Nghiên cứu đối chiếu tế bào, lâm sàng, mô bệnh học tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung tại bệnh viện phụ sản trung ương
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THU HƯƠNG Chuyên ngành : Giải phẫu bệnh Mã số : 62.72.01.05 TỐM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2009 B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ Công trình này được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Vượng GS.TS. Nguyễn Đức Vy Ph ản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Phúc Cương Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đức Hinh Phản biện 3: PGS.TS. Ngô Thu Thoa Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Trường Đại học Y Hà Nội Vào hồi 09 giờ 0 ngày 29 tháng 12 năm 2009 Có thể tìm hiểu luận án tại các thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội - Thư viện Thông tin Y học Trung ương DANH MỤC CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguy ễn Thu Hương, Nguyễn Vượng, Nguyễn Đức Vy [2007], “Một số đặc điểm hình thái tế bào của “tế bào tuyến không điển hình ý nghĩa chưa xác định”(AGUS) trong phát hiện tổn thương tiền UT CTC ”, Tạp chí Y học Lâm sàng Bệnh viện Bạch mai 2007, số 12 , tr.28-32. 2. Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Vượng, Nguyễn Đức Vy [2006], “Một số đặc điểm hình thái tế bào của “tế bào vẩy không điển hình ý nghĩa chưa xác định”(ASCUS) trong phát hiện tổn thương tiền UT CTC ”, Tạp chí Y học Lâm sàng Bệnh viện Bạch mai 2006, số 2, tr.28-32. 3. Nguyễn Thu Hương và CS.[2000], “Nghiên cứu phiến đồ âm đạo - cổ tử cung của phụ nữ đến khám phụ khoa tại Viện Bảo vệ Bà mẹ và Tr ẻ sơ sinh”, Tạp chí Thông tin Y dược, Hội thảo phòng chống UT- Hà n ội 2000, tr. 214 – 217. 1 CÁC CHỮ VIẾT TẮT AGUS: Tế bào tuyến không điển hình ý nghĩa chưa xác định AGC-AIS: Tế bào tuyến không điển hình liên quan tân sản ác tính; ASCUS: Tế bào vảy không điển hình ý nghĩa chưa xác định; CIN: Tân sản nội biểu mô CTC; HSIL: T ổn thương nội biểu mô vẩy mức độ cao; LSIL: T ổn thương nội biểu mô vẩy mức độ thấp; TBS: H ệ Bethesda ; TTTUT: T ổn thương tiền ung thư; TTNNCTC: T ổn thương nghi ngờ cổ tử cung; UTBMTB v ảy: Ung thư biểu mô tế bào vảy; UTBM tuy ến: Ung thư biểu mô tuyến; UTCTC: U ng thư cổ tử cung ĐẶT VẤN ĐỀ Trên phạm vi toàn cầu, ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những ung thư sinh dục nữ hay gặp nhất. Ở Việt nam, UTCTC cũng là một trong những ung thư gây tử vong hàng đầu. Thống kê của Bệnh viện K Hà N ội cho thấy tỷ lệ UTCTC có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. UTCTC là một loại ung thư có thời gian tiền lâm sàng không có triệu chứng lâu dài từ 5-25 năm. Tổn thương tiền UTCTC là CIN I, II, III hay LSIL, HSIL, và UTCTC thường tăng cao ở phụ nữ đã sẵn có tổn thương cổ tử cung Hi ện nay, soi cổ tử cung (soi CTC) đã trở thành phương pháp để sàng l ọc phát hiện tổn thương tiền ung thư (TTTUT) và UTCTC. Kết hợp soi CTC với tế bào bệnh học và mô bệnh học sẽ đạt hiệu quả phát hiện và ch ẩn đoán UTCTC chính xác hầu như 100% . Nghiên c ứu về chẩn đoán tế bào bệnh học có hệ thống những TTTUT và UTCTC t ại bệnh viện theo phân loại Bethesda có đối chiếu với chẩn đoán lâm sàng và mô bệnh học vẫn còn là vấn đề mới và là một yêu cầu bức xúc để góp phần sàng lọc và chẩn đoán sớm căn bệnh này. M ục tiêu của đề tài này là: 1. Mô tả các đặc điểm hình thái và tỷ lệ các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung xâm nhập. 2. X ác định giá trị của chẩn đoán tế bào học, lâm sàng các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung qua đối chiếu với mô bệnh học. 2 Những đóng góp mới của luận án: - Áp dụng Hệ Bethesda 2001 để chẩn đoán tế bào bệnh học, phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung tại bệnh viện. Mô tả đặc đ iểm hình thái tế bào loại ASCUS, AGUS, LSIL, HSIL, UTBMTB vảy và UTBM tuy ến có đối chiếu với Lâm sàng và Mô bệnh học. Mô tả sự phối hợp giữa các tổn thương như ASCUS với AGUS, AGUS với HSIL để nhằm tìm kiếm tế bào tuyến liên quan tân sản ác tính. - Báo cáo v ề một số đặc điểm tế bào, lâm sàng và mô bệnh học của 7 phụ nữ mang thai bị tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung, giúp công tác phòng ch ống ung thư cổ tử cung cho phụ nữ đang tuổi sinh đẻ một cách thiết thực. Đây là điểm mới mà luận án đạt được. Cấu trúc luận án: bao gồm 127 trang với 38 bảng, 64 ảnh, 1 sơ đồ, 2 biểu đồ minh họa kết quả nghi ên cứu. Có 153 tài liệu tham khảo gồm 43 tài liệu tiếng Việt, 2 tiếng Pháp, 108 tài liệu tiếng Anh. Ngoài phần Mở đầu có 2 trang, kết luận 2 trang và kiến nghị 1 trang, luận án gồm 4 chương: chương 1-Tổng quan: 31 trang, chương 2- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 9 trang, chương 3-Kết quả nghiên cứu: 46 trang và chương 4- Bàn luận: 36 trang. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Dịch tễ học của tổn thương tiền UT và UTCTC 1.1.1. Tình hình m ắc UTCTC trên thế giới: Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm, số người mắc mới UTCTC là 500000 người và có kho ảng 300 000 người chết vì căn bệnh này, 80% tỷ lệ mắc cao ở các nước đang phát triển trong đó có Việt nam 1.1.2. Tình hình mắc TTTUT và UTCTC ở Việt Nam: Theo nghiên cứu của Bệnh viện K Hà Nội, tỷ lệ UTCTC có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam,. có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây ở Hà Nội. Một số công trình nghiên cứu sàng lọc trong cộng đồng cho thấy: tỷ lệ TTTUT ở Miền Bắc trung bình là 3,51%. Miền Nam có tỷ lệ CIN I là 1,7%, CIN độ cao là 11,75% và tỷ lệ UTCTC chuẩn theo tuổi là 26,8/100 000 người dân. Tỷ lệ CIN và UTCTC tăng dần theo tuổi, cao nhất ở nhóm 40-51 tuổi. 1.2. Một số nguyên nhân gây tổn thương tiền ung thư và UT CTC 1.2.1 Tác nhân sinh TTTUT và UTCTC Tổ chức Y tế thế giới công nhận các typ HPV nguy cơ cao như 5,8,16,18,26,31,33,35,39,45,51,52,53,54,56, 58, 59,61,66, 67,68,73,82 có 3 khả năng gây các TTTUT, và UTCTC, làm sáng tỏ cơ chế sinh ung thư bởi các gen E6, E7 của HPV typ 16 và 18 ở mức độ phân tử 1.2.2. Yếu tố nguy cơ: Những yếu tố kinh tế và xã hội, những yếu tố liên quan đến hành vi tình d ục, vai trò của nam giới, những yếu tố liên quan đến sinh đẻ, về các