1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững các làng nghề truyền thống tại huyện Hoài Đức,Hà Tây

61 4,5K 48
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 461,5 KB

Nội dung

Luận văn : Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững các làng nghề truyền thống tại huyện Hoài Đức,Hà Tây

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ở nước ta hiện nay có trên 2.000 làng nghề truyền thống hơn 100 năm

tuổi, hàng năm đóng góp cho xuất khẩu 600 triệu USD Hầu hết đó là nhữnglàng nghề thủ công truyền thống sản xuất mây, tre đan, dệt vải, thêu ren, sảnxuất đồ nội thất, sơn mài Các làng nghề tại Việt Nam hiện nay đã góp phầngiúp kinh tế tại các làng quê ngày một phát triển hơn, giúp giải quyết việc làm

và tăng thu nhập cho nông dân trong lúc nông nhàn Tuy nhiên, làng nghề

VN lại đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như khả năng tổ chức quản lý,thiết bị và nguồn lực tài chính, kiến thức thị trường, kỹ năng marketing, cơ sở

hạ tầng và kỹ thuật công nghệ Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm tại các làngnghề còn chưa đồng đều, mẫu mã sản phẩm không phù hợp với phong cáchhiện đại… làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, nhất là thịtrường quốc tế Hơn thế với gần 80% dân số hoạt động trong nông nghiệp vàsống ở nông thôn với mức thu nhập đầu người rất thấp cùng với việc tỷ lệsinh đẻ cao, đất canh tác ngày càng có xu hướng co hẹp lại tạo ra một sức éprất lớn cho môi trường cũng như hệ sinh thái.Ô nhiễm nguồn nước, khôngkhí, hóa chất công nghiệp…đang là vấn đề nghiêm trọng cần phải được giảiquyết ngay Do vậy nghiên cứu việc phát triển bền vững các làng nghề truyềnthống gắn liền với bảo vệ môi trường ô nhiễm môi trường làng nghề hiện rấtcần được quan tâm và nghiên cứu

Hà Tây ( cũ ) là vùng đất có nhiều ngành nghề thủ công nổi tiếng trong cảnước và đã giao lưu với quốc tế và huyện Hoài Đức cũng không nằm ngoại lệtrong đó các làng nghề truyền thống đóng một vai trò rất lớn trong việc nângcao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương.Tuy nhiên vấn đềphát triển các làng nghề ở huyện Hoài Đức nói riêng cũng giống như nhữngvấn đề về phát triển làng nghề của nước ta nói chung đều vẫn còn những hạn

Trang 2

chế cần được quan tâm nghiên cứu Nằm gần thủ đô Hà Nội nên huyện HoàiĐức cũng có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển các làng nghề nhưthị trường, giao thông thuận tiện … cũng như có thể tiếp cận với trung tâmkinh tế văn hóa thủ đô Một vài năm trở lại đây các làng nghề tại huyện đã cónhững bước tiến vượt bậc và tạo được tiếng vang trong và ngoài nước, đờisống nhân dân cũng ngày được nâng cao một cách đáng kể.Tuy vậy kinh tếlàng nghề Hoài Đức vẫn mang đậm nét của nông thôn Việt Nam Chính vìvậy các làng nghề tuy phát triển nhưng chưa có định hướng lâu dài và ổnđịnh.Không chỉ vậy việc các làng nghề phát triển ngày càng mạnh vô hìnhchung đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến môi trường trong vùng nói riêng và

có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường của huyện cũng như những khu vực

xung quanh.Do đó “ Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững các làng nghề truyền thống tại huyện Hoài Đức,Hà Tây” từ đó đưa ra được các biện

pháp nhằm cải thiện môi trường cũng như phát triển các làng nghề là hết sứccần thiết Và đó chính là lý do tôi chọn đề tài trên làm chuyên đề tốt nghiệp

2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Chuyên đề được thực hiện với các mục tiêu như sau:

 Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và các vấn đề môi trường

ở các làng nghề truyền thống tại huyện Hoài Đức

 Nghiên cứu sự cần thiết của việc phát triển các làng nghề truyềnthống gắn liền với bảo vệ môi trường tại huyện Hoài Đức

 Đề xuất một số giải pháp nhằm gắn kết giữa phát triển kinh tế vàbảo vệ môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của các làng nghềtruyền thống của huyện Hoài Đức

Trang 3

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: một số làng nghề truyền thống đặc trưng của huyênHoài Đức: Cát Quế, Dương Liễu, Sơn Đồng, Minh Khai…

Phạm vi nghiên cứu: huyện Hoài Đức –Hà Nội ( Hà Tây cũ)

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

a Phương pháp điều tra, phỏng vấn

b Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu

c Phương pháp lập bảng tính điểm tìm mức độ quan trọng của các giảipháp

5 KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ

Chương I :Cơ sở lý luận về phát triển bền vững các làng nghề

Chương II : Thực trạng phát triển kinh tế và môi trường ở các làng nghềtruyền thống huyện Hoài Đức

Chương III : Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững các làng nghề huyệnHoài Đức

Kết luận và kiến nghị

Xin chân thành cảm ơn khoa Kinh tế môi trường - đô thị cùng sự giúp

đỡ của Th.s Vũ Thị Hoài Thu đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Về PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ

I.KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI LÀNG NGHỀ

1 Khái niệm

Trong những năm gần đây, nhờ chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh

tế và phương hướng đa dạng hóa các ngành nghề của chính phủ, bộ mặt nôngthôn Việt Nam đã có những thay đổi rõ rệt Các loại hình sản xuất đã bướcđầu đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là sự hồisinh của loại hình các làng nghề sản xuất truyền thống Chính sự hồi sinh đócủa các làng nghề đã tham gia vào xây dựng kinh tế - xã hội ở nông thôn, gópphần nâng cao thu nhập giảm đói nghèo nâng cao dân trí… cũng như đem lạinguồn thu nhập lớn cho địa phương cũng như đất nước

Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, hầu hết dân cư sống ở vùng nông thôn đều

có hoạt động thêm một số nghề thủ công với mục đích ban đầu sản xuất ramột số hàng gia dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của hộ giađình mang tính chất tự cung tự cấp trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn

có Nhưng qua một quá trình dài phát triển do có sự khác nhau về tay nghề vàkinh nghiệm tích luỹ được ở từng địa phương nhất định đã có sự chuyên mônhoá và các sản phẩm làm ra bắt đầu đưa ra thị trường trao đổi như những loạihàng hoá Đó là quá trình chuyên môn hoá lâu đời và các sản phẩm của địaphương đó không những bền đẹp mà có giá thành rẻ nên được xã hội chấpnhận Chẳng hạn quê lụa Hà Tây có làng lụa Vạn Phúc nổi tiếng cả trong vàngoài nước, hoặc nghề rèn ở Đa Sỹ…và Hà Tây nơi có nhiều làng nghề nổitiếng nên được thiên hạ đặt tên là “đất của trăm nghề” Không riêng Hà Tây

mà hầu hết các địa phương trên cả nước ở làng quê nào ngoài sản xuất nôngnghiệp đều có làm thêm một vài nghề phụ Song vấn đề quan tâm ở đây là

Trang 5

những hoạt động ngành nghề nào được gọi là nghề Theo quan điểm chung,các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở địa phương nào đó được gọi lànghề khi nào phải tạo ra được một khối lượng sản phẩm chiếm lĩnh thị trườngthường xuyên và những người sản xuất, hoặc hộ sản xuất đó lấy nghề đanghành làm nguồn thu chủ yếu thì mới được xem là có nghề Một làng được gọi

là làng nghề khi hội tụ 2 điều kiện sau:

- Có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề;

- Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổngthu nhập của làng

Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chính xác hoàn chỉnh vể khái niệm làngnghề nhưng ta có thể chia làng nghề thành hai loại là làng nghề truyền thống

và làng nghề mới

2 Phân loại

 Làng nghề truyền thống: là những thôn, làng làm nghề thủ công truyềnthống có từ lâu đời, qua nhiều năm, nhiều thế kỷ và các bí quyết của nghềđược giữ bí mật và lưu truyền từ đời này sang đời khác

Làng nghề mới:là những làng nghề được hình thành do nhu cầu phát

triển kinh tế mà một số cổ đông các hộ tham gia chuyên sản xuất một mặthàng nào đó

Tuy có sự phân chia về mặt định nghĩa của hai loại làng nghề nhưng chúngvẫn có những đặc điểm chung của làng nghề đó là sản phẩm làng nghề thường

có tính độc đáo, độ tinh xảo cao,thể hiện được nét đặc trưng của các vùngmiền khác nhau

Trang 6

II.VAI TRÒ CỦA CÁC LÀNG NGHỀ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN

Trên thực tế Việt Nam có diện tích đất bình quân đầu người tương đốithấp, hơn thế công việc của nhà nông lại mang tính thời vụ cao và chỉ làmtrong một thời gian nhất định Do đó việc dư thừa lao động nhàn rỗi trongthời gian dài của người dân tương đối lớn ( gần 30% quỹ sức lao động tươngđương với 9 triệu lao động ) Đồng thời thu nhập thuần nông rất thấp và chủyếu mới giải quyết được vấn đề lương thực.Chính vì vậy sự phát triển của cáclàng nghề mang tính tất yếu để có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi của ngườidân nhằm tăng thêm thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cũng như thúcđẩy các vùng lân cận phát triển.Mặt khác nó còn tạo ra các dòng lưu thônglưu thông hàng hóa và văn hóa giữa các vùng, miền với nhau

Ở nước ta với trên dưới 2000 làng nghề khác nhau đã taọ việc làm chokhoảng gần 2 triệu lao động.Tính riêng Hà Tây (cũ nay được sát nhập vào HàNội) hiện có gần 100 làng nghề đã sử dụng 80.000 nhân công, chiếm hơn 7%lượng lao động nông thôn ( Số liệu Bộ LĐTB xã hội, 2006) Bắc Ninh có 60làng nghề sử dụng 24.000 lao động chiếm 8.5% tổng lực lượng lao động,chiếm 74% giá trị sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh ( Theo Báo NhânDân , 2006)

Trong vòng 10 năm qua lọai hình sản xuất làng nghề có mức tăng trưởng(giá trị sản lượng ) vào khoảng 8% năm (VietNamNet 8-9-2006 ) Các tỉnhxung quanh Hà Nội tỷ lệ này nói chung là cao hơn,ví dụ Hà Tây tăng trưởng23% năm 2005 và 29% 2006 (VietNamNet 3-11-2007)

Các làng nghề đang đóng vai trò tích cực trong việc phát triển ngành tiểuthủ công, ngành nghề truyền thống và nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấukinh tế nông thôn Hiện cả nước có 2017 làng nghề, thu hút hàng chục vạn cơ

Trang 7

sở sản xuất kinh doanh thuộc các loại hình khác nhau như doanh nghiệp, tổsản xuất, hộ gia đình, và đặc biệt là các nghệ nhân Làng nghề phát triển đãtạo việc làm cho người dân nông thôn trong thời gian nông nhàn, tạo thêmviệc làm mới cho số người mới đến tuổi lao động, nông dân không còn ruộngtrong các vùng đô thị hoá và lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp lại doanhnghiệp nhà nước Theo ước tính, cứ sản xuất và xuất khẩu được 1 triệu USDsản phẩm làng nghề thì giải quyết được việc làm cho khoảng 3000-4000 nhâncông

Xuất khẩu sản phẩm làng nghề đóng vai trò quan trọng trong việc đónggóp giá trị gia tăng cho nền kinh tế mỗi địa phương nói riêng và cả nước nóichung Các sản phẩm làng nghề Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thếgiới, trong đó có các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản Năm 1991,xuất khẩu sản phẩm làng nghề cả nước đạt 6,8 triệu USD, năm 2000 là 300triệu USD và năm 2005 đạt 700 triệu USD Năm 2007, kim ngạch xuất khẩuthu về của làng nghề là khoảng 750 triệu USD Năm 2008, kim ngạch củalàng nghề vẫn ước đạt khoảng 850 triệu USD Nếu phân tích chuỗi giá trị một

số ngành hàng xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam như dệt may, da giày, điện

tử, tỷ lệ giá trị xuất khẩu giữ lại tối đa là 20%, thì xuất khẩu sản phẩm thủcông mỹ nghệ của làng nghề đóng góp hầu như nguyên vẹn kim ngạch xuấtkhẩu cho nền kinh tế, nhờ những lợi thế về nguyên liệu có sẵn trong nước,nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ từ 3-5% giá trị nhập khẩu Hoạt động của các làng nghề truyền thống đã góp phần huy đông tối đa vàđẩy nhanh vòng quay của vốn trong dân Theo điều tra tổng số vốn nhàn rỗitrong dân nông thôn hiện nay không dưới 6000 tỷ đồng, chủ yếu dưới hìnhthức tiền mặt,vàng bạc… Lượng vốn này thường rất khó huy dộng bởi cáchình thức thu hút vốn quy mô lớn từ nhà nước do người dân phần lớn cònmang tư tưởng e ngại và thiếu thông tin cũng như hiểu biết cần thiết.Các dự

Trang 8

án lớn của nhà nước hay các doanh nghiệp thường là rất lâu mới có khả năngthu hồi vốn cho nhân dân do đó họ thường giữ tiền hoặc gửi ngân hàng.Chính

vì vậy các làng nghề với đặc điểm là hoạt động đơn giản và không loại trừ( tùy từng người mà vốn huy động khác nhau ) mà mọi người từ người có vốnlớn đến người có vốn nhỏ đều có thể tham gia.Người dân tham gia vào hoạtđộng tạo ra sản phẩm tại các làng nghề không nhất thiết phải cần có nhàxưởng to lớn mà họ có thể tận dụng được ngay nhà ở của mình để tham giasản xuất.Chính vì điều kiện đơn giản đấy của sản phẩm làng nghề nên việcphát triển làng nghể tại các địa phương của Việt Nam là rất cần thiết.Chính có

sự phát triển của làng nghề cũng góp phần vào việc hạn chế và giảm thiểu cáctác động tiêu cực của việc có rất nhiều lao động nhàn rỗi hiện nay

Đặc biệt với việc tỷ lệ chênh lệch dân giữa thành thị và nông thôn rất lớnhiện nay thì việc các làng nghề được chú trọng sẽ góp phần giảm bớt đượclượng lao động lớn tại các địa phương di cư đến các đô thị vốn đã quá đôngđúc.Bởi khả năng tiếp nhận luồng di cư còn hạn chế của các trung tâm kinh

tế nên hầu hết người dân di cư đều chỉ làm được những công việc đơn giảnnên cũng giống như ở nông thôn họ cũng có thời gian nhàn rỗi rất lớn.Chính

vì vậy nó sẽ tạo ra rất nhiều vấn đề về xã hội như quản lý dân, an ninh trậttự… Do đó sự phát triển của các làng nghề sẽ gián tiếp góp phần giảm bớt cácvấn đề xã hôi phát sinh bởi luồng dân cư không có việc làm ổn định di cư đếncác đô thị

Cũng chính những điều kiện và các yếu tố trên mà các làng nghề đã và đangtrở thành một lực lượng kinh tế đáng kể có vai trò không nhỏ trong sự tồn tại

và phát triển chung của nền kinh tế - xã hội ở nông thôn nói riêng và toàn bộnền kinh tế nói chung

