1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các phương pháp đánh giá (thẩm định) quyết định đầu tư dự án

32 1,9K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Các phương pháp đánh giá (thẩm định) quyết định đầu tư dự án

Trang 1

-BÀI TẬP NHÓM MÔN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VÀ TÀI TRỢ

Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Hòa Nhân

Mai Thị Vân Anh

Lê Thị Kim Anh

Đoàn Thị Thanh Hương

Đề tài: Các phương pháp đánh giá

(thẩm định) quyết định đầu tư dự án

Tháng 01/2014

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Phân loại 3

1.3 Ý nghĩa và các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư 4

1.3.1 Ý nghĩa của quyết định đầu tư 4

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư 5

1.4 Yêu cầu của một dự án đầu tư 6

PHẦN 2: CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ THÔNG DỤNG .7 2.1 Tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần (Net Present Value) - NPV 7

2.1.1 Khái niệm 7

2.1.2 Ý nghĩa 7

2.1.3 Phương pháp tính 7

2.1.4 Quyết định lựa chọn dự án dựa vào chỉ tiêu NPV 8

2.1.5 Đánh giá tiêu chuẩn NPV 8

2.2 Tiêu chuẩn tỷ suất sinh lời nội bộ (The Internal Rate Of Return) - IRR 9

2.2.1 Khái niệm 9

2.2.2 Ý nghĩa 9

2.2.3 Phương pháp tính 10

2.3.4 Quyết định lựa chọn dự án dựa vào chỉ tiêu IRR 11

2.2.5 Đánh giá tiêu chuẩn IRR 11

2.3 Tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn (Payback Period - PBP) 15

2.3.1 Khái niệm 15

2.3.2 Ý nghĩa 15

2.3.3 Phương pháp tính 15

2.3.3.1 Thời gian hoàn vốn không chiết khấu (PBP) 15

2.3.3.2 Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP) 16

2.3.4 Quyết định lựa chọn dự án dựa vào chỉ tiêu PBP 16

2.3.5 Đánh giá tiêu chuẩn 16

Trang 3

2.3.5.1 Thời gian hoàn vốn không chiết khấu 16

2.3.5.2 Thời gian hoàn vốn có chiết khấu 17

2.4 Tiêu chuẩn Chỉ số sinh lời (Profitability Index) - PI 17

2.4.1 Khái niệm 17

2.4.2 Ý nghĩa 17

2.4.3 Phương pháp tính 18

2.4.4 Quyết định lựa chọn dự án dựa vào chỉ tiêu PI 18

2.4.5 Đánh giá tiêu chuẩn PI 18

PHẦN 3: CÁC TÌNH HUỐNG ỨNG DỤNG NPV VÀ IRR 20

2.1 NPV và quyết định lựa chọn dự án 20

2.1.1 Dự án độc lập 20

2.1.2 Dự án loại trừ 20

2.2 IRR và quyết định lựa chọn dự án 21

2.2.1 Dự án độc lập 21

2.2.2 Dự án loại trừ 22

2.2.2.1 Các dự án có quy mô khác nhau 22

2.2.2.2 Các dự án có tuổi thọ khác nhau 23

2.2.2.3 Các dự án cùng loại có thời điểm thực hiện khác nhau 23

2.3 Thẩm định dự án bằng cả hai chỉ tiêu NPV và IRR 24

2.3.1 Trường hợp dự án độc lập 24

2.3.2 Trường hợp dự án loại trừ 24

2.3.2.1 Khác nhau về quy mô 25

2.3.2.2 Khác nhau về đặc điểm của dòng tiền 26

PHẦN 4: LỰA CHỌN DỰ ÁN TRONG ĐIỀU KIỆN GIỚI HẠN VỀ NGÂN SÁCH 29

Trang 4

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 Khái niệm

Đứng dưới các góc độ khác nhau thì đầu tư được hiểu như sau:

- Theo quan điểm kinh tế: Đầu tư là việc tạo ra một số vốn cố định tham gia

vào nhiều chu kỳ kinh doanh liên tiếp Hoạt động đầu tư nhằm vào việc tích lũy cácyếu tố vật lý cho hoạt động kinh doanh

