1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÂN ĐẠI HƯNG
3.1.4 Phân tích lưu chuyển hàng hóa và tốc độ luân chuyển hàng hóa của công ty
Luân chuyển hàng hóa
Hạng mục 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
Hàng tồn kho đầu kỳ 65,519,784,267 108,654,108,502 148,528,200,507 43,134,324,235 165.83% 39,874,092,005 136.70% Hàng mua trong kỳ 423,008,989,591 700,321,418,295 553,401,652,946 277,312,428,704 165.56% -146,919,765,349 79.02% Hàng bán trong kỳ 379,874,665,356 660,447,326,29 0 575,398,977,822 280,572,660,934 173.86% -85,048,348,468 87.12% Hàng tồn kho cuối kỳ 108,654,108,502 148,528,200,507 126,530,875,631 39,874,092,005 136.70% -21,997,324,876 85.19% Dự trữ bình quân 87,086,946,385 128,591,154,505 137,529,538,069 41,504,208,120 147.66% 8,938,383,565 106.95% Chỉ tiêu Công thức
Hàng bán trong kỳ năm a Hàng bán trong kỳ năm a = Giá vốn hàng bán năm a = Doanh thu giá vốn năm a
Hàng mua trong kỳ năm a Hàng mua trong kỳ a = Hàng bán trong kỳ a + Hàng tồn kho cuối kỳ a – Hàng tồn kho đầu kỳ a
Dự trữ bình quân năm a D =
• Nhận xét
Nhìn chung, trong 2 năm 2010 – 2011, giá trị hàng mua trong kỳ luôn nhiều hơn hàng bán trong kỳ. Đến năm 2012, công ty đã có chính sách giải quyết hàng tồn của 2 năm 2010-2011 và giảm lượng mua trong kỳ nên hàng tồn kho cuối kỳ năm 2012 giảm. Lượng hàng hóa dự trữ bình quân có giá trị tăng trong 3 năm nhưng tốc độ tăng dự trữ đã được giảm xuống.
Với hàng bán trong kỳ, có mức tăng mạnh trong năm 2011 nhưng lại giảm trong năm 2012 về giá trị. Trong năm 2011, hàng bán trong kỳ đạt 660,447,326,290 đồng, tương đương với 173.86%, nhưng đến năm 2012 hàng bán trong kỳ giảm 85,048,348,468, tương ứng với 87.12%.
Tương tự, hàng mua trong kỳ cũng tăng năm 2011, giảm năm 2012 cả về giá trị tương đối lẫn tuyệt đối.Cụ thể, năm 2010 là 423,008,989,591 đồng và tăng mạnh trong năm 2011 là 700,321,418,295 đồng, tương ứng với mức tăng 277,312,428,704 đồng.Đến năm 2012, hàng mua trong kỳ giảm 146,919,765,349 đồng.Tuy có sự giảm sút trong tốc độ tăng trưởng của hàng mua trong kỳ, so năm 2011 với năm 2010, tốc độ này là 65.56%, đến khi so với năm 2011 với năm 2012 thì tốc độ này giảm còn 20.98%, nhưng công ty vẫn đảm bảo tình hình mua hàng trong mức ổn định, có thể kiểm soát được.
Với lượng hàng tồn kho trong kỳ của doanh nghiệp qua các năm luôn tăng thì lượng hàng dự trữ của doanh nghiệp cũng tăng lên.
Tốc độ lưu chuyển hàng hóa
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
Doanh thu giá vốn 379,874,665,356 660,447,326,290 575,398,977,822 280,572,660,934 173.86% -85,048,348,468 87.12%
Dự trữ bình quân 87,086,946,385 128,591,154,505 137,529,538,069 41,504,208,120 147.66% 8,938,383,565 106.95%
Thời gian của 1 vòng luân chuyển hàng hóa = (360*Dự trữ bình quân/ Doanh thu giá
vốn) 82.53 70.09 86.05 -12.44 84.93% 15.95 122.76%
Số vòng luân chuyển trong năm = (Doanh thu giá vốn/ Dự trữ
bình quân) 4.36 5.14 4.18 0.77 117.74% -0.95 81.46%
Nhân tố tác động đến tốc độ lưu chuyển hàng hóa
Chỉ tiêu 2010 Tính theo doanh thu giá vốn 2011 và dự trữ bình quân 2010 2011 Tính theo doanh thu giá vốn 2012 và dự trữ bình quân 2011 2012
Chênh lệch giữa 2011 và 2010 Chênh lệch giữa 2012 và 2011
Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Do doanh thu giá vốn Do dự trữ bình quân Do doanh thu giá vốn Do dự trữ bình quân
Thời gian của 1 vòng luân chuyển
hàng hóa 82.53 47.47 70.09 80.45 86.05 -12.44 -35.06 22.62 15.95 10.36 5.59
Số vòng luân
Bảng 3.5 Tốc độ lưu chuyển hàng hóa của doanh nghiệp
• Nhận xét
Qua bảng số liệu về thời gian một vòng luân chuyển và số vòng luân chuyển ta có thể thấy có một sự biến động trong giai đoạn 2010-2012. Thời gian của 1 vòng luân chuyển năm 2010 là 82.53 ngày thì đến năm 2011 đã giảm xuống còn 70.09 ngày và tăng lên trong năm 2012 là 86.05 ngày. Điều này cũng làm cho số vòng luân chuyển của công ty tăng lên từ 4,36 vòng năm 2010 thành 5.14 vòng năm 2011 và giảm còn 4.18 năm 2012.
Xét riêng cho năm 2011 so với 2010, doanh thu giá vốn của công ty tăng 280,572,660,934 đồng tương ứng với tốc độ tăng 173.86% làm cho thời gian của 1 vòng luân chuyển của công ty giảm 35.06 ngày và số vòng luân chuyển tăng 3,22 vòng nhưng dự trữ bình quân của công ty cũng tăng 41,504,208,120 đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 147.66% làm cho thời gian luân chuyển của công ty tăng lên 22,62 ngày và số vòng luân chuyển giảm 2,45 vòng . Tổng kết lại thì thời gian của 1 vòng luân chuyển hàng hóa của công ty chỉ giảm 12.44 ngày còn số vòng luân chuyển tăng 0,77 vòng, đạt mức 70,09 ngày và 5,14 vòng.
So sánh giữa 2012 và 2011, doanh thu giá vốn của công ty giảm 85,048,348,468 đồng, tương ứng với mức giảm 87.12%, làm cho thời gian luân chuyển tăng 10.36 ngày và số vòng luân chuyển giảm 0.66 vòng nhưng dự trữ bình quân của công ty tăng 8,938,383,565 đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 106.95% làm cho thời gian luân chuyển tăng lên 5.59 ngày và số vòng luân chuyển giảm 0.29 vòng, đạt 86.05 ngày và 4.18 vòng.
• Các nhân tố tác động
Khách quan
Về doanh thu giá vốn
Năm 2010, doanh số bán hàng của doanh nghiệp thấp làm cho thời gian của 1 vòng luân chuyển cao và số vòng luân chuyển hàng hóa thấp. Điều này có thể ảnh hưởng từ các nhân tố:
- Trong giai đoạn 2010, lạm phát được “kiềm chế” trong giai đoạn đầu năm nhưng vật giá bắt đầu tăng nhanh từ quí III, tiềm tàng nguy cơ lạm phát phi mã.
- Suy thoái kinh tế ở Việt Nam đã được ngăn chặn, thị trường nội địa và các doanh nghiệp bắt đầu phục hồi nhưng vẫn nhập siêu ở mức cao.
Năm 2011, doanh số bán hàng của doanh nghiệp tăng mạnh, gần gấp đôi năm 2010, làm cho thời gian của 1 vòng luân chuyển thấp và số vòng luân chuyển cao:
- Nhà nước đã ban hành chính sách giãn thuế đối với một số loại doanh nghiệp, điều này đã góp phần mở rộng và tạo điều kiện tốt hơn nữa cho doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng, tìm kiếm nguồn khách hàng mới nên giá vốn hàng bán tăng liên tục trong năm .
- Việt Nam thực hiện tốt lộ trình mở cửa, gia nhập WTO nên công ty có nhiều khách hàng mới từ đó doanh thu giá vốn của công ty tăng đều đặn qua các năm.
- Một số hợp đồng của công ty kí ở các năm trước được thực hiện vào năm 2011, 2012 nên doanh thu giá vốn của công ty tăng trong giai đoạn này.
- Các ưu đãi về thuế và các thủ tục hành chính ở tại cả Việt Nam và nước nhập khẩu làm cho tiến trình thực hiện các đơn hàng của công ty dễ dàng hơn nên từ đó doanh thu giá vốn của công ty tăng làm giảm nhanh thời gian luân chuyển hàng hóa và tăng số vòng luân chuyển trong thời gian này.
Năm 2012, doanh số bán hàng của doanh nghiệp giảm, thời gian của 1 vòng luân chuyển tăng và số vòng luân chuyển giảm:
- Trong năm này tổng vốn đầu tư giảm, mức tồn kho tăng, lợi nhuận giảm, số lượng doanh nghiệp giải thể tăng đột biến làm cho doanh số bán hàng của doanh nghiệp giảm.
