Phân tích tình hình dự trữ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh nhựa công ty cổ phần nhựa tân đại hưng (Trang 26 - 34)

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÂN ĐẠI HƯNG

3.1.3 Phân tích tình hình dự trữ

Các chỉ tiêu kinh tế năm 2010 2011 2012 Giá trị (VND) Tỷ trọng% Giá trị (VND) Tỷ trọng% Giá trị (VND) Tỷ trọng% A 1 2 3 4 5 6 1.Hàng hóa trên 242,618,121,61 0 54.28 397,402,417,855 54.59 266,338,264,36 7 43.12 đương đi 2. Hàng tồn kho 108,654,108,502 24.31 148,528,200,507 20.4 126,530,875,63 1 20.48 3. Hàng đã gửi đến khách 93,701,965,416 20.96 179,818,487,78 0 24.7 221,922,728,402 35.93 hàng nhưng chưa được thanh toán

4. Hàng hóa 2,025,804,472 0.45 2,250,893,858 0.31 2,908,131,600 0.47

bị trả lại

Tổng Cộng 447,000,000,000 100 728,000,000,000 100 617,700,000,00

0

100

Các chỉ tiêu kinh tế

so sánh 2011/2010 so sánh 2012/2011

Tuyệt đối (VND) Tương đối(%)

Tuyệt đối (VND) Tương đối % A (7) = (3) – (1) (8)=(3)/(1) (9) = (5) – (3) (10)=(5)/(3) 1.Hàng hóa trên 154,784,296,245 163.8 - 131,064,153,488 67.02 đường đi 2. Hàng tồn kho 39,874,092,005 136.7 -21,997,324,876 85.19 3. Hàng đã gửi đến khách 86,116,522,364 191.9 42,104,240,622 123.41 hàng nhưng chưa được thanh toán 4. Hàng hóa 225,089,386 111.11 657,237,742 129.2 bị trả lại Tổng Cộng 281,000,000,000 162.86 - 110,300,000,000 84.85 • Nhận xét tổng quát

Qua bảng số liệu ta thấy dự trữ hàng hóa năm 2011 tăng 62.86% tương đương với 281 tỷ đồng so với năm 2010, năm 2012 lại giảm chỉ còn 15.15% tương đương 110,3 tỷ đồng so với năm 2011, cho thấy tình hình dự trữ hàng hóa của công ty không được ổn định trong 3 năm này, dự trữ hàng hóa lúc tăng, lúc giảm. Phân tích tình hình dự trữ hàng hóa ở các địa điểm ta thấy:

- Hàng hóa trên đường đi chiếm 54.28 % tỷ trọng hàng hóa dự trữ năm 2010, là loại hình dự trữ hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại hình dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp trong 3 năm 2010,2011,2012, năm 2011 lượng hàng hóa trên đường đi tăng thêm 63.8 %, tương đương với giá trị tuyệt đối tăng 155 tỷ đồng so với năm 2010, nhưng ngược lại năm 2012 hàng hóa trên đường đi giảm 131 tỷ đồng tương đương giảm 32.98% so với năm 2011.

- Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 24.31% trong 2010 và giảm còn 20,4 % trong năm 2011, 2012. Lượng hàng tồn kho cũng tăng giảm không đều qua các năm, năm 2011 hàng tồn kho tăng thêm 36.7% tương đương với tăng 39,9 tỷ đồng so với năm 2010, nhưng tới năm 2012 lại giảm 14.81% so với năm 2011, tương đương với giảm 21,9 tỷ đồng so với năm 2011.

- Hàng đã gửi đến khách hàng nhưng chưa được thanh toán chiếm tỷ trọng 20.96% tổng lượng hàng vào năm 2010 và liên tục tăng tỷ trọng vào các năm sau đó, cụ thể là năm 2011 là 24.7%, 2012 là 35.93% tổng dự trữ. Năm 2011 giá trị hàng gửi đến khách hàng nhưng chưa được thanh toán tăng 91,9% tương đương với giá trị tuyệt đối là 86 tỷ đồng. Năm 2012 tăng 23.41% tương đương 42 tỷ đồng so với năm 2011 Loại hình dự trữ này vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ luân chuyển nguồn vốn nhưng qua bảng ta thấy sản lượng cũng như tỷ trọng của nó vẫn tăng qua các năm. Vì vậy công ty cần có biện pháp giảm tỷ trọng của hình thức dự trữ hàng hóa này.

