Trí tuệ cảm xúc của giáo viên chủ nhiệm lớp trường trung học cơ sở
Trang 1Phần Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Trí thông minh IQ mang tính hμn lâm không chuẩn bị cho con người đủ sức
đương đầu với những thử thách thực tế của cuộc đời đang diễn ra muôn vẻ vμ biến
đổi không ngừng IQ cao chưa bảo đảm sự thμnh công vμ cuộc sống thịnh vượng hạnh phúc, nếu như không có những xúc cảm thông minh Đời sống cảm xúc cũng
lμ một lĩnh vực trong đó người ta có thể chứng tỏ năng lực của mình Sự thμnh thạo của một người về trí cảm xúc lμ nguyên nhân thμnh công của anh ta trong cuộc đời, trong khi một người khác có IQ tương đương nhưng với trí tuệ cảm xúc kém cỏi lại thất bại Trí tuệ cảm xúc thực sự lμ loại siêu trí tuệ, siêu năng lực, bởi vì nó quyết
định việc một cá nhân có khai thác được những lợi thế của mình kể cả lợi thế trí tuệ IQ của mình hay không Người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ có thể chớp được cơ may tốt nhất để thμnh công vμ hạnh phúc Ngược lại, những người không kiểm soát
được xúc cảm của mình thường phải chịu những xung đột nội tâm, mất năng lực tập trung vμ suy nghĩ, thường chịu thất bại trong đời Nhμ tâm lý học thế hệ mới của Hoμ Kỳ Daniel Goleman đã khẳng định EQ quan trọng hơn IQ đối với sự thμnh công của mỗi người vμ thậm chí ông nμy còn quả quyết: “chỉ số thông minh
IQ cao phỏng có ích gì nếu anh lμ người ngu đần về cảm xúc”[57,bìa sau]
Để hiểu rõ hơn về trí tuệ cảm xúc vμ ứng dụng vμo thực tế giáo dục ở nước ta cần phải nghiên cứu trên các giáo viên, tính chất hoạt động của họ đồng thời phải thử tác động nâng cao TTCX của họ Chúng tôi được Viện Khoa Học Giáo Dục Việt Nam vμ Sở Giáo dục & Đμo tạo Tây Ninh cho phép vμ tạo điều kiện nghiên
cứu đề tμi: “Trí tuệ cảm xúc của giáo viên chủ nhiệm lớp trường trung học cơ
sở”
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mối quan hệ giữa trí tuệ vμ xúc cảm đã được quan tâm từ 2000 năm trước
đây.Lúc đầu các nhμ Tâm lý học nghiên cứu trí tuệ vμ xúc cảm tách biệt, sau đó họ nghiên cứu sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa trí tuệ vμ xúc cảm Năm 1990 sự ra đời
định nghĩa về TTCX của Salovey vμ Mayer thì loại trí tuệ mới nμy trở thμnh chủ
điểm nghiên cứu nổi bật của Tâm lý học Năm 1997 những cuốn sách phổ biến khoa học của Daniel Goleman về TTCX xuất bản toμn cầu, khái niệm TTCX trở nên phổ biến vμ được ứng dụng rộng rãi
ở Việt Nam lần đầu tiên vμo năm 1997 thuật ngữ TTCX được chính thức đề cập đến tại một xê-mi-na của các nhμ nghiên cứu thuộc chương trình khoa học xã hội cấp Nhμ nước KX-07 do GS.TSKH Phạm Minh Hạc lμm chủ nhiệm ở đây GS.TS Nguyễn Duy Hiển, nhμ nghiên cứu vật lý hạt nhân của Việt Nam, công tác
ở Hoa Kỳ về nước, đã trình bμy những nhận thức của ông về hiện tượng TTCX vμ vai trò của nó đối với sự thμnh bại của con người
Tạp chí tâm lý học của Viện Tâm lý thuộc Viện Khoa học Xã hội vμ Nhân văn Quốc gia lần đầu tiên đăng một loạt bμi chuyên khảo về TTCX của PGS.TS Nguyễn Huy Tú, một cộng tác viên của KX-07, bμi đầu tiên in trong số 6, tháng 12-2000 với tiêu đề: “Trí tụê cảm xúc - bản chất vμ phương pháp chẩn đoán” Trong khuôn khổ chương trình khoa học xã hội cấp Nhμ nước KX-05 chu kỳ 2001-
Trang 22005, do GS.TSKH Phạm Minh Hạc lμm chủ nhiệm, TTCX lμ một trong ba thμnh
tố trí tuệ (trí thông minh, trí sáng tạo vμ trí cảm xúc) được đo lường trên gần 10.000 học sinh, sinh viên vμ người lao động trẻ Việt Nam năm 2002 PGS Trần Trọng Thuỷ, PGS.TS Lê Đức Phúc, PGS.TS Nguyễn Huy Tú vμ PGS.TS Nguyễn Công Khanh đã hoμn thμnh việc thích ứng bộ test đo TTCX MSCEIT do các nhμ tâm lý học Hoa Kỳ soạn thảo dùng đo loại trí tuệ nμy của người Việt Nam
Công trình đo đạc trên diện rộng về TTCX của đề tμi cấp Nhμ nước KX-05 hoμn thμnh vμo 2005 cho biết về mức độ, đặc điểm TTCX của học sinh, sinh viên
