- Nội dung giải pháp:
Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường các cán bộ thuộc bộ phận này phải tiến hành chính sách về xúc tiến nguồn sản phẩm bằng một số biện pháp sau:
Tăng cường công tác quảng cáo là công việc không thể thiếu trong thời buổi kinh tế thị trường vì thế công ty nên dành một phần chi phí cho công
tác này để từ đó nâng cao trình độ quảng cáo cũng như nghiệp vụ của người làm công tác này. Từ lời văn quảng cáo, hình ảnh đến xác định phương tiện quảng cáo.
3.1. Chính sách xúc tiến về sản phẩm
Theo thực trạng hoạt động xúc tiến và những gì công ty đang làm hiện nay cho sản phẩm là có hiệu quả, nếu như có sự phối hợp chính sách sản phẩm với chính sách xúc tiến khuyếch trương thì tin chắc rằng hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ còn cao hơn nữa.
Trong hoạt động xúc tiến chúng ta luôn khẳng định sản phẩm như thế này hay thế kia, nhưng khi sản phẩm có được trong tay khách hàng thì nó lại quá xa vời với những gì đã nói thì sự phản ứng của khách hàng như thế nào. Cho nên những gì hoạt động nói thì sản phẩm có như thế, xúc tiến bán hàng chỉ nên nói những gì sản phẩm có. Việc bảo đảm và duy trì chất lượng của sản phẩm sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh lâu dài, có uy tín.
Hiện nay các doanh nghiệp đều hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh hiện đại, các sản phẩm có hình dáng bề ngoài không khác nhau nhiều thì chất lượng của sản phẩm, uy tín của nhãn hiệu lại là các yếu tố cạnh tranh chủ yếu. Với quan điểm phục vụ khách hàng là trên hết thì Công ty nên thực hiện theo phương châm 4 đúng:
(1) Đúng thời gian, (2) đúng giá, (3) đúng chất lượng, (4) đúng địa điểm.
Việc hoạt động xúc tiến cho sản phẩm là một nghệ thuật nhưng không dẫn ảo thuật, ảo giác, nói sai sự thật về sản phẩm.
Khách hàng chỉ nhận biết được chất lượng sản phẩm thực sự khi họ đã sử dụng sản phẩm, còn những thông tin họ thu thập được chưa phản ánh hết những đặc điểm mà sản phẩm có. Sự thỏa mã của khách hàng là đặc biệt
quan trọng. Cứ theo phép tính một người thỏa mãn thì họ sẽ giới thiệu cho mười người, một người không thỏa mãn thì họ sẽ nói cho một trăm người. Do vậy cần có sự thỏa mãn thông qua chất lượng sản phẩm.
Mặt khác với kết quả nghiên cứu thì khách hàng trước khi quyết định mua sản phẩm cho sử dụng thì họ hầu hết tìm kiếm thông tin từ bạn bè đồng nghiệp, kinh nghiệm bản thân cũng như nhãn hiệu nổi tiếng trên thị trường. Chính vì vậy hoạt động xúc tiến phải đi song song cùng với chất lượng sản phẩm, tránh hiện tượng ảo thuật hoặc xúc tiến không phản ánh đúng những gì sản phẩm có.
3.2. Chính sách về giá cả:
Đây là một chính sách đụng chạm đến lợi ích tức thì của khách hàng. Một chính sách giá tối ưu phải bảo đảm cho khách hàng mục tiêu có thể mua được.
Chính sách giá cả là một chính sách hoạt động rất khó khăn, nó không chỉ đụng chạm đến lợi ích của khách hàng mà còn tác động rất lớn đến doanh số và lợi nhuận của Công ty. Hoạt động xúc tiến khuyếch trương đòi hỏi phải có chi phí và mức chi phí đó rốt cuộc lại tính vào giá bán của sản phẩm.
Hiện nay người tiêu dùng rất sợ hiện tượng đòi giá quá cao so với giá thực tế của sản phẩm nên đa số họ cho rằng hoạt động xúc tiến cần phải được nồng ghép cùng với chính sách giá cả. Vì vậy hoạt động xúc tiến cần đưa thêm các mức giá vào để người tiêu dùng có thể mua được sản phẩm với đúng giá của nó.
Chất lượng sản phẩm tốt, tiến hành hoạt động xúc tiến có hiệu quả thì sẽ tạo ra một chính sách giá tối ưu là điều nằm trong tầm tay của doanh nghiệp.