- Hàng hóa bị trả lại chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng vẫn tăng qua các năm. Năm 2011 lượng hàng hóa bị trả lại tăng 11.11 % tương đương giá trị 225 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 tăng 29.2% tương đương 657 triệu đồng so với năm 2011.Công ty nên xem xét kỹ nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và có biện pháp phòng tránh, sửa đổi thích hợp để giảm bớt lượng hàng bị trả lại.

Nhân tố tác động

Khách quan

Tích cực:

- Hàng hóa trên đường đi và hàng hóa gửi đi nhưng chưa được thanh toán năm 2011 tăng vì chủ yếu những nguyên nhân như:

+ Công ty có Thương hiệu tốt và hình ảnh được khách hàng nhận biết.

+ Các khách hàng chủ lực và truyền thống tuy gặp khó khăn vì khủng hoảng và suy thoái kinh tế nhưng phần lớn vẫn đặt hàng liên tục, công ty có hệ thống vệ tinh lớn và hợp tác hiệu quả.

+ Ngoài ra, vì có một số khách hàng truyền thống lâu dài, hỗ trợ giúp đỡ qua thời khủng hoảng, công ty áp dụng hình thức thanh toán trả chậm, nên lượng hàng hóa gửi đi nhưng chưa thanh toán tăng.

- Hàng tồn kho năm 2011 tăng so với năm 2010 vì:

+ Khả năng tài chính mạnh, cho phép tồn kho nguyên liệu khối lượng lớn, hạn chếđược tác động xấu của biến động giá nguyên liệu.

Tiêu cực:

- Hàng hóa trên đường đi năm 2012 giảm so với năm 2011 chủ yếu do:

+ Suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính vẫn lan rộng, nhiều ngân hàng quốc tế vướng vào pháp lý, làm cho khách hàng bị ảnh hưởng về tài chính, đơn đặt hàng giảm.

+ Thị trường xuất khẩu của công ty vẫn gặp rất nhiều khó khăn, diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt về kiểu dáng và chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là về giá bán để chiếm lĩnh thị phần. Các khách hàng đều có những khó khăn nhất định, ẩn chứa rủi ro trong thanh toán.

- Hàng hóa được gửi đi nhưng chưa được thanh toán:

+ Kinh tế khó khăn, khách hàng vẫn phải duy trì đơn đặt hàng nhưng do tình hình tài chính không được tốt nên khách hàng chuyển dần qua hình thức thanh toán trả sau, hoặc nhiều đơn đặt hàng được gửi đi nhưng chưa được thanh toán tăng cả 2 năm 2011 và năm 2012.

- Hàng tồn kho :

+ Trong năm 2012, giá nguyên phụ liệu tăng giảm bất thường, các chi phí sản xuất đều tăng nhanh, thị trường biến động, làm cho lượng hàng tồn kho của công ty giảm.

- Nguyên nhân chung dẫn đến tình hình dự trữ hàng hóa năm 2012 giảm là:

+ Kinh tế toàn cầu tăng trưởng 2,5%, tỷ lệ lạm phát lên tới 11,4%, tỷ lệ thất nghiệp là 14%. Cả cung và cầu trên toàn cầu liên tục suy giảm với sự trì trệ của những “đầu tàu” như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Đức. Mặc dù đã có một vài tín hiệu khởi sắc trong quý IV nhưng sự phục hồi được xem là vẫn rất mong manh.

+ Chi phí đầu vào của sản xuất đều tiếp tục tăng (chi phí nhân công tăng +20%, giá xăng dầu tăng +11,3%, vận chuyển tăng +7%, điện tăng +10%), giá vốn hàng bán bao bì đã tăng hơn +2% so với năm 2011 dù công ty đã nỗ lực loại bỏ lãng phí và tiết kiệm các chi phí hoạt động.

+ Sau 05 năm gia nhập WTO, ngành nhựa Việt Nam phải đương đầu với những cạnh tranh khốc liệt, ngày càng nhiều chiêu thức bảo hộ dưới dạng các “rào cản kỹ thuật”.

