0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GẮN LIỀN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC,HÀ TÂY (Trang 41 -46 )

làng nghề hiện nay cũng được đưa ra và cũng rất được tán thành . Hầu như những người dân xã Minh Khai, Cát Quế, Dương Liếu… đều ý thức được rằng môi trường sống xung quanh họ ngày càng bị ô nhiễm nặng nề và ai cũng biết nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm đó là do đâu. Nhưng vì cuộc sống ( Theo như nhiều người dân đã bày tỏ) thì họ vẫn phải làm nghề mà không ( không muốn ) quan tâm đến ảnh hưởng đến môi trường như thế nào.Người sản xuất ở các làng nghề muốn môi trường của mình sạch sẽ nhưng cũng muốn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ làng nghề song họ không muốn phải tốn chi phí cho việc vận chuyển, chôn lấp, xử lý chất thải.Do đó họ vẫn đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu và kết quả là họ biết ô nhiễm nhưng vẫn làm mà không có các biện pháp cải thiện môi trường. Đối với các ban ngành tại địa phương làng nghề thì vấn đề môi trường cũng luôn là một điều nhức nhối từ rất lâu mà chưa có biện pháp giải quyết hoặc có thì cũng không mang lại nhiều hiệu quả.

Chính vì những quan điểm trên mà rất cần những biện pháp có thể gắn phát triển kinh tế làng nghề mà vẫn đảm bảo môi trường là một yêu cầu rất cấp thiết.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GẮN LIỀN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Định hướng giải quyết vấn để môi trường

Các vấn đề ô nhiễm môi trường của các làng nghề không phải là mới nhưng hiện nay huyện Hoài Đức nói riêng và nước ta nói chung vẫn chưa có những

định hướng cụ thể và thật sự có hiệu quả. Huyện đã đưa ra 6 định hướng cơ bản để giải quyết vấn đề môi trường như sau:

1. Quy hoạch thành khu công nghiệp 2. Áp dụng công nghệ xử lý chất thải 3. Thay thế công nghệ

4. Giáo dục ý thức môi trường 5. Thành lập quỹ môi trường

6. Thành lập nhóm làm vệ sinh môi trường

Để có những bước đi quan trọng trong các giải pháp môi trường một cách đúng đắn cần có cái nhìn thực tế về hoàn cảnh các làng nghề đồng thời tham khảo những ý kiến đóng góp của người dân, những người trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất tại các làng nghề.Tham gia tìm hiểu các ý kiến người dân là một việc làm rất đúng đắn nhằm mang lại các kết quả tốt nhất khi đem áp dụng các biện pháp giải quyết vấn đề môi trường.

Tại làng nghề Minh Khai về điều tra 50 hộ gia đình làm nghề để tìm hiểu về nguyện vọng của người dân về những định hướng cho môi trường thông qua 6 định hướng cơ bản trên bằng phương pháp điều tra tính điểm ta có bảng:

Bảng 05 ( Kết quả trả lời của các chủ xưởng về giải pháp môi trường)

1 2 3 4 5 6

Quy hoạch thành khu công nghiệp

Thay thế công nghệ 5 12 8 11 7 7 Giáo dục ý thức môi trường 2 5 6 15 13 10 Thành lập quỹ môi trường 1 6 10 9 10 14 Áp dụng công nghệ xử lý chất thải 12 15 16 3 2 2 Thành lập nhóm làm vệ

sinh môi trường 4 8 2 10 8 18

( Nguồn: Do điều tra phỏng vấn các chủ xưởng )

Để đánh giá định hướng của các chủ xưởng sản xuất về 6 giải pháp trên, ta sử dụng phương pháp cho điểm như sau:

1. Đối với giải pháp được đánh giá quan trọng thứ 1(a) ta cho 6 điểm 2. Đối với giải pháp được đánh giá quan trọng thứ 2(b) ta cho 5 điểm 3. Đối với giải pháp được đánh giá quan trọng thứ 3( c) ta cho 4 điểm 4. Đối với giải pháp được đánh giá quan trọng thứ 4 (d) ta cho 3 điểm 5. Đối với giải pháp được đánh giá quan trọng thứ 5(e) ta cho 2 điểm 6. Đối với giải pháp được đánh giá quan trọng thứ 6 (f) ta cho 1 điểm Sau đó ta lập bảng tính điểm cho các phương pháp trên và xét xu hướng lưạ chọn các giải pháp cho môi trường làng nghề

