1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu vận dụng các phương pháp tính khấu hao phù hợp với các điều kiện cụ thể trong các doanh nghiệp

31 1,4K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 527,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Nghiên cứu vận dụng các phương pháp tính khấu hao phù hợp với các điều kiện cụ thể trong các doanh nghiệp

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với quá trình phát triển và đổi mới cơ chế kinh tế, hệ thống kếtoán Việt Nam đã không ngừng phát triển và hoàn thiện, góp phần tích cựcvào việc tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý tài chính của nhà nước

và trong quản lý doanh nghiệp Với tinh thần chung đó, hệ thống kế toándoanh nghiệp mới đã được xây dựng phù hợp với đặc điểm kinh tế, yêu cầuquản trị kinh doanh của doanh nghiệp

Tuy nhiên, để phù hợp với những quy định mới về cơ chế tài chính đối vớicác doanh nghiệp hiện nay thì hệ thống kế toán phải thường xuyên bổ sung,hoàn thiện để phù hợp với thực tế

Trong những vấn đề cần đề cập hiện nay, thì việc các phương phápkhấu hao tài sản cố định (TSCĐ) cũng rất cần được xem xét, đánh giá Bởivậy, các doanh nghiệp khi tính toán và phân bổ giá trị của TSCĐ vào chiphí kinh doanh trong từng kỳ cần phải lựa chọn một phương pháp tính khấuhao hợp lý với tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệpmình

Xuất phát từ mục tiêu và tầm quan trọng của việc thực hiện công táckhấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp là rất cần thiết nên chúng tôi đã chọn

Trang 2

1 Cơ sở lý luận về tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định.

1.1 Mục tiêu, đối tượng, phương pháp nghiên cứu tái sản cố định và khấu hao tài sản cố định.

1.1.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu : các phương pháp KHTSCĐ trong doanhnghiệp theo các quy định của bộ tài chính

- Phạm vi nghiên cứu: các phương pháp KHTSCĐ trong các doanhnghiệp thuộc các lĩnh vực SXKD khác nhau: Doanh nghiệp sản xuất, doanhnghiệp thương mại-dịch vụ

1.1.2 Mục tiêu nghiên cứu.

- Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về các phương pháp tính KHTSCĐtrong các loại hình doanh nghiệp

- Đưa ra sự khác biệt giữa các phương pháp và vận dụng vào các loạihình doanh nghiệp một cách linh hoạt và phù hợp

1.1.3 Phương pháp nghiên cứu.

1.2.1 Tổng quan về vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh, các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản sau: sức lao động,đối tượng lao động và tư liệu lao động Để có các yếu tố này đòi hỏi doanhnghiệp phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiệnkinh doanh để thực hiện các khoản đầu tư ban đầu như chi phí thành lậpdoanh nghiệp, chi phí mua nguyên nhiên vật liệu, trả lương, trả lãi tiền vay,nộp thuế… Ngoài ra còn đầu tư công nghệ, mua sắm máy móc, thiết bị đểtái sản xuất mở rộng, phát triển doanh nghiệp…

Vốn là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất không chỉtrong doanh nghiệp mà còn trong toàn xã hội Đối với mỗi doanh nghiệp,vốn kinh doanh không chỉ là điều kiện quyết định đối với sự ra đời củadoanh nghiệp mà còn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết địnhtrong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp Vậy vốn kinhdoanh là gì?

“Vốn là phạm trù kinh tế cơ bản, vốn gắn liền với nền tảng sản xuất hàng hóa Vốn là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và quá trình tiếp theo cho hoạt động sản xuất kinh doanh Có thể hiểu: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.”

Trang 3

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên biến động vàchuyển hóa từ hình thái ban đầu là tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùnglại trở về hình thái đầu tiên là tiền Sự vận động của vốn kinh doanh nhưvậy được gọi là sự tuần hoàn của vốn Quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, không ngừng Do đó, sự tuần hoàncủa vốn kinh doanh cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳtạo thành sự chu chuyển của vốn kinh doanh Sự chu chuyển của vốn kinhdoanh chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngànhkinh doanh.

Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển của vốn, có thể chia vốn kinhdoanh ra thành hai loại: Vốn cố định và vốn lưu động

- Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố địnhchu chuyển dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi kìkinh doanh Vốn cố định đầu tư vào sản xuất được phân ra làm hai phần

Bộ phận vốn cố định tương ứng với giá trị hao mòn của tài sản cố địnhđược dịch chuyển vào chi phí kinh doanh hay giá thành sản phẩm dịch vụđược sản xuất ra, bộ phận giá trị này sẽ được bù đắp và tích lũy lại mỗi khihàng hóa hay dịch vụ được tiêu thụ Bộ phận còn lại của vốn cố định nằm

ở tài sản cố định dưới hình thức giá trị còn lại của của tài sản cố định

- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thànhmột vòng chu chuyển

Trang 4

- Vốn cố định chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuấtđược tài sản cố định về mặt giá trị- tức là thu hồi đủ tiền khấu hao tài sản

cố định

Vốn cố định là bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh Việc tăngthêm vốn cố định trong các doanh nghiệp nói riêng và trong các ngành nóichung có tác động lớn đến việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật củadoanh nghiệp và nền kinh tế Do giữ vị trí then chốt và đặc điểm vận độngcủa vốn cố định tuân theo quy luât riêng, nên việc quản lý vốn cố địnhđược coi là một trọng điểm của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp

1.2.3 Tài sản cố định.

1.2.3.1 Khái niệm.

* Khái niệm tài sản cố định

“Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 1 năm), đồng thời phải thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn của tài sản cố định.”

Trên thực tế, khái niệm TSCĐ bao gồm những tài sản đang sử dụng,chưa được sử dụng hoặc không còn được sử dụng trong quá trình sản xuấtkinh doanh do chúng đang trong quá trình hoàn thành (máy móc thiết bị đãmua nhưng chưa hoặc đang lắp đặt, nhà xưởng đang xây dựng chưa hoànthành ) hoặc do chúng chưa hết giá trị sử dụng nhưng không được sửdụng Những tài sản thuê tài chính mà doanh nghiệp sẽ sở hữu cũng thuộc

về TSCĐ

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, tài sản cố định là những tư liệulao động đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn sau:

+ Thời gian sử dụng: Từ một năm trở lên

+ Tiêu chuẩn về giá trị: Phải có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định

do Nhà nước quy định phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ (theochế độ kế toán ban hành theo quyết định 203/2009/TT-BTC, ngày 12 tháng

10 năm 2009 thì TSCĐ có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên)

+ Chắc chắn phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sửdụng tài sản đó

+ Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách tin cậy

* Đặc điểm của tài sản cố định:

+ Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng không thayđổi về hình thái vật chất ban đầu cho tới khi bị hư hỏng

+ Giá trị tài sản cố định dần và dịch chuyển hoàn toàn vào chi phísản xuất kinh doanh trong kỳ

+ Vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định thường lớn, thời gian thuhồi vốn dài

Trang 5

Trong điều kiện hiện nay, việc đầu tư đổi mới tài sản cố định đặc biệt

là đối với thiết bị, công nghệ là một trong các yếu tố quyết định đến nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi vì:

- Tài sản cố định là yếu tố quyết định đến năng lực sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

- Nhờ đổi mới tài sản cố định mới có được năng suất cao, chất lượngsản phẩm tốt, chi phí tạo ra sản phẩm thấp tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụsản phẩm, tăng doanh thu và do đó doanh nghiệp mới có đủ sức cạnh tranhtrên thị trường Xét trên góc độ này, đầu tư đổi mới tài sản cố định trởthành vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp

- Đổi mới tài sản cố định kịp thời, hợp lý còn có ý nghĩa quan trọngtrong việc giảm biên chế, giải phóng lao động thủ công nặng nhọc, đảmbảo an toàn lao động

- Xét trên góc độ tài chính doanh nghiệp, đầu tư đổi mới tài sản cốđịnh là nhân tố quan trọng để giảm chi phí sản xuất kinh doanh

Với những ý nghĩa trên, việc đòi hỏi đổi mới tài sản cố định trongsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là đòi hỏi tất yếu khách quan trongquy luật kinh tế thị trường hiện nay