- Theo quan điểm tài chính: Đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để

chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn sinh lời

- Theo góc độ tiêu dùng: Đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện tại để

thu về một mức độ tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai

Đầu tư theo nghĩa chung nhất là sự bỏ ra hay sự hy sinh các nguồn lực ở hiệntại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đạt các kết quả ,thực hiện được các mụctiêu nhất định trong tương lai Tuy nhiên việc đầu tư tại thời điểm hiện tại là sự hysinh giá trị chắc chắn, nhưng việc sinh lợi, hay kết quả đạt được của quá trình đầu tưtrong tương lai lại là khả năng không chắc chắn Do đó, bản thân quá trình đầu tưtiềm ẩn nhiều rủi ro

1.2 Phân loại

Trong hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản lý, thường gặp phải những

dự án đầu tư vốn nói chung và đầu tư vào tài sản cố định nói riêng Dựa vào mụcđích, các dự án đầu tư có thể được phân loại thành:

- Dự án đầu tư mới tài sản cố định

- Dự án đầu tư thay thế nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cắtgiảm chi phí

- Dựa án đầu tư mở rộng sản phẩm hoặc thị trường hiện có; mở rộng sản phẩmhoặc thị trường mới…

- Dự án an toàn lao động và/hoặc bảo vệ môi trường

- Dự án khác: bao gồm đầu tư mang tính xã hội, và đầu tư công trình phụ trợ

Ý tưởng từ dự án đầu tư thường xuất phát từ mục đích của dự án đó Tuynhiên, khi phân tích xem có nên đầu tư vào dự án hay không người ta không chỉ xemxét đến mục đích mà còn đến hiệu quả về mặt tài chính của dự án Đôi khi nhiều dự

án đều có hiệu quả tài chính được đề xuất cùng một lúc Khi đó, việc phân loại dự án

Trang 5

theo mục đích để phân tích và ra quyết định đầu tư không quan trọng bằng việc phânloại dựa vào mối quan hệ giữa các dự án Dựa vào mối quan hệ, các dự án có thểphân chia thành:

- Các dự án độc lập lẫn nhau

Hai dự án được gọi là độc lập về mặt kinh tế nếu việc chấp nhận hoặc loại bỏmột dự án này không làm ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận hoặc loại bỏ dự ánkhác Nghĩa là việc chấp nhận hoặc loại bỏ một dự án nào đó không làm ảnh hưởngđến các dòng tiền của dự án khác

- Các dự án phụ thuộc lẫn nhau

Nếu dòng tiền của dự án bị tác động bởi quyết định chấp nhận hay từ bỏ một

dự án khác thì dự án thứ nhất được gọi là phụ thuộc về mặt kinh tế vào dự án thứ hai.Đương nhiên, nếu dự án A phụ thuộc vào dự án B thì dự án B cũng phụ thuộc vào dự

án A Chẳng hạn 2 dự án phụ thuộc về mặt kinh tế lẫn nhau là việc phát triển máytính và các phần mềm bổ sung Phần mềm tốt có khả năng làm gia tăng máy vi tính

và việc sử dụng máy vi tính cũng có khả năng làm gia tăng mức cầu của phần mềm

- Các dự án loại trừ lẫn nhau

Hai dự án được gọi là loại trừ lẫn nhau nếu những khoản thu nhập từ một dự

án đầu tư nào đó sẽ biến mất hoàn toàn nếu dự án khác được chấp nhận Việc chấpnhận một dự án này cũng có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn các dự án khác Chẳng hạn,một doanh nghiệp đang xem xét đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh kẹo Cácchuyên gia đầu tư đưa ra 2 phương pháp, hoặc sử dụng dây chuyền sản xuất của Nhậthoặc là sử dụng dây chuyền sản xuất của Hàn Quốc