Mức quan trọng Giải pháp Điểm A B c d e f 6 5 4 3 2 1 Tổng Điểm Quy hoạch thành khu

công nghiệp 30 6 5 4 3 2 250 Thay thế công nghệ 5 12 8 11 7 7 176 Giáo dục ý thức môi trường 2 5 6 15 13 10 147 Thành lập quỹ môi trường 1 6 10 9 10 14 137 Áp dụng công nghệ xử lý chất thải 12 15 16 3 2 2 226 Thành lập nhóm làm vệ

sinh môi trường 4 8 2 10 8 18 136

Theo kết quả ở bảng trên cho ta thấy định hướng lựa chọn giải pháp như sau ( thứ tự giảm dần từ 1-6):

1. Quy hoạch thành khu công nghiệp (250 điểm) 2. Áp dụng công nghệ xử lý chất thải (226 điểm) 3. Thay thế công nghệ (176 điểm)

5. Thành lập quỹ môi trường (137 điểm)

6. Thành lập nhóm làm vệ sinh môi trường (136 điểm)

Như vậy giải pháp mà mà người dân cho là quan trọng nhất là Quy hoạch thành khu công nghiệp và họ cho rằng Thành lập nhóm làm vệ sinh môi trường là không thực sự cần thiết

2. Định hướng phát triển làng nghề gắn liền với bảo vệ môi trường2.1 Căn cứ vào vấn đề quy hoạch 2.1 Căn cứ vào vấn đề quy hoạch

Các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức phát triển nhưng hiện nay vẫn chủ yếu là do tự phát từ các hộ gia đình chứ chưa có một quy hoạch nào của các cấp chính quyền. Do đó nó có sự không hợp lý và thiếu khoa học. Việc sản xuất được thực hiện ngay trong nhà dân, có nhiều nhà sản xuất ngay gần trường học, trạm xá, nhà trẻ vừa gây ô nhiễm vừa ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân cũng như không đảm bảo chất lượng giáo dục , y tế. Chính vì thế vấn đề quy hoạch là một vấn đề rất quan trọng và cần được đưa lên hang đầu bởi có quy hoạch được tốt thì khả năng sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, môi trường cũng sẽ được nâng cao.Sản xuất tập trung với những kiến trúc mới hiện đại và tiên tiến sẽ tạo đà rất lớn cho phát triển các làng nghè tại Hoài Đức.Và đây là một định hướng không thể thiếu và cực kỳ quan trọng trong thời điểm hiện nay.

2.2 Về công nghệ

Đây là vấn đề muôn thủa tại tất cả các làng nghề Việt Nam. Vẫn biết công nghệ là một thành tố không thể thiếu trong việc nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng cũng như giảm giá thành đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Nhưng hiện nay hầu như tất cả các làng nghề ở nước ta nói chung và huyện Hoài Đức nói riêng đây là một vấn đề rất quan trọng nhưng khó thực

hiện. Bởi người sản xuất tại làng nghề thì thiếu rất nhiều vốn. Do đó đây cũng chỉ là một định hướng quan trọng và cần thiết nhưng thực hiện được vô cùng khó khăn và cần một thời gian dài.

2.3 Pháp lý về bảo vệ môi trường hiện hành.

Bảo vệ môi trường là một điều cần biết và cần được tuyên truyền rộng rãi. Tuy nhiên không phải cứ nói mồm không mà các cơ sỏ sản xuất sẽ làm theo vì họ vẫn chỉ luôn quan tâm đến lợi ích hàng đầu. Do đó ta phải cần định hướng họ tuân theo những pháp lý hiện hành và làng nghề nào không làm đúng cần phải có biện pháp cứng rắn.

Căn cứ vào Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường : Bảo vệ môi trường là sự nghiệp toàn dân, tổ chức cá nhân nào cũng phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường thi hành pháp luật bảo vệ môi trường

Căn cứ vào Điều 16 Luật Bảo vệ môi trường : Tổ chức cá nhân trong sản xuất kinh doanh và các hoạt động sản xuất khác phải thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, phải có thiết bị kỹ thuật để xử lý chất thải, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, phòng chống suy thoái.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC,HÀ TÂY (Trang 41 -46 )

×