vμ người lao động trẻ Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH Luận án nμy đi sâu tìm hiểu về TTCX vμ tương quan của nó với công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trường THCS Từ hai năm nay trong khuôn khổ một đề tμi luận án tiến sĩ tâm lý học, Dương Hoμng Yến ở Viện Tâm lý học cũng đang nghiên cứu “TTCX của giáo viên tiểu học Hμ Nội” Các cơ sở đμo tạo trong nước như Đại học Quốc gia Hμ Nội, Viện Chiến lược vμ Chương trình giáo dục, trường Đại học Sư phạm Huế vμ trường
Đại học sư phạm Hμ Nội cũng đã vμ đang tiến hμnh một số nghiên cứu về TTCX như: “Nghiên cứu TTCX của sinh viên trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật tỉnh Nghệ An” của Lê Hồng Lợi, “Mức độ trí thông minh vμ TTCX của sinh viên trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp” của Phan Trọng Nam Có thể nói, TTCX lμ một vấn đề tâm lý học được giới tâm lý học ở Việt Nam quan tâm ngμy cμng nhiều
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về TTCX vμ xác định biện pháp nâng cao TTCX của GVCNL THCS nhằm cải thiện KQCNL của họ
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trí tuệ cảm xúc vμ con đường nâng cao
4.2 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu lμ những GVCNL ở trường THCS, bao gồm khách thể
điều tra vμ khách thể thực nghiệm
- Khách thể điều tra:
Gồm 303 GVCNL của 11 trường THCS ở Tây Ninh
- Khách thể thực nghiệm:
120 giáo viên chủ nhiệm lớp trường THCS ở Tây Ninh tuổi từ 25 tuổi - 40 tuổi
120 giáo viên nμy tạo thμnh hai nhóm thực nghiệm (TN) vμ đối chứng (ĐC) Trong quá trình nghiên cứu, thực tế nhóm TN có 58 giáo viên, còn nhóm ĐC có 62 giáo viên
5 Giả thuyết khoa học
5.1 Các giáo GVCNL trường THCS có TTCX ở mức trung bình theo
MSCEIT
5.2 Nếu được luyện tập theo các bước thích hợp thì EQ của các GVCNL
TTCX sẽ tăng lên vμ kéo theo điều nμy KQCNL của họ sẽ tốt hơn lên
6 Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Luận án đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về TTCX:
- Trí tuệ vμ xúc cảm theo quan niệm truyền thống vμ những hạn chế của quan niệm trí tuệ nμy trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn, trong đó có hoạt động
Trang 3giáo dục
- Trí tuệ theo quan niệm mới, TTCX của con người, vai trò hμnh động của nó
- Những cách định nghĩa, xác định cấu trúc cũng như cách nghiên cứu, tiếp cận trí tuệ cảm xúc hiện nay vμ những phương pháp đo lường vμ con đường nâng cao loại trí tuệ nμy
6.2 Nội dung HĐCNL của các GVCNL trường THCS
6.3 Tìm chọn, soạn thảo quy trình vμ phương pháp tác động tâm lý sư phạm
nâng cao TTCX của GVCNL trường Trung học cơ sở
6.4 Tổ chức tác động thực nghiệm nâng cao TTCX của GVCNL ở trường
trung học cơ sở theo quy trình vμ phương pháp đã chọn
6.5 Xác định hiệu quả nâng cao TTCX vμ KQCNL ở trường THCS của các
Bài tập thực nghiệm 1: Luyện cách phản ánh những điều xảy ra trong nội tâm
Bài tập thực nghiệm 2: Điều khiển xúc cảm của bản thân, cụ thể lμ chế ngự
xúc cảm của bản thân
Bài tập thực nghiệm 3: Thực hμnh thấu cảm, tức thực hμnh kỹ năng nghe chủ
động
Bài tập thực nghiệm 4: Nghiệm thể trình bμy một trường hợp mμ mình đã
đánh giá đúng, tôn trọng, đồng cảm với xúc cảm của học sinh (hoặc phụ huynh,
đồng nghiệp) nhưng vẫn giữ được nguyên tắc, không bị xúc cảm đó chi phối lμm hỏng việc (quan hệ) cho nên công việc đã thμnh công
7.5 Phương pháp hồi cứu
7.6 Phương pháp thống kế toán học
8 Những đóng góp mới của luận án
8.1 Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về TTCX ứng dụng vμo HĐCNL ở
Trang 4Chương 1 Những cơ sở lý luận của nghiên cứu
1.1 Trí tuệ quan niệm truyền thống
