Rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin - truyền thông nhằm phát triển kỹ năng học tập của học sinh cuối cấp tiểu học

27 1.6K 4
Rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin - truyền thông nhằm phát triển kỹ năng học tập của học sinh cuối cấp tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin - truyền thông nhằm phát triển kỹ năng học tập của học sinh cuối cấp tiểu học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM #" NGUYỄN THỊ CHIM LANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP TIỂU HỌC Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 62.14.01.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI – 2009 Luận án được hoàn thành tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Trọng Rỹ 2. PGS.TS. Đặng Thành Hưng Phản biện 1: PGS.TS.Phó Đức Hoà, Trường Đại học phạm Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Thái Văn Thành, Trường Đại học Vinh Phản biện 3: TS. Phạm Ngọc Định, Vụ Tiểu học, Bộ GDvà ĐT Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam – 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Vào hồi…….giờ……. ngày…… tháng ……… năm 2009 Có thể tìm hiểu lu ận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Thị Chim Lang (2004) – “Nắm bắt được công nghệ và tạo ra điều kiện bình đẳng để tiếp xúc với những công cụ học tập mới trong thế kỉ 21”, Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ thông tintruyền thông giáo dục”, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Chim Lang (2006)- “Ứng dụng CNTT-TT trong đổi mới phương pháp dạ y học tại các trường phổ thông”, Kỉ yếu hội thảo “Hội thảo khoa học các tỉnh miền đông nam bộ”. 3. Nguyễn Thị Chim Lang (2007) – “Một số kĩ năng học tập mới cần hình thành cho học sinh tiểu học trong điều kiện ứng dụng CNTT-TT vào dạy học”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 10/2007. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra như vũ bão, tri thức của loài người tăng lên nhanh chóng dẫn đến sự bùng nổ thông tin. Trong khi đó, thời gian học tập ở nhà trường có hạn. Do đó, nhà trường ngày nay không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức mà còn phải hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, rèn luyệnnăng họ c tập cho họ để họ học tập tốt hôm nay và có khả năng học tập suốt đời. Nhiệm vụ này phải bắt đầu ngay từ cấp tiểu học, không phải đợi học sinh học lên cấp học cấp hơn mới chú ý tiến hành. Điều này còn xuất phát từ cơ sở tâm lý học, giáo dục học được các nhà nghiên cứu chỉ ra là, chất lượng dạy học trong nhà trườ ng, ở bất cứ cấp học nào, phụ thuộc không chỉ vào nội dung, phương pháp dạy học, cơ sở vật chất – thiết bị dạy học mà còn phụ thuộc vào sự giác ngộ mục đích học tập, vốn kinh nghiệm, trình độ phát triển trí tuệ và trình độ phát triểnnăng học tập của học sinh. Học sinh không có được những kĩ năng học tập nh ất định thì không thể nói đến chất lượng, hiệu quả của dạy học. Kĩ năng học tập là một hệ thống rất phong phú, đa dạng. Có những kĩ năng chung cho hoạt động học tập và những kĩ năng riêng cho từng môn học, từng dạng, từng nhóm loại hình thành chuyên biệt cho hành động học tập . Những kĩ năng học tập chung bao gồm kĩ năng t ổ chức học tập (kĩ năng lập kế hoạch học tập, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng học hợp tác nhóm) và nhóm kĩ năng nhận thức (kĩ năng quan sát, kĩ năng làm việc với sách giáo khoa, kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học,.v.v) Hiện nay giáo dục phổ thông cùng với việc đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục là việc ứng d ụng ngày càng nhiều các phương tiện kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tintruyền thông vào