1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững các làng nghề truyền thống tại huyện Hoài Đức,Hà Tây

61 256 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 472,5 KB

Nội dung

Ở nước ta hiện nay có trên 2.000 làng nghề truyền thống hơn 100 năm tuổi, hàng năm đóng góp cho xuất khẩu 600 triệu USD. Hầu hết đó là những làng nghề thủ công truyền thống sản xuất mây, tre đan, dệt vải, thêu ren, sản xuất đồ nội thất, sơn mài... Các làng nghề tại Việt Nam hiện nay đã góp phần giúp kinh tế tại các làng quê ngày một phát triển hơn, giúp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân trong lúc nông nhàn . Tuy nhiên, làng nghề VN lại đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như khả năng tổ chức quản lý, thiết bị và nguồn lực tài chính, kiến thức thị trường, kỹ năng marketing, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật công nghệ. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm tại các làng nghề còn chưa đồng đều, mẫu mã sản phẩm không phù hợp với phong cách hiện đại… làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, nhất là thị trường quốc tế. Hơn thế với gần 80% dân số hoạt động trong nông nghiệp và sống ở nông thôn với mức thu nhập đầu người rất thấp cùng với việc tỷ lệ sinh đẻ cao, đất canh tác ngày càng có xu hướng co hẹp lại tạo ra một sức ép rất lớn cho môi trường cũng như hệ sinh thái.Ô nhiễm nguồn nước, không khí, hóa chất công nghiệp…đang là vấn đề nghiêm trọng cần phải được giải quyết ngay. Do vậy nghiên cứu việc phát triển bền vững các làng nghề truyền thống gắn liền với bảo vệ môi trường ô nhiễm môi trường làng nghề hiện rất cần được quan tâm và nghiên cứu. Hà Tây ( cũ ) là vùng đất có nhiều ngành nghề thủ công nổi tiếng trong cả nước và đã giao lưu với quốc tế và huyện Hoài Đức cũng không nằm ngoại lệ trong đó các làng nghề truyền thống đóng một vai trò rất lớn trong việc nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương.Tuy nhiên vấn đề phát triển các làng nghề ở huyện Hoài Đức nói riêng cũng giống như những vấn đề về phát triển làng nghề của nước ta nói chung đều vẫn còn những hạn chế cần được quan tâm nghiên cứu. Nằm gần thủ đô Hà Nội nên huyện Hoài Đức cũng có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển các làng nghề như thị trường, giao thông thuận tiện … cũng như có thể tiếp cận với trung tâm kinh tế văn hóa thủ đô. Một vài năm trở lại đây các làng nghề tại huyện đã có những bước tiến vượt bậc và tạo được tiếng vang trong và ngoài nước, đời sống nhân dân cũng ngày được nâng cao một cách đáng kể.Tuy vậy kinh tế làng nghề Hoài Đức vẫn mang đậm nét của nông thôn Việt Nam. Chính vì vậy các làng nghề tuy phát triển nhưng chưa có định hướng lâu dài và ổn định.Không chỉ vậy việc các làng nghề phát triển ngày càng mạnh vô hình chung đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến môi trường trong vùng nói riêng và có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường của huyện cũng như những khu vực xung quanh.Do đó “ Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững các làng nghề truyền thống tại huyện Hoài Đức,Hà Tây” từ đó đưa ra được các biện pháp nhằm cải thiện môi trường cũng như phát triển các làng nghề là hết sức cần thiết .Và đó chính là lý do tôi chọn đề tài trên làm chuyên đề tốt nghiệp

Ngày đăng: 01/07/2018, 21:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w