Thông qua công tác hạch toán kế toán tài sản cố định, các nhà quản

lý và người quan tâm có thể nắm bắt được tình hình tài sản cố định trongdoanh nghiệp Từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra những chiến lược sảnxuât kinh doanh chính xác và hiệu quả cho doanh nghiệp

1.2.3.3 Phân loại tài sản cố định:

* Phân loại theo hình thái biểu hiện:

Dựa theo phương pháp này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệpđược chia làm hai loại:

- Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản cố định có hình thái vậtchất cụ thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuẩt kinh doanh.Thuộc loại này, dựa vào công cụ kinh tế có thể chia thành các nhóm sau:

+ Nhà cửa, vật kiến trúc: Là toàn bộ các công trình kiến trúc như nhàlàm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, đường xá, cầu cống…

+ Máy móc thiết bị: Là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng tronghoạt động của doanh nghiệp như máy móc thiết bị chuyên dùng, máy mócthiết bị công tác, dây chuyền công nghệ…

+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Gồm các loại phương tiệnvận tải đường bộ, đường sông, đường biển… và các thiết bị truyền dẫn vềthông tin, điện nước, băng truyền vật tư, hàng hóa…

+ Thiết bị, dụng cụ quản lý: Là những thiết bị, dụng cụ dùng trongcông tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: máy vi tính,thiết bị điện tử, thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút bụi, hútẩm…

Trang 6

+ Vườn cây lâu năm (như cà phê, cao xu, cây ăn quả…), súc vật làmviệc (như trâu, bò,…), hoặc súc vật cho sản phẩm (bò sữa ).

- Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vậtchất nhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụngtrong hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đốitượng khác thuê hoặc dùng với mục đích quản lý

Tài sản cố định vô hình chỉ được thừa nhận khi xác định được giá trịcủa nó, thể hiện một lượng giá trị lớn đã được đầu tư có liên quan trực tiếpđến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Thông thường, tài sản cốđịnh vô hình gồm các loại sau:

lý phù hợp với mỗi loại tài sải cố định

* Phân loại theo mục đích sử dụng :

Dựa theo phương pháp này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệpchia làm hai loại:

- Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: Là những tài sản

cố định đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạtđộng sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp

- Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh,quốc phòng: Là những tài sản cố định không mang tính chất sản xuất kinhdoanh do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sựnghiệp và các hoạt động an ninh, quốc phòng

Cách phân loại này giúp cho người quản lý doanh nghiệp thấy đượckết cấu tài sảncố định theo mục đích sử dụng, từ đó tạo điều kiện thuận lơicho việc quản lý và tính khấu hao tài sản cố định có tính chất sản xuất, cóbiện pháp quản lý phù hợp với mỗi loại tài sản cố định

* Phân loại theo tình hình sử dụng:

Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định có thể chia toàn bộ tàisản cố định của doanh nghiệp thành các loại sau:

- Tài sản cố định đang dùng: Là những tài sản đang hoạt động hoặcđang nằm trong khâu dự phòng hoặc sửa chữa

- Tài sản cố định chưa cần dùng: Là những tài sản chưa cần dùngđến trong thời điểm hiện tại

Trang 7

- Tài sản cố định không dùng: Là những tài sản cố định không hoạtđộng do không cần dùng hoặc hư hỏng trước hạn không thể sửa chữa.

Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng thường dùng đểnghiên cứu tình trạng sử dụng máy móc thiết bị của từng doanh nghiệp cụthể, nghiên cứu tính đồng bộ của máy móc thiết bị được đầu tư

* Phân loại theo hình thức đầu tư:

Căn cứ vào hình thức đầu tư có thể chia tài sản cố định của doanhnghiệp thành các loại sau:

- Tài sản cố định mua sắm: Là tài sản cố định hữu hình được đầu tưbằng hình thức mua sắm trực tiếp hoặc gián tiếp trao đổi qua tài sản khác

có giá trị tương đương

- Tài sản cố định xây dựng hoặc tự sản xuất: Là tài sản cố định hữuhình được đầu tư bằng hình thức tự xây lắp (ví dụ như nhà xưởng, vật kiếntrúc…)