Trí tuệ lμ vấn đề được tâm lý học quan tâm nghiên cứu từ lâu, đặc biệt lμ hơn một thế kỷ vừa qua, tức cuối thế kỳ 19 đến nay Trí tuệ, từ chỗ được cho lμ đơn nhân tố vμ mang tính sinh học, được di truyền như quan niệm của các nhμ tâm lý học C.Spearman (Anh), W Stern (Đức), Burt vμ Vernon (Mỹ) vμo thời cuối thế 19
vμ có tính xã hội như quan niệm trí tuệ 2 nhân tố (thông minh vμ sáng tạo) của J P Guilford (Mỹ), rồi trí tuệ 3 nhân tố (trí tuệ phân tích, trí tuệ sáng tạo, trí tuệ ngữ cảnh) của R Sternberg (Mỹ), trí tuệ 7 nhân tố (suy luận, lưu loát từ ngữ, tốc độ tri giác, thông hiểu ngôn ngữ, tưởng tượng không gian, tính toán bằng con số, trí nhớ liên tưởng) của E Thorndike (Mỹ) cho đến trí tuệ 8 nhân tố (trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ logic toán, trí tuệ không gian, trí tuệ vận động – cơ thể, trí tuệ bản thân, trí tuệ người khác hay trí tuệ xã hội, trí tuệ tự nhiên) của H Gardner (Mỹ)
ra đời vμo thập kỷ 80 của thế kỷ XX phân định trí tuệ thμnh nhiều loại hay nhiều thμnh tố khác nhau
Khuynh hướng chung của quan niệm truyền thống về trí tuệ lμ ngμy cμng thấy
rõ vai trò hạn chế của trí tuệ IQ đối với sự thμnh công của con người vμ nhìn nhận nguồn gốc xã hội, trong đó có giáo dục, của trí tuệ người, muốn giải thích về bản chất, nguồn gốc xã hội vμ vai trò hoạt động của trí tuệ theo một cách phù hợp với thực tiễn hơn
1.2 Xúc cảm dưới quan niệm truyền thống
1.2.1 Nguồn gốc phát sinh xúc cảm
Có những cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của xúc cảm M.C Dougal coi xúc cảm được di truyền, B.F Skinner vμ N.E Miller coi xúc cảm lμ cách thức hay khuôn mẫu phản ứng được tiếp thu theo nguyên tắc học tập điều kiện hoá, học tập bắt chước S Freud coi xúc cảm lμ sự giải toả những năng lượng libido bị dồn nén
Thuyết ngoại vi về xúc cảm mμ đại diện lμ W James vμ Langer coi xúc cảm lμ
cảm thụ của cơ thể đối với sự biến đổi của các nội quan, đặc biệt lμ hệ tim mạch Chính vị vậy vμ W James từng khẳng định “Tôi buồn vì tôi khóc, tôi vui vì tôi cười, tôi sợ lμ vì tôi run lên”
Thuyết trung ương về xúc cảm coi nguyên nhân gây ra xúc cảm nằm ở trung
ương thần kinh Nhờ thí nghiệm của mình mμ Cannon khẳng định những biến đổi ở
gò thị (Thalamus) đã lμm nẩy sinh xúc cảm Rubinstein cho rằng xúc cảm lμ một
trải nghiệm đặc biệt đặc trưng bởi phẩm chất, tính cách như vui, buồn, giận dữ, khùng liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu Nguyễn Huy Tú
khẳng định: “Xúc cảm của con người là những rung động khác nhau của chúng ta nảy sinh do sự thoả mãn hay không thoả mãn những nhu cầu nào đó, do sự phù hợp hay không phù hợp của các biến cố hoàn cảnh, cũng như trạng thái bên trong cơ thể với mong muốn, hứng thú, khuynh hướng, niềm tin và thói quen của chúng ta”
Trang 51.2.2 Cấu trúc và phân loại xúc cảm
- Cấu trúc: Arnold cho rằng xúc cảm bao gồm ba thμnh tố lμ tri giác, đánh giá
vμ nhu cầu R.S Lazarus vμ cộng sự cho rằng xúc cảm lμ mặt phản ứng đáp lại gồm ba thμnh tố: các tín hiệu kích thích; sự đánh giá phản ứng vμ một phản ứng phức hợp (phản ứng nhận thức, phản ứng biểu cảm, phản ứng phương thức) Darwin, Ekman vμ Tomkin cho rằng xúc cảm được tạo bởi ba thμnh tố: cơ chất thần kinh chuyên biệt bị qui định, chế ước bên trong; phức hợp biểu cảm nét mặt
đặc trưng hay lμ phức hợp biểu hiện thần kinh cơ; sự thể hiện chủ quan hoặc tính chất của hiện thực bên ngoμi
- Các loại xúc cảm:
Izard phân ra hai tầng xúc cảm: xúc cảm nền tảng vμ xúc cảm phức hợp Có
10 xúc cảm cơ sở lμ: 1 Hồi hộp, hứng khởi; 2 Vui sướng; 3 Ngạc nhiên; 4 Đau xót, khổ đau; 5 Căm giận; 6 Ghê tởm; 7 Khinh bỉ; 8 Khiếp sợ; 9 Xấu hổ; vμ 10 Tội lỗi Có 4 xúc cảm phức hợp: 1- Lo lắng; 2 Trầm uất; 3 Tình yêu; vμ 4 Thù
địch Rubinstein phân loại xúc cảm theo nguồn gốc vμ trường độ, cường độ thμnh xúc cảm nội tại, tâm trạng, xúc động vμ xúc cảm sơ cấp, xúc cảm sống, xúc cảm