- Tuy nhiên, nền kinh tế bị suy thoái dẫn tới chi tiêu của người dân ở các thị trường nội địa và xuất khẩu chính của VN như Mỹ, EU giảm chi tiêu, ảnh hưởng trực
tiếp đến tốc độ tăng trưởng của hoạt động bán hàng làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng của doanh thu giá vốn.
- Yêu cầu về kiểu dáng và chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn khiến cho tốc độ tăng của doanh thu giá vốn của công ty có xu hướng giảm.
- Công nợ nước ngoài đã lên mức hơn 60 tỷUSD, thực trạng kinh tế nội địa vẫn rất khó khăn và trì trệ.
Về dự trữ bình quân
Do mặt hàng kinh doanh của công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt, hàng bán không được từ năm trước tồn đọng đến năm sau.
Đầu năm 2011 công ty liên tục có được những đơn đặt hàng mới nên công ty đã dự trữ hàng nhiều hơn nhằm thực hiện tốt những đơn hàng này, đối với những hàng không kịp thời bán hết hoặc có một sự biến động trong nhu cầu của người tiêu dùng thì hàng sẽ dễ bị tồn kho nên cũng dẫn đến dự trữ hàng hóa tăng trong thời gian này.
Nguyên liệu cho sản xuất của Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu.Sự biến động của nó sẽ tác động rất lớn đến hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy, đề hạn chế sự ảnh hưởng này, các doanh nghiệp thường có xu hướng dự trữ nhiều hơn khi giá cả phải chăng làm ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển hàng hóa.
Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu trong nước cũng bắt đầu được chú trọng phát triển nên doanh nghiệp đã có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc lựa chọn nguồn cung ứng, không cần phải dự trữ quá nhiều nên tốc độ tăng của dự trữ hàng hóa có xu hướng giảm trong thời gian này
Chi phí vận tải, thuê mướn nhân công trong quá trình chuyên chở hàng hóa còn cao, quãng đường vận chuyển dài nên để tiết kiệm những chi phí phát sinh thì doanh nghiệp buộc lòng phải tăng lượng dự trữ hàng hóa ảnh hưởng đến thời gian và số vòng luân chuyển hàng hóa
Nhà cung cấp có những ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp khi họ mua với số lượng lớn nên công ty đã mua dự trữ hàng hóa nhiều hơn để hưởng được những ưu đãi này, điều này khiến cho thời gian luân chuyển hàng hóa giảm ít đi và số vòng luân chuyển hàng hóa tăng chậm lại.
Tất cả chi phí đầu vào của sản xuất đều tiếp tục tăng (giá điện tăng, giá nhiên liệu tăng, chi phí vận chuyển tăng, chi phí lao động tăng) trong cùng loại sản phẩm thì giá vốn hàng bán đã tăng hơn so với cùng kỳ năm trước, tỷ suất lợi nhuận trên vốn và doanh thu đều giảm dần ( là đặc điểm chung của ngành nhựa nhưng đột biến trong tình hình suy giảm kinh tế),vòng quay vốn chậm.
Về doanh thu giá vốn
Do năng lực đàm phán của nhân viên còn thấp nên công ty không kí được những hợp đồng có giá trị lớn nên tốc độ tăng trưởng doanh thu bị chậm trong giai đoạn này. Năng lực dự báo, thực hiện hợp đồng của công ty còn kém nên tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm.
Công ty duy trì được một lượng khách hàng trung thành khá lớn nên doanh thu giá vốn tăng đều đặn tuy nhiên công ty dường như chưa chú trọng nhiều trong việc phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng mới nên doanh thu của công ty tăng trưởng chậm qua các năm.
Khả năng cải tiến sản phẩm của công ty chưa được cao nên lượng khách hàng của công ty chưa lớn.
Do năng lực sản xuất của công ty trong những đánh giá của khách hàng xuất khẩu đối tác còn yếu nên họ không kí kết những hợp đồng lớn với công ty.
Công ty chưa có mối liên hệ tốt với những cục, tổ chức xúc tiến thương mại để đưa sản phẩm của mình đến thị trường thế giới.
Công ty tự nhận thấy năng lực sản xuất còn kém nên không dám nhận nhiều đơn hàng cũng như nhận những đơn hàng lớn.
Mạng lưới đại lý của công ty còn ít nên ít khách hàng tiếp cận được với sản phẩm.
Về dự trữ bình quân
Năng lực thực hiện các vấn đề liên quan đến thủ tục, thuế, thuê phương tiện vận tải còn kém nên lượng hàng tồn kho chưa xuất khẩu của công ty còn cao.