Trang 9

III PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 1.Khái niệm và nội dung của phát triển bền vững

1.1 Khái niệm

Phát triển bền vững là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong thờigian gần đây trên rất nhiều những cuộc họp cũng như các diễn đàn về kinh tếtrong và ngoài nước Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều định nghĩa về phát triểnbền vững ( thường không tương hợp với nhau)đã được nêu ra và tranh luậntrên nhiều tài liệu nghiên cứu Điều này chứng tỏ trong các cuộc tranh luận đãlàm nổi lên một chuỗi các phương pháp khác nhau vì chúng gắn với các chủnghĩa môi trường khác nhau.Theo quan điểm thuần về sinh thái,các nhà sinhthái học cực đoan gần như chối bỏ cả chính sách phát triển “có thay đổi bổxung” dựa trên cơ sở sử dụng bền vững nguồn tài sản tự nhiên.Đối với họ chỉ

có một chiến lược phát triển tối thiểu là có thể tán thành đươc về mặt đạo đức.Ngược lại theo quan điểm thuần về công nghệ,các nhà phân tích lại cho rằngcác khái niệm về bền vững không mấy mới mẻ đối với chính sách và lý thuyếtkinh tế đã được quy định

Tiền đề lịch sử

Những ý tưởng hàm ý phát triển bền vững sớm xuất hiện trong xã hội loàingười nhưng phải đến thập niên đầu của thế kỷ XX, những hàm ý này mớiphát triển, chuyển hoá thành hành động và cao hơn là phong trào xã hội Tiênphong cho các trào lưu này phải kể đến giới bảo vệ môi trường ở Tây Âu vàBắc Mỹ

Uỷ ban bảo vệ môi trường Canada được thành lập năm 1915, nhằm khuyếnkhích con người tôn trọng những chu kỳ tự nhiên, và cho rằng mỗi thế hệ cóquyền khai thác lợi ích từ nguồn vốn thiên nhiên, nhưng nguồn vốn này phảiđược duy trì nguyên vẹn cho những thế hệ tương lai để họ hưởng thụ và sửdụng theo một cách thức tương tự Trong báo cáo với nhan đề "Toàn thế giới

Trang 10

bảo vệ động vật hoang dã", tại Hội nghị Paris (Pháp) năm 1928, Paul Sarasin

- nhà bảo vệ môi trường Thuỷ Sĩ đã đề cập đến việc cần phải bảo vệ thiênnhiên

Mối quan hệ giữa bảo vệ thiên nhiên và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng

là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức quốc tế từ sau đại chiến thế giới II(UNDP, UNESCO, WHO, FAO, và ICSU) Các tổ chức này đã phối hợp chặtchẽ trong việc tìm hiểu diễn biến môi trường tự nhiên, từ đó đưa ra chươngtrình hành động hướng các quốc gia phát triển theo mô hình bền vững Năm

1951, UNESCO đã xuất bản một tài liệu đáng lưu ý với tiêu đề "Thực trạngbảo vệ môi trường thiên nhiên trên thế giới vào những năm 50" Tài liệu nàyđược cập nhật vào năm 1954 và được coi là một trong số những tài liệu quantrọng của "Hội nghị về môi trường con người" (1972) do Liên hiệp quốc tổchức tại Stockholm (Thuỵ Điển) và cũng được xem như là "tiền thân" của báocáo Brunđtland

Thập kỷ 70, thuật ngữ xã hội bền vững tiếp tục xuất hiện trong các công trìnhnghiên cứu của các học giả phương Tây, với công trình của Barry Cômmner

"Vòng tròn khép kín" (1971), Herman Daily "Kinh tế học nhà nước mạnh"(1973) và công trình "Những con đường sử dụng năng lượng mềm: về mộtnền hoà bình lâu dài" của Amory Lovins (1977) Khái niệm phát triển bềnvững tiếp tục được đề cập và bổ sung với những đóng góp quan trọng thể hiệntrong các tác phẩm của Maurice Strong (1972), và Ignacy Sachs (1975) Đặcbiệt khái niệm này được đề cập toàn diện nhất trong công trình của LasterBrown "Xây dựng một xã hội bền vững" (1981)

Đầu thập niên 80, thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được sử dụngtrong chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tàinguyên thiên nhiên quốc tế, Quỹ động vật hoang dã thế giới và Chương trìnhmôi trường Liên hiệp quốc đề xuất, cùng với sự trợ giúp của UNESCO và

Trang 11

FAO Tuy nhiên khái niệm này chính thức phổ biến rộng rãi trên thế giới từsau báo cáo Brundrland (1987) Kể từ sau báo cáo Brundtland, khái niệm bềnvững trở thành khái niệm chìa khoá giúp các quốc gia xây dựng quan điểm,định hướng, giải pháp tháo gở bế tắc trong các vấn đề trong phát triển Đâycũng được xem là giai đoạn mở đường cho "Hội thảo về phát triển và môitrường của Liên hiệp quốc và Diễn đàn toàn cầu hoá được tổ chức tại Rio deJaneiro (1992), và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tạiJohannesburg (2002).

Định nghĩa phổ biến nhất về bền vững là định nghĩa của Ủy Ban Thế Giới

về môi trường và phát triển ( WCED) (Ủy Ban Brundtland, 1987).Ủy ban này

định nghĩa “phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu hiện

tại mà không xâm phạm đến khả năng làm thỏa mãn nhu cầu của các thế hệtương lai”.(WCEd,1987,tr.43)

1.2 Nội dung của phát triển bền vững

Trên cơ sở của định nghĩa này,cả hai vấn đề công bằng giữa các thế hệ và

sự công bằng trong cùng một thế hện phải được thỏa mãn trước khi bất cứmột xã hội nào có thể đạt được mục tiêu bền vững.Phát triển kinh tế và xã hộiphải được thực hiện sao chốc thể tối thiểu hóa được các ảnh hưởng của hoạtđộng kinh tế (đối với tài nguyên tự nhiên và khả năng hấp thụ hóa giải chấtthải) bất cứ khi nào mà chi phí do các thế hệ sau phải gánh chịu.Nếu các goạtđộng thiết yếu hiện tại lại tạo ra các chi phí phải gánh chịu cho tương lai ( ví

dụ như khai thác khoáng sản không tái sinh ) thì người ta phải trả toàn bộ cáckhoản bồi thường

Ủy ban này cũng nhấn mạnh “những nhu cầu thiết yếu của người nghèotrên thế giới phải được ưu tiên trên tất cả”.Nói cách khác, phát triển bền vữngphải cho phép gia tăng mức sống (theo nghĩa rộng ) của mọi người,với sự chú

Trang 12

ý đặc biệt đến cuộc sống của người nghèo đồng thời phải tránh những chi phíđáng kể và không thể bồi thường được mà thế hệ tương lai phải gánh chịu.

Khaí niệm phát triển bền vững,được đồng ý một các tổng quát, là một sựphát triển kinh tế tồn tại được về lâu dài.Nội dung của phát triển bền vữngđược biểu thị qua sơ đồ dưới đây:

Hình vẽ: Các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường trong PTBV.