tổn thương viêm CTC mạn tính , các yếu tố dinh dưỡng và hoc môn, yếu tố di truyền, khoảng thời gian phụ nữ làm các phương pháp sàng lọc, là những yếu tố nguy cơ mắc TTTUT và UTCTC 1.2.3. Lich sử tự nhiên của các tổn thương tiền ung thư CTC Theo kết quả nghiên cứu của Ostor AG.1993 nguy cơ tiến triển thành UTCTC xâm nh ập từ CIN I là 1-14%, CIN II là 5-7%, CIN III là từ 42,3% - 86%. T ổn thương CIN càng nặng, tỷ lệ tiến triển đến ung thư xâm nhập càng cao và t ỷ lệ thoái triển càng thấp. Theo Richart RM và Baron BA., sự tiến triển tự nhiên của các loạn sản như sau: từ CIN I chuyển thành CIS: 58 - 86 tháng; t ừ CIN II thành CIS: 38 tháng , từ CIN III thành CIS: sau 12 tháng. 1.3. Cấu tạo giải phẫu, hình thái vùng chuyển tiếp CTC bình thường 1.3.1. Cấu tạo giải phẫu của CTC 1.3.2. Th ay đổi sinh lý của cấu tạo CTC và vị trí vùng chuyển tiếp 1.4. Mô học và tế bào học CTC- ÂĐ 1.4.1. Cấu trúc mô học CTC 1.4.2. Tế bào CTC-ÂĐ bình thường 1.5. Những đặc điểm cơ bản TBBH tổn thương tiền UT và UTCTC 1.5.1. Hình thái TBBH c ủa các loại tế bào bất thường 1.5.2. Giới thiệu hệ thống Bethesda năm 2001 Hệ ethesda năm 2001 trình bày một hệ thống thống nhất, và toàn diện kết quả phiến đồ TBH phụ khoa. Chỉ rõ loại ASC-H có nguy cơ mắc tổn thương HSIL và hình thái tế bào không điển hình liên quan tân sản ác tính (ASC-AIS) nhằm phát hiện sớm UTBM tuyến. Đây là những nét ưu việt và mới so với các hệ phân loại tế bào học trước đây. 1.5.3. Những đặc điểm cơ bản của các bất thường tế bào biểu mô vảy 1.5.3.1. Tổn thương TBBH do nhiễm HPV :các tế bào rỗng, tế bào loạn sừng. 1.5.3.2.Tế bào vảy không điển hình: ASCUS Là bất thường tế bào vảy với những thay đổi tế bào rõ rệt hơn trong những thay đổi phản ứng nhưng cả về số lượng và chất lượng đều nằm ngoài chẩn đoán xác định của tổn thương tế bào nội biểu mô vảy (SIL). 1.5.3.3. T ổn thương tế bào vảy tiền ung thư (LSIL, HSIL) và UTBMTB vảy XN 4 1.5.4. Sự không điển hình và ác tính của tế bào biểu mô tuyến 1.5.4.1. Tế bào tuyến không điển hình ý nghĩa chưa xác định (AGUS) Là những tế bào biệt hóa dạng tuyến cổ tử cung hay dạng nội mạc tử cung (NMTC), có biểu hiện nhân bất thường quá mức những thay đổi tế bào lành tính nhưng không đủ đặc điểm rõ ràng của UTBM tuyến xâm nhập. 1.5.4.2. Tế bào biểu mô tuyến cổ tử cung không điển hình liên quan tân s ản ác tính (AGC-AIS) 1.5.4.3. Ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung 1.6. Một số đặc điểm lâm sàng của TTTUT và UTCTC xâm nhập 1.6.1. Tổn thương nghi ngờ cổ tử cung 1.6.1.1. Những tổn thương sừng hoá 1.6.1.2. Những tổn thương huỷ hoại 1.6.1.3. Các mạch máu bất thường 1.6.2. Phân loại hình ảnh soi CTC 1.6.2.1. Các hệ phân loại soi CTC ở Việt Nam Phân loại các tổn thương CTC của Dương Thị Cương được Hội Phụ Sản Việt nam công nhận, được ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng, đào tạo và nghiên cứu khoa học. 1.6.2.2. Hệ phân loại soi CTC năm 2003 của Hiệp hội các nhà bệnh học và soi CTC thế giới (IFCPCC) 1.6.3. Đặc điểm lâm sàng của UTCTC xâm nhập 1.6.3.1. Triệu chứng cơ năng 1.6.3.2. Triệu chứng thực thể 