đánh giá vμ xúc cảm với môi trường Nguyễn Huy Tú chia xúc cảm thμnh tâm trạng, xúc động, sắc thái vμ say mê Plutchik cho rằng con người có các xúc cảm sơ cấp sau: chấp nhận, ghê tởm, căm giận, khiếp sợ, vui sướng, đau khổ, sợ hãi vμ
hy vọng D Goleman cho rằng có hμng trăm xúc cảm khác nhau mμ sự kết hợp của chúng tạo thμnh vô số xúc cảm không thể đủ từ ngữ để gọi tên Theo ông, các xúc cảm thông thường lμ: giận, buồn, sợ, khoái, yêu, ngạc nhiên, ghê tởm vμ xấu hổ
1.2.3 Quan hệ của xúc cảm với các quá trình tâm lý khác và vai trò của nó
đối với hoạt động
- Xúc cảm vμ nhận thức, trí tuệ
Các nhμ tư tưởng xưa như Aristot, Kant vμ các nhμ tư tưởng duy lý nói chung
có quan niệm cho xúc cảm luôn bị qui định bởi quá trình nhận thức Các quá trình nhân thức phải được coi lμ nhân tố kiểm tra vμ thay thế các xúc cảm Các nhμ tâm
lý học phương tây cũng như các nhμ tâm lý học Mác – xít thế kỷ trước cho rằng tri thức, trí tuệ lμ yếu tố kiểm tra xúc cảm ở một mức độ nhất định Trí tuệ vμ xúc cảm có quan hệ hai chiều với nhau
- D.Goleman cho rằng xúc cảm quan trọng không kém trí tuệ đối với hoạt
động của con người
- Xúc cảm vμ trí nhớ, tưởng tượng
Vưgotxki cho rằng, xúc cảm không chỉ biểu hiện qua nét mặt, điệu bộ cơ thể, tác động đến hệ tim mạch mμ còn được lưu giữ trong các biểu tượng của trí nhớ, trong tưởng tượng của con người Các biểu tượng của trí nhớ vμ tưởng tượng đã kích thích tạo nên xúc cảm riêng biệt Ngược lại, cường độ của xúc cảm có ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của trí nhớ, độ rõ nét của tưởng tượng
- Xúc cảm vμ hμnh động
Theo D Goleman, về căn bản, tất cả những xúc cảm đều lμ những sự kích thích hμnh động, đó lμ những kế hoạch tức thì để đối phó với sự sinh tồn mμ tiến hoá đã truyền cho chúng ta
Các mục trên đã trình bμy về trí tuệ vμ xúc cảm theo quan niệm truyền thống
Trang 6Điểm nổi rõ trong quan niệm truyền thống về trí tuệ lμ dần dần quan niệm đa trí tuệ được nhiều nhμ khoa học ủng hộ, song trí tuệ vẫn được hiểu lμ trí tuệ hμn lâm, trí tuệ tâm trắc còn tách rời với hoμn cảnh thực của việc giải quyết các nhiệm vụ cuộc sống vμ trong quan niệm trí tuệ truyền thống nμy thì IQ vẫn được đặt vị trí quá cao Chính vì vậy mμ những nghiên cứu trí tuệ chưa đáp ứng yêu cầu của khoa học- kỹ thuật vμ kinh tế xã hội thời kinh tế toμn cầu
Xúc cảm trong quan niệm truyền thống chưa được đặt đúng vị trí quan trọng của nó đối với hoạt động Những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, tâm lý học đã có cách nhìn mới về trí tuệ trong quan hệ biện chứng với xúc cảm
1.3 Trí tuệ theo quan niệm mới và trí tuệ cảm xúc
1.3.1 Sự nhận ra trí tuệ cảm xúc trong quan niệm mới về trí tuệ
Từ vμi thập kỷ cuối của thế kỷ XX cho đến nay xu thế chủ đạo trong nghiên cứu trí tuệ lμ phát triển các lý thuyết đa trí tuệ với sự hỗ trợ của các khoa học tự nhiên như di truyền học, thần kinh học vμ của công nghệ thông tin nhằm xem xét trí tuệ một cách đầy đủ, rộng vμ phức hợp hơn từ các góc độ sinh lý, tâm lý, xã hội
đoán phù hợp về hμnh động của người khác để từ đó tổ chức, đặt kế hoạch vμ quyết
định về hμnh động của mình Những yêu cầu nμy đòi hỏi con người phải có một thμnh
tố trí tuệ khác nữa, ngoμi trí thông minh vμ trí sáng tạo, đó lμ trí tuệ xã hội (Social Intelligence = SI) Trí tuệ xã hội SI được coi lμ một dạng đặc biệt của trí tuệ thực
tiễn vμ được định nghĩa lμ “năng lực hoàn thành các nhiệm vụ trong hoàn cảnh có tương tác với người khác Nó diễn ra trong hoạt động cùng người khác với mục
đích, tâm lý, và tính xã hội nhất định” Loại trí tuệ nμy được cấu tạo bởi ba thμnh
tố: 1 Tự nhận thức về bản thân; 2 Năng lực xã hội (Social Competenle) vμ 3 Trí tuệ cảm xúc (Emotional intelligence)
Như vậy chính sự cố gắng nghiên cứu trả lời những vấn đề thực tiễn đặt ra