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Cân đối hài hoà

PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

Kế hoạch hoá dân số

Xoá đói giảm nghèo

Phát triển giáo dục

Tạo công ăn việc làm

Chuyển dịch cơ cấu lao động

Nâng cao phúc lợi xã hội

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI

NGUYÊN

- Sử dụng hợp lý tài nguyên đất

- Sử dụng hợp lý tài nguyên nước

- Tăng độ che phủ rừng

- Bảo tồn đa dạng sinh học

- Tiết kiệm tài nguyên không tái sinh: than, dầu khí, đá, đất sét, các kim loại

PHÁT TRIỂN KINH TẾ

- Công nghiệp hoá, đô thị hoá

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Cải cách doanh nghiệp nhà nước

- Thu hút đầu tư nước ngoài

- Cải cách ngân hàng

- Quản lý chi tiêu công

- Hội nhập kinh tế toàn cầu

Trang 13

1.3“Phát triển bền vững” qua một số nghiên cứu ở Việt Nam

Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào nhữngkhoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khámuộn nhưng nó lại sớm được thể hiện ở nhiều cấp độ

Về mặt học thuật, thuật ngữ này được giới khoa học nước ta tiếp thu nhanh

Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể đến làcông trình do giới nghiên cứu môi trường tiến hành như "Tiến tới môi trườngbền vững” (1995) của Trung tâm tài nguyên và môi trường, Đại học Tổng hợp

Hà Nội Công trình này đã tiếp thu và thao tác hoá khái niệm phát triển bềnvững theo báo cáo Brundtland như một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên bốnlĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững vềmặt môi trường, bền vững về mặt kỹ thuật "Nghiên cứu xây dựng tiêu chíphát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I” (2003) do ViệnMôi trường và phát triển bền vững, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuậtViệt Nam tiến hành Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí phát triển bền vững củaBrundtland và kinh nghiệm các nước: Trung Quốc Anh, Mỹ, các tác giả đãđưa ra các tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững đối với một quốc gia là bềnvững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường Đồng thời cũng đềxuất một số phương án lựa chọn bộ tiêu chí phát triển bền vững cho ViệtNam "Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (2000) do Lưu ĐứcHải và cộng sự tiến hành đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hànhđộng quản lý môi trường cho phát triển bền vững Công trình này đã xác địnhphát triển bền vững qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trường,bền vững văn hoá, đã tổng quan nhiều mô hình phát triển bền vững như môhình 3 vòng tròn kinh kế, xã hội, môi trường giao nhau của Jacobs và Sadler(1990), mô hình tương tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công

Trang 14

nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987), mô hình liên hệ thống kinh

tế, xã hội, sinh thái của Villen (1990), mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xãhội, môi trường của Worl Bank

Chủ đề này cũng được bàn luận sôi nổi trong giới khoa học xã hội với cáccông trình như "Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp" (1997) củaPhạm Xuân Nam Trong công trình này, tác giả làm rõ 5 hệ chỉ báo thể hiệnquan điểm phát triển bền vững: Phát triển xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệmôi trường, phát triển chính trị, tinh thần, trí tuệ, và cuối cùng là chỉ báo quốc

tế về phát triển Trong một bài viết gần đây đăng trên Tạp chí Xã hội học(2003) của tác giả Bùi Đình Thanh với tiêu đề "Xã hội học Việt Nam trướcngưỡng của thế kỷ XXI" tác giả cũng chỉ ra 7 hệ chỉ báo cơ bản về phát triểnbền vững: Chỉ báo kinh tế, xã hội, môi trường, chính trị, tinh thần, trí tuệ, vănhoá, vai trò phụ nữ và chỉ báo quốc tế Nhìn chung các công trình nghiên cứunày có một điểm chung là thao tác hoá khái niệm phát triển bền vững theoBrundtland, tuy nhiên cần nói thêm rằng những thao tác này còn mang tínhliệt kê, tính thích ứng của các chỉ báo với thực tế Việt Nam, cụ thể là ở cấp độđịa phương, vùng, miền, hay các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội vẫnchưa được làm rõ

2 Phát triển bền vững các làng nghề truyền thống

2.1 Sự cần thiết phải phát triển bền vững các làng nghề truyền thống

Sự phát triển của các làng nghề là một trong những lời giải rất chínhxác cho bài toán giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn hiệnnay.Tuy nhiên các làng nghề hiện nay vẫn mang nhiều tính tự phát và chưa cómột kế hoạch dài hạn cho tương lai.Chính vì vai trò quan trọng như vậy củalàng nghề các làng nghề hiện nay mà việc nghiên cứu phát triển bền vững là

vô cùng cần thiết.Hơn thế với xu thế phát triển ngày càng mạnh mẽ của các

Trang 15

làng nghề nhưng không quan tâm tới môi trường sẽ dẫn đến sự mất cân bằnggiữa các yếu tố về kinh tế môi trường cũng như xã hội.Do đó rất cần có mộtchiến lược phát triển bền vững các làng nghề vì trong tương lai các làng nghề

sẽ trở thành một thành phần kinh tế không thể thiếu Với tình trạng các làngnghề phát triển một cách rời rạc không có kế hoạch như tại hầu hết các làngnghề hiện nay không những khiến cho các làng nghề mất đi hiệu quả mà còngóp phần làm chất lượng môi trường tại địa phương ngày một xấu hơn.Khôngchỉ vậy với các địa phương có sai lầm trong cách tổ chức phát triển sẽ khôngchỉ ảnh hưởng đến chính bản thân làng nghề đấy mà nó cũng sẽ gián tiếp tácđộng đến các làng nghề khác

2.2 Nội dung phát triển bền vững các làng nghề truyền thống

Phát triển bền vững các làng nghề truyền thống là đảm bảo cho các làngnghề có định hướng phát triển rõ ràng và đúng đắn hơn.Trong quá trình pháttriển của mình các làng nghề không chỉ đem lại lợi ích cá nhân của địaphương đấy mà nó còn góp phần phát triển kinh tế của vùng Phát triển bềnvững làng nghề ở đây là có thể đưa ra được các biện pháp phát triển kinh tếlàng nghề ngày càng sâu rộng Đồng thời với việc tổ chức phát triển các làngnghề là những công tác cải thiện điều kiện môi trường trong khu vực, gắn kếtmạnh giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tại địa phương.Do đókinh tế gắn liền với môi trường đồng thời gắn với trách nhiệm xã hội là nộidung lớn nhất của phát triển bền vững các làng nghề truyền thống

2.3 Những thuận lợi và thách thức

Thuận lợi

Nhận thức rõ vai trò và tiềm năng kinh tế từ phát triển làng nghề, Chínhphủ, các Bộ, ngành đều đã có những chương trình, chính sách nhằm bảo tồn,

Trang 16

phát triển làng nghề, phát triển ngành nghề nông thôn Năm 2006, Chính phủban hành Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn,trong đó nhấn mạnh chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề bao gồm: bảotồn phát triển làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề gắn với du lịch,phát triển làng nghề mới, phong tặng nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân,thương hiệu làng nghề thủ công nổi tiếng cho những đơn vị, cá nhân có côngbảo tồn, phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, ngành nghề mới ở nôngthôn nước ta Năm 2006, Bộ Công nghiệp đã xây dựng xong và trình Chínhphủ chiến lược phát triển tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006-2015, trong đóđặt mục tiêu giải quyết việc làm thường xuyên cho 1,5 triệu lao động và từ 3-

