MỤC LỤC
Trên cơ sở của định nghĩa này,cả hai vấn đề công bằng giữa các thế hệ và sự công bằng trong cùng một thế hện phải được thỏa mãn trước khi bất cứ một xã hội nào có thể đạt được mục tiêu bền vững.Phát triển kinh tế và xã hội phải được thực hiện sao chốc thể tối thiểu hóa được các ảnh hưởng của hoạt động kinh tế (đối với tài nguyên tự nhiên và khả năng hấp thụ hóa giải chất thải) bất cứ khi nào mà chi phí do các thế hệ sau phải gánh chịu.Nếu các goạt động thiết yếu hiện tại lại tạo ra các chi phí phải gánh chịu cho tương lai ( ví dụ như khai thác khoáng sản không tái sinh ) thì người ta phải trả toàn bộ các khoản bồi thường. Nhìn chung các công trình nghiên cứu này có một điểm chung là thao tác hoá khái niệm phát triển bền vững theo Brundtland, tuy nhiên cần nói thêm rằng những thao tác này còn mang tính liệt kê, tính thích ứng của các chỉ báo với thực tế Việt Nam, cụ thể là ở cấp độ địa phương, vùng, miền, hay các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội vẫn chưa được làm rừ.
Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó nhấn mạnh chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề bao gồm: bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề gắn với du lịch, phát triển làng nghề mới, phong tặng nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân, thương hiệu làng nghề thủ công nổi tiếng cho những đơn vị, cá nhân có công bảo tồn, phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, ngành nghề mới ở nông thôn nước ta. Trong đề án “ Nghiên cứu khả thi phát triển du lịch gắn với sản xuất tiểu thủ công nghiệp dọc hành lang Đông-Tây”, của Tổng Cục du lịch, 9 làng nghề quanh Hà Nội ( gốm Bát Tràng, tranh Đông Hồ, sơn mài Chuyên Mỹ, mây tre đan Phú Vinh, lụa Vạn Phúc, trầm nón lá Chương, điêu khắc đá Ninh Vân, thêu Ninh Hải, khắc gỗ Đồng Giao) đã được khảo sát và đánh giá tiềm năng xây dựng các sản phẩm du lịch làng nghề phù hợp với nhu cầu của các thị trường du lịch tiềm năng, đặc biệt là thị trường du lịch Nhật Bản.
Qua việc quan sát cũng như phỏng vấn các gia đình làm nghề và sản xuất tại xã Minh Khai đều thấy họ có chung một nhận xét rằng đây không phải là một công việc nhàn hạ, dễ dàng và không muốn nói rằng đây là một việc vô cùng vất vả. Không chỉ người dân tán thành việc nên tiếp tục có chính sách nhằm nâng cao chất lượng và phát triển làng nghề mà các cấp chính quyền cũng nhận thấy đây là một hướng đi vô cùng càn thiết cho địa phương của mình trong thời kỳ hiện nay. Nhưng vì cuộc sống ( Theo như nhiều người dân đã bày tỏ) thì họ vẫn phải làm nghề mà không ( không muốn ) quan tâm đến ảnh hưởng đến môi trường như thế nào.Người sản xuất ở các làng nghề muốn môi trường của mình sạch sẽ nhưng cũng muốn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ làng nghề song họ không muốn phải tốn chi phí cho việc vận chuyển, chôn lấp, xử lý chất thải.Do đó họ vẫn đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu và kết quả là họ biết ô nhiễm nhưng vẫn làm mà không có các biện pháp cải thiện môi trường.
Để có những bước đi quan trọng trong các giải pháp môi trường một cách đúng đắn cần có cái nhìn thực tế về hoàn cảnh các làng nghề đồng thời tham khảo những ý kiến đóng góp của người dân, những người trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất tại các làng nghề.Tham gia tìm hiểu các ý kiến người dân là một việc làm rất đúng đắn nhằm mang lại các kết quả tốt nhất khi đem áp dụng các biện pháp giải quyết vấn đề môi trường. Chính vì thế vấn đề quy hoạch là một vấn đề rất quan trọng và cần được đưa lên hang đầu bởi có quy hoạch được tốt thì khả năng sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, môi trường cũng sẽ được nâng cao.Sản xuất tập trung với những kiến trúc mới hiện đại và tiên tiến sẽ tạo đà rất lớn cho phát triển các làng nghè tại Hoài Đức.Và đây là một định hướng không thể thiếu và cực kỳ quan trọng trong thời điểm hiện nay. • Căn cứ vào Điều 16 Luật Bảo vệ môi trường : Tổ chức cá nhân trong sản xuất kinh doanh và các hoạt động sản xuất khác phải thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, phải có thiết bị kỹ thuật để xử lý chất thải, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, phòng chống suy thoái.
