0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ GẮN KẾT GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC,HÀ TÂY (Trang 35 -40 )

TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC

Biết rằng hiện trạng ô nhiễm ở các làng nghề ở Hoài Đức hiện nay vẫn ở mức độ nặng nề tuy nhiên không thể phủ nhận các cấp, ban nghành ở huyên cũng như địa phương đã có những cố gắng nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng của nó.Trong những năm gần đây thì huyện cũng đã có những biện pháp rất cụ thể để hạn chế cũng như cải tạo môi trường ở những làng nghề trên.Điển hình là việc các ban ngành lãnh đạo của tỉnh đã có các văn bản chỉ đạo việc bảo vệ môi trường như sau:

- Ngày 30/10/1998, UBND huyện đã ban hành quyết định số 311/1998/ QĐ-UB ban hành quy định tạm thời bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Hoài Đức, ngày 18/11/1998, ban hành kế hoạch số 21 KH/UB tổ chức thực hiện quy định tạm thời bảo vệ môi trường.

- Đến mới đây nhát là ngày 06/03/2009, Huyện ủy Hoài Đức ban hành kế hoạch số 13-KH/HU về việc tiếp tục tổ chức quán triệt, thực hiện chỉ thị số 29-/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư Trung ương về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ chính trị (khóa IX) “ Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.Đồng thời UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn bố trí các địa điểm thu gom chất thải rắn, thành lập các tổ chức thu gom chát thải sinh hoạt.

Cuối năm 2006, UBNd huyện đã tổ chức tập huấn Luật bảo vệ môi trường và các văn bản .

Huyện đã quy hoạch 05 điểm công nghiệp Kim Chung, Dương Liễu, Minh Khai, Sơn Đồng,Đông La diện tích khoảng 90,5 ha. Việc phát triển các cụm điểm công nghiệp nhằm chuyển sản xuất từ làng nghề vào các khu sản xuất tập trung để hạn chế ô nhiễm do các làng nghề gây ra.

Tại các làng nghề từ năm 1995 UBND huyện đã đầu tư xây dựng xưởng chế biến phân hữu cơ vi sinh để xử lý chất thải làng nghề tại xã Dương Liễu,

công suất 5000 tấn/năm. Năm 2000, xây dựng trạm xử lý nước thải tại xã Minh Khai.

Tại xã Minh Khai với việc thử nghiệm mô hình "Xử lý chất thải, nước thải trong chăn nuôi và làng nghề ":

Đặc thù quy trình sản xuất của làng nghề phải sử dụng rất nhiều nước để tẩy rửa nguyên liệu và chế biến hàng hoá, ước tính bình quân 1 hộ sản xuất tinh bột phải xả ra 5m3 nước/ngày. Theo tính toán sơ bộ trong thời điểm mùa vụ một ngày lượng nước thải ra hệ thống cống rãnh khoảng 3000m3...Trước thực trạng đó, Trung tâm Môi trường Nông thôn (Hội NDVN) đã phối hợp với Hội ND tỉnh và chính quyền địa phương xây dựng mô hình điểm về “Xử lý chất thải, nước thải trong chăn nuôi và làng nghề”. Qua đó tập trung xây dựng hệ thống rãnh thoát nước thải dài 400m (với chiều sâu 60 cm, thông thuỷ 40 cm, tường11,22 cm, đổ 400 nắp đậy cốt thép bê tông...) chạy dọc theo đường của xóm Rừng Mới, thôn Minh Hiệp (Minh Khai) để dẫn nước thải ra mương nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và môi trường sống của bà con nơi đây. Nhờ có mô hình này xã Minh Khai đã bước đầu có được những thành tựu: Trước đây, 150 hộ dân trong thôn luôn phải sống chung với cảnh ô nhiễm. Các tuyến máng nước thải chưa được xây dựng nên tình trạng ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng, đặc biệt là đoạn máng phía Đông của xóm bởi ảnh hưởng của nguồn nước thải làng nghề (95% số hộ làm nghề chế biến nông sản). Qua thời gian, nước thải đã lắng đọng thành nhiều tầng, nhiều lớp gây ách tắc, ứ đọng tại các dòng chảy.. nhưng hiện nay những điều đó đã được khắc phục rất lớn .