Chủ quan

Tích cực:

- Nguyên nhân chung

+ Công ty đã nghiên cứu thử nghiệm một số sản phẩm bao bì từ vải không dệt, đáp ứng nhu cầu khi có đơn hàng.

+ Duy trì được đội ngũ cán bộ và công nhân nòng cốt có tâm huyết, trách nhiệm, năng lực và trung thành.

+ Đầu tưđổi mới dần và mua thêm các loại máy móc thiết bị sản xuất mới để tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng.

+ Triển khai dựán sản xuất vải địa kỹ thuật không dệt.

+ Sử dụng các phụ gia trong nguyên liệu PE để tự phân rã sau một giai đoạn sử dụng (nếu khách hàng có nhu cầu) trừ những hạn mục đầu tưđã có từ trước, công ty đã không đầu tư sang lĩnh vực khác, chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh sở trường với những sản phẩm chủ yếu có thị trường/xu hướng/lợi nhuận tốt. Mở rộng hệ thống gia công, mặt khác, chú trọng phát huy lợi thế trong quan hệ với những công ty liên quan để mua nguyên phụ liệu với giá có lợi và mua bán thêm nếu có lợi nhuận.

+ Thị giá nguyên và phụ liệu được thường xuyên theo dõi cập nhật, quyết định mua và tồn kho hợp lý theo đơn hàng và định mức, góp phần kiểm soát chi phí sản xuất và giá thành.

+ Họat động mua, gia công vật tư bên ngòai cũng đã cung cấp kịp thời yêu cầu, tìm thêm nhà cung cấp cạnh tranh, cập nhật tình hình để so sánh và đàm phán giá hiệu quả.

+ Tập trung phát triển mạnh hệ thống vệ tinh gia công sản xuất (mở rộng nguồn gia công vải, khối lượng gia công may bao shopping tăng hơn 40% sản lượng so với 2010), góp phần rất quan trọng đối với tăng sản lượng tiêu thụ và hiệu quả hoạt động, đáp ứng được những lịch giao hàng nhanh.

+ Kiểm soát chặt chẽ công nợ bán hàng, thường xuyên đánh giá khả năng thanh toán của các khách hàng qua việc đặt hàng và chi trả, chưa để xảy ra tình trạng nợ khó đòi hoặc khách hàng mất khả năng chi trả, điều phối tốt dòng tiền cho các hoạt động.

- Hàng tồn kho:

+ Theo dõi chặt chẽ thị giá, quyết định hợp lý về giá cả và khối lượng mua nguyên phụ liệu vật tư không để xảy ra tình trạng giá bình quân tồn kho cao hơn thị trường quá 5% kể cả những khi thị giá có giảm đột biến.

- Hàng hóa trên đường đi tăng năm 2011

+ Họat động đàm phán, chào giá có hiệu quả đặc biệt trong bối cảnh chi phí sản xuất tăng, thuyết phục được khách hàng chấp nhận giá bán và phương thức thanh toán theo hướng có lợi và khả thi cho cả 2 bên. Đảm bảo thủ tục và qui trình họat động giao nhận xuất nhập khẩu, tiết kiệm được chi phí.

- Hàng hóa bị trả lại:

+ Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 được duy trì, tổ chức đánh giá nội bộ 2 lần và đánh giá chính thức định kỳ năm 2012.

+ Bộ phận QA thể hiện khá tốt việc thông tin định hướng và cảnh báo, các thông số kỹ thuật và yêu cầu chất lượng sản phẩm, mẫu mã được truyển đạt rộng rãi trước khi triển khai sản xuất. Công cụ, phương pháp và qui trình thống kê sản phẩm đã được cải tiến để cung cấp đầy đủ chính xác các thông tin về sự cố, nguyên nhân, các biện pháp khắc phục phòng ngừa và yêu cầu cải tiến đến từng công nhân, phân xưởng và vệ tinh gia công.

+ Bộ máy kiểm sóat gia công được tăng cường tại công ty và từng đơn vị, góp phần phòng tránh những rủi ro về chất lượng khi triển khai họat động gia công với mức độ và phạm vi ngày càng lớn.