1.6.3.3. Phân loại giai đoạn lâm sàng UTCTC Phân loại theo TNM của Hiệp hội Quốc tế chống ung thư (UICC). Phân loại theo FIGO năm 2003 1.7. Các hệ phân loại tế bào bệnh học và mối liên quan: Nhắc lại một số hệ phân loại trong lịch sử sàng lọc tế bào học phụ khoa như phân loại Papanicolaou (1953), Reagan (WHO-1973), Richart (WHO -1988), h ệ Bethesda (1988, 1991,1994, 2001), để thấy rõ một số nét tươ ng ứng, nhưng không hoàn toàn. Qua đó thấy được tính đổi mới, toàn di ện và dễ áp dụng của hệ TBS. 1.8. Một số hệ phân loại mô bệnh học các TTTUT và UTCTC - Phân loại Reagan (1954) với thuật ngữ loạn sản và ung thư biểu mô tại chỗ (CIS) được Tổ chức Y tế thế giới công nhận năm 1978 5 - Phân loại của Richard (1966) đề xuất thuật ngữ tân sản nội biểu mô (CIN), g ộp CIS vào CIN III và được Tổ chức Y tế thế giới công nhận năm 1980. - Phân lo ại của một số tác giả Mỹ: Kurman J. (1990) - Phân lo ại của WHO (2003) mới chỉ được áp dụng tại một số cơ sở nghiên cứu, chưa phổ biến ở Việt nam 1.9. Chẩn đoán lâm sàng đối chiếu với MBH cácTTTUT, UTCTC 1.9.1. Mô b ệnh học của nhiễm HPV: cônđilôm: thể phẳng và thể nhọn đỉnh và thể đảo ngược. 1.9.2. Đặc điểm lâm sàng và MBH các tân sản nội biểu mô CTC(CIN) 1.9.2.1. Tân sản nội biểu mô độ I (CIN I) 1.9.2.2. Tân s ản nội biểu mô độ II và độ III (CINII và CIN III) 1.9.3. Định nghĩa, đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học UTBM vảy 1.9.3.1. UT bi ểu mô vảy vi xâm nhập 1.9.3.2. Ung thư biểu mô vảy xâm nhập 1.9.4. Định nghĩa, đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học UTBM tuyến 1.9.4.1. UT biểu mô tuyến tại chỗ 1.9.4.2. UT biểu mô tuyến CTC xâm nhập 1.10.Lịch sử những nghiên cứu mô tả đặc điểm hình thái tế bào bệnh học của TTTUT và UTCTC ở trên thế giới và trong nước 1.11.Tình hình nghiên cứu đối chiếu lâm sàng, tế bào với mô bệnh học trong nước và nước ngo ài 1.12. Ung thư CTC và thai nghén Trong thời kỳ có thai, tỷ lệ bị tổn thương tiền UT và UT CTC cũng xuất hiện với các đặc điểm như ngoài thời kỳ mang thai. Ở Việt nam chưa có nghiên cứu nào về tế bào bệnh học và soi CTC cho phụ nữ có thai, do vậy chắc chắn có phụ nữ đã bị bỏ sót hoặc là chậm được phát hiện tổn thương nghi ngờ và UT CTC. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghi ên cứu Từ tháng 8 năm 2002 đến tháng 8 năm 2008, có 361 trường hợp bệnh nhân kết quả phiến đồ loại ASCUS, AGUS, LSIL, HSIL và ung thư được ch ọn theo phương pháp ngẫu nhiên trong hàng chục nghìn phụ nữ đến khám phụ khoa và xét nghiệm TBH tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. 6 2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn Những phụ nữ không phân biệt lứa tuổi, có kết quả xét nghiệm phiến đồ CTC -ÂĐ loại ASCUS và/hoặc AGUS, LSIL, HSIL, nghi ung thư, được soi CTC, khám lâm sàng và sinh thiết làm mô bệnh học để đối chiếu các kết quả chẩn đoán. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi dọc. 