1.3 Ý nghĩa và các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư

1.3.1 Ý nghĩa của quyết định đầu tư

Đầu tư là một trong những quyết định có ý nghĩa chiến lược đối với doanhnghiệp Về mặt tài chính, đây là quyết định tài trợ dài hạn, có tác động lớn tới hiệuquả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Đặc điểm của các dự án đầu tư làthường yêu cầu một lượng vốn lớn và sử dụng vốn trong một thời gian dài, do đó,các dự án thường bị lạc hậu ngay từ lúc có ý tưởng đầu tư Sai lầm trong việc dự toánvốn đầu tư có thể dẫn đến tình trạng lãng phí vốn lớn, thậm chí gây hậu quả nghiêmtrọng đối với doanh nghiệp Vì vậy, quyết định đầu tư của doanh nghiệp là quyết

Trang 6

định có tính chiến lược, đòi hỏi phải được phân tích và cân nhắc kỹ lưỡng các nhân

- Thị trường và cạnh tranh:

Muốn tồn tại và phát triển, sản phẩm của doanh nghiệp phải đáp ứng các nhucầu của người tiêu dùng Không những thế, doanh nghiệp phải định hướng nhu cầucho các khách hàng tiềm năng đối với các sản phẩm hiện có và các sản phẩm mới.Việc nghiên cứu thị trường quyết định khả năng tồn tại và phát triển của các sảnphẩm, từ đó quyết định tới hiệu quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Mặtkhác, doanh nghiệp cần quan tâm tới khả năng của các đối thủ cạnh tranh, của nhữngsản phẩm thay thế cho các sản phẩm của doanh nghiệp Các nghiên cứu về thịtrường, về các yếu tố cạnh tranh phải được luận giải chi tiết trong luận chứng kinh tế

- kỹ thuật

- Chi phí tài chính:

Sự thay đổi về lãi suất và chính sách thuế sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến kết cấuvốn và dự toán vốn của doanh nghiệp Những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến hiệuquả hoạt động đầu tư Việc dự báo chính xác sự thay đổi trong chính sách thuế và lãisuất sẽ có thể làm giảm rủi ro cho hoạt động đầu tư

- Tiến bộ khoa học – kỹ thuật:

Yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn các trang thiết bị, phương phápkhấu hao tài sản cố định, chất lượng và giá thành sản phẩm,…Việc sai lầm trong dự

Trang 7

báo tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến tính khả thi và hiệu quả của dự

án đầu tư

- Khả năng tài chính của doanh nghiệp:

Quyết định đầu tư phải được xem xét trong giới hạn về khả năng huy độngvốn của doanh nghiệp và dự báo các nhu cầu đầu tư trong tương lai Việc bỏ vốntrong hiện tại sẽ làm doanh nghiệp mất đi khả năng đầu tư mới trong các thời điểmtiếp theo Doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới dự báo khả năng huy động vốn để đápứng các nhu cầu đầu tư trong tương lai, từ đó có sự phân tích và lựa chọn các phươngthức, các công cụ huy động vốn thích hợp

1.4 Yêu cầu của một dự án đầu tư

Một DAĐT có tính thuyết phục đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu chủyếu sau:

- Tính khoa học: Tính khoa học của DAĐT thể hiện ở tính trung thực của

thông tin, đảm bảo độ chính xác của các số liệu và phương pháp tính toán; lý giải cácnội dung trong dự án phải logic, chặt chẽ Về hình thức phải sạch đẹp, rõ ràng

- Tính khả thi: DAĐT có khả năng ứng dụng vào thực tế

- Tính pháp lý: Việc lập và trình bày DAĐT phải tuân theo những qui định

chung, không được vi phạm những điều cấm về an ninh, quốc phòng môi trường,thuần phong mỹ tục, không trái với luật pháp, chính sách của Nhà nước

- Tính hiệu quả: Tính hiệu quả của DAĐT được phản ánh thông qua chỉ tiêu

kinh tế-xã hội mà dự án mang lại

Trang 8

PHẦN 2: CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ THÔNG

DỤNG 2.1 Tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần (Net Present Value) - NPV

2.1.1 Khái niệm

Giá trị hiện tại thuần hay còn gọi là hiện giá thuần (NPV) của một dự án đầu

tư là phần chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các dòng tiền thu (cash inflow) với giátrị hiện tại của các dòng tiền chi (cash outflow) liên quan đến dự án tính theo lãi suấtchiết khấu lựa chọn

Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nóthể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lại cho doanh nghiệp

2.1.2 Ý nghĩa

Việc tính toán NPV rất hữu ích khi thẩm định một dự án đầu tư, giúp nhà đầu

tư đánh giá liệu tổng giá trị hiện tại ròng (NPV) dự kiến trong tương lai có bù đắpđược chi phí và sinh lời hay không

2.1.3 Phương pháp tính

Phương pháp tính hiện giá thuần được thực hiện qua trình tự các bước nhưsau:

- Bước 1: Chọn lựa khoảng thời gian thích hợp để tính toán giá trị hiện tại của

các dòng tiền thu và dòng tiền chi dự tính liên quan đến dự án Thông thường,khoảng thời gian thích hợp được lựa chọn chiết khấu cho các dòng tiền là năm, phùhợp với kì hạch toán quy định cho các doanh nghiệp hiện nay

- Bước 2: Lựa chọn tỷ suất chiết khấu các dòng tiền thích hợp Thông thường

tỷ suất được chọn là chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, thể hiện yêu cầu sinh lợitối thiểu của dự án nhằm bù đắp đủ chi phí của các loại vốn được sử dụng cho dự án

- Bước 3: Dự tính các dòng tiền thu và các dòng tiền chi của dự án.

- Bước 4: Căn cứ vào đặc điểm của các dòng tiền thu và dòng tiền chi, tính

chiết khấu các dòng tiền về giá trị hiện tại

- Bước 5: Xác định giá trị hiện tại thuần theo giá trị hiện tại của các dòng tiền

thu và dòng tiền chi, theo công thức:

Hiện giá thuần = Giá trị hiện tại của

Trang 9

r : suất chiết khấu của dự án;

n : tuổi thọ của dự án (năm);

Rt : dòng tiền thu năm t;

Ct : dòng tiền chi năm t;

NCFt : dòng tiền thuần năm t

2.1.4 Quyết định lựa chọn dự án dựa vào chỉ tiêu NPV

Trường hợp đánh giá một dự án độc lập thì:

- NPV < 0: tổng lợi ích bằng tiền thu được từ dự án sau khi quy về hiện giánhỏ hơn tổng chi phí bỏ ra để đầu tư dự án

→ loại bỏ dự án này vì nó khiến công ty bị lỗ

- NPV = 0: tổng lợi ích bằng tiền thu được sau khi quy về hiện giá bằng vớitổng chi phí bỏ ra để đầu tư dự án

→ đầu tư hay không là tùy quyết định của nhà đầu tư (nếu đây là dự án hoàntoàn vì mục tiêu lợi nhuận thì không chọn, nhưng nếu vì mục tiêu phi lợi nhuận nhưgiải quyết công ăn việc làm và duy trì sự có mặt trên thị trường thì có thể chọn)

- NPV > 0: tổng lợi ích bằng tiền từ dự án sau khi quy về hiện giá nhỏ hơntổng chi phí bỏ ra để đầu tư dự án

→ công ty có lãi và do vậy dự án này nên được đầu tư

Trong trường hợp có các dự án loại trừ lẫn nhau, với cùng một suất chiết khấu

r và ngân sách không bị hạn chế thì dự án nào có NPV > 0 và NPV lớn nhất sẽ làphương án được lựa chọn

Trong trường hợp ngân sách bị hạn chế thì chọn tổ hợp các dự án có tổngNPV cao nhất mà công ty có đủ ngân sách để đầu tư

2.1.5 Đánh giá tiêu chuẩn NPV

Trang 10

- Có thể so sánh các dự án có quy mô khác nhau.