- Tài sản cố định thuê tài chính: Là những tài sản cố định đượcdoanh nghiệp đầu tư bằng hình thức thuê của công ty cho thuê tài chính

- Tài sản cố định không phải đầu tư: Là những tài sản cố định cóđựợc do được cấp, được điều chuyển đến, được tặng, nhận góp vốn liêndoanh…

Phân loại tài sản cố định theo hình thức đầu tư thường áp dụng đểnghiên cứu xác định đúng, đủ giá trị của tài sản cố định của doanh nghiệpphù hợp với chế độ quản lý sử dụng và khấu hao tài sản cố định

Trên đây là các cách phân loại chủ yếu Ngoài ra còn có các cách phân loạitài sản cố định theo quyền sở hữu v.v… Mỗi cách phân loại đáp ứng nhữngyêu cầu nhất định của công tác quản lý Trong thực tế doanh nghiệp có thểkết hợp nhiều phương pháp phân loại tài sản cố định tùy theo yêu cầu quản

lý của từng thời kỳ

1.3 Khấu hao tài sản cố định.

1.3.1 Hao mòn và khấu hao tài sản cố định.

1.3.1.1 Hao mòn của tài sản cố định.

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dochịu tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau nên tài sản cố định bị hao

mòn dần, vậy: “Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần về giá trị sử dụng

và giá trị hoặc giảm giá trị của tài sản cố định.”

Sự hao mòn tài sản cố định được chia làm 2 loại: Hao mòn hữu hình

Trang 8

yếu trên, trong quá trình sử dụng và bảo quản, tài sản cố định còn bị haomòn do tác động của các yếu tố tự nhiên như độ ẩm, nắng, mưa.v.v.

Sự hao mòn tài sản cố định còn chịu ảnh hưởng của sức bền vật liệu cấuthành nên tài sản cố định đó

- Hao mòn vô hình: Là sự giảm thuần tuý về mặt giá trị của tài sản

cố định

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hao mòn vô hình là do sự tiến bộ củakhoa học công nghệ Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và côngnghệ, các máy móc thiết bị không ngừng được cải tiến, đổi mới nên có cáctính năng , công dụng ,và công suất cao hơn Vì vậy, những máy móc, thiết

bị được sản xuất trước đó trở nên lạc hậu, lỗi thời và bị mất giá

Tình trạng mất giá này của tài sản cố định chính là do hao mòn củatài sản cố định Nó liên quan tới việc giảm sút giá trị sử dụng của tài sản cốđịnh Ngày nay, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ diễn ra rất nhanhchóng đã khiến cho nhiều tài sản cố định bị hao mòn vô hình rất nhanh,thậm chí cả những tài sản cố định còn mới nguyên, chưa qua sử dụngnhưng chúng đã bị mất giá trị vì bị hao mòn vô hình

Ví dụ: Máy móc thiết bị trong ngành tin học điện tử… Hao mòn vô

hình còn xuất hiện cả khi chu kỳ sống của sản phẩm bị chấm dứt dẫn đếnnhững tài sản cố định để chế tạo ra sản phẩm đó cũng bị mất tác dụng.Thậm chí có những trường hợp máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ…mới chỉ nằm trên các dự án, các dự thảo, phát minh dã trở nên lạc hậu trongchính thời điểm đó Điều này cho thấy hao mòn vô hình không chỉ diễn rađối với tài sản cố định hữu hình mà ngay cả đối với tài sản vô hình

Để thu hồi lại giá trị của tài sản cố định do sự hao mòn (hao mònhữu hình và hao mòn vô hình) nhằm tái sản xuất tài sản cố định khi hết thờigian sử dụng cần tính đến việc chuyển tái sản cố định vào giá trị sản phẩmtạo ra bằng việc khấu hao tài sản cố định

1.3.1.2 Khấu hao tài sản cố định

“Khấu hao tài sản cố định là sự phân bố một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định đó.”