Đã có rất nhiều những chủ trương cũng như chính sách của huyện được đề ra để có thể cải tạo môi trường tại các làng nghề. Bên cạnh đó UBND huyện cũng bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường trên địa bàn huyện dặc biệt tại các làng nghề ngày một tăng:

- Năm 2006, kinh phí sự nghiệp môi trường là 30 triệu đồng sử dụng vào việc tuyên truyền, vận động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường…

- Năm 2007 kinh phí sự nghiệp môi trường là 700 triệu đồng cho việc mua sắm trang thiết bị, dụng cụ thu gom rác

- Năm 2008, kinh phí sự nghiệp môi trường là 3,2 tỷ đồng ( đã sử dụng 56 triệu cho việc thau rửa kênh T2)

- Đến năm 2009, kinh phí sự nghiệp môi trường ngân sách huyện tiếp tục bố trí là 3,2 tỷ đồng, cùng với ngân sách thành phố hỗ trợ 1,5 tỷ đồng. Dự kiến sẽ sử dụng vào công tác quy hoạch môi trường, quan trắc hiện trạng môi trường, hỗ trợ một số xã nâng cấp bãi đổ rác đặc biệt tại các làng nghề nông sản…

Những chủ trương chính sách trên đã cho thấy được các cấp chính quyền của huyện Hoài Đức ngày một quan tâm lớn đến môi trường trên địa bàn huyện cũng như tại các làng nghề. Nó cho ta thấy sư gắn kết giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở các làng nghề Hoài Đức hiện nay ngày càng được chú trọng và quan tâm mạnh hơn.

2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân2.1 Hạn chế 2.1 Hạn chế

Tuy có những chủ trương và chính sách nhằm gắn kết phát triển kinh tế gắn liền với bảo tồn làng nghề nhưng kết quả cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế. Các chủ trương chính sách của huyện tuy rất đúng đắn nhưng khi đi vào thực tế lại chưa thực hiện được như yêu cầu đặt ra.Các làng nghề vẫn chỉ chăm lo sản xuất phát triển kinh tế mà không thực sự quan tâm đến môi trường.

Tình trạng ô nhiễm môi trường về nước do các hoạt động sản xuất chế biến của các làng nghề gây ra vẫn chưa được giải quyết, đặc biệt ở những làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế và làng nghề

dệt La Phù. Không chỉ vậy tình trạng ô nhiễm tại một số làng nghề khác cũng tăng như bún Cao Hạ - Đức Giang .

Việc triển khai công tác quy hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của huyện còn chậm.

2.2 Nguyên nhân

- Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, bất cập, nhận thức của một bộ phạn cán bộ , nhân dân và doanh nghiệp sản xuất chưa cao, công tác quản lý bảo vệ môi trường của chính quyền một số cơ sở làng nghề còn hạn chế, thậm chí có nơi còn buông lỏng, dẫn đến tình trạng môi trường ô nhiễm ít được cải thiện. - Trong quá trình cây dựng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đặc

biệt là các làng nghề một số cơ sở chưa thực sự quan tâm

- Hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải làng nghề chưa được đầu tư kỹ càng, các thiết bị cũng như máy móc cũ kỹ lạc hậu.

- Công tác thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất còn hạn chế, xử lý vi phạm còn chưa kiên quyết.

- Người dân tại các làng nghề còn nhiều hộ trong tình trạng khó khăn do đó họ chưa thực sự quan tâm đến môi trường mà chỉ chú trọng vào sản xuất và làm kinh tế.

- Kinh phí đầu tư cho bảo vệ môi trường để xử lý các nguồn ô nhiễm làng nghề ở Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, La Phù… có xu hướng ngày một tăng nhưng chưa đủ để có thể xử lý được triệt để. Đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên trách bảo vệ môi trường còn thiếu và yếu, hiện nay còn chưa có biên chế công chức làm công tác môi trường.

CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ HOÀI ĐỨC CÁC LÀNG NGHỀ HOÀI ĐỨC


Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC,HÀ TÂY (Trang 35 -40 )

×