- Cách tính đơn giản và có tính chất cộng cho nhiều dự án: NPV(A+B) =NPVA + NPVB Một công ty có thể xem như là một tổ hợp các dự án và tổng giá trịhiện tại của các dự án độc tập sẽ là tổng giá trị hiện tại của công ty Do đó giá trị hiệntại thuần của một dự án mới là số tiền kì vọng làm tăng giá trị hiện tại của công ty, từđây có thể nói phương pháp NPV phù hợp với mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ đông

- Chỉ tiêu này chưa nói lên hiệu quả sử dụng một đồng vốn

- Chỉ tiêu này chỉ sử dụng để lựa chọn các dự án loại bỏ nhau trong trườnghợp tuổi thọ như nhau Nếu tuổi thọ khác nhau, việc lựa chọn căn cứ vào chỉ tiêu này

Trang 11

nhất thì dự án đó có thể được ưu tiên thực hiện đầu tiên Tỷ suất sinh lợi nội bộ(IRR) là một công cụ nữa mà các nhà đầu tư có thể sử dụng để quyết định có nên tậptrung toàn lực cho một dự án cụ thể, hay phân loại tính hấp dẫn của nhiều dự án khácnhau Tuy nhiên phương pháp này tỏ ra kém hiệu quả khi đánh giá các dự án loại trừnhau về mặt quy mô và mặt thời gian.

2.2.3 Phương pháp tính

Phương pháp tính IRR được thực hiện qua các bước sau:

- Bước 1: Dự tính các dòng tiền thu và chi của dự án.

- Bước 2: Xác định tỉ lệ chiết khấu các dòng tiền thu và dòng tiền chi làm cho

hiện giá thuần của dự án bằng 0 Tỷ lệ chiết khấu này chính là tỉ suất sinh lời nội bộ IRR của dự án Ta dựa trên phương trình sau:

t=0

Để tính IRR người ta sử dụng hai cách:

- Cách 1: Tính trực tiếp: Giả phương trình trên để tính IRR, phương pháp này

gặp khó khăn khi i lớn, nên ít được sử dụng

- Cách 2: Phương pháp nội suy tuyến tính:thường được sử dụng

Vì NPV có mối quan hệ đối với r, quan hệ này được thể hiện dưới dạng mộthàm số NPV = f(r) Đây là một hàm số bậc cao Tuy nhiên nếu chỉ lấy một đoạn nhỏtrên đồ thị đó, sai số sẽ càng nhỏ khi mà đoạn đồ thị được lấy càng nhỏ, Xuất phát từlập luận này ta đi đến một phương pháp tính gần đúng IRR như sau:

Trước hết chọn một tỷ suất chiết khấu (r1) bất kỳ sao cho NPV tương ứng với

Trang 12

2.3.4 Quyết định lựa chọn dự án dựa vào chỉ tiêu IRR

Trường hợp đánh giá một dự án độc lập thì gọi r là lãi suất đi vay nếu phảivay vốn để đầu tư, là tỷ suất lợi nhuận định mức do nhà nước qui định nếu vốnđầu tư do ngân sách cấp, là chi phí cơ hội nếu sử dụng vốn tự có để đầu tư, ta có:

- IRR < r: tỉ lệ sinh lợi nội bộ thấp hơn chi phí vốn

→ loại bỏ dự án này vì nó khiến công ty bị lỗ

- IRR = r: tỉ lệ sinh lợi nội bộ bằng chi phí vốn

→ đầu tư hay không tùy quyết định của nhà đầu tư

- IRR > r: tỉ lệ sinh lợi nội bộ cao hơn chi phí vốn

→ công ty có lãi nếu đầu tư dự án này

Trường hợp quyết định lựa chọn đối với nhiều dự án thì dự án nào mang lại tỷ

lệ sinh lời nội bộ lớn hơn là dự án được chọn

Chú ý:

- Cần phải biết tỉ lệ chiết khấu r để có thể so sánh với IRR

- Nên sử dụng IRR để đánh giá các dự án có cùng tỉ lệ chiết khấu, cùng dòngtiền tương lai, cùng mức độ rủi ro và thời gian thực hiện ngắn

2.2.5 Đánh giá tiêu chuẩn IRR

dự án có thể chịu được Giải quyết được vấn đề lựa chọn các dự án khác nhau

- Các doanh nghiệp thích sử dụng các tiêu chuẩn IRR vì họ cho rằng điềuquan trọng phải biết được khoảng chênh lệch giữa tỷ suất sinh lợi nội bộ của một dự

án đầu tư và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp Đây là một tiêu chuẩn an toàncho phép đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của dự án đầu tư so với tínhrủi ro của nó Nếu dự án đầu tư có IRR bằng 25% trong khi mức bù đắp chi phí sửdụng vốn đặt ra là 12% thì đó là một mức chênh lệch lớn, có thể cho phép sửa sai

Trang 13

lầm Phương pháp NPV không cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp thông tinnhư vậy

Hạn chế:

- Chỉ sử dụng một tỉ lệ chiết khấu duy nhất để đánh giá tất cả các kế hoạch đầu

tư Mặc dù việc sử dụng một tỉ lệ chiết khấu duy nhất giúp đơn giản hóa quy trìnhtính toán, nhưng trong nhiều trường hợp điều đó lại dẫn đến những sai lệch Nếu mộtnhà đầu tư tiến hành đánh giá hai dự án đầu tư, cả hai dự án cùng sử dụng chung một

tỉ lệ chiết khấu, cùng dòng tiền tương lai, cùng mức độ rủi ro, và cùng có thời gianthực hiện ngắn, IRR là một cách đánh giá hiệu quả Tuy nhiên bản thân tỉ lệ chiếtkhấu lại là một nhân tố động, nó luôn biến đổi theo thời gian Nếu quy ước sử dụnglãi suất trái phiếu chính phủ làm lãi suất chiết khấu, lãi suất này có thể thay đổi từ1% đến 20% trong vòng 20 năm, từ đó làm cho tỉ lệ chiết khấu cũng biến động theo.Nếu không có sự điều chỉnh, tức là IRR không tính đến sự thay đổi của tỉ lệ chiếtkhấu, phương pháp này sẽ không phù hợp với các dự án dài hạn

- Một hạn chế nữa trong việc áp dụng IRR là phải biết được tỉ lệ chiết khấucủa dự án Để tiến hành đánh giá dự án thông qua IRR thì ta phải so sánh nó với tỉ lệchiết khấu Nếu IRR cao hơn tỉ lệ chiết khấu thì dự án là khả thi Không biết tỉ lệchiết khấu hoặc tỉ lệ chiết khấu vì lý do nào đó không thể áp dụng cho dự án thìphương pháp IRR sẽ không còn giá trị

- Trong phương pháp này thu nhập của dự án được giả định tái đầu tư với lãisuất bằng với tỷ suất sinh lợi nội bộ, nghĩa là không giả định đúng tỉ lệ tái đầu tư,điều này không phù hợp với thực tế, nhất là đối với dự án có IRR ở mức cao Vì lãisuất chiết khấu sẽ thay đổi qua các năm, thể hiện chi phí cơ hội của chủ đầu tư quatừng năm sẽ thay đổi Do vậy, cần sử dụng chỉ tiêu thay thế khác để khắc phục nhượcđiểm này (MIRR)

- Phương pháp này không chú trọng đến độ lớn, quy mô vốn đầu tư của dự ánnên có thể dẫn đến trường hợp kết luận chưa đúng khi lựa chọn dự án loại trừ có quy

mô, thời gian khác nhau

- Với dự án có những khoản đầu tư thay thế lớn, dòng tiền đổi dấu liên tục(có sự đan xen của dòng tiền dương và dòng tiền âm) dẫn tới hiện tượng IRR đa trị(có nhiều tỷ suất sinh lợi nội bộ), và như vậy việc áp dụng IRR không còn chính xác

Trang 14

Ví dụ:

Một dự án yêu cầu phải có kinh phí ban đầu là -50,000USD(dòng tiền âm)trong năm đầu tiên Dự án này sẽ tạo ra 115,000 USD (dòng tiền dương) trong nămtiếp theo, sau đó cần tiếp chi phí đầu tư -66,000USD trong năm thứ 3 vì phòngmarketing cần phải điều chỉnh lại dự án Như vậy thì áp dụng một tỉ lệ IRR duy nhất

là không phù hợp Nếu như thị trường có sự biến động mạnh qua các năm thì dự ánnày cần ít nhất là hai tỉ lệ hoàn vốn nội bộ IRR

Để khắc phục những hạn chế của phương pháp IRR ta có thể sử dụng NPV

Ưu điểm của việc sử dụng NPV đó là phương pháp này cho phép sử dụng các tỉ lệchiết khấu khác nhau mà không dẫn đến sai lệch Đồng thời cũng không cần phải sosánh NPV với chỉ số nào khác, nếu như NPV lớn hơn 0 có nghĩa là dự án là khả thi

về mặt tài chính

Vì những hạn chế của tiêu chuẩn IRR nên ta thường sử dụng thêm tiêu chuẩn

Tỷ suất sinh lời nội bộ có hiệu chỉnh ( Modified Internal Rate Of return) - MIRR

Tiêu chuẩn Tỷ suất sinh lời nội bộ có hiệu chỉnh( Modified Internal Rate Of return) - MIRR

Tỷ suất sinh lợi nội bộ có hiệu chỉnh - MIRR là tỷ suất sinh lợi làm cho hiệngiá của dòng tiền chi ra cho đầu tư dự án bằng với hiện giá giá trị tới hạn của dòngtiền thu về từ dự án Gọi:

OFt: dòng tiền chi ra cho dự án

IFt: dòng tiền thu về từ dự án

r: tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của dự án

TV: giá trị tới hạn của dòng tiền thu về từ dự án

MIRR: tỷ suất sinh lợi nội bộ có hiệu chỉnh

Trang 15

Dựa vào định nghĩa MIRR, chúng ta có thể thiết lập phương trình cân bằngsau:

PV(OF t)=PV (TV )

¿

Trong phương trình này chúng ta chỉ tính hiện giá của giá trị tới hạn, tức làhiện giá của số tiền chứ không phải hiện giá của dòng tiền như IRR và phương trìnhnày chỉ có 1 nghiệm Vì vậy, khắc phục được nhược điểm có nhiều IRR như khi sửdụng chỉ tiêu IRR T ương tự như IRR, với chỉ tiêu MIRR luật quyết định như sau:

- Chấp nhận dự án khi MIRR lớn hơn hoặc bằng tỷ suất sinh lợi nhuận yêucầu

- Từ chối dự án khi nào MIRR nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận yêu cầu

Trang 16

2.3.1 Khái niệm

Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để dòng tiền tạo ra từ dự án đủ để bùđắp chi chí ban đầu cho dự án hay nói cách khác là số năm kỳ vọng hoàn vốn đầu tưgốc

Có hai loại chỉ tiêu thời gian hoàn vốn là: thời gian hoàn vốn không chiếtkhấu và thời gian hoàn vốn có chiết khấu

2.3.2 Ý nghĩa

Phương pháp này giúp nhà đầu tư xác định được thời gian cần thiết để dòngtiền thu được đủ để bù đắp chi phí ban đầu của dự án và do đó có thể đưa ra một chỉdẫn về khả năng thanh toán kì vọng của dự án Tuy nhiên phương pháp này bỏ quaquy mô và thời gian của dòng tiền, không tính đến khả năng sinh lợi và do vậy vẫnchưa phải là phương pháp chủ yếu để đưa ra quyết định về dự án

2.3.3 Phương pháp tính

Việc xác định tiêu chuẩn PBP liên quan đến các dự tính sau:

- Dự tính các dòng tiền thuần tương lai

- Dự tính tỉ suất chiết khấu (đối với thời gian hoàn vốn có chiết khấu)

- Xác định số năm mà dòng tiền vào của dự án <0

2.3.3.1 Thời gian hoàn vốn không chiết khấu (PBP)

- Trường hợp 1: Dòng tiền thuần hằng năm bằng nhau, tạo nên một dòng tiền

NCF n+ 1

Trong đó:

NCFt: dòng tiền thuần (ròng) năm t;

Thời gian hoàn vốn = Chi phí đầu tư ban đầu

Dòng tiền thuần hằng năm

Ngày đăng: 06/04/2014, 10:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w