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên đơn, và để hạn chế sai số do chọn mẫu, thực tế số bệnh nhân trong nghiên cứu của tôi là: n = 361 bệnh nhân 2.2.3. Quy trình nghiên cứu - Các bệnh nhân có kết quả tế bào là ASCUS và/hoặc AGUS, LSIL, HSIL, ho ặc nghi ngờ ác tính, được được thu thập thông tin về tuổi, địa chỉ bản thân và số điện thoại, một số yếu tố xã hội, tiền sử sản phụ khoa và lý do đi khám bệnh…, được soi CTC và khám lâm sàng, có tổn thương được sinh thi ết, được theo dõi sau điều trị. 2.2.4. Phương tiện và các chỉ số nghiên cứu 2.2.4.1. Khám lâm sàng và soi CTC Kết quả soi CTC được sử dụng theo bảng phân loại các tổn thương CTC của Dương thị Cương 1972 được Hội sản phụ khoa Việt nam công nhận, được sử dụng trong lâm sàng, đào tạo và nghiên cứu khoa học 2.2.4.2. Dụng cụ, hóa chất, phương tiện sử dụng làm phiến đồ CTC-ÂĐ Áp dụng Hệ Bethesda năm 2001 để nhận định kết quả. Sử dụng phương pháp kiểm tra chất lượng những phiến đồ có tế b ào bất thường được Thầy hướng dẫn kiểm định, xác chẩn kết quả. 2.2.4.3. Dụng cụ và hóa chất để sinh thiết CTC và hoàn thành tiêu bản MBH Trong nghiên cứu này, phân loại mô bệnh học của WHO năm 1980 được áp dụng để nhận định kết quả chẩn đoán MBH. 2.3. Đối chiếu kết quả TBH và sinh thiết bấm qua soi CTC Trong công trình này, kết quả tế bào học và lâm sàng được đối chiếu với chẩn đoán mô bệnh học vì đây là tiêu chuẩn vàng. *Phù h ợp: kết quả hình thái tế bào theo hệ Bethesda, phù hợp với kết quả mô bệnh học tương ứng theo phân loại của WHO 1980. 7 *Không phù hợp khi kết quả tổn thương tế bào không đúng với mô b ệnh học hoặc mức độ tổn thương nhẹ hơn hoặc nặng hơn so với chẩn đ oán mô bệnh học. Xem xét một số nguyên nhân không phù hợp. 2.4. Theo dõi và kiểm tra sau xét nghiệm 2.5. Xử lý số liệu: Thu thập số liệu, áp dụng phương pháp thống kê Y học và sử dụng chương trình STATA 10.0 để xử lý phân tích số liệu, kiểm định thống kê. 2.6. Khía cạnh đạo đức của đề tài Nghiên cứu được tiến hành với sự đồng ý và hợp tác của đối tượng nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu đã được thông qua hội đồng khoa học và y đức của Trường đại học Y H à nội, theo qui định của ngành Y tế. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. KẾT QUẢ MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CƠ BẢN CỦA TBBH CÁC T ỔN THƯƠNG TIỀN UT VÀ UTCTC XÂM NHẬP 3.1.1. Phân bố các tổn thương tế bào của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu tế bào họccủa các đối tượng nghiên cứu Kết quả Tế bào học Số lượng % ASCUS 104 28,81 LSIL 21 5,82 HSIL 52 14,40 UT BM TB vảy 95 26,32 AGUS 31 8,59 UT BM tuyến CTC 36 9,97 UT chưa định loại 22 6,09 Tổng số 361 100% UTBMTB vảy có 95 BN, chiếm tỷ lệ 26,32%. tế bào HSIL, có 52 b ệnh nhân (14,4%), tổn thương LSIL ít gặp nhất có 21 trường hợp (5,82%). Có 31 trường hợp AGUS (8,59%), 36 trường hợp là UTBM tuy ến (9,97%). 22 bệnh nhân (6,09%) được chẩn đoán tế bào học là UTBM nhưng không định được loại. 3.1.2. Các tổn thương phối hợp trên phiến đồ CTC – ÂĐ 3.1.2.1. Tổn thương phối hợp với ASCUS: Trong 104 bệnh nhân có tế bào ASCUS đều có sự phối hợp các loại tổn thương của CTC từ viêm đến [...]