dưới quan niệm mới, cách hiểu mới về trí tuệ các nhà tâm lý học Mỹ thế hệ mới đã phát hiện ra trí tuệ cảm xúc, một loại trí tuệ được coi lμ quan trọng hơn trí thông
minh IQ vμ trí sáng tạo CQ đối với sự thμnh bại của con người
Trang 71.3.2 Quan niệm mới về mối quan hệ giữa lý trí và xúc cảm
Theo quan niệm của Daniel Goleman, về một ý nghĩa nμo đó, chúng ta có hai
hình thức khác nhau của trí tuệ lμ trí tuệ lý trí IQ vμ TTCX Cả hai thứ trí tuệ nμy
cùng quyết định cách con người hướng dẫn cuộc sống của mình như thế nμo, trong
đó TTCX cũng quan trọng như IQ Ông nμy còn khẳng định rằng, không có TTCX
thì trí tuệ IQ không hoạt động được một cách thích đáng Như vậy, quan niệm
truyền thống về sự đối kháng giữa lý trí vμ xúc cảm đã bị đảo lộn, vì ở đây không
phải lμ sự giải thoát khỏi các xúc cảm vμ thay đổi chúng bằng lý trí, mμ lμ tìm được
sự cân bằng giữa hai mặt nμy Khuôn mẫu trước đây lấy việc lý trí thoát khỏi xúc
cảm lμm điều lý tưởng Còn khuôn mẫu mới ngμy nay đòi hỏi chúng ta phải hoμ
hợp được cái đầu lý trí vμ trái tim xúc cảm với nhau Để lμm được điều nμy, như
Daniel Goleman vμ các nhμ tâm lý học thế hệ mới của Mỹ, đã chỉ ra, con người
phải có trí tuệ cảm xúc, phải lμm cho xúc cảm của mình có trí tuệ
1.3.3 Định nghĩa và cấu trúc của trí tuệ cảm xúc
Hiện có những định nghĩa khác nhau về trí tuệ cảm xúc Nghiên cứu của luận
án nμy dựa trên quan niệm của Peter Salovey vμ John Mayer Theo đó “Trí tuệ cảm
xúc là năng lực nhận thức, đánh giá và bày tỏ xúc cảm một cách chính xác, năng lực
tiếp nhận và/ hoặc tạo ra các xúc cảm khi những xúc cảm đó thể hiện ở suy nghĩ; năng
lực hiểu được các xúc cảm và tri thức cảm xúc và những năng lực điều tiết các xúc cảm
để đẩy nhanh sự hình thành và phát triển xúc cảm và trí tuệ” Trí tuệ cảm xúc
được quan niệm như vậy bao gồm các thμnh tố sau:
1) Nhận thức, đánh giá vμ biểu hiện xúc cảm
2) Tạo điều kiện cho xúc cảm suy nghĩ
3) Hiểu vμ phân tích xúc cảm, sử dụng những tri thức xúc cảm
4) Điều chỉnh xúc cảm một cách có suy nhĩ, nhằm tăng cường sự phát triển xúc
cảm vμ trí tuệ đồng thời
Peter Salovey vμ John Mayer khẳng định rằng, trí tuệ cảm xúc lμ sự kết hợp của
những thuộc tính nhạy bén về xúc cảm do trời phú (bẩm sinh) với những thuộc tính kỹ
năng quản lý xúc cảm có được nhờ con người tự tạo bằng việc học hỏi, luyện tập, giúp
con người thμnh đạt vμ có cuộc sống hạnh phúc lâu dμi Mỗi người đều có khả năng tự
nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình bằng cách luyện tập trong hoạt động hμng ngμy
Luận án được nghiên cứu dưới quan niệm trí tuệ cảm xúc của hai nhμ tâm lý học nμy
1.3.4 Về chỉ số trí tuệ cảm xúc và các bước luyện tập nâng cao
- Chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ (Emotional Quotient)
Người ta dùng EQ lμm đại lượng đo độ cao thấp của trí tuệ cảm xúc, gọi đại
lượng nμy lμ chỉ số trí tuệ cảm xúc được xác định bằng công thức
SD
x x
100 i ư
+ trong đó xi lμ điểm thô của mỗi người, x lμ điểm trung bình
của cả nhóm vμ SD lμ độ lệch chuẩn
- Con đường nâng cao EQ bao gồm 5 bước: 1- Quyết tâm thay đổi EQ; 2- Học
cách phản ánh; 3- Học điều khiển, chế ngự xúc cảm; 4- Thực hμnh thấu cảm 5-
Đánh giá đúng vμ tôn trọng xúc cảm của người khác
1.4 Đo lường trí tuệ cảm xúc
Có nhiều cách đo lường trí tuệ cảm xúc: Trắc nghiệm tự đánh giá; trắc nghiệm
Trang 8ngoại đánh giá vμ trắc nghiệm đánh giá năng lực hay kết quả thực hiện Luận án chọn loại trắc nghiệm đánh giá năng lực lμm công cụ đo lường TTCX của GVCNL trường THCS Cụ thể lμ sử dụng trắc nghiệm MSCEIT của các tác giả người Mỹ: John Mayer, Peter Salovey vμ David Caruso, được xuất bản năm 2000 tại Hoa Kỳ, được Việt hoá năm 2002 bởi nhóm chuyên gia Tâm lý học ở Viện Khoa học Giáo dục (nay lμ Viện Chiến lược vμ Chương trình giáo dục)