Năng lực đàm phán với nhà cung cấp dịch vụ của công ty còn yếu nên công ty phải chịu giá vận chuyển cao khiến cho công ty chấp nhận phải tồn kho nhiều để giảm giá thành vận chuyển.
Năng lực đàm phán với những nhà cung ứng nguyên liệu cũng kém nên công ty không thể thỏa thuận được giá tốt mà phải mua hàng với yêu cầu của nhà cung ứng.
Khả năng dự báo nhu cầu khách hàng, giá cả nguyên liệu còn yếu nên công ty thực hiện sai chính sách dự trữ quá nhiều so với yêu cầu.
Chưa có mạng lưới chuỗi cung ứng tốt nên công ty buộc phải dự trữ nhiều.
• Đề xuất giải pháp
Về doanh thu giá vốn
Doanh nghiệp cần phải tiếp tục khai thác được những ưu đãi của chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính Phủ để nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh chính này.
Ngoài ra, tận dụng lợi thế từ các chính sách của nhà nước (tỷ giá hối đoái tăng dần) làm cho giá cả hàng hóa của doanh nghiệp tương đối rẻ hơn so với đối thủ từ các quốc gia, thị trường khác nhau trên thế giới và đưa càng nhiều sản phẩm ra thị trường nước ngoài để đạt được lợi nhuận cao hơn.
Để có thể cạnh tranh với hàng hóa kém chất lượng giá rẻ từ Trung Quốc và tránh những thông tin bất lợi về sản phẩm của công ty, nhà quản lý nên đưa ra các chính sách chất lượng rõ ràng, phù hợp với các yêu cầu của các nước phát triển như EU, Mỹ, v.v. nhằm tăng lòng tin, tạo sự trung thành cho khách hàng. Ngoài ra, công tác quản lý chất lượng còn giúp làm giảm hao phí chi phí chi cho nguyên vật liệu hoặc sử dụng nguồn lực có hiệu quả hơn.
Cải thiện năng lực đàm phán, năng lực dự báo, tìm kiếm khách hàng cho nhân viên, năng lực quản lý cho nhà quản lý.
Thay đổi cơ cấu mặt hàng theo hướng tăng những mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao, giảm các mặt hàng các mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ thấp.
Thực hiện nhiều chính sách khuyến mãi, chiết khấu nhằm tăng lượng khách. Tích cực, chủ động hơn trong việc liên hệ với các cục xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng phạm vi, số lượng khách hàng cũng như giá trị hợp đồng.
Thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực sản xuất cho công ty.
Ngoài ra, năng lực dự báo về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng cần được cải thiện để đưa ra những sản phẩm có mẫu mã bắt mắt. Năng lực quản lý của nhà quản lý cũng cần được cải thiện để họ sẽ giúp công ty giữ được người tài, đề xuất được những chiến lược phát triển, cơ cấu tổ chức kinh doanh hợp lý giúp doanh nghiệp tiếp tục tăng doanh thu trong giai đoạn tiếp theo.
Công ty nên tiếp tục phát huy và cải thiện những chính sách chiết khấu, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng hiện có để có thể thu hút được nhiều khách hàng mới cũng như tăng mức độ hài lòng và trung thành của khách hàng cũ. Ngoài ra, công ty cũng cần luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, luôn thực hiện hợp đồng đúng hạn và đúng theo quy định chất lượng của hợp đồng để tránh tình trạng bị trả lại hàng hóa cũng như ngừng kí kết hợp đồng.
Về dự trữ bình quân
Công ty cần phải tìm nhà cung ứng nguyên vật liệu lâu dài hoặc đưa ra chiến lược tự cung nguồn nguyên vật liệu để có được nguồn nguyên vật liệu ổn định vể số lượng, chất lượng và giá cả để công ty có thể tự tin kí kết những hợp đồng có giá trị lớn cũng như giúp cho công ty giữ đúng uy tín trong việc thực hiện các hợp đồng đã được kí kết.
Có thể như đã phân tích ở trên, các nhà cung ứng nguốn nguyên liệu thực hiện những chính sách khuyến mại, chiết khấu khi mua số lượng lớn nên doanh nghiệp thu mua nhiều từ ảnh hưởng đến luân chuyển hàng hóa của toàn bộ công ty, có thể gây hàng tồn nhiều. Vì thế, công ty nên xem xét việc đa dạng hóa nguồn cung, tìm kiếm nguồn cung khác nhau để giảm được rủi ro trong việc mua hàng. Cần cân nhắc tới tiêu chí khoảng cách giữa công ty với các nhà cung ứng trong lúc chọn lọc tránh trường