... khám lâm sàng bình thư ng chiếm tỷ lệ 1,94% Tổn thư ng viêm và/ hoặc lộ tuyến chiếm tỷ lệ cao nhất với 24,1% Nhóm có tổn thư ng sùi (chiếm 20,50%) 11 3.3.4 Phân bố tổn thư ng theo phân loại lâm sàng Bảng 3.9 Phân bố bệnh nhân theo 4 nhóm tổn thư ng về lâm sàng Nhóm tổn thư ng Số lượng % Bình thư ng 7 1,94 Tổn thư ng lành tính 120 33,24 Tổn thư ng nghi nghờ 101 27,98 Tổn thư ng UTCTC 133 36,84 Tổng... tượng lâm sàng 3.4.2.2 Đối chiếu tổn thư ng lâm sàng và mô bệnh học Tổn thư ng CIN II và CIN III nhiều nhất ở tổn thư ng nghi ngờ (TTNN) chiếm tỷ lệ 51,56% UTCTC xâm nhập gặp nhiều khi lâm sàng nghi UTCTC, chiếm tỷ lệ 64,33%, tiếp đó là ở TTNN, chiếm tỷ lệ 19,88% Tuy nhiên, UTCTC gặp cả khi cổ tử cung không thấy tổn thư ng và có tổn thư ng lành tính với tỷ lệ lần lượt là 1,17% và 14,62% Những sự khác... cho thấy 5 bệnh nhân không thấy tổn thư ng CTC, nhưng kết quả xét nghiệm tế bào học là ASCUS hoặc/với HSIL và mô bệnh học đều xác nhận có tổn thư ng tiền ung thư và UTCTC, ngược lại có 8 bệnh nhân có nghi UTCTC nhưng kết quả TBH và MBH là viêm, dị sản Như vậy, nên soi CTC khi cổ tử cung có tổn thư ng và/ hoặc có tế bào bất thư ng, bởi vì không thể thực hiện soi CTC một cách đại trà ở bệnh viện cũng... độ nặng của tổn thư ng: đối với tổn thư ng nội biểu mô vảy độ thấp (LSIL), tỷ lệ chẩn đoán phù hợp là 66,67%, với tổn thư ng nội biểu mô vảy độ cao (HSIL) phù hợp là 73,08% Khả năng xác chẩn về tế bào học (qua đối chiếu mô bệnh học) của UTBMTB vảy (93,68%) cao hơn với UTBM tuyến (88,89%) 24 KIẾN NGHỊ 1 Xét nghiệm tế bào học để sàng lọc và phát hiện tổn thư ng tiền ung thư và UTCTC là 1 phương pháp đơn... 52 UTBM vảy vi XN 4 1 84,61 UTBM tuyến Tổng 52 100,0 Tổng 52 100,0 Từ kết quả nghiên cứu trên, nghiên cứu sinh nhận thấy: khi kết hợp cả 3 phương pháp Tế bào học, Lâm sàng và Mô bệnh học khả năng phát hiện tổn thư ng tiền ung thư là: 71,43% đến 74,99 3.4.3.2 Về các tổn thư ng nghi UTCTC 17 Bảng3.28 Kết quả đối chiếu TBH, lâm sàng với MBH tổn thư ng UTCTC TBH Lâm sàng Đặc điểm SL % UTBM Không nghi 16... nghiệm tế bào học phụ khoa có đủ kiến thức và kinh nghiệm để sàng lọc và phát hiện sớm tổn thư ng tiền ung thư và UTCTC 5 Phương pháp nhuộm tế bào của Papanicolaou cần được phổ biến rộng rãi, đặc biệt trong các Bệnh viện Phụ sản, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe sinh sản và Trung tâm y tế dự phòng 6 Cần áp dụng phương pháp Thin Prep Pap Test để tăng độ nhạy phát hiện các tổn thư ng tân tạo và ác tính của tế bào... nhóm có tổn thư ng và không có tổn thư ng (hình ảnh lâm sàng bình thư ng) là có ý nghĩa thống kê với p . 3.4.2. Đối chiếu giữa tổn thư ng lâm sàng và tế bào học 3.4.2.1. Kết quả tế bào học của 4 nhóm đối tượng lâm sàng 3.4.2.2. Đối chiếu tổn thư ng lâm sàng và mô bệnh học Tổn thư ng CIN II và CIN. hiện các tổn thư ng tiền ung thư và ung thư cổ tử cung tại bệnh viện. Mô tả đặc đ iểm hình thái tế bào loại ASCUS, AGUS, LSIL, HSIL, UTBMTB vảy và UTBM tuy ến có đối chiếu với Lâm sàng và Mô bệnh học. . tế bào học, lâm sàng các tổn thư ng tiền ung thư và ung thư cổ tử cung qua đối chiếu với mô bệnh học. 2 Những đóng góp mới của luận án: - Áp dụng Hệ Bethesda 2001 để chẩn đoán tế bào bệnh học,