1.5 Mối quan hệ giữa EI với IQ và vai trò của nó trong dự đoán sự thành công của con người
• Trí tuệ cảm xúc lμ loại trí tuệ góp phần quyết định sự thμnh bại của đời người
nhiều hơn trí thông minh, dễ thay đổi hơn vμ biên độ thay đổi cũng rộng hơn trí thông minh
• Trí tuệ cảm xúc là dạng siêu trí tuệ hay siêu năng lực (meta-capacities)
Trí tuệ cảm xúc thật sự lμ loại siêu trí tuệ, siêu năng lực, bởi vì nó quyết định việc một cá nhân có khai thác được những lợi thế của mình, kể cả lợi thế trí tuệ IQ của mình hay không Thực tế cho thấy rằng, những người hiểu được các xúc cảm của mình, nắm được vμ lμm chủ được chúng, đoán được những xúc cảm của người khác vμ biết hoμ vμo với họ một cách hữu hiệu tức lμ EQ cao, thì những người nμy
có lợi thế trong tất cả các lĩnh vực của cuộc đời Người có TTCX cao sẽ có thể chớp
được những cơ may tốt nhất để thμnh công vμ hạnh phúc
1.6 Trí tuệ cảm xúc và công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS
GVCNL lμ một chủ thể của hoạt động xã hội, luôn phải tính đến các yếu tố xã hội như học sinh, đồng nghiệp, lãnh đạo nhμ trường, phụ huynh học sinh vμ các
đoμn thể xã hội có liên quan v.v Để HĐCNL tốt GVCNL trường THCS phải hoá giải được mọi mối quan hệ xã hội nêu trên một cách tối ưu Điều nμy đòi hỏi GVCNL ở trường THCS phải có TTCX cao Trong những tình huống sư phạm cụ thể GVCNL phải nhận ra xúc cảm thực sự của bản thân, của người khác (học sinh, cha mẹ học sinh, đồng nghiệp, lãnh đạo nhμ trường, các lực lượng xã hội có liên quan ), biết hoμ xúc cảm của mình vμo xúc cảm của những người cùng tham gia với mình trong giáo dục học sinh, không để xúc cảm của mình trở thμnh tiêu cực
đối với việc giáo dục học sinh mμ luôn lμm chủ được các xúc cảm của bản thân,
đoán định được xúc cảm của học sinh vμ những lực lượng giáo dục khác, điều khiển, điều chỉnh những xúc cảm ấy theo hướng tích cực đối với HĐCNL, dùng xúc cảm ấy thúc đẩy HĐCNL của bản thân
Chính vì vậy, muốn cải thiện KQCNL ở trường THCS, tức tăng cao KQCNL phải nâng cao TTCX của GVCNL ở bậc học nμy
Trang 9Chương 2
Tổ chức vμ phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đề tμi “Trí tuệ cảm xúc của giáo viên chủ nhiệm lớp
trường trung học cơ sở” diễn ra theo các bước với những phương pháp tương ứng
thích hợp
2.1 Tổ chức nghiên cứu
Đề tμi luận án lμ một vấn đề vừa mang tính lý luận vừa có tính thực nghiệm,
được tổ chức nghiên cứu theo bốn bước:
2.1.1 Bước nghiên cứu thứ nhất
Xác lập cơ sở lý luận của nghiên cứu, lựa chọn công cụ phương pháp đo lường,
đánh giá TTCX, trí thông minh vμ KQCNL
a Xác lập cơ sở lý luận của nghiên cứu
Đề tμi quan tâm đến hai nội dung lý luận quan trọng Đó lμ những vấn đề lý luận về trí tuệ cảm xúc vμ lý luận về công tác chủ nhiệm lớp, trước hết lμ chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở
b Lựa chọn công cụ đo lường trí tuệ cảm xúc, trí thông minh và năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên trường trung học cơ sở
Từ kết quả nghiên cứu lý luận trên dẫn đến việc lựa chọn bộ test MSCEIT của nhóm tác giả lμ các nhμ tâm lý học Mỹ: John D Mayer, Peter Salovey, David R Caruso, xuất bản năm 2000, được Việt hoá năm 2002 bởi nhóm nhμ tâm lý học ở Viện Chiến lược vμ Chương trình giáo dục
2.1.2 Bước nghiên cứu thứ hai
2.1.2.1 Chọn nghiệm thể nghiên cứu thực trạng
Nghiệm thể nghiên cứu thực trạng TTCX, trí thông minh IQ vμ KQCNL trường trung học cơ sở lμ 303 GVCNL của các trường THCS thuộc nội ngoại thị xã Tây Ninh
2.1.2.2 Xác định hiện trạng mức độ trí tuệ cảm xúc của 301 giáo viên chủ nhiệm lớp trường trung học cơ sở (Pret-test)
ở đây phải thực hiện các nội dung nghiên cứu sau:
- Xác định mức độ TTCX của 301 GVCNL của 11 trường trung học cơ sở theo chuẩn của MSCEIT
