IV)Câu hỏi tình huống

Một phần của tài liệu VAS 6:THUÊ TÀI SẢN pot (Trang 33 - 41)

- Từ một năm trở xuống Trên 1 năm đến 5 năm

IV)Câu hỏi tình huống

Câu1:Tại sao bên thuê phải tính chi phí khấu hao vào mỗi kỳ mặc dù bên thuê chỉ được chuyển giao quyền sử dụng?

Câu2:Thuê văn phòng làm việc 5 năm là thuê tài chính hay thuê hoạt động?

Câu3: Phân biệt sự khác nhau giữa thuê hoạt động và thuê tài chính?

IV) Câu hỏi tình huống

 Trả lời:

Câu 1: Theo chuẩn mực chung, đoạn 23: Tài sản của doanh

nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, như tài sản thuê tài chính =>tài sản đi thuê vẫn được phân loại thành tài sản của bên thuê nên bên thuê vẫn tính chi phi khấu hao.

IV)Câu hỏi tình huống

Câu 2: Thuê văn phòng làm việc (5 năm) là thuê hoạt động, vì thời gian thuê tài sản tương đối ngắn so với thời gian sử dụng hữu ích của nó và không có sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê. (Theo đoạn 9a –

IV)Câu hỏi tình huống

Câu 3:- Thuê hoạt động: Một hợp đồng thuê tài sản là thuê hoạt

động nếu như phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản hầu như không được chuyển giao từ bên cho thuê sang bên thuê. Bên thuê chỉ sử dụng tài sản thuê trong một thời gian ngắn so với thời gian sử dụng kinh tế của tài sản. Chi phí thuê thường bao gồm phần hao mòn tài sản, chi phí bảo dưỡng và mức lợi nhuận mong muốn của bên cho thuê. Hợp đồng

thuê hoạt động thường linh hoạt đối với bên thuê, nhưng chi phí thuê thường cao vì bên cho thuê chịu nhiều rủi ro đối với sự lạc hậu và giảm giá của tài sản.

IV)Câu hỏi tình huống

Câu 3: (tiếp)

-Thuê tài chính:Một hợp đồng thuê tài sản là thuê tài chính nếu như phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản được chuyển giao cho bên thuê. Thông thường, quyền sở hữu tài sản được chuyển giao vào cuối thời hạn thuê hoặc hợp

đồng thuê có qui định bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản; thời gian thuê thường chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản. Thông thường một hoạt động thuê tài chính được bắt đầu khi người đi thuê lựa chọn tài sản và thoả thuận giá cả, sau đó sẽ thương lượng với một công ty cho thuê tài

chính. Công ty cho thuê tài chính với tư cách là người cho thuê sẽ mua tài sản và chuyển thẳng đến bên thuê.

IV)Câu hỏi tình huống

Câu 4: Lợi ích có thể mang lại từ việc thuê tài sản:

Đối với bên thuê: khi mua một tài sản, người sử dụng phải đối đầu với rủi ro do sự lạc hậu của tài sản. Thuê là một cách để giảm hoặc tránh rủi ro này, bên cho thuê (chủ sở hữu tài sản) sẽ phải gánh chịu rủi ro về sự lạc hậu của tài sản. Với các hợp đồng thuê tài sản huỷ ngang, bên thuê có thể thay đổi tài sản một cách dễ dàng hơn so với việc sở hữu tài sản. Bên thuê cũng được hưởng một khoản lợi từ thuế so với việc vay để mua hoặc mua trả chậm, vì chi phí thuê (gồm khấu hao và lãi) được tính toàn bộ vào chi phí trước khi xác định lợi nhuận chịu thuế, vì vậy chi phí thực tế mà bên thuê chịu là chi phí thuê sau khi khấu trừ phần giảm thuế.

Trong khi đó, nếu đi vay để mua hoặc mua trả chậm, thuế chỉ được tính giảm trên chi phí lãi, phần nợ gốc không được khấu trừ thuế. Ngoài ra, khi thuê tài sản, bên thuê sẽ có được tài sản sử dụng trong điều kiện hạn hẹp về ngân quỹ, không có tiền để mua tài sản hoặc không có vốn đối ứng cho các hợp đồng vay để mua tài sản; Hoặc khi công ty có tài sản cố định nhưng thiếu tiền để mua nguyên vật liệu, thanh toán lương, … thì cũng có thể thực hiện giao dịch “Bán rồi thuê lại”.

IV)Câu hỏi tình huống

Đối với bên cho thuê: trong suốt thời hạn cho thuê, bên cho

thuê vẫn có quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản, do đó bên cho thuê có quyền lấy lại tài sản nếu xét thấy bên thuê có biểu hiện vi phạm hợp đồng. Mặt khác, trong trường hợp bên thuê lâm vào tình trạng phá sản thì tài sản thuê vẫn không bị phát mãi mà vẫn bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp của bên cho thuê đối với tài sản này

Bài1: Có tài liệu liên quan đến TSCĐ thuê tài chính ở một doanh nghiệp như sau:

1. Thuê tài chính 1 TSCĐ trong 5 năm để dùng vào bán hàng với tổng giá thuê là 500 triệu, số nợ phải trả kì này là 100 tr

2. Định kỳ khấu hao TSCĐ vào chi phí bán hàng 20tr

3. Sau 5 năm theo hợp đồng thuê tài chính doanh nghiệp mua lại TS nếu trả thêm cho bên cho thuê 80 tr, DN trả bằng tiền mặt Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ phát sinh

1. Nợ 212: 500 tr 2. Nợ 641: 20 tr Có 315: 100tr Có 214: 20 tr

Một phần của tài liệu VAS 6:THUÊ TÀI SẢN pot (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(47 trang)