Vì thế, khấu hao tài sản cố định là một yếu tố chi phí và được tính vào giáthành sản phẩm

- Xét về mặt kinh tế, khấu hao tài sản cố định là một khoản chi phísản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng không phải là khoản chi tiêu bằng tiềntrong kỳ

- Xét về mặt tài chính, khấu hao tài sản cố định là một cách thu hồivốn đầu tư ứng trước, vì sau khi sản phẩm được tiêu thụ, một số tiền đượctrích ra từ tiền thu bán hàng tương ứng với số đã khấu hao trong kỳ đượcgọi

Trang 9

- Xét về mặt nguyên lý, khi chưa tới thời hạn tái sản xuất tài sản cốđịnh thì số tiền khấu hao được tích luỹ lại dần dần dưới hình thái một quỹtiền tệ dự trữ gọi là quỹ khấu hao.

Nhưng trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp có quyền sử dụnglinh hoạt số tiền trích khấu hao sao cho có hiệu quả và phải hoàn trả đúnghạn để tái sản xuất giản đơn hoặc tái sản xuất mở rộng tài sản cố định khi

có nhu cầu

Mục đích của khấu hao tài sản cố định là nhằm thu hồi vốn để táisản xuất ra tài sản cố định Nếu doanh nghiệp tổ chức quản lý và sử dụngtốt thì tiền khấu hao không chỉ có tác dụng tái sản xuất giản đơn mà còn cóthể tái sản xuất mở rộng tài sản cố định

Về nguyên tắc, việc tính khấu hao tài sản cố định phải dựa trên cơ sởxem xét mức độ hao mòn của tài sản cố định Doanh nghiệp phải tính khấuhao hợp lý, đảm bảo thu hồi đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu và tài sản cốđịnh

Thực hiện khấu hao tài sản cố định một cách hợp lý có ý nghiã kinh

tế lớn đối với doanh nghiệp:

- Khấu hao hợp lý tài sản cố định là một biện pháp quan trọng đểthực hiện bảo toàn vốn cố định Thông qua thực hiện khấu hao hợp lýdoanh nghiệp có thể thu hồi đầy đủ vốn cố định khi tài sản cố định hết thờihạn sử dụng

- Khấu hao hợp lý tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp có thể tậptrung được vốn từ tiền khấu hao để thực hiện kịp thời đổi mới máy móc,thiết bị và công nghệ

- Việc khấu hao tài sản cố định một cách hợp lý là nhân tố quantrọng để xác định đúng giá thành sản phẩm và đánh giá kết quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp

1.4 Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ

Việc lựa chọn các phương pháp tính khấu hao thích hợp là biện phápquan trọng để bảo toàn vốn cố định và cũng là một căn cứ quan trong đểxác định thời gian hoàn vốn đầu tư vào tài sản cố định từ các nguồn tài chợdài hạn

Như vậy, việc nghiên cứu lựa chọn các phương pháp khấu haoTSCĐ là một trong nhưng nội dung quan trọng của công tac quản lý vốnđầu tư nói chung của doanh nghiệp Thông thường người ta sử dụng cácphương pháp khấu hao chủ yếu sau đây:

1.4.1 Phương pháp khấu hao tuyến tính (hay phương pháp khấu hao theo đường thẳng).

Đây là phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian sử dụng,được sử dụng phổ biến để tính khấu hao cho các loại TSCĐ hữu hình cómức độ hao mòn đều qua các năm

Trang 10

“Nguyên giá của TSCĐ: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp

đã chi ra để có TSCĐ cho tới khi đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.”

Nguyên giá của TSCĐ bao gồm:

- Giá mua thực tế phải trả: giá ghi trên hóa đơn trừ đi các khoảngiảm giá, chiết khấu mua hàng (nếu có)

- Các chi phí kèm theo trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng như chi phívận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử lần đầu, điều chỉnh, lệ phí trước bạ,lãi tiền vay đầu tư TSCĐ khi chưa đưa vào sử dụng và thuế không đượchoàn Đối với TSCĐ doanh nghiệp xây dựng thì nguyên giá là giá trị thực

tế đã chi ra để xây dựng TSCĐ Đối với TSCĐ vô hình: Nguyên giá là tổngchi phí thực tế đã đầu tư vào tài sản đó

Giá trị thanh lý ước tính được xác định bằng kết quả thanh lý ướctính trừ đi chi phía thanh lý ước tính Để đơn giản hóa vấn đề người ta quyước thu thanh lý bằng chi phí thực hiện thanh lý TSCĐ nên ta có công thứctính mức khấu hao năm như sau:

Mkh = NGTTrong đó: + Mkh: Mức khấu hao hàng năm

Trang 11

“Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ (T KH ) là tỷ lệ phần trăm giữa mức khâu hao (M KH ) và nguyên giá của TSCĐ (NG).”