- Xác định mức độ TTCX của các GVCNL trường THCS được điều tra so sánh với độ cao trung bình của TTCX của người Việt Nam vμ giáo viên Việt Nam nói chung
- Xác định mối quan hệ giữa giới tính, tình trạng hôn nhân gia đình vμ độ cao của TTCX của GVCNL trường THCS được nghiên cứu
2.1.2.3 Thiết lập nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
- Tiêu chí chọn nghiệm thể nhóm thực nghiệm vμ đối chứng:
Nhóm thực nghiệm TN vμ nhóm đối chứng ĐC được chọn ngẫu nhiên từ 120 GVCNL tương đồng về EQ, IQ vμ KQCNL Tách ngẫu nhiên số giáo viên nμy thμnh 2 nhóm: nhóm thứ nhất gọi lμ nhóm thực nghiệm TN, nhóm còn lại lμ nhóm đối chứng
ĐC
Trang 10- Tổ chức đo lường trí thông minh IQ của cả hai nhóm TN vμ ĐC bằng test IQ-Munzert-2000; thống kê điểm Pret-test MSCEIT của nhóm TN vμ ĐC Thực hiện việc đánh giá lẫn nhau của các giáo viên tham gia nghiên cứu về KQCNL của mỗi người vμ tập hợp đánh giá KQCNL của nhμ trường
Kết thúc bước nghiên cứu thứ hai khi có được danh sách nhóm thực nghiệm
TN vμ nhóm đối chứng ĐC thoả mãn các tiêu chí trên, để có thể bắt tay vμo tác
động thực nghiệm lên các khách thể thuộc nhóm thực nghiệm TN
2.1.3 Bước nghiên cứu thứ ba
Tổ chức thực nghiệm tác động tâm lý - sư phạm nâng cao TTCX của các GVCNL trường THCS thuộc nhóm thực nghiệm TN theo hai vòng:
- Thực nghiệm tâm lý - sư phạm vòng 1:
Cung cấp cho nghiệm thể nhóm TN những tri thức về TTCX vμ vai trò hμnh
động của loại trí tuệ nμy, tạo động cơ nâng cao TTCX ở từng GVCNL
- Thực nghiệm tâm lý- sư phạm vòng 2:
Trong thực nghiệm tâm lý - sư phạm vòng 2 các nghiệm thể nhóm TN được tạo tình huống tâm lý trong đó từng nghiệm thể tự phân tích lòng mình, tức phân tích về xúc cảm của mình trong hoạt động sư phạm, giao tiếp sư phạm với học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp vμ các thμnh phần xã hội khác có liên quan diễn ra
trong quá khứ gần (năm học vừa qua, hai năm đã qua.v.v )
Thực nghiệm tâm lý - sư phạm vòng 2 được thực hiện theo từng bμi tập thực
nghiệm cụ thể: Bài tập 1: Tập nhận ra xúc cảm bản thân; Bài tập 2: Điều khiển cảm xúc của bản thân; Bài tập 3: Thực hμnh thấu cảm; Bài tập 4: Tập đánh giá
đúng vμ tôn trọng xúc cảm của người khác xung quanh cùng hoạt động
- Sau các thực nghiệm tâm lý - sư phạm, các nghiệm thể của cả hai nhóm TN
vμ ĐC được đo lường trí tuệ cảm xúc EQ bằng MSCEIT, còn KQCNL được xác
định bằng phương pháp đánh giá lẫn nhau vμo thời điểm kết thúc thực nghiệm (Post-test)
2.1.4 Bước nghiên cứu thứ tư
Tiến hμnh chấm các test, đánh giá phân tích số liệu thực nghiệm, so sánh thống kê toán học vμ phân tích số liệu thứ cấp, hồi cứu rút ra kết luận nghiên cứu, chứng minh giả thuyết khoa học, viết luận án
2.2 Các phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu đề tμi luận án đã sử dụng một số phương pháp sau:
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Luận án nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về trí tuệ nói chung (wisdom), trí tuệ cảm xúc EI, trí thông minh IQ, về công tác chủ nhiệm lớp
Trang 11Tiểu test A: Nhận biết xúc cảm qua khuôn mặt
Tiểu test E: Nhận biết các xúc cảm biểu lộ qua các bức tranh
Tiểu test B: Nuôi dưỡng các xúc cảm dương tính
Tiểu test F: Xét đoán sự tiến triển các xúc cảm
Tiểu test C: Hiểu những thay đổi về xúc cảm
Tiểu test G: Hiểu sự biến đổi, hoμ trộn các loại xúc cảm phức hợp
Tiểu test D: Kiểm soát các xúc cảm của bản thân
Tiểu test H: Kiểm soát xúc cảm trong quan hệ với người khác
2) Trắc nghiệm IQ-Munzert-2000
Trắc nghiệm IQ-Munzert-2000 được soạn thảo bởi hai nhμ tâm lý học Hoa Kỳ
lμ tiến sĩ Alfred W Munzert vμ Kim Munzert Test được xuất bản năm 2002 Test
IQ của Munzert gồm 60 Items có 5 lựa chọn, trong đó có lựa chọn đúng Mỗi trả lời đúng nhận 1 điểm Như vậy tổng điểm tối đa của trắc nghiệm lμ 60 Các điểm thô được chuyển sang điểm chuẩn theo từng lứa tuổi: 11, 12, 13, 14, 15 vμ 16 trở lên