5 triệu lao động nông nhàn, xây dựng hệ thống sản xuất cạnh tranh và bềnvững, phát triển các sản phẩm thủ công và tăng cường năng lực cho các làngnghề Năm 2005, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã có đề ánChương trình phát triển “Mỗi làng một nghề” giai đoạn 2006-2015 Mục tiêu

là nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của các địa phương về ngành nghề nôngthôn, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, thu hút và tạo ra mốiliên kết chặt chẽ hơn giữa nhiều “nhà” như: nhà nước, nhà kinh doanh, nhàkhoa học, nhà văn hoá, nhà thiết kế mỹ thuật, nhà du lịch cùng tham gia pháttriển ngành nghề, tạo ra những nghề mới, bảo tồn giá trị truyền thống, tạo racác bản sắc mới của làng xã trong các sản phẩm từ đó thúc đẩy ngành nghềnông thôn phát triển bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp,dịch vụ và nâng cao thu nhập của người dân nông thôn Tổng Cục Du lịchđang hình thành “Nghiên cứu khả thi phát triển du lịch gắn với sản xuất tiểuthủ công nghiệp dọc hành lang Đông-Tây” Mục tiêu của dự án là kết hợpgiữa hoạt động phát triển du lịch với sản xuất hàng thủ công nghiệp thông qua

du lịch làng nghề trong khu vực dọc theo tuyến hành lang từ Myanmar, qua

Trang 17

Thái Lan, Lào đến Việt Nam.Phát triển ngành nghề nông thôn là cách làm

“rẻ” nhất để tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn Điềuquan trọng là phải làm rõ làm cái gì làm như thế nào để hỗ trợ phát triển mạnh

mẽ hơn làng nghề Việt Nam, mang lại không chỉ giá trị kinh tế, mà còn giá trịvăn hóa, nhân văn, truyền thống dân tộc, thể hiện qua những sản phẩm làngnghề, những khối óc bàn tay tinh túy của các nghệ nhân Nghị định 66-TTgChính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn thể hiện rõ quan điểm, chủtrương của chính phủ mong muốn hỗ trợ phát triển mạnh mẽ nông thôn ViệtNam

So với các vùng khác trên cả nước, vùng Đồng bằng Sông Hồng nóichung và huyện Hoài Đức nói riêng đang hội tụ các cơ hội phát triển bềnvững làng nghề theo hướng bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, pháttriển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch Chiến lược phát triển tiểu thủcông nghiệp xác định vùng Đồng bằng Sông Hồng sẽ thực hiện việc tổ chứchợp tác giữa các làng nghề để phát triển ngành nghề thủ công có nhiều laođộng tham gia, hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới sử dụng tay nghề thủ côngtruyền thống và nguyên vật liệu tại địa phương Trong đề án “ Nghiên cứukhả thi phát triển du lịch gắn với sản xuất tiểu thủ công nghiệp dọc hành langĐông-Tây”, của Tổng Cục du lịch, 9 làng nghề quanh Hà Nội ( gốm BátTràng, tranh Đông Hồ, sơn mài Chuyên Mỹ, mây tre đan Phú Vinh, lụa VạnPhúc, trầm nón lá Chương, điêu khắc đá Ninh Vân, thêu Ninh Hải, khắc gỗĐồng Giao) đã được khảo sát và đánh giá tiềm năng xây dựng các sản phẩm

du lịch làng nghề phù hợp với nhu cầu của các thị trường du lịch tiềm năng,đặc biệt là thị trường du lịch Nhật Bản Các tiêu chí được đánh giá là vị trí, cơ

sở hạ tầng, phương pháp sản xuất, chất lượng sản phẩm, lịch sử phát triển củalàng nghề là các nội dung cụ thể để phục vụ hoạt động du lịch

Thách thức

Trang 18

Các làng nghề nói chung và vùng Đồng bằng Sông Hồng nói riêng tuy cónhiều làng nghề trong cùng khu vực địa lý, nhưng mức độ phát triển giữa cáclàng nghề rất khác nhau Một số làng nghề phát triển rất nhanh nhờ vào sự ổnđịnh đầu ra của sản phẩm như lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, nhưngcũng có những làng nghề như: cốm làng Vòng đang đứng trước nguy cơ bịmai một Chiến lược phát triển du lịch làng nghề đang mang tới cho làngtranh Đông Hồ những cơ hội khôi phục lại nghề truyền thống, song cũng cónhững làng nghề đã từng mai một nhưng tự hồi sinh như gốm Phù Lãng vớithương hiệu Gốm Nhung Gốm sứ Bát Tràng vẫn duy trì được nhờ hoạt độngthương mại và du lịch … Đây cũng là đặc điểm chung của các làng nghề ViệtNam hiện nay Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện nay chỉ

có 32% làng nghề hoạt động tốt, 42% làng nghề hoạt động cầm chừng và26% số làng nghề hoạt động kém, có nguy cơ mai một

Một trong những điểm yếu lớn nhất hiện nay của các làng nghề là côngtác thông tin và kỹ năng thị trường, ở các làng nghề có nhiều nghệ nhân cóđôi “bàn tay vàng”, làm ra những sản phẩm chất lượng rất tốt, nhưng ít ngườiđược biết đến, mức độ chủ động tham gia thị trường rất hạn chế Việt Nam đãtrở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều này sẽ

mở ra cơ hội lớn để sản phẩm làng nghề vươn ra thế giới Để nắm bắt được cơhội này, trang bị kỹ năng thị trường là điều kiện số 1 để có được thành công,tuy nhiên phải thấy được thách thức “Ở các nước trên thế giới, nước nào cũng

có chủ trương phát triển hàng thủ công mỹ nghệ, mà họ làm việc này từ nhiềunăm nay Muốn thắng trong cuộc cạnh tranh này, VIệt Nam làm và phải làmmạnh mẽ để hỗ trợ làng nghề phát triển Những cố gắng của Chính phủ, cáclàng nghề, và nghệ nhân sẽ phải nhiều hơn rất nhiều để đưa sản phẩm củamình vươn ra thế giới một cách thắng lợi, tránh rơi vào tình trạng “thua ngaytrên sân nhà” Một số làng nghề cũng có nghiên cứu thị trường, nhưng chưa

Trang 19

đồng bộ, chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng phụ thuộc nhiều vào trunggian, môi giới, kế hoạch sản xuất không ổn định

Tình trạng thiếu sự liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa các nghệ nhân, ngườisản xuất, người quản lý, người tìm kiếm thị trường đang hạn chế sức pháttriển của các làng nghề hiện nay ” Chính sách và hỗ trợ cho các nghệ nhântruyền nghề chưa được giải quyết thoả đáng Vì vậy, đội ngũ nghệ nhân lớptrước còn lại quá ít, lớp thợ trẻ thì vừa thiếu, vừa yếu tay nghề Tình trạng tổchức sản xuất “mạnh ai nấy làm”, tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh làyếu kém lớn của làng nghề hiện nay Ví dụ điển hình cho sự liên kết chặt chẽgiữa những người cùng buôn bán là Trung Quốc: Hiệp hội Hoa thương làmrất tốt việc này Một khách Mỹ mà đến khu phố Tàu để khảo sát giá, càng đinhiều nhà để khảo sát, nhà càng về sau nói giá càng cao, điều kiện càng khó,khiến họ phải quay trở lại hàng đầu tiên Họ liên kết chặt chẽ với nhau, đồnglòng nên khách hàng không ép được giá, có được hợp đồng thì cùng nhau tổchức sản xuất

Với những thuận lợi và thách thức như trên thì việc phát triển bền vững làmột điều cần thiết nhưng cũng không phải dễ dàng.Tuy nhiên đây là một việchết sức quan trọng và là một yêu cầu cấp thiết

Trang 20

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HUYỆN HOÀI ĐỨC

I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC LÀNG NGHỀ HUYỆN HOÀI ĐỨC 1.Điều kiện tự nhiên của huyện

1.1 Vị trí địa lý

- Vị trí: nằm phía Tây thủ đô Hà Nôi, cách trung tâm Hà Nội khoảng 16km(Phía đông giáp huyện Từ Liêm, phía Tây giáp huyện Quốc Oai, giáp huyệnĐan Phượng và Phúc Thọ ở phía bắc, giáp huyện Chương Mỹ, Thanh Oai vàthành phố Hà Đông ở phía nam.Địa bàn huyện có các Quốc lộ, tỉnh lộ chạyqua như đường Láng- Hòa Lạc, Quốc lộ 32 và các đường tỉnh lộ 70,422,423

- Diện tích: Tổng diện tích tự nhiên là 8.246,77 ha chia ra :

1.2 Điều kiện khí hậu

Các điều kiện khí tượng tại khu vực có mối quan hệ chặt chẽ tới sự lan truyền

và khả năng tự chuyển hóa của các chất ô nhiễm phát tán Các yếu tố ảnhhưởng trực tiếp là:

Nhiệt độ và độ ẩm không khí

Trang 21

Nhiệt độ không khí hàng năm khoảng 23,64oC.Tháng có nhiệt độ trungbình thấp nhất là tháng 1 ( nhiệt độ từ 13,2 oC – 17,1 oC ), còn tháng có nhiệt

độ trung bình cao nhất là tháng 7 ( nhiệt độ từ 13,2 oC - 38 oC )

Độ ẩm không khí

Độ ẩm trung bình hàng năm là 85,59%.Độ ẩm trung bình tháng caonhất : 91% ( tháng 3) , thấp nhất 82%( tháng 2 )

Lượng mưa

Mưa phân bố không đồng đều, thường tập trung từ tháng 5 – tháng 10

có lượng mưa lớn và chiếm tới 60%- 70% tổng lượng mưa năm Mưa có tácdụng làm sạch khôn gkhis cũng như pha loãng chất lỏng Do vậy nếu cólượng mưa lớn thì khả năng giảm thiểu ô nhiễm càng tăng.Tại huyện có 2mùa rõ rệt : Mùa mưa (tháng 5- tháng 10), Mùa khô ( tháng 11-tháng 4) Lượng mưa trung bình năm là 1218 mm Lương mưa trung bình caonhất 2099 mm, thấp nhất 1188mm

Gió và hướng gió

Trong năm có 2 mùa chính: Mùa đông có gió hướng Bắc và Đông Bắc

từ tháng 11- tháng 4 năm sau Mùa hè có gió hướng Nam và Đông Nam từthán 4- tháng 10, tốc độ gió trung bình năm khoản 2.0 m/s, tốc độ gió lớn nhất

đo được khoảng 3.2 m/s

2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.1 Tình hình dân số

Tổng số toàn huyện có 42.884 hộ, dân số 180.979 người; mật độ dân số2.200 người/km2; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2008 là 1,35%, tỷ lệ hộnghèo là 4,2% Số người trong độ tuổi lao động là 92.629 người, số lao động

Trang 22

làm việc trong các ngành kinh tế là 87.998 người, số lao động trong khu vựcnhà nước 3300 người.

% Giá trị sản xuât công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tính theo thành phầnkinh tế : khối doanh nghiệp Nhà nước chiếm 3.3 %; khối doanh nghiệp tưnhân chiếm 40,1 %; hộ gia đình chiếm 56,6 % Do quá trình đô thị hóa, côngnghiệp hóa diễn ra nhanh chóng; diện tích sản xuất nông nghiệp cuối năm

2008 giảm còn 4.076,97 ha so với 5.020,84 ha năm 2005, riêng diện tích đấttrồng lúa giảm 1.079,13 ha Trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi chiếm tỷtrọng cao, năm 2008 số lượng gia súc, gia cầm toàn huyện gồm 411 con trâu,

bò 3.703 con, lợn 87.904 con, gia cầm 376.735 con, trong đó có một số xãphát triển chăn nuôi như Cát Quế, Đức Thượng cũng gây ô nhiễm môi trường

2.3 Các hoạt động chính của các làng nghề truyền thống của huyện Hoài Đức

Trang 23

Nằm trong vùng Đồng bằng Châu thổ Sông Hồng về phía đông củathành phố Hà Nội, đã từ lâu, Hoài Đức đã nổi danh với những làng nghềtruyền thống đa dạng và phong phú Hầu hết các xã trong huyện đều có làngnghề truyền thống, trong đó có 11 làng nghề được tỉnh công nhận Đây là điềukiện cơ bản để Hoài Đức phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.Bên cạnh đó, với vi trí địa lý hết sức thuận lợi là nằm trong khu tam giác kinh

tế trọng điểm của khu vực phía bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), lại

có hệ thống đường giao thông thuận tiện nối liền Thủ đô Hà Nội và các tỉnh,thành trong cả nước bằng quốc lộ 6 và quốc lộ 32 và đường cao tốc Láng -Hòa lạc, các tỉnh lộ 70,72,79; đặc biệt, trong thời gian tới, tuyến đường vànhđai 4 của Thủ đô Hà Nội sẽ đi qua 6 xã của huyện Hoài Đức (An Khánh, VânCanh, Di Trạch, Dương Nội, Kim Chung, La phù) sẽ biến Hoài Đức trở thànhđịa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong đó cũng có nhứng đầu tư lớnmạnh cho các làng nghề Huyện Hoài Đức có các làng nghề tiêu biểu vớinhững hoạt động chính như chế biến nông sản ở Minh Khai, Dương Liễu, CátQuế, nghề trạm khắc tượng phật ở Sơn Đồng…

Tại xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây ( nay là Hà Nội ) là xã

có nghề chế biến nông sản phát triển từ lâu đời với quy mô sản xuất nhỏ gắnliền với những sản phẩm quen thuộc của làng nghề như tinh bột sắn, miếndong Đến nay, hệ thống làng nghề ở Minh Khai đã phát triển vượt bậc vớihàng loạt sản phẩm phong phú như mạch nha, bún phở khô, tách vỏ đỗ xanh,các loại bánh kẹo, bim bim

Hoài Đức là huyện có vị trí liền kề với Thủ đô Hà Nội, với nhiều lợi thế

và tiềm năng cho phát triển kinh tế như công nghiệp, thương mại, dịch vụ vàđặc biệt là phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất và chếbiến nông sản Hàng năm, để phục vụ cho nguyên liệu đầu vào cho côngnghiệp xay xát và chế biến gạo, bên cạnh lượng thóc khoảng 30.000-40.000

Trang 24

tấn sản xuất nội tỉnh , các doanh nghiệp chế biến gạo Hoài Đức thu mua thóc

từ các tỉnh phía Nam và một số tỉnh phía Bắc, khoảng 70.000-80.000 tấn/nămnhằm phục vụ hoạt động sản xuất và chế biến Trong tổng lượng thóc100.000-120.000 tấn, Hoài Đức tiêu dùng khoảng 30% để đưa vào chế biếncác sản phẩm từ gạo như mỳ, bún,phở…, 50% đưa vào tiêu dùng đô thị và20% xay xát gạo xuất khẩu theo đơn đặt hàng trực tiếp Chính vì thế là điềukiện để phát triển một làng nghề mới tại 2 xã Đức Giang và Trôi

Còn tại xã Sơn Đồng từ lâu đã nổi tiếng với nghề tạc tượng sơn son thiếpvàng cho các bức tượng phật được đông đảo khách trong và ngoài nước rấtyêu thích

II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ HUYỆN HOÀI ĐỨC

Trong những năm gần đây nhờ đổi mới cơ chế cũng như chinh sách phát

triển được đảng cùng các cấp chính quyền quan tâm giúp đỡ mà bộ mặt củacác làng nghề cũng dần thay đổi ngày một phát triển hơn Thật vậy các làngnghề hiện nay đã có những đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế của huyệncũng như cải thiện đáng kể đời sống của người dân.Có thể kể đến là sự pháttriển của các làng nghề đã tạo được tiếng vang cũng như có đóng góp lớn chohuyện Đó là các làng nghề chế biến nông sản ở Minh Khai, Dương Liễu, CátQuế, là làng nghề chuyên tạc tượng phật ở Sơn Đồng, làng dệt La Phù, haynhư làng chế biến gạo Đức Giang…