dạy học. Khi ứng dụng công nghệ thông tintruyền thông vào dạy học, trước hết là sử dụng máy tính điện tử và mạng Internet, đòi hỏi học sinh phải có những kĩ năng học tập mới (kĩ năng sử dụng máy vi tính, kĩ năng khai thác Internet) mà trước đây chưa hề có ở nhà trường truyề n thống. Vào những thập niên cuối của thế kỷ 20, trên thế giới, việc ứng dụng máy vi tính vào dạy học trong các nhà trường đã trở nên phổ biến. Ở nước ta, từ năm 1994 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương đưa máy tính vào nhà trường để giảng dạy tin học và là phương tiện dạy học các môn học khác, đồng thời nhập một số phần mềm d ạy học phù hợp với chương trình giáo dục của ta và đặc điểm tâm sinhhọc sinh Việt Nam. Đặc biệt những năm gần đây đã xuất hiện một số công ty sản xuất phần mềm phục vụ cho dạy học ở các cấp học, trong đó có tiểu học. Từ những năm cuối của thập niên 90 thế kỷ trước, ở các 2 thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng máy tính đã được sử dụng khá rộng rãi ở các trường phổ thông, không chỉ ở cấp trung học mà cả ở cấp tiểu học. Riêng ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đặc biệt ở thành phố Vũng Tàu nhiều trường tiểu học đã trang bị máy tính để học môn tin học với tư cách là môn tự chọn và để hỗ trợ dạy học các môn học khác như Tiếng Việt, Toán, Khoa học,. v. v. Cùng với việc trang bị máy tính là việc nối mạng Internet đến các trường. Việc ứng dụng công nghệ thông tintruyền thông vào dạy học ở phổ thông nói chung, tiểu học nói riêng đã làm nảy sinh một số vấn đề cần được nghiên cứu, giải quyết như tổ chức học tập như thế nào với việc sử dụng máy tính và Internet sẽ có hiệu quả? Xây dựng môi trường học tập như thế nào? Những kĩ năng học tập gì cần phải hình thành và hình thành như thế nào cho học sinh trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tintruyền thông vào dạy học? Về việc rèn luyện hình thành kĩ năng học tập cho học sinh đã có khá nhiều công trình nghiên cứu (luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, đề tài cấp trường, cấp Bộ), song việc rèn luyệnnăng học tập mới trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tintruyền thông vào dạy học thì còn ít được quan tâm, mới chỉ xuất hiện một số bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành. Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này. Xuất phát từ những điều trình bày ở trên mà chúng tôi lựa chọn vấn đề “Rèn luy ện kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin - truyền thông nhằm phát triển kỹ năng học tập của học sinh cuối cấp tiểu học” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình với hy vọng góp phần giải Quiết những khó khăn, lúng túng của giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường khi ứng dụng máy tính và mạng Internet vào mục đích dạy 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất được quy trình rèn luyện k ĩ năng sử dụng CNTT-TT cho học sinh cuối cấp tiểu học. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy - học ở trường tiểu họcsử dụng máy tính. Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa sự phát triển tính tích cực học tập của học sinh lớp 4-5 trong quá trình dạy học ở trường tiểu học và quá trình hình thành một số kĩ năng c ơ bản trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông. 4. Giả thuyết khoa học Nếu áp dụng qui trình: làm mẫu, bắt chước, thực hành cá nhân và theo nhóm thì sẽ đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong việc rèn luyệnnăng sử dụng CNTT-TT cho học sinh cuối cấp tiểu học. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc hình thành kĩ năng học tập của học sinh trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông trong dạy học. 5.2. Khảo sát thực trạng kĩ năng học tập của học sinh cuối cấp tiểu học ở những trường có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 5.3. Đề xuất quy trình rèn luyệ n kĩ năng sử dụng CNTT-TT cho học sinh cuối cấp tiểu học và tổ chức thực nghiệm phạm nhằm kiểm tra tính khoa học, khả thi của qui trình. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích khái quát hoá những lý thuyết, quan điểm khoa học liên quan đến vấn đề hình thành kĩ năng học tập của học sinh trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông. 6.2. Nhóm ph ương pháp điều tra khảo sát thực tế Đề tài sử dụng các phương pháp điều ta bằng phiếu hỏi, tọa đàm trực tiếp với giáo viên, cán bộ quản lý các trường về tình hình ứng dụng CNTT trong dạy học và kĩ năng học tập của học sinh. Phương pháp quan sát, dự giờ để tìm hiểu tiến trình dạy họcsử dụng CNTT. 6.3. Phương pháp chuyên gia Tham khảo các ý kiến tư vấn của các chuyên gia làm công tác tin học, làm phần mềm dạy học, tìm hiểu những quan điểm và kinh nghiệm trong việc ứng dụng CNTT truyền thông vào dạy - học ở trường tiểu học 6.4. Thực nghiệm phạm Sử dụng phương pháp này để kiểm tra tính khoa học, khả thi của Qui trình và phương pháp hình thành kĩ năng học tập cho học sinh trong điều kiện ứng dụng CNTT vào dạy học. 7. Đóng góp mới của luận án 7.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận việc hình thành kĩ năng học tập trong điều kiện ứng dụng CNTT-TT, làm rõ các khái niệm “kĩ năng sử dụng CNTT – TT”, “rèn luyệnnăng sử dụng CNTT - TT”… 7.2. Xây dựng ba biện pháp rèn luyện các kĩ năng sử dụng CNTT-TT cho học sinh cuối cấp tiểu học: Biện pháp rèn luyện các kĩ năng sử dụng thi ết bị máy tính. Biện pháp rèn luyện các kĩ năng sử dụng phần mềm dạy học. Biện pháp rèn luyện các kĩ năng sử dụng mạng Internet. 8. Cấu trúc của luận án Luận án gồm phần mở đầu, 3 chương, phần kết luận và phần phụ lục. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn luyệnnăng sử dụng 4 CNTT-TT nhằm phát triểnnăng học tập của học sinh cuối cấp tiểu học. Chương 2: Một số biện pháp rèn luyệnnăng sử dụng CNTT-TT nhằm phát triểnnăng học tập cho học sinh cuối cấp tiểu học. Chương 3: Thực nghiệm phạm các biện pháp rèn luyệnnăng sử dụng CNTT-TT cho học sinh cuối cấp tiểu học. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN- TRUYỀN THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP TIỂU HỌC. 1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ lâu vấn đề kĩ năng đã được các nhà tâm lý học và giáo dục học quan tâm nghiên cứu theo hai hướng chính: Hướ ng thứ nhất, nghiên cứu kĩ năng ở mức độ khái quát hình thành tri thức và kĩ năng theo lý thuyết hình thành hành động trí tuệ theo giai đoạn[14], [24] Đại diện có P. Ia Galperin, V. A. Crutexki, P. V. Petropxki… P. Ia Galperin . Hướng thứ hai, nghiên cứu kĩ năng ở mức độ cụ thể. như kĩ năng lao động, KNHT, kĩ năng hoạt động phạm… .Đại diện có các nhà tâm lý – giáo dục như V. V. Tsebưseva, Trần Trọng Thủy trong lĩnh vự c hoạt động lao động; G. X. Cochiưe, N. A. Menchinxcaia, Hà Thị Đức trong lĩnh vực hoạt động học tập; X. I. Kixegops, Nguyễn Như An trong lĩnh vực hoạt động phạm; N. V. Cudơmina,trần Quốc Thành trong lĩnh vực hoạt động tổ chức. Vậy vấn đề KNHT đã được nghiên cứu như thế nào? Trong tâm lý học phạm và lý luận dạy học, KNHT được xem xét trên cơ sở hai tiền đề xuất phát là quan niệm về cấu trúc hoạt động học tập và quan niệm về cấu trúc quá trình học. Theo quan niệm về cấu trúc hoạt động học tập,đại diện có các nhà khoa học V. V. Davưdov, D. B. Elkonin, A. K. Markova, đã nghiên cứu những kĩ năng, kĩ xảo học tập bên trong, tức là những kĩ năng, kĩ xảo thủ thuật thao tác trí tuệ, hoạt động tư duy