3) Các phương pháp xác định mức độ KQCNL của GVCNL trường THCS
Để xác định KQCNL của GVCNL luận án đòi hỏi số liệu thu thập có độ chính xác cao chính vì vậy, bên cạnh việc sử dụng số liệu điều tra thực tế về mức độ KQCNL của giáo viên nhóm TN vμ ĐC, luận án còn thực hiện phương pháp đánh giá KQCNL của riêng mình
a Phương pháp đánh giá xếp loại KQCNL ở các trường THCS được nghiên cứu: Các trường THCS ở Tây Ninh đánh giá KQCNL theo nguyên tắc sau:
KQCNL của từng GVCNL được đánh giá theo thang điểm 10 bậc – HĐCNL bao gồm các hoạt động vμ tương ứng với chúng lμ các tiêu chí đánh giá xi vμ cũng được đánh giá theo thang điểm 10 bậc
Điểm KQCNL của mỗi GVCNL được tính theo công thức:
n
x KQCNL
n
i i
điểm
KQCNL ở đây được tính theo công thức sau:
1 n
x KQCNL
1 n
1 i i
d Về chất lượng đánh giá đo lường của hai phương pháp xác định KQCNL của
Trang 12GVCNL trường THCS Để so sánh chất lượng đánh giá đo lường về KQCNL của GVCNL trường THCS, luận án đã sử dụng kỹ thuật so sánh thống kê t-Student Kết quả
so sánh thống kê cho thấy hai phương pháp đánh giá KQCNL (của nhμ trường vμ của luận án) có chất lượng tương đương, có thể dùng kết quả của một trong hai cách đánh giá đều được Để chủ động thời gian, kế hoạch nghiên cứu, luận án đã sử dụng kết quả của cách đánh giá nhóm về KQCNL
Vòng 2: Nghiệm thể được yêu cầu tái hiện lại những hoạt động sư phạm thμnh công hoặc thất bại của mình liên quan đến TTCX của bản thân Việc tái hiện lại những thμnh công hay thất bại trong HĐCNL với sự tự phân tích dưới ánh sáng của
lý thuyết về TTCX lμm cho xúc cảm ấy trở thμnh được nhận thức, được ý thức, nó soi sáng vμo những hoạt động sư phạm hiện tại, tạo ra tác động dương tính đối với HĐCNL hiện thời, lμm cho công tác nμy có kết quả tốt hơn
Logic thực nghiệm tác động tăng cao EQ của GVCNL vμ cải thiện KQCNL
được sơ đồ hoá như hình 3 sau:
Hình 3 : Logic thực nghiệm tác động tăng cao EQ của gvcnl, cải thiện KQCNL
Sử dụng
sự hiểu biết về xúc cảm tạo thμnh công trong quá
khứ hay sửa đổi xúc cảm tạo thất bại trong quá khứ
để điều khiển hμnh
động hiện thời
Nhận ra xúc cảm của bản thân trong các tình huống giáo dục quá khứ, dẫn đến thμnh công thất bại trong giáo dục học sinh
Phân tích lại nguyên nhân thμnh công thất bại trong quá khứ dưới ánh sáng của tâm lý học về trí tuệ cảm xúc
Nhớ lại các hμnh vi hoạt
động giáo dục đã
qua của bản thân
Tác động tâm lý: Yêu
Trang 13Như vậy có thể thấyTTCX của GVCNL trường THCS biểu hiện ở các năng lực sau:
- Năng lực nhận ra xúc cảm cuả mình trong những tình huống sư phạm vμ phân tích xúc cảm của mình một cách rõ rμng, rμnh mạch
- Năng lực lμm chủ kiềm chế, thúc đẩy xúc cảm bản thân nẩy sinh trong HĐCNL hμng ngμy để thúc đẩy những hμnh vi tích cực vμ điều chỉnh hμnh vi tiêu cực của mình, không để xúc cảm tiêu cực của HS, PHHS hay đồng nghiệp lôi cuốn khi thực hiện HĐCNL
- Năng lực hoμ xúc cảm vμo suy nghĩ, biểu hiện ở việc hiểu, phân tích sáng suốt vμ đồng cảm với những uẩn khúc về xúc cảm trong tâm lý cuả học sinh, biết chia sẻ buồn vui với các em, lμm cho HĐCNL diễn ra thuận lợi vμ có hiệu quả hơn
- Năng lực hiểu xúc cảm của HS, PHHS, đồng nghiệp , giữ được sự tôn trọng
họ để vận động , khuyến khích họ cùng tham gia vμo hoạt động giáo dục học sinh
2.2.5 Phương pháp hồi cứu
Phương pháp hồi cứu trong luận án nμy nhằm nghiên cứu các kết quả trước
đây về TTCX cũng được đo lường bằng MSCEIT trên nghiệm thể lμ người Việt Nam của các tác giả Việt Nam khác nhằm lμm rõ thực trạng mức độ trí tuệ cảm xúc của các nghiệm thể trong nghiên cứu - những GVCNL trường THCS ở Tây Ninh
2.2.6 Phương pháp thống kê toán học
Trong xử lý vμ giải thích các số liệu của nghiên cứu đề tμi sử dụng phần mềm SPSS Version 12.0