Hưng - phân tích tình hình kinh doanh nhựa công ty cổ phần nhựa tân đại hưng
Bảng 3.1 Kim ngạch xuất khẩu của công ty Tân Đại Hưng (Trang 19)
Bảng 3.2 Các phương thức mua hàng của doanh nghiệp - phân tích tình hình kinh doanh nhựa công ty cổ phần nhựa tân đại hưng
Bảng 3.2 Các phương thức mua hàng của doanh nghiệp (Trang 22)
Bảng 3.3 Tình hình dự trữ hàng hóa theo địa điểm của công ty nhựa Tân Đại Hưng - phân tích tình hình kinh doanh nhựa công ty cổ phần nhựa tân đại hưng
Bảng 3.3 Tình hình dự trữ hàng hóa theo địa điểm của công ty nhựa Tân Đại Hưng (Trang 26)
Bảng 3.4 Tình hình lưu chuyển hàng hóa của doanh nghiệp - phân tích tình hình kinh doanh nhựa công ty cổ phần nhựa tân đại hưng
Bảng 3.4 Tình hình lưu chuyển hàng hóa của doanh nghiệp (Trang 34)
Bảng 3.6 Tình hình sử dụng chi phí của doanh nghiệp - phân tích tình hình kinh doanh nhựa công ty cổ phần nhựa tân đại hưng
Bảng 3.6 Tình hình sử dụng chi phí của doanh nghiệp (Trang 45)
Bảng 3.7 Kết cấu lợi nhuận của doanh nghiệp - phân tích tình hình kinh doanh nhựa công ty cổ phần nhựa tân đại hưng
Bảng 3.7 Kết cấu lợi nhuận của doanh nghiệp (Trang 49)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2010-2012 - phân tích tình hình kinh doanh nhựa công ty cổ phần nhựa tân đại hưng
2010 2012 (Trang 53)
Bảng 4.1 Tỷ suất lợi nhuận - phân tích tình hình kinh doanh nhựa công ty cổ phần nhựa tân đại hưng
Bảng 4.1 Tỷ suất lợi nhuận (Trang 72)
Bảng 4.5vòng quay của vốn (V) - phân tích tình hình kinh doanh nhựa công ty cổ phần nhựa tân đại hưng
Bảng 4.5v òng quay của vốn (V) (Trang 79)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w