3.3. Chính sách phân phối.
Thực hiện chính sách phân phối rộng rãi là điều Công ty rất muốn làm. Nếu chính sách phân phối hoạt động có hiệu quả thì các hoạt động xúc tiến sẽ nhanh chóng được thúc đẩy và thực hiện tốt qua các trung gian phân phối.
Hệ thống kênh hoạt động của Vital hiện nay là ngắn, chưa dài, chủ yếu ở những nơi phát triển. Ở những nơi khác sản phẩm chưa có hoặc ít có mặt khách hàng không biết sản phẩm của chúng ta thì họ ít mua là điều dễ hiểu, điều này làm cho sản lượng và doanh số mất về tay đối thủ cạnh tranh là đáng kể.
Để hệ thống kênh hoạt động có hiệu quả nên chăng mở một vài đại lý ở các khu vực đó, hay dành những khoản chiết khấu cao hơn cho các trung gian hoạt động tại khu vực đó, ta có thể không cần lợi nhuận hoặc ít để có thể giữ được thị trường để phát triển trong tương lai. Tất cả các việc đó sẽ là chất nhờn bôi chơn hoạt động của kênh.
Những khoản chiết khấu sẽ khiến các trung gian từ bỏ kinh doanh sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và tập chung kinh doanh sản phẩm của công ty. Các trung gian họ thường không quan tâm đó là sản phẩm gì, điều mà họ quan tâm là sản phẩm đó bán được nhiều, lợi nhuận cao.
Thực hiện được điều đó thì sản phẩm của chúng ta sẽ ở khắp mọi nơi, “bao quanh” khách hàng khi khách hàng có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đó.
Đa dạng hình thức tiêu thụ sản phẩm, việc lựa chọn hợp lý mạng lưới tiêu thụ và các hình thức tiêu thụ làm cho quá trình vận động hàng hóa được đẩy nhanh, tiêu thụ được, tiết kiệm chi phí vận chuyển. Sử dụng hợp lý
các khâu trung gian khác nhau giúp cho doanh nghiệp có được hệ thống phân phối hợp lý.
Mạng lưới tiêu thụ của công ty còn nhiều yếu điểm chưa hoàn thiện mặc dù khách hàng của công ty có nhiều nhu cầu mua lớn về số lượng nhưng rất lẻ tẻ, không tập trung thường xuyên. Một số khách hàng ở nhiều nơi mua với số lượng ít, điều này rất rễ gây khó khăn trong việc sản xuất.
Cho nên để làm tốt công tác này công ty cần phải nghiên cứu đánh giá thông qua các cuộc tiếp xúc đàm thoại để hiểu rõ khách hàng:
+Họ là ai?
+Bán ở thị trường nào? +Số lượng là bao nhiêu?
+Tình hình tài chính của họ ra sao?
+Cung cách làm ăn của họ trên thị trường như thế nào?
Sau khi quyết định chọn khâu trung gian trong tiêu thụ, công ty phải dứt khoát trong quan hệ và điều kiện buôn bán:
+Xác định cam kết. +Điều kiện giá cả. +Ký kết hợp đồng. +Thể lệ hoạt động.
Bên cạnh đó Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để củng cố thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới.
Kiểm tra nghiêm ngặt quy trinh công nghệ, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của sản phẩm.
Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, đầu tư thay thế trang thiết bị cũ, hỏng hóc... đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh nhằm đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu. Cần có nhiều biện pháp quản lý tốt hơn đối với các cửa hàng chi nhánh của công ty chánh những vi phạm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm.
Đảm bảo giao hàng đúng thời hạn, đầu tư mua sắm thêm các phương tiện chuyên chở, chánh tình trạng quá tải và rút ngắn thời gian giao hàng.
-Tính hiệu quả của giải pháp:
Làm tốt công tác nghiệp vụ trên sẽ cho phép công ty có cơ sở để lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời làm cho kế hoạch sát với thực tế hơn, các sản phẩm làm ra sẽ được thị trường chấp nhận về mẫu mã, chất lượng...
-Tính khả thi của giải pháp:
Để thực hiện giải pháp này, công ty cần đầu tư 1 phần không nhỏ cho chi phí quảng cáo nhưng bù lại Công ty sẽ có được khách hàng biết đến và sử dụng các sản phẩm của công ty ngày càng nhiều, thời gian đầu có thể bị lỗ hay hòa vốn nhưng sau vài tháng với những chính sách xúc tiến trên thì doanh thu của công ty sẽ tăng lên không ngừng. Giải pháp này sẽ rất khả thi khi được sự quan tâm của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong công ty.