Trong công tác quản lý, người ta sử dụng các loại tỷ lệ khấu hao:

- Tỷ lệ khấu hao của từng TSCĐ

- Tỷ lệ khấu hao của từng loại TSCĐ

- Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân của các loại TSCĐ trong doanhnghiệp Và có thể được tính bằng 2 cách :

Trong đó: + T kh : Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân năm

+ Mkh: Tổng số tiền khấu hao TSCĐ trong năm

+ NG k : Tổng nguyên giá TSCĐ bình quân phải tính khấu haotrong năm

Cách 2:

kh

T = (f i x Tkhi)Trong đó: + f i: Tỷ trọng về giá trị của từng loại TSCĐ thứ i

+ Tkhi: Tỷ lệ khấu hao của loại TSCĐ thứ i

+ i= 1 ,n: Số loại TSCĐ

Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân có thể được sử dụng trong việclập kế hoạch khấu hao TSCĐ và trong công tác kế toán để xác định số khấuhao TSCĐ trong kỳ

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theophương pháp khấu hao đường thẳng Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quảkinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấuhao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới côngnghệ Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấuhao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm;thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm.Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinhdoanh có lãi Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lầnmức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1kèm theo thông tư 206/2003QĐ-BTC, thì phần trích vượt mức khấu hao

Trang 12

nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thunhập trong kỳ.

Ưu điểm: Việc tính toán đơn giản, dễ tính.Tổng mức khấu hao của

TSCĐ được phân bố đều đặn vào các năm sử dụng TSCĐ nên không gây ra

sự biến động quá mức khi tính chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩmhằng năm Thông qua việc xem xét tỷ lệ khấu hao thực tế TSCĐ có thểđánh giá được tỷ lệ khấu hao và thu hồi vốn cố định của doanh nghiệp.Phương pháp này biết trước được thời hạn thu hồi vốn

Hạn chế: Phương pháp này không thật phù hợp đối với loại TSCĐ

mà có mức độ không đều nhau giữa các kỳ trong năm hay giữa các nămkhác nhau trong trường hợp không lường được hết sự phát triển nhanhchóng của khoa học và công nghệ doanh nghiệp có thể bị mất vốn cố định

Đồ thị biểu diễn mức khấu hao hàng năm theo

phương pháp đường thẳng.

1.4.2 Phương pháp khấu hao nhanh

Để khắc phục những nhược điểm của phương pháp khấu hao đườngthẳng và thúc đẩy thu hồi nhanh hơn vốn cố định người ta sử dụng phươngpháp khấu hao nhanh Hai phương pháp khấu hao nhanh thường được đềcập là:

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

- Phương pháp khấu hao theo tổng số thư tự năm sử dụng gọi tắt làphương pháp khấu hao theo tổng số

1.4.2.1.Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.

Theo phương pháp này số khấu hao hành năm của TSCĐ được xácđịnh bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm tính khấu hao nhânvới một tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm ( còn gọi là tỷ lệ khấu hao nhanhtheo phương pháp số dư)

năm

Mkh

Trang 13

Công thức xác định như sau :

MKi = Gdi x TKDTrong đó: + MKi: Số khấu hao TSCĐ năm thứ i

+ Gdi : Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i

+ TKD: Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ

TKD = TKH x HdTrong đó: + TKH : Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng

+ Hd : Hệ số điều chỉnh

Theo kinh nghiệm, các nhà kinh tế ở các nước thường sử dụng hệ số

- TSCĐ có thời hạn sử dụng 3 đến 4 năm thì hệ số là 1,5

- TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 5 đến 6 năm thì hệ số là 2

- TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm trở lên thì hệ số là 2,5

Ngoài ra, Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm cũng có thể tính theocông thức sau:

Tkh = i ci

NG G

Trong đó: + Gci: Giá trị còn lại của TSCĐ ở cuối năm thứ i

+ NG: Nguyên giá của TSCĐ

+ i: thứ tự tính khấu hao (i=1 ,n)

Theo phương pháp số dư giảm dần, do kỹ thuật tính toán nên đến khihết thời gian sử dụng, TSCĐ vẫn chưa được khấu hao hết Để khắc phụcđược vấn đề này, người ta thường kết hợp phương pháp khấu hao tuyếntính ở những năm cuối cùng

Ưu điểm: Phương pháp này giúp doanh nghiệp có khả năng thu hồi

nhanh vốn đầu tư, mua sắm đổi mới TSCĐ, phản ánh chính xác hơn mứchao mòn TSCĐ vào giá trị sản phẩm, phù hợp với hầu hết các sản phẩm cógiá bán lúc đầu cao hơn sau đó có xu hướng giảm dần Đặc biệt nó phù hợpvới các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệmới mà TSCĐ có tốc độ vô hình cao, đòi hỏi phải khấu hao, thay thế đổimới nhanh để theo kịp sự tiến bộ khoa học kỹ thuật Nhà nước có thể chophép doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để tính chi phíkhấu hao trong việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo điều kiện chodoanh nghiệp thu hôi vốn nhanh Điều đó được coi như một biện pháp

“hoãn thuế” cho doanh nghiệp

Trang 14

Nhược điểm: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần là một

phương pháp tiên tiến , phù hợp với xu thế phát triển của khoa học kỹthuật Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp này phức tạp hơn khấu haođều nên đòi hỏi cán bộ làm công tác chuyên môn như kế toán, thuế ….phải

có am hiểu về các phương pháp khấu hao, phải có trình độ cao

Phương pháp này còn ảnh hưởng đến ngân sách những năm đầu, giáthành sản phẩm ở những năm đầu của thời hạn khấu hao sẽ cao do phảichịu chi phí khấu hao lớn, điều đó gây bất lợi cho doanh nghiệp trong cạnhtranh, việc tính toán khá phức tạp

Đồ thị biểu diễn mức khấu hao hàng năm theo

phương pháp số dư giảm dần.

1.4.2.2 Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng (gọi tắt là phương pháp khấu hao theo tổng số).

Theo phương pháp này, số khấu hao của từng năm được tính bằngcách lấy nguyên giá của TSCĐ nhân với tỷ lệ khấu hao của TSCĐ của mỗinăm

Công thức xác định:

MKt = NG x TKtTrong đó: + MKt: Số khấu hao TSCĐ ở năm thứ t (t=1 ,n)

+ NG: Nguyên giá của TSCĐ

+ TKt: Tỷ lệ khấu hao của TSCĐ ở năm thứ t

Tỷ lệ khấu hao của mỗi năm sử dụng trong phương pháp này là tỷ lệgiảm dần Nó có thể xác định bằng 2 cách:

Cách 1: Tỷ lệ khấu hao TSCĐ của năm cần tính khấu hao được bằng cáchlấy số năm còn lại sử dụng tính từ đầu năm khấu hao cho đến khi TSCĐ hếtthời hạn sử dụng chia cho tổng số các năm còn sử dụng TSCĐ theo thứ tựnăm của thời hạn sử dụng Có nghĩa là:

Số năm sử dụng còn lại của TSCĐ theo thứ tự

năm sử dụng

năm

Mkh

Trang 15

+ t: Thời điểm (năm) cần tính khấu hao.

Phương pháp này chưa được vận dụng ở nước ta, nó mới dừng lại trênphạm vi lý thuyết

1.4.3 Phương pháp khấu hao theo sản lượng.

Phương pháp này thường áp dụng cho những tài sản cố định hoạtđộng có tính chất mùa vụ là những tài sản cố định trực tiếp liên quan đếnviệc sản xuất ra sản phẩm

Nội dung của phương pháp này: Số khấu hao từng năm của TSCĐđược tính bằng cách lấy sản lượng sản phẩm dự kiến sản xuất hoàn thànhtrong năm nhân với mức khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sảnphẩm

+ Qx: Sản lượng sản xuất hàng năm hoàn thành trong năm

+ M kdv : Mức khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩmđược tính bằng cách lấy giá trị phải khấu hao chia cho tổng sản lượng dựtính cả đời hoạt động

Trong đó: + NG: Nguyên giá của TSCĐ

+ Qs: Tổng sản lượng dự tính cả đời hoạt động của TSCĐ

Căn cứ vào hồ sơ kinh tế kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác địnhtổng số lượng (khối lượng) sản phẩm sản xuất hoàn thành theo công suấtthiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế

Để tính mức khấu hao tháng của TSCĐ, có thể dùng công thức:

Số khấu hao

trong tháng =

Sản lượng dự kiếnsản xuất hoàn thành x

Mức khấu hao bìnhquân tính cho một đơn

Ngày đăng: 20/12/2012, 12:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồ thị biểu diễn mức khấu hao theo sản lượng. - Nghiên cứu vận dụng các phương pháp tính khấu hao phù hợp với các điều kiện cụ thể trong các doanh nghiệp
th ị biểu diễn mức khấu hao theo sản lượng (Trang 16)
TÊN TÀI SẢN - Nghiên cứu vận dụng các phương pháp tính khấu hao phù hợp với các điều kiện cụ thể trong các doanh nghiệp
TÊN TÀI SẢN (Trang 21)
Bảng 2.3: Bảng kiểm kê đường lò năm 2009. - Nghiên cứu vận dụng các phương pháp tính khấu hao phù hợp với các điều kiện cụ thể trong các doanh nghiệp
Bảng 2.3 Bảng kiểm kê đường lò năm 2009 (Trang 21)
Bảng 2.3: Bảng kiểm kê đường lò năm 2009. - Nghiên cứu vận dụng các phương pháp tính khấu hao phù hợp với các điều kiện cụ thể trong các doanh nghiệp
Bảng 2.3 Bảng kiểm kê đường lò năm 2009 (Trang 21)
Bảng 2.4: Bảng chi tiết hệ thống đường lò ở từng phân xưởng - Nghiên cứu vận dụng các phương pháp tính khấu hao phù hợp với các điều kiện cụ thể trong các doanh nghiệp
Bảng 2.4 Bảng chi tiết hệ thống đường lò ở từng phân xưởng (Trang 22)
Bảng 2.4: Bảng chi tiết hệ thống đường lò ở từng phân xưởng - Nghiên cứu vận dụng các phương pháp tính khấu hao phù hợp với các điều kiện cụ thể trong các doanh nghiệp
Bảng 2.4 Bảng chi tiết hệ thống đường lò ở từng phân xưởng (Trang 22)
Bảng kiểm kê nguyên giá TSCĐ tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2009 - Nghiên cứu vận dụng các phương pháp tính khấu hao phù hợp với các điều kiện cụ thể trong các doanh nghiệp
Bảng ki ểm kê nguyên giá TSCĐ tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2009 (Trang 25)
Bảng kiểm kê nguyên giá TSCĐ tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2009 - Nghiên cứu vận dụng các phương pháp tính khấu hao phù hợp với các điều kiện cụ thể trong các doanh nghiệp
Bảng ki ểm kê nguyên giá TSCĐ tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2009 (Trang 25)
Khấu hao TSCĐ vô hình trong công ty chủ yếu là khấu hao quyền sử dụng đất và phần mềm máy tính - Nghiên cứu vận dụng các phương pháp tính khấu hao phù hợp với các điều kiện cụ thể trong các doanh nghiệp
h ấu hao TSCĐ vô hình trong công ty chủ yếu là khấu hao quyền sử dụng đất và phần mềm máy tính (Trang 27)
Giá trị của TSCĐ vô hình này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với tổng giá trị TSCĐ của doanh nghiệp - Nghiên cứu vận dụng các phương pháp tính khấu hao phù hợp với các điều kiện cụ thể trong các doanh nghiệp
i á trị của TSCĐ vô hình này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với tổng giá trị TSCĐ của doanh nghiệp (Trang 28)
Bảng tổng hợp khấu hao TSCĐ ngày 31/12/2009 - Nghiên cứu vận dụng các phương pháp tính khấu hao phù hợp với các điều kiện cụ thể trong các doanh nghiệp
Bảng t ổng hợp khấu hao TSCĐ ngày 31/12/2009 (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w