Ðến nay, xã Dương Liễu, huyện Hoài Ðức (tỉnh Hà Tây)có hơn 2.650

hộ, thì đã có khoảng 2.000 hộ tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, thương mại dịch vụ (CN, TTCN, TMDV); toàn xã có 25 công ty tráchnhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, trong đó 18 công ty hoạt động trên lĩnhvực sản xuất, chế biến các mặt hàng nông sản thực phẩm với 6.500 lao động,

Trang 25

riêng lao động bên ngoài đến làm thuê thường xuyên dao động từ 300 - 500người

Ngoài các sản phẩm truyền thống của xã như miến dong, bún khô, đỗ xanhbóc tách, mạch nha có mặt ở khá nhiều địa phương trong cả nước và xuấtkhẩu sang một số nước như Lào, Cam-pu-chia, Nga, Trung Quốc; gần đâyxuất hiện các nghề mới như dệt len, dệt chun, thêu và may công nghiệp, làmmàng mỏng

Chỉ nói riêng về các mặt hàng nông sản thực phẩm, hằng năm người dânDương Liễu đã sản xuất, chế biến một khối lượng bao gồm: 60 nghìn tấn bộtsắn, 17 nghìn tấn tinh bột dong, 15 nghìn tấn mạch nha, 4.500 tấn đỗ xanhbóc tách, 4.500 tấn miến dong, 4.000 tấn bánh, kẹo các loại Theo cách tínhtoán của cán bộ xã thì mấy năm trở lại đây, thu nhập từ sản phẩm nông nghiệpgiảm dần, và tỷ trọng CN, TTCN và dịch vụ không ngừng tăng lên

Còn tại xã La Phù, năm 2007, đạt giá trị sản xuất là 598 tỷ đồng Trong

đó, giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN, thương mại dịch vụ làng nghề đạt

567 tỷ đồng chiếm gần 95% cơ cấu kinh tế Làng nghề xã Minh Khai giá trịsản xuất đạt hơn 175,5 tỷ đồng, trong đó, giá trị công nghiệp, TTCN làngnghề và xây dựng đạt 126,5 tỷ đồng, chiếm 80,3% cơ cấu kinh tế

III HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ HUYỆN HOÀI ĐỨC

1 Vấn đề môi trường tại các làng nghề ở nông thôn Việt Nam hiện nay 1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của làng nghề có ảnh hưởng lớn đếnviệc lựa chọn nguồn nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào,khả năng chứa đựng,pháttán, xử lý chất thải và khả năng tiêu thụ hàng hóa hay quy mô phát triển

Trang 26

xưởng sản xuất Không gian chật hẹp là điều kiện lý tưởng cho việc tích lũychất thải và tăng ô nhiễm môi trường làng nghề hiện nay.

1.2 Công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công quy mô nhỏ

Đây vừa là hậu quả chủ yếu, vừa do sự thiếu thông tin, thừa laođộng.Tính đặc thù này một mặt tạo nên những ưu thế có giá trị và không thểphủ nhận cho nghề truyền thống Đó là hàng hóa đa dạng, độc đáo và có bảnsắc văn hóa riêng Tuy nhiên nó cũng là cản trở cho việc chuyển giao tiến bộ

kỹ thuật cải tiến công nghệ và phổ biến những kiến thức, phát minh, lượngsản phẩm thấp và không ổn định, lượng xả thải, phế phẩm nhiều Do đó, làmcho giá thành sản phẩm tăng lên khó cạnh tranh, giảm lãi cũng như gây ônhiễm môi trường

1.3 Thiếu vốn đầu tư

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong tất cả các hoạt động kinh tế hiện nay vàcác làng nghề cũng không nằm ngoài quy luật đó.Sự thiếu thốn nguồn vốncần thiết cho các hoạt động sản xuất đã dẫn tới sự tạm bợ trong đầu tư pháttriển sản xuất, xây dựng nhà xưởng cũng như mua sắm trang thiết bị.Đâycũng chính là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng môitrường ngày càng suy thoái nghiêm trọng ở các làng nghề.Việc không có tiền

để mua các trang thiết bị hiện đại nên các làng nghề buộc phải sản xuất bằngcác trang bị lạc hậu và tạo ra nhiều chất thải ra môi trường hơn.Hơn thế vớiviệc không có kinh phí đầu tư cho các thiết bị xử lý chất thải trong sản xuấtthì tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề ngày càng có xu hướng lan rộng.Hiệnnay vốn sản xuất được huy động từ rất nhiều nguồn khác nhau.Ngoài vốn tự

có, người sản xuất còn có thể vay vốn từ các ngân hàng, vốn ứng trước củabạn hàng…Tuy nhiên nguồn vốn này cũng chỉ mới góp phần đầu tư sản xuất,tạo thêm công ăn việc làm cho người dân chứ chưa đủ để cải tạo cũng nhưxây dựng cơ sở hạ tầng,đầu tư quy hoạch tổng thể.Do vậy, vấn đề quy hoạch

Trang 27

xử lý chất thải chưa được đặt ra và đây cũng là vấn đề bức xúc trong các làngnghề ô nhiễm nặng.

1.4 Phát triển thiếu quy hoạch

Cho đén nay các làng nghề vẫn phát triển một cách tự phát và thiếu quyhoạch, vẫn tồn tại các làng nghề theo kiểu mạnh ai nấy làm và không có sựliên kết chặt chẽ với nhau.Trong từng khâu sản xuất từ đầu vào đến đầu ra vẫn

do từng hộ sản xuất trực tiếp quyết định.Và việc mở rộng sản xuất hay thuhẹp quy mô phải phụ thuộc rất lớn đến khả năng tiêu thụ và sản xuất của các

hộ gia đình.Theo rất nhiều thống kê và quan sát trên hầu hết các địa phương

có nhiều làng nghề thì các cơ sở sản xuất hiện nay đều được xây dựng mộtcách chắp vá và lộn xộn.Các cơ sở sản xuất nằm ở mọi vị trí mà họ có thể đặtđược từ vườn nhà, ngoài xóm đến các địa điểm trồng trọt…họ đều có thể đặtmột cách tùy ý và không có tính toán.Do đó tình trạng các cơ sở sản xuất gâyảnh hưởng đến các địa điểm hoạt động kinh tế hay trồng trọt chăn nuôi khác.Chính vì vậy mà khi các cơ sở đi vào sản xuất và taọ ra chất thải họ sẽ gây ratình trạng phát thải tại nhiều nguồn khác nhau dẫn đến việc phát hiện cũngnhư xử lý chất thải rất khó khăn.Chính vì vậy rất cần có sự phối hợp đồng bộgiữa các cơ sở trong quy hoạch làng nghề tránh giẫm chân nhau và góp phầngiảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường

1.5 Cơ sở hạ tầng thấp kém

Đây là tình trạng chung ở hầu hết các làng nghề trên cả nước.Với việc cáclàng nghề tập trung chủ yếu ở nông thôn thì tình trạng đường xá, cầu cống, hệthống thoát nước yếu kém….là không thể tránh khỏi.Có thể nói chưa có mộtlàng nghề nào ở nước ta có cơ sở hạ tầng đồng bộ và đúng tiêu chuẩn để pháttriển làng nghề.Do vậy mà ảnh hưởng từ việc xả thải ra môi trường sẽ rất lớnnếu các làng nghề không có được một hệ thống cơ sở hạ tầng tối thiểu

Trang 28

1.6 Ý thức người dân chưa cao

Đây là vấn đề rất cần được quan tâm và quan trọng trong việc bảo tồnmôi trường làng nghề.Hiện nay đặc biệt là ở nông thôn tỷ lệ người có trình độhọc vấn phổ thông đã ngày một cao nhưng vẫn còn rất nhiều người không cótrình độ cao.Hơn thế việc học sinh trẻ em bỏ học làm nghề tại các làng nghềvẫn còn phổ biến.Do đó hầu hết người dân đều chưa có ý thức được tầm ảnhhưởng của phát triển làng nghề đối với môi trường

