0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

thức người dân chưa cao

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC,HÀ TÂY (Trang 28 -31 )

III. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ HUYỆN HOÀI ĐỨC

1. Vấn đề môi trường tại các làng nghề ở nông thôn Việt Nam hiện nay 1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1.6 thức người dân chưa cao

Đây là vấn đề rất cần được quan tâm và quan trọng trong việc bảo tồn môi trường làng nghề.Hiện nay đặc biệt là ở nông thôn tỷ lệ người có trình độ học vấn phổ thông đã ngày một cao nhưng vẫn còn rất nhiều người không có trình độ cao.Hơn thế việc học sinh trẻ em bỏ học làm nghề tại các làng nghề vẫn còn phổ biến.Do đó hầu hết người dân đều chưa có ý thức được tầm ảnh hưởng của phát triển làng nghề đối với môi trường.

2.Môi trường trong các làng nghề hiện nay

Trong những năm qua, các làng nghề nông thôn đã đóng góp cho xã hội một lượng hàng hóa khá phong phú, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nông dân tại các làng quê. Tuy nhiên, cùng với nhiều mặt tích cực trong việc cải thiện đời sống người dân nông thôn, thì hầu như không một làng nghề nào không có những điều bức xúc về môi trường.

Kết quả khảo sát mới đây nhất của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường thuộc Trường đại học Bách khoa Hà Nội, các chuyên gia đã đưa ra những con số báo động về hiện trạng môi trường tại các làng nghề: 100% mẫu nước thải ở các làng nghề có thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép; nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm. Ô nhiễm không khí chủ yếu tập trung ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm, sứ, nhựa... ước tính tại lượng ô nhiễm không khí do đốt than để nung vôi, nung gốm, sứ từ hàng trăm lò thủ công lên tới hàng triệu m3 khí độc hại. Ô nhiễm nguồn nước tập trung chủ yếu ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm như Minh khai,Cát Quế, Dương Liễu Hoài Đức và các làng nghề dệt,

Dân cư làng nghề và cả các xã lân cận đều phải sống chung với khói bụi, hơi nóng và khí độc hại từ các làng nghề này. Ðiển hình như làng gốm Bát Tràng, làng tái chế Triều Khúc, xã Tân Triều huyện Thanh Trì... Môi trường nước và

không khí bị ô nhiễm tại các làng nghề đã tác động không nhỏ sức khỏe người lao động. Các bệnh nghề nghiệp như đường hô hấp, đau mắt, suy nhược thần kinh, bệnh ngoài da... ngày càng gia tăng.

Theo kết quả khảo sát của Trung tâm tài nguyên nước và môi trường, Bộ NN&PTNT, hiện trạng môi trường tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ, làng nghề công nghiệp và làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm đều đáng lo ngại. Tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ, ô nhiễm không khí do bụi hơi độc, dung môi hữu cơ đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Tại làng chạm bạc như Đồng Xâm- Thái Bình còn sử dụng axit để rửa bề mặt kim loại nên trong nước thải có các thành phần độc hại cao, lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,5-2 lần. Tại làng đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ- Bắc Ninh, hàm lượng bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt tại các khâu pha chế gỗ hàm lượng bụi vượt 1,5 lần, các khâu khác là 1,3 lần. Ô nhiễm tiếng ồn tại các khâu pha gỗ hoạt động của máy vượt quá tiêu chuẩn cho phép 1,1-1,2 lần.

Hầu hết các chất thải của các làng nghề không qua xử lý mà thải trực tiếp ra các mương rãnh ao hồ xung quanh, mùi hôi thối nồng nặc, không khí của các lò đốt bằng than từ các làng nghề với các khí thải độc, chất thải rắn, rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ra các ao hồ, mương rãnh gần khu sản xuất đã làm cho môi trường khu vực ô nhiễm trầm trọng. Tại làng chế biến tinh bột sắn Cát Quế, Dương Liễu-Hà Tây, nước thải chế biến bột sắn, phân lợn, rác thải lấp đầy cống rãnh. Cứ mỗi trận mưa to là cả làng ngập nước phân rác. Làng tái chế giấy Phong Khê-Bắc Ninh, xung quanh hàng chục tấn chất thải như giấy, túi nilon, xỉ than không được xử lý vứt bừa bãi ra các khu ruộng làm lúa chết, nước thải đặc sệt cặn lơ lửng đổ ra sông Ngũ Huyện Khê từ 300-350m3 nước thải mỗi ngày. Làng nấu rượu, nuôi lợn Phú Lâm (Bắc Ninh) phân lợn tràn lan ra khắp khu đồng phía sau làng làm cho lúa chết, mùi hôi thối rất khó chịu. Làng tái chế chì (Chỉ Đạo – Hưng Yên), nấu nhôm, chì (thôn Mãn Xá,

Văn Môn – Bắc Ninh) không khí xung quanh nhiễm độc nặng nhất là chì, bụi, khí và cacbonnic. Nồng độ chì trong không khí xung quanh vượt tiêu chuẩn cho phép từ 45-87 lần. Tại xã Chỉ Đạo – Hưng Yên, các mẫu phân tích cho thấy nồng độ chì trong rau muống tại những nơi rửa phế liệu chì cũng rất cao, vượt chuẩn 168-400mg Pb/kg.

3.Vấn đề môi trường tại các làng nghề ở huyện Hoài Đức

Không thể phủ nhận các làng nghề tại Hoài Đức phát triển góp phần đưa nền kinh tế của huyện đi lên trong những năm qua một cách rất mạnh mẽ. Không chỉ vậy các làng nghề còn đem lại cho người dân mức sống cũng như thu nhập cao hơn và giải quyết được những vấn đề xã hội khác. Việc phát triển làng nghề là yếu tố góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất vốn đang rất manh mún, tạo ra điều kiện thuận lợi cho phát nông nghiệp và nông thôn bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá; rút ngắn dần sự khác biệt và khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị. Đồng thời, phát triển làng nghề cũng tạo ra khả năng to lớn trong giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn - vốn đang là một trong những vấn đề lớn bức xúc đặt ra hiện nay, nhằm thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, tạo cơ hội cho người dân vươn lên làm giàu ngay tại quê hương mình. Đời sống xã hội nông thôn vì thế cũng được đổi mới và chuyển mình theo hướng hiện đại. Huyện Hoài Đức nhờ phát triển tốt làng nghề nên đã thu hút được một lực lượng lớn lao động dôi dư và lao động thời vụ, phát huy một cách có hiệu quả nội lực, thế mạnh của mình và hạn chế được những tệ nạn xã hội đang có xu hướng gia tăng (do di dân ồ ạt từ nông thôn ra các thành phố và đô thị lớn tìm việc làm).

Cùng với những mặt tích cực, việc phát triển làng nghề ở Hoài Đức cũng đang đặt ra nhiều vấn đề xã hội gay gắt, đặc biệt vấn đề ô nhiễm môi trường ở

nhiều nơi đã đến mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ cộng đồng. Với các làng nghề đã và đang phát triển như hiện nay ở Hoài Đức đã làm cho môi trường nước, không khí, chất thải rắn,… tại các làng nghề ngày càng trở nên nguy hại.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC,HÀ TÂY (Trang 28 -31 )

×