Tiêu cực

- Hàng hóa bị trả lại tăng liên tục 2 năm:

+ Dù đã được xem là 1 chỉ tiêu quan trọng và chất lượng sản phẩm luôn được nêu cao là một yếu tố cạnh tranh, nhưng ý thức chất lượng của một số cán bộ quản lý sản

xuất trực tiếp và công nhân còn thấp, phát sinh những lỗi CLSP lập đi lập lại, hầu hết các khâu đều tăng tần suất lỗi CLSP so với năm 2011.

+ Ban dự án chống sót lỗi đã thành lập và hoạt động nhưng việc kiểm soát chống sót lỗi chưa thực sự đồng bộ, liên tục và hiệu quả, số bao sót lỗi tăng hơn 2 lần so với 2011, gây ra hệ lụy trên những công đoạn tiếp theo (gia công tiếp tục trên sản phẩm hư hỏng), khó khăn cho thống kê điều độ, điều hành sản xuất và giao hàng. Chưa có sự cải tiến đột phá trong việc giảm phế và chống sót lỗi ngoài việc tham mưu biện pháp đơn giản là “không đánh dấu lỗi dệt”. Vai trò “rào cản” tại khâu Cắt và khâu In quá mờ nhạt, thậm chí nhiều khi chỉ là hình thức.

+ Bộ máy QA/KCS chưa làm tốt việc tham mưu, dự đoán, cảnh báo, chưa làm tốt việc giám sát, kiểm tra chất lượng nên không phát hiện, ngăn chặn và xử lý khắc phục kịp thời các lỗi chất lượng nội bộ và gia công, cá biệt, còn có nhân viên QA không tuân thủ qui trình kiểm tra; cần những biện pháp cải tiến hiệu quả.

Đề xuất giải pháp

- Hàng hóa trên đường đi tăng năm 2011

Nhạy bén tiếp cận thông tin thị trường; xây dựng và duy trì quan hệ mật thiết với khách hàng; chào hàng và chào giá linh hoạt và cạnh tranh để có đủ đơn hàng cho sản xuất nội bộ và gia công; ưu tiên cho khách hàng thân thiết, đơn hàng lớn và xuất khẩu.

- Hàng tồn kho:

Kiểm soát chặt giá cả, khối lượng, thời hạn mua/nhận hàng, bảo đảm mức tồn kho đã xác định với giá bình quân tồn kho không cao hơn thị giá quá 5% kể cả khi rớt giá đột biến; sàng lọc và sắp xếp hệ thống gia công với các chính sách hỗ trợ và đầu tư phù hợp để hợp tác bền vững.

- Hàng hóa bị trả lại

Kiểm soát chất lượng chặt chẽ suốt quá trình (kể cả gia công), đảm bảo đáp ứng đúng các yêu cầu của khách hàng, không để xảy ra tranh chấp bồi hoàn.

- Biện pháp chung:

Tìm kiếm lựa chọn nhà cung cấp phù hợp để thay thế dần các máy móc thiết bị cũ, đầu tư thêm các thiết bị sản xuất sản phẩm mới; tổ chức tốt việc bảo trì sửa chữa; kiểm soát thời gian ngừng máy; tiết kiệm vật tư kỹ thuật; giảm dần định mức tiêu thụđiện/đơn

vị sản phẩm. Bảo đảm việc sử dụng nguyên liệu phụ gia tiết kiệm và hiệu quả, phân tích kịp thời các sản phẩm mới làm cơ sở cải tiến công nghệ và qui trình sản xuất, tiếp cận và làm chủ công nghệ sản xuất đối với với các sản phẩm mới, thiết bị mới.

Tiếp tục các chương trình kiểm soát tiết kiệm chi phí, loại bỏ lãng phí, giảm phế phẩm phế liệu, bảo đảm giá thành thực tế nhỏ hơngiá thành kế hoạch.

Chú trọng kiểm soát phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn để có những quyết sách phù hợp, tập trung vào 3 lĩnh vực: công nợ bán hàng, chất lượng sản phẩm và các hạng mục đầu tư.

- Hàng đã gửi nhưng chưa được thanh toán:

Kiểm soát chặt chẽ công nợ bán hàng, thường xuyên đánh giá khả năng thanh toán của các khách hàng qua việc đặt hàng và chi trả, chưa để xảy ra tình trạng nợ khó đòi hoặc khách hàng mất khả năng chi trả, điều phối tốt dòng tiền cho các hoạt động.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh nhựa công ty cổ phần nhựa tân đại hưng (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w