2.Môi trường trong các làng nghề hiện nay

Trong những năm qua, các làng nghề nông thôn đã đóng góp cho xã hội mộtlượng hàng hóa khá phong phú, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhậpcho nông dân tại các làng quê Tuy nhiên, cùng với nhiều mặt tích cực trongviệc cải thiện đời sống người dân nông thôn, thì hầu như không một làngnghề nào không có những điều bức xúc về môi trường

Kết quả khảo sát mới đây nhất của Viện Khoa học và Công nghệ môi trườngthuộc Trường đại học Bách khoa Hà Nội, các chuyên gia đã đưa ra những con

số báo động về hiện trạng môi trường tại các làng nghề: 100% mẫu nước thải

ở các làng nghề có thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép; nước mặt, nướcngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm Ô nhiễm không khí chủ yếu tập trung ở cáclàng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm, sứ, nhựa ước tính tại lượng ônhiễm không khí do đốt than để nung vôi, nung gốm, sứ từ hàng trăm lò thủcông lên tới hàng triệu m3 khí độc hại Ô nhiễm nguồn nước tập trung chủ yếu

ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm như Minh khai,Cát Quế, DươngLiễu Hoài Đức và các làng nghề dệt,

Dân cư làng nghề và cả các xã lân cận đều phải sống chung với khói bụi, hơinóng và khí độc hại từ các làng nghề này Ðiển hình như làng gốm Bát Tràng,làng tái chế Triều Khúc, xã Tân Triều huyện Thanh Trì Môi trường nước và

Trang 29

không khí bị ô nhiễm tại các làng nghề đã tác động không nhỏ sức khỏe ngườilao động Các bệnh nghề nghiệp như đường hô hấp, đau mắt, suy nhược thầnkinh, bệnh ngoài da ngày càng gia tăng.

Theo kết quả khảo sát của Trung tâm tài nguyên nước và môi trường, BộNN&PTNT, hiện trạng môi trường tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ, làngnghề công nghiệp và làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm đều đáng longại Tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ, ô nhiễm không khí do bụi hơi độc,dung môi hữu cơ đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần Tại làng chạmbạc như Đồng Xâm- Thái Bình còn sử dụng axit để rửa bề mặt kim loại nêntrong nước thải có các thành phần độc hại cao, lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ1,5-2 lần Tại làng đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ- Bắc Ninh, hàm lượng bụi vượtquá tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt tại các khâu pha chế gỗ hàm lượng bụi vượt1,5 lần, các khâu khác là 1,3 lần Ô nhiễm tiếng ồn tại các khâu pha gỗ hoạtđộng của máy vượt quá tiêu chuẩn cho phép 1,1-1,2 lần

Hầu hết các chất thải của các làng nghề không qua xử lý mà thải trực tiếp racác mương rãnh ao hồ xung quanh, mùi hôi thối nồng nặc, không khí của các

lò đốt bằng than từ các làng nghề với các khí thải độc, chất thải rắn, rác thảisinh hoạt đổ bừa bãi ra các ao hồ, mương rãnh gần khu sản xuất đã làm chomôi trường khu vực ô nhiễm trầm trọng Tại làng chế biến tinh bột sắn CátQuế, Dương Liễu-Hà Tây, nước thải chế biến bột sắn, phân lợn, rác thải lấpđầy cống rãnh Cứ mỗi trận mưa to là cả làng ngập nước phân rác Làng táichế giấy Phong Khê-Bắc Ninh, xung quanh hàng chục tấn chất thải như giấy,túi nilon, xỉ than không được xử lý vứt bừa bãi ra các khu ruộng làm lúa chết,nước thải đặc sệt cặn lơ lửng đổ ra sông Ngũ Huyện Khê từ 300-350m3 nướcthải mỗi ngày Làng nấu rượu, nuôi lợn Phú Lâm (Bắc Ninh) phân lợn trànlan ra khắp khu đồng phía sau làng làm cho lúa chết, mùi hôi thối rất khóchịu Làng tái chế chì (Chỉ Đạo – Hưng Yên), nấu nhôm, chì (thôn Mãn Xá,

Trang 30

Văn Môn – Bắc Ninh) không khí xung quanh nhiễm độc nặng nhất là chì, bụi,khí và cacbonnic Nồng độ chì trong không khí xung quanh vượt tiêu chuẩncho phép từ 45-87 lần Tại xã Chỉ Đạo – Hưng Yên, các mẫu phân tích chothấy nồng độ chì trong rau muống tại những nơi rửa phế liệu chì cũng rất cao,vượt chuẩn 168-400mg Pb/kg.

3.Vấn đề môi trường tại các làng nghề ở huyện Hoài Đức

Không thể phủ nhận các làng nghề tại Hoài Đức phát triển góp phần đưanền kinh tế của huyện đi lên trong những năm qua một cách rất mạnh mẽ.Không chỉ vậy các làng nghề còn đem lại cho người dân mức sống cũng nhưthu nhập cao hơn và giải quyết được những vấn đề xã hội khác Việc pháttriển làng nghề là yếu tố góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời thúcđẩy quá trình tập trung ruộng đất vốn đang rất manh mún, tạo ra điều kiệnthuận lợi cho phát nông nghiệp và nông thôn bền vững theo hướng sản xuấthàng hoá; rút ngắn dần sự khác biệt và khoảng cách giàu nghèo giữa nôngthôn và thành thị Đồng thời, phát triển làng nghề cũng tạo ra khả năng to lớntrong giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn - vốn đang là mộttrong những vấn đề lớn bức xúc đặt ra hiện nay, nhằm thực hiện chủ trươngxoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, tạo cơ hội cho người dân vươnlên làm giàu ngay tại quê hương mình Đời sống xã hội nông thôn vì thế cũngđược đổi mới và chuyển mình theo hướng hiện đại Huyện Hoài Đức nhờ pháttriển tốt làng nghề nên đã thu hút được một lực lượng lớn lao động dôi dư vàlao động thời vụ, phát huy một cách có hiệu quả nội lực, thế mạnh của mình

và hạn chế được những tệ nạn xã hội đang có xu hướng gia tăng (do di dân ồ

ạt từ nông thôn ra các thành phố và đô thị lớn tìm việc làm)

Cùng với những mặt tích cực, việc phát triển làng nghề ở Hoài Đức cũngđang đặt ra nhiều vấn đề xã hội gay gắt, đặc biệt vấn đề ô nhiễm môi trường ở

Ngày đăng: 20/12/2012, 16:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình vẽ:  Các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và  bảo vệ môi trường trong PTBV. - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững các làng nghề truyền thống tại huyện Hoài Đức,Hà Tây
Hình v ẽ: Các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường trong PTBV (Trang 12)
Bảng 1 ( Biểu lượng nước thải một số làng nghề trên địa bàn huyện Hoài  Đức) - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững các làng nghề truyền thống tại huyện Hoài Đức,Hà Tây
Bảng 1 ( Biểu lượng nước thải một số làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức) (Trang 32)
Bảng 2 Bảng kết quả phân tích chất lượng nước giếng trong vùng: - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững các làng nghề truyền thống tại huyện Hoài Đức,Hà Tây
Bảng 2 Bảng kết quả phân tích chất lượng nước giếng trong vùng: (Trang 33)
Bảng 6 . Tính điểm cho các giải pháp - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững các làng nghề truyền thống tại huyện Hoài Đức,Hà Tây
Bảng 6 Tính điểm cho các giải pháp (Trang 43)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w