Rất cần thiết phải có một giải pháp công nghệ cho các làng nghề hiện nay.Khi mà các máy móc sản xuất của các làng nghề đã quá cũ kỹ, lạc hậu thì sản phẩm làm ra chất lượng kém hơn mà chất thải phát sinh cũng sẽ nhiều hơn là việc không thể tránh khỏi.Nên có các chương trình hỗ trợ cho người sản xuất có thể tiếp cận được với các trang thiết bị máy móc hiện đại và tiên tiến.Đơn cử như làng nghề đồ gỗ Sơn Đồng hầu như 80% công đoạn sản phẩm là sử dụng đôi bàn tay của con người và không thể thay thế bằng máy móc,công nghệ được.Nhưng họ vẫn phải mua các máy móc ,công nghệ hiện đại vì vẫn còn đó những công đoạn mà cần phải có máy móc hiện đại như việc xẻ gỗ, cắt, ép…Và nhờ có các công nghệ hiện đại này thì năng suất làm việc tăng lên rất nhiều.Về công nghệ và thiết bị sản xuất, việc quan trọng cần giải quyết kịp thời là thay thế các thiết bị cũ kỹ, áp dụng công nghệ mới ít chất thải, hạn chế tiếng ồn và rung, sử dụng các công nghệ có khả năng giảm thiểu các chất độc hại. Không phải hộ gia đình nào cũng có thể vay vốn ngân hàng dễ dàng… Do đó cần những giải pháp như : Mở rộng thị trường dịch vụ tín dụng trong các xã để các hộ gia đình có khả năng vay vốn sản xuất.Có thể giảm bớt được các thủ tục rườm rà, phức tạp để tạo điều kiện cho người dân vay vốn được dễ dàng.Có thể có mức lãi suất ưu đãi cho các làng nghề hay tăng thời gian trả nợ cho người dân làm nghề .Tìm kiếm được các nguồn đầu tư cho bảo vệ môi trường,các tổ chức quốc tế,phi chính phủ.…Bên cạnh các chính sách về cho vay vốn và thuế ưu đãi thì các chính sách về thương mại cũng rất cần thiết đối với các làng nghề hiện nay.Khi mà sản phẩm sản xuất ngày càng nhiều nhưng không tiêu thụ được thì cũng không có ích lợi gì mà cần có các chương trình kích thích tiêu dùng sản phẩm làng nghề truyền thống. Các làng nghề cũng không phải ngoại lệ, việc có những định hướng mới không chỉ giúp làm cho các làng nghề phát triển mạnh mẽ hơn mà còn góp phần bảo vệ môi trường.Trong đó các làng nghề huyện Hoài Đức cũng đã bước đầu có những thay đổi lớn phù hợp với xu thế phát triển hiện tại.Hiện nay các làng nghề của huyện đã có sự đầu tư hợp lý cho các thiết bị, công nghệ tiên tiến cùng sự quan tâm của các cấp chính quyền đã bước đầu giúp cỏc làng nghề phỏt triển lớn mạnh và cú định hướng rừ ràng hơn.Tuy nhiờn các làng nghề cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển của mình đó là những yếu tố về vốn, công nghệ, chính sách… và nó đòi hỏi cần được sự quan tâm lớn hơn của chính quyền các cấp cũng như các tổ chức, doanh nghiệp đến thành phần kinh tế đặc biệt này.Song song với quá trình phát triển của các làng nghề chính là vấn đề ô nhiễm môi trường.Với đăc thù của các làng nghề huyện Hoài Đức là có nhiều làng nghề chế biến nông sản nên khả năng gây ô nhiễm môi trường là rất cao.Và thực tế đã cho ta thấy ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động tại một số làng nghề như Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế…Tuy cũng có các biện pháp giảm thiểu và cải thiện điều kiện môi trường nhưng thực tế là các biện pháp đấy chỉ giảm thiểu một phần nhỏ ô nhiễm các làng nghề tạo ra.