trong học tập như phân tích, t ổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá, vận trù, mô hình hoá, hình thức hoá… Theo quan niệm về cấu trúc quá trình học, tiêu biểu có các nhà khoa học Iu. K. Babanxki, M. N. Xcatlin, A. V. Iuedt, G. G. Granik, xem xét những kĩ năng, kĩ xảo học tập bên ngoài, như đọc sách, tra cứu tài liệu, kế hoạch hoá, lập biểu đồ tính toán, thí nghiệm, tổ chức công việc…[63]. Trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi chỉ đề cập vài nét về lịch sử nghiên cứu KNHT chung . * Nghiên cứu về KNHT của học sinh phổ thông đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu như A. V. Uxova và A. A. Bobrop, Robert Fisher, Vũ Trọng Rỹ, Đặng Thành Hưng, Nguyễn Đình Chỉnh, Nguyễn Phụ Thông Thái…. Khi nghiên cứu về KNHT cơ bản của học sinh lớp 1, tác giả Nguyễn Phụ Thông Thái cho rằng KNHT cơ bản của học sinh lớp 1 là kĩ năng mã hoá và kĩ năng giải mã, đồng thời đề xuất biện pháp hình thành những kĩ năng này cho học sinh thông qua môn Toán, Tin h ọc, Tiếng Việt. 6 Khi bàn về KNHT chung, một số tác giả như Denis Chalmer, Richar Fuller, Paul Trewer, Chris Javis, Robert Fisher, Lê Khánh Bằng… đã đề cập đến kĩ năng học tập theo nhóm. Ngoài ra, kĩ năng học theo nhóm còn được một số tác giả khác nghiên cứu như David Johnson, John Jazolimek, Enginila David, Trần Bá Hoành, Đặng Thành Hưng… Tác giả Đặng Thành Hưng [37] cho rằng để học tập hợp tác có kết quả cần dạy các kĩ năng xã hội, kĩ năng cộng tác cho học sinh và chỉ ra n ội dung, biện pháp hình thành kĩ năng này. Dựa trên sự phân tích đặc trưng và cấu trúc của hoạt động học tập theo nhóm, tác giả Ngô Thị Thu Dung [12] đã chỉ ra các kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh gồm ba nhóm kĩ năng là kĩ năng nhận thức, kĩ năng tổ chức, kĩ năng giao tiếp với 18 kĩ năng cụ thể. Tóm lại, việc nghiên cứu về KNHT nói chung, kĩ năng TLN nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện. Cụ thể là: KNHT được các tác giả xem như điều kiện bên trong rất quan trọng để nâng cao kết quả học tập và dạy học, đồng thời đặt vấn đề cần chủ động bồi dưỡng KNHT cho người học. Làm rõ khái niệm và bản chất của KNHT, phân loại và mô tả chúng. Xây dựng qui trình hình thành và rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính trên cơ s ở đó phát triển kỹ năng học tập chung; xác định qui trình hình thành phát triển kỹ năng học tập chung Nêu điều kiện cần thiết để hình thành KNHT. Kĩ năng làm việc với sách được xem là kĩ năng nhận thức quan trọng cần phải hình thành cho người học; mô tả cấu trúc, mức độ, phương pháp hình thành kĩ năng làm việc với SGK nói chung, qua các môn học cụ thể nói riêng. Đề cập đế n nhiều khía cạnh khác nhau củanăng học tập hợp tác như thành phần cấu trúc, biện pháp hình thành kĩ năng này cho người học. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu trên là những kĩ năng học tập của dạy học truyền thống. Trong điều kiện ứng dụng CNTT-TT hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu. 1.2 Cơ sở lý luận của việc rèn luyện kỹ năng sử d ụng CNTT-TT nhằm phát triển kỹ năng học tập của học sinh cuối cấp tiểu học. 1.2.1 Đặc điểm nhận thức -Đặc điểm của quá trình nhận thức. Học sinh cuối cấp tiểu học có nhu cầu lớn trong việc tìm hiểu khám phá những hiện tượng khoa học ứng dụng vào đời sống xã hội, đặc biệt là khoa học công nghệ về máy tính đ ã tạo ra một môi trường học tập mới cho các em. Tính tò mò, muốn khám phá cái mới, sự ham hiểu biết phát triển. Sự nhận thức của học sinh cuối cấp tiểu học không còn giới hạn bởi sự nhận thức các sự vật, hiện tượng đơn lẻ, các thuộc tính bên ngoài, mà chúng muốn 7 được tìm hiểu bản chất của các mối quan hệ của sự vật, hiện tượng. Trí nhớ của các em được phát triển trong quá trình tri giác. Ở lứa tuổi này hoạt động học tập trong trường đã thúc đẩy sự phát triển của các quá trình nhận thức như chú ý có chủ định, quan sát có mục đích, có ý thức, tự giác.Tuy nhiên quá trình nhận thức của độ tuổi này vẫn còn chịu ảnh hưởng của tư duy trực quan cụ thể, do đó việc hướng dẫn, rèn luyệnnăng cho học sinh luôn luôn gắn lý thuyết với thực hành trên máy tính. Trong môi trường học tập đa phương tiện, hoạt động học tập của các em phân hoá rất rõ nét. 1.2.2 Kĩ năng học tập 1.2.2.1 Khái niệm kĩ năng học tập * Về khái niệm kĩ năng. Trong tâm lý học có hai quan niệm về kĩ năng: thứ nhấ t chú trọng khía cạnh cách thức hành động, coi việc nắm được cách thức hành động là có kĩ năng, thứ hai coi kĩ năng không đơn thuần là mặt kĩ thuật của hành động mà còn là một biểu hiện năng lực của con người. Trong lý luận dạy học, kĩ năng thường được quan niệm là khả năng của con người thực hiện có hiệu quả hành động tương ứng vớ i các mục đích và điều kiện trong đó hành động xảy ra [11],[18] Trên cơ sở tiếp nhận những quan điểm nói trên, chúng tôi cho rằng kĩ năng là khả năng của con người thực hiện một cách có hiệu quả một hành động nào đó để đạt được mục đích đã xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với điều ki ện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định. Về cấu trúc của kĩ năng, hầu hết các tác giả đều xác định có 3 yếu tố: 1. Tri thức về phương thức thực hiện các thao tác, hành động và tri thức về đối tượng hành động; 2. Mục đích và nhiệm vụ mà hành động phải thực hiện; 3. Hệ thống các thao tác, các hành động và các phương tiện tương ứng. Như vậy, kĩ n ăng chứa đựng trong nó cả tri thức về hành động, mục đích hành động và thao tác hành động. Tuỳ theo từng loại kĩ năng mà các thành phần trên tham gia vào cấu trúc đó ở mức độ khác nhau. * Về khái niệm KNHT KNHT là kĩ năng của hoạt động học tập, một loại hình hoạt động cơ bản của con người. Có thể xem KN HT là khả năng của con người thực hiện một cách có kế t quả các hành động học tập bằng cách chọn lựa và thực hiện các phương thức hành động phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhất định nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ học tập đề ra. Trong lý luận và thực tiển KNHT được xem xét ở 2 góc độ Một là: tiếp cận cấu trúc hoạt động học. Hai là: tiếp cận cấu trúc quá trình học. [...]... sử dụng CNTT–TT cho học sinh cuối cấp tiểu học trình bày ở chương 2 10 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆNNĂNG SỬ DỤNG CNTT- TT NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH CUỐI CẤP TIỂU HỌC Để hoạt động học tập ngày nay đạt hiệu quả cao trong mội trường CNTTTT, chúng ta cần phải có một số biện pháp để giúp HọC SINH rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT-TT nhằm phát triển kỹ năng học tập cho học sinh cuối. .. học tập cho học sinh khối 4-5 cuối cấp tiểu học 16 CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM PHẠM CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆNNĂNG SỬ DỤNG CNTT-TT CHO HỌC SINH CUỐI CẤP TIỂU HỌC 3.1 Mục đích thực nghiệm phạm Thực nghiệm phạm được tiến hành nhằm các mục đích sau: Kiểm nghiệm tính khoa học, khả thi, hiêu quả của việc rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT-TT nhằm phát triển kỹ năng học tập chung cho học sinh lớp 4-5 cấp tiểu. .. kĩ năng làm việc trên máy tính cần hình thành ở học sinh lớp cuối cấp tiểu họcnăng sử dụng máy tính Kĩ năng sử dụng phần mềm Kĩ năng vào mạng Internet và học tập trên mạng 1.2.4 Vai trò của kỹ năng sử dụng CNTT-TT trong việc phát triển kỹ năng học tập của học sinh cuối cấp tiểu học Theo tác giả Đặng Thành Hưng, (Báo cáo tổng kết đề tài cấp Viện “Cơ sở lý luận và khung chuẩn của hệ thông kỹ năng học. .. CNTT-TT, tức là các kỹ năng sử dụng máy tính, mạng Internet để tra cứu, tìm tài liệu, truy cập và khai thác thông tin, tư liệu trên mạng Như vậy các kỹ năng sử dụng CNTT-TT vừa là một thành phần của nhóm kỹ năng nhận thức vừa là yếu tố phát triển các kỹ năng khác của nhóm kỹ năng nhận thức 1.2.5 Rèn luyện kỹ năng học tập nói chung, kỹ năng sử dụng CNTT-TT nói riêng cho học sinh cuối cấp tiểu học Kĩ năng. .. được đảm bảo tính năng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu tương tác của người dùng 2.2.2.Phân loại các nhóm kỹ năng sử dụng các chương trình phần mềm thông dụng - Nhóm kỹ năng sử dụng hệ điều hành Windows XP - Nhóm kỹ năng sử dụng Windows Explorer, Internet Explorer - Nhóm kỹ năng sử dụng các phần mềm ứng dụng dạy -học 2.2.3 Nội dung rèn luyệnnăng sử dụng phần mềm - Rèn luyệnnăng sử dụng phần mềm hệ điều... kĩ năng nhận thức Nhóm kĩ năng giao tiếp Nhóm kĩ năng quản lý học tập [36] 1.2.3 Kĩ năng sử dụng CNTT-TT trong học tập Học sinh tiểu học học tập trong điều kiện có CNTT-TT trợ giúp đòi hỏi phải có những kĩ năng mới mà trong điều kiện dạy học truyền thống chưa bao giờ có Đó là những kĩ năng sử dụng CNTT-TT Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học cho thấy khả năng và cũng là những kĩ năng sử dụng. .. rèn luyệnnăng sử dụng CNTT-TT cho học sinh cuối cấp tiểu học 23 Kết luận và khuyến nghị Qua kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép rút ra những kết luận sau: 1 Môi trường học tập ngày nay của học sinh nói chung, học sinh tiểu học nói riêng có nhiều thay đổi so với trước đây do sự phát triển như vũ bão của khoa họccông nghệ, đặc biệt là sự phát triển của CNTT-TT Sự xâm nhập của CNTT-TT vào lĩnh... học tập hiện đại ở các cấp học phổ thông, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội, 2007”), hệ thống kỹ năng học tập hiện đại gồm có 3 nhóm kỹ năng: nhóm kỹ năng nhận thức học tập; nhóm kỹ năng giao tiếp và quan hệ học tập; nhóm kỹ năng quản lý học tập Để làm việc với các loại tài liệu học tập dưới dạng các đĩa CDROM, các phần mềm dạy học, các trang web , học sinh phải có các kỹ năng sử dụng. .. thấy học sinh rất hứng thú học tập với máy tính Ý kiến của hầu hết giáo viên trong các buổi toạ đàm đều khẳng định tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT–TT cho học sinh tiểu học, không chỉ để học tốt môn tin học mà còn là phương tiện phát triển các kỹ năng học tập các môn học khác Kết quả khảo sát thực tế sẽ giúp chúng tôi có cơ sở để đề xuất quy trình, phương pháp rèn luyện kỹ năng sử. .. thực hiện biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng MT Giáo viên dạy tin học phải được đào tạo chuyên tin học và có kỹ năng thực hành ứng dụng tốt có khà năng phạm.Cần có sự phối hợp tốt giữa giáo viên dạy tin học với giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm giúp học sinh thực hiện tốt kỹ năng sử dụng MT trong giờ tự học Do đó giáo viên tiểu học cần phải được bồi dưỡng thường xuyên kỹ năng sử dụng máy tính Đầu tư . CNTT-TT nhằm phát triển kĩ năng học tập của học sinh cuối cấp tiểu học. Chương 2: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng CNTT-TT nhằm phát triển kĩ năng học tập cho học sinh cuối cấp tiểu học. . KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM #" NGUYỄN THỊ CHIM LANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP TIỂU HỌC . của việc rèn luyện kỹ năng sử d ụng CNTT-TT nhằm phát triển kỹ năng học tập của học sinh cuối cấp tiểu học. 1.2.1 Đặc điểm nhận thức - ặc điểm của quá trình nhận thức. Học sinh cuối cấp tiểu

Ngày đăng: 04/04/2014, 17:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan