Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 224 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
224
Dung lượng
7,54 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN VỀ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ******** (Tài liệu lưu hành nội bộ) Quyển 2 Hà Nội, tháng 6/2011 Chủ biên : PGS.TS Nguyễn Thanh Bình Tham gia: PGS.TS. Đào Thị Oanh TS. Vũ Thị Sơn Ths. Nguyễn Thị Hằng 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 1. Học để biết ( kỹ năng nhận thức) 44 Hiểu thế nào là HIV/AIDS và văn bản pháp luật, quy định liên quan 44 Nắm bắt được các thông tin trên thế giới về HIV/AIDS 44 Hiểu được mối quan hệ giữa HIV và các yếu tố khác trong xã hội như: đói nghèo, quyền con người, bất ổn xã hội 44 Hiểu được những tác động của HIV/AIDS với xã hội (bất ổn xã hội, chi phí y tế, ) và cá nhân (bệnh tật, tuổi thọ, sức khỏe, khả năng miễn dịch…) 44 Sự cần thiết có kiến thức và kỹ năng về HIV/AIDS và phòng tránh HIV/AIDS cho bản thân và ở cộng đồng hướng đến một xã hội phát triển bền vững như : 44 ‘Tình dục an toàn’ là gì? 44 ‘Sử dụng kim tiêm an toàn’ là gì? 44 Liệu có bị nhiễm AIDS khi ‘tiếp xúc thông thường’ với người bị nhiễm bệnh không? 44 Cần làm gì nếu tôi có thể đã bị nhiễm HIV? 44 Sẽ làm gì nếu bạn biết ai đó bị nhiễm HIV hoặc AIDS? 44 2. Học để tự khẳng định (Chính là các các kỹ năng cá nhân) 44 Có trách nhiệm với hành vi của bản thân đối với phòng tránh HIV/AIDS một cách tích cực. 44 Tôn trọng và có thái độ đúng đắn với những người có HIV/AIDS 44 Tự chủ, tự thực hiện hành vi phòng tránh HIV/AIDS 44 Tự giải thích được vấn đề liên quan đến HIV/AIDS như nguyên nhân, hậu quả, biểu hiện….(HIV lây lan như thế nào?Làm thế nào bạn có thể nhận ra liệu ai đó có bị nhiễm HIV hay không? 44 3. Học cùng chung sống ( Chính là các kỹ năng xã hội) 44 Ngăn chặn những hành vi có thể dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS 44 Cùng cộng đồng chăm sóc và hỗ trợ những người có HIV/AIDS.…) 44 Tạo ảnh hưởng đến những người có hành vi và thái độ tiêu cực với những người có HIV/AIDS.(kỳ thị, phân biệt, xa lánh ) 45 Cảnh báo cho người khác về những hậu quả do lối sống không lành mạnh có thể dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS. 4. Học để làm ( Các kỹ năng thực tiễn) 45 Có hành vi phù hợp nhằm phòng tránh HIV/AIDS như từ chối quan hệ tình dục không mong muốn, 45 Chống lại sự ép buộc sử dụng ma túy 45 Tránh được các nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS bản thân và xã hội (sống lành mạnh, sử dụng bao cao su…) 45 Hành động chống lại phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS 45 Tìm kiếm những người tin tưởng để được giúp đỡ (người tư vấn, chính quyền ) 45 Xác định và sử dụng các dịch vụ y tế (khám bệnh và uống thuốc…) 45 Không dùng các đồ dùng có thể lây nhiễm HIV/AIDS 45 Tự chăm sóc sức khỏe bản thân và sống lành mạnh 45 Bài học về sự lắng nghe 177 Một ông nhà giàu đang ngồi trong chiếc xe hơi đắt tiền chạy khá nhanh trên đường phố. Từ phía trước, ông nhìn thấy một đứa trẻ đang chạy ra từ giữa mấy chiếc xe đang đậu bên lề 177 Ông giảm tốc độ nhưng khi xe chạy ngang chỗ ông đã nhìn thấy đứa trẻ thì chẳng có ai cả. Đột nhiên, ông nghe có tiếng đá ném vào cửa xe mình. Ông đạp ngay thắng, cho xe vòng trở lại chỗ viên đá được ném ra. Quả là có một đứa trẻ đang đứng giữa những chiếc xe đậu. Nhảy bổ ra khỏi xe, không kịp quan sát xung quanh, ông tóm lấy đứa trẻ, đè gí nó vào một chiếc xe gần đó và hét lên: “Mày làm cái quỷ gì thế hả?”. Cơn nóng giận bốc ngược lên đỉnh đầu, ông tiếp: “Chiếc xe này mới toanh, mày sẽ phải trả cả đống tiền vì cái viên đá của mày đấy” 177 2 - “Làm ơn, thưa ông. Con xin lỗi. Con không biết làm cách gì khác hơn” – cậu bé van nài – “Con ném viên đá là vì con đã từng vẫy ra hiệu nhưng không có một người nào dừng xe lại…”. Nước mắt lăn dài trên má cậu bé khi nó chỉ tay về phía vỉa hè. “Nó là em con” – cậu bé nói – “Chiếc xe lăn từ trên lề đường xuống, nó bị ngã ra khỏi xe lăn, nhưng con không thể nâng nó dậy nổi”. Vừa thổn thức, cậu bé vừa năn nỉ: “Ông làm ơn giúp con đặt nó vào xe lăn. Nó đang bị đau, và nó quá nặng đối với con”. Tiến lại chỗ đứa bé bị ngã, người đàn ông cố gắng nuốt trôi cái gì đó đang chẹn ngang cổ họng mình. Ông ta nâng đứa bé lên đặt vào chiếc xe lăn rồi rút khăn ra cố lau sạch các vết bẩn và kiểm tra mọi thứ cẩn thận một cách ngượng nghịu. - “Cám ơn rất nhiều, ông thật tốt bụng”.Đứa trẻ nói với ông cùng ánh nhìn biết ơn rồi đẩy em nó đi. Người đàn ông đứng nhìn mãi, sau cùng cũng chậm bước đi về phía xe của mình. Đoạn đường dường như quá dài 178 Về sau, dù đã nhiều lần đưa xe đi sơn, sửa lại, nhưng ông vẫn giữ lại vết lõm ngày nào như một lời nhắc nhở bản thân suốt cả cuộc đời 178 Đôi khi, bạn không có thời gian để lắng nghe cho đến khi có một “viên đá” ném vào mình. Bạn sẽ chọn điều gì: Lắng nghe hay là chờ một viên đá?! 178 Mục tiêu 195 Giải thích được lí do vì sao nhà trường, GVCN cần kết hợp với CMHS trong công tác giáo dục 196 Giải thích những nội dung cơ bản của công tác kết hợp với CMHS 196 Xác định những yêu cầu về tổ chức họp CMHS của lớp 196 Xác định những yêu cầu về sự liên lạc giữa GVCN và CMHS 196 Thực hành các bước xây dựng kế hoạch tổ chức họp Chi Hội CMHS của lớp. 196 Tin tưởng vào lợi ích của sự phối hợp với CMHS 196 Sẵn sàng thu hút CMHS vào các hoạt động của lớp và nhà trường 196 Khung nội dung 196 Cách sử dụng tài liệu 196 Tìm hiểu những nội dung của công tác với CMHS 197 Câu hỏi và bài tập 224 3 LỜI MỞ ĐẦU Trước thực tế chất lượng giáo dục nhân cách HS và giáo viên chủ nhiệm gặp nhiều khó khăn trong việc quản lí và giáo dục HS, Vụ TrH, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội thảo về nâng cao năng lực công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học tại TP Đà Lạt, tháng 01/2011 nhằm thăm dò nhu cầu về nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GVCN ngay trong dịp hè năm 2011. Theo đó có13 kĩ năng được chọn ở mức độ ưu tiên hơn (đa số ý kiến cho là rất cần) đó là: Nhóm kĩ năng giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi công tác chủ nhiệm - Vai trò, chức năng của GVCN vừa là nhà GD vừa là nhà quản lý tập thể HS - Kĩ năng tổ chức giáo dục KNS cho HS - Kĩ năng ngăn ngừa và giải quyết những xung đột trong tập thể lớp - Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp - Kĩ năng giáo dục học sinh cá biệt và HS có hành vi không mong đợi - Kĩ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp ( kế hoạch năm, học kì, tháng, tuần) - Kĩ năng xử lí tình huống giáo dục - Kỹ năng tìm hiểu đặc điểm học sinh - Đặc điểm tâm lí- xã hội của HS THCS/ THPT hiện nay - Kĩ năng phối hợp với cha mẹ HS Nhóm kĩ năng mềm - Kĩ năng lắng nghe tích cực và cảm thông - Kĩ năng kiểm soát/làm chủ cảm xúc của bản thân - Nhận thức hậu quả sự thiếu trách nhiệm của GVCN Trên cơ sở đó, Vụ TrH và nhóm nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu sư phạm, ĐhSPHN đã thống nhất những nội dung này được biên soạn thành: Tài liệu tập huấn và tài liệu tự đọc cho GVCN Tài liệu dành cho GVCN tự đọc này bao gồm những nội dung sau: 1. Vai trò, chức năng của GVCN 4 2. GVCN vừa là nhà GD vừa là nhà quản lý tập thể HS. 3. Nhận thức hậu quả sự thiếu trách nhiệm của GVCN 4. Đặc điểm nhân cách của HS THCS/ THPT hiện nay 5. Kĩ năng giáo dục học sinh cá biệt và HS có hành vi không mong đợi 6. Kĩ năng lắng nghe tích cực và cảm thông 7. Kĩ năng tạo động lực học tập và hoàn thiện nhân cách cho HS 8. Kĩ năng quan hệ, hợp tác với phụ huynh HS Tài liệu được sử dụng để GVCN tự học cho nên ở mỗi vấn đề chúng tôi đều xác định mục tiêu, nội dung cơ bản, câu hỏi để GVCN trả lời và tự đánh giá mức độ nắm vấn đề của bản thân. Trong phần nội dung, tùy từng vấn đề các tác giả cố gắng hướng vào trả lời 3 câu hỏi cốt lõi sau: 1. Vì sao phải làm việc này? Nội dung trả lời cho câu hỏi này đề cập đến những luận cứ lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên chủ nhiệm lớp 2. Làm cái gì? (Nội dung phải làm) 3. Làm như thế nào? ( Cách thức thực hiện) Nội dung trả lời cho 2 câu hỏi sau nhằm nâng cao năng lực cho GVCN Đăc biệt là nội dung tài liệu đãcập nhật những cách tiếp cận phù hợp với đổi mới tư duy “hướng vào người học” trong giáo dục hiện nay Chắc chắn cuốn tài liệu này còn những điều chưa đáp ứng nhu cầu của GVCN. Rất mong được sự chia sẻ, góp ý của những người đọc và sử dụng. Thay mặt nhóm tác giả Chủ biên PGS.TS Nguyễn Thanh Bình 5 MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Vai trò, chức năng của GVCN 2. GVCN vừa là nhà GD vừa là nhà quản lý tập thể HS. 3. Nhận thức hậu quả sự thiếu trách nhiệm của GVCN 4. Đặc điểm nhân cách của HS THCS/ THPT hiện nay 5. Kĩ năng giáo dục học sinh cá biệt và HS có hành vi không mong đợi 6. Kĩ năng lắng nghe tích cực và cảm thông 7. Kĩ năng tạo động lực học tập và hoàn thiện nhân cách cho HS 8. Kĩ năng quan hệ, hợp tác với phụ huynh HS Một số từ viết tắt 6 1 Ban giám hiệu BGH 2 Cha mẹ học sinh CMHS 3 Kĩ năng hợp tác KNHT 5 Hoạt động ngoài giờ lên lớp HĐNGLL 6 Hoạt động giáo dục HĐGD 7 Học sinh HS 8 Hội đồng giáo dục HĐGD 9 Giáo dục-Đào tạo GD-ĐT 10 Giáo viên GV 11 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 12 Giáo viên trung học GV TrH 13 Giáo dục GD 14 Giáo dục học GDH 15 Giáo dục và thời đại GD & TĐ 16 Lực lượng giáo dục LLGD 17 Thanh niên cộng sản TNCS 18 Trung học phổ thông THPT Trung học cơ sở THCS 7 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1 A. MỤC TIÊU Sau khi đọc xong nội dung này GVCN trình bày được: 1. Vị trí, vai trò của người GVCN lớp trong trường trung học 2. Chức năng và nhiệm vụ của người GV được quy định trong văn bản pháp lí và thực tiễn giáo dục 3. Yêu cầu về đạo đức và năng lực đối với người GVCN. B. NỘI DUNG 1.Phân biệt GVCN và công tác GVCN Trong hệ thống tổ chức của các trường phổ thông, đơn vị cơ bản được tổ chức để giảng dạy và giáo dục học sinh là lớp học. Hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo lớp được hình thành từ thế kỉ XVI do nhà giáo dục Tiệp Khắc Comenxki đề xướng. Để quản lý lớp học, nhà trường cử ra một trong những giáo viên đang giảng dạy làm chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) được hiệu trưởng lựa chọn từ những GV có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín trong học sinh, được Hội đồng giáo dục nhà trường nhất trí phân công chủ nhiệm các lớp học xác định để thực hiện mục tiêu giáo dục. Như vậy khi nói đến người GVCN là đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng của người làm công tác chủ nhiệm lớp, còn nói công tác chủ nhiệm lớp là đề cập đến những nhiệm vụ, nội dung công việc mà người GVCN phải làm, cần làm và nên làm. 2. Vị trí, vai trò của GVCN 1 Nguyễn Thanh Bình-Viện Nghiên cứu sư phạm – Trường ĐHSP Hà Nội 8 2.1. GVCN là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh (CMHS) quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp. Với tư cách là người đại diện cho tập thể các nhà sư phạm, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ nhiệm. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm có khả năng biến những chủ trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp và của mỗi học sinh. Mỗi giáo viên chủ nhiệm còn là một thành viên tham mưu của Hội đồng sư phạm có trách nhiệm phản ánh đầy đủ thông tin về lớp chủ nhiệm cũng như từng thành viên trong tập thể lớp, đề xuất các giải pháp giáo dục học sinh, giúp cán bộ quản lý, lãnh đạo nhà trường đưa ra các định hướng, giải pháp quản lý, giáo dục học sinh hiệu quả. 2.2. Đối với HS và tập thể lớp, GVCN là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất, người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn và tính tự giác của mọi HS trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp còn là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn.Giáo viên chủ nhiệm với tư cách là đại diện cho lớp còn có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi mọi mặt học sinh của lớp. Ví dụ: những oan ức, sự hiểu lầm của thầy, cô giáo vì một lẽ nào đó. Ai là người giúp các em giải tỏa những băn khoăn vướng mắc trong những quan hệ như vậy, không ai tốt hơn là giáo viên chủ nhiệm. Như vậy, GVCN là cầu nối giữa hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữa các tổ chức trong nhà trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh. Nói một cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện hai phía, một mặt đại điện cho Hội đồng sư phạm, mặt khác lại đại diện cho tập thể học sinh trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm lớp. 2.3. GVCN là người cố vấn cho công tác đội và công tác Đoàn ở lớp chủ nhiệm GVCN giữ vai trò là người cố vấn cho Ban chỉ huy chi đội của lớp chủ nhiệm ở trường THCS, và là người cố vấn cho Ban chấp hành chi đoàn ở trường THPT. GVCN có thể tư vấn cho đội ngũ này về việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động theo tôn chỉ, mục đich của từng tổ chức, đồng thời kết hợp với các hoạt động giáo dục trong kế hoạch của lớp sẽ đem lại hiệu quả cao. 2.4. Trong quan hệ với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường, GVCN là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách học sinh và là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội. 9 GVCN vừa đưa ra những định hướng, mục tiêu phát triển, giáo dục HS vừa phải tổ chức phối hợp với các lực lượng xã hội có liên quan nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm, giáo dục HS hiệu quả. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người triển khai những yêu cầu giáo dục của nhà trường đến với gia đình, cha mẹ học sinh, đồng thời cũng là người tiếp nhận các thông tin phản hồi từ học sinh, gia đình học sinh, các dư luận xã hội về học sinh trở lại với nhà trường để giúp lãnh đạo nhà trường có giải pháp quản lý, phối hợp hiệu quả, đồng thời tạo lập mối liên hệ thông tin đa chiều giữa nhà trường – gia đình học sinh – xã hội. 3. Chức năng của người GVCN. Trong lí luận GDH truyền thống công tác chủ nhiệm lớp chủ yếu được xem xét từ bình diện của giáo dục học (GDH), mà ít được quan tâm phân tích từ bình diện quản lí, trong khi đó hai chức năng này bổ trợ và quy định lẫn nhau.GVCN thực hiện chức năng quản lí toàn diện tập thể lớp để thực hiện chức năng giáo dục từng cá nhân có hiệu quả. Vì vậy, cần quan tâm tìm hiểu chức năng lãnh đạo, tổ chức, quản lí của người GVCN. Chức năng lãnh đạo và quản lí là không giống nhau. Người quản lý có chức năng tổ chức thực hiện để đạt mục tiêu, còn lãnh đạo có chức năng định ra đường lối, chiến lược và phương pháp hoạt động, đồng thời tác động, ảnh hưởng, động viên người bị lãnh đạo thực hiện mục đích chung. Tuy vậy, cả hai chức năng này được tích hợp hài hòa ở chủ thể quản lý là người GVCN. Người GVCN thực hiện chức năng quản lí khi là đại diện cho Hiệu trưởng, Hội đồng nhà trường thực hiện các chủ trương, kế hoạch chung của trường, nhưng lại là người lãnh đạo khi phải xác định tầm nhìn cho sự phát triển của HS trong lớp chủ nhiệm với tư cách là người đứng đầu một tập thể lớp, đưa tập thể lớp phát triển thành một tập thể phát triển và thân thiện (chức năng này được phân tích sâu ở nội dung 2 “GVCN – nhà quản lí, nhà giáo dục”). Nhìn tổng thể, theo tác giả, chức năng của người GV chủ nhiệm lớp là lãnh đạo, tổ chức, quản lí, giáo dục tập thể lớp trên cơ sở tổ chức các hoạt động GD, các mối quan hệ GD của HS theo mục tiêu giáo dục nhân cách HS toàn diện trong tập thể phát triển và môi trường học tập thân thiện. Quan niệm trên đã phản ánh sự thống nhất giữa: - Chức năng quản lí và chức năng giáo dục, - Tổ chức các hoạt động GD và các quan hệ của HS theo định hướng phát triển toàn diện nhân cách - Giáo dục tập thể và giáo dục cá nhân, - Tập thể phát triển với môi trường học tập thân thiện [2]. 4. Nhiệm vụ của GVCN 4.1.Nhiệm vụ của GV CN lớp được quy định trong các văn bản pháp lí [5]. 10 [...]... /TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 20 09 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 4) Công văn số 70 92/ BGDĐT-GDTrH về việc Hướng dẫn dạy học tự chọn cấp THCS và THPT năm học 20 0 6 -2 007 5) Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông v trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theoQuyết định số: 07 /20 07/QĐ-BGD&ĐT 6) Kỉ yếu hội thảo về công tác chủ nhiệm lớp do Cục nhà giáo. .. nhật hồ sơ công tác giáo viên chủ nhiệm và hồ sơ học sinhbằng công nghệ thông tin Bộ GD-ĐT cũng quy định về hồ sơ học sinh, sinh viên và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ học sinh, sinh viên (Ban hành kèm theo Quyết định số 58 /20 07/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 20 07 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Việc tổ chức ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin trong công tác quản lí học sinh,... và nhiệm vụ gì? 3 Những yêu cầu về đạo đức và năng lực đối với GVCN hiện nay? TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Nguyễn Thanh Bình Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay NXB ĐHSPHN .20 11 2) Nguyễn Thanh Bình( 20 10) Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT MS.SPHN-0 9-4 65NCSP 3) Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 30 /20 09... THCS II tổ chức năm 20 10 7) Luật giáo dục 20 05 8) Quyết định số 16 /20 08/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/08 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định đạo đức nhà giáo 9) Bùi Thanh Xuân Về công tác GVCN ở một số nước Bài viết cho hội thảo của đề tài “ Phương hướng nâng cao năng lực giáo dục cho đội ngũ GVCN lớp ở trường phổ thong” B .20 1 0-3 7-7 9TĐ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM - NHÀ QUẢN LÍ, NHÀ GIÁO DỤC 2 I MỤC TIÊU Sau... năng, nhiệm vụ của GVCN đều có liên quan đến tổ chức, quản lý lớp học và chịu trách nhiệm về quá trình giáo dục toàn diện HS Một số chức năng, nhiệm vụ chính của GVCN là: - Lãnh đạo, tổ chức, quản lý lớp chủ nhiệm theo các quy định của nhà nước và nhà trường - Hướng dẫn, trợ giúp HS về mọi mặt trong học tập và đời sống tinh thần, các mối quan hệ xã hội - Giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỉ luật cho HS - Thực... lớp trong nhà trường THCS, THPT với tư cách là nhà quản lý tập thể HS 2 Trình bày được vai trò của người GVCN lớp trong nhà trường THCS, THPT với tư cách là nhà giáo dục 3 Nhận thức rõ trách nhiệm của người GVCN và tự giác học hỏi, phát triển các năng lực và phẩm chất cần thiết để có thể làm công tác chủ nhiệm hiệu quả II NỘI DUNG 1 Giáo viên chủ nhiệm với tư cách là người quản lý tập thể HS Giáo viên. .. phức tạp, là một công việc khó khăn vất vả và chiếm nhiều thời gian, sức lực của mỗi giáo viên Tùy theo quan niệm về trách nhiệm của GVCN và tâm huyết nghề nghiệp mà mỗi GVCN thực hiện công tác chủ nhiệm ở các mức độ và theo những cách đa dạng khác nhau Quan niệm công tác chủ nhiệm là dễ và đơn giản nếu người GVCN chỉ thực hiện có chừng mực những công việc được quy định trong công tác chủ nhiệm lớp, lặp... trong công tác chủ nhiệm lớp - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động giáo dục toàn diện (hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chương trình, hoạt động sinh hoạt dưới cờ, giờ sinh hoạt lớp, hoạt động tư vấn trong công tác hướng nghiệp, dạy nghề…) - Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để đảm bảo sự thống nhất trong giáo dục học sinh và tăng cường sức mạnh đồng bộ. .. thời những vấn đề, khó khăn của HS và phối hợp với chuyên gia tư vấn, cán bộ xã hội, các đơn vị trợ giúp khác để chăm sóc sức khỏe tinh thần cho HS Do được chia sẻ trách nhiệm nên GVCN ở các nước này thường tập trung vào giám sát, quản lý lớp học, hỗ trợ chung cho các hoạt động học tập chính khóa và ngoại khóa của HS 20 21 22 23 24 25 26 27 C CÂU HỎI 1 GVCN có vai trò và vị trí như thế nào? 2 GVCN có những... đoàn kết nội bộ trong lớp + Thường xuyên liên hệ phối hợp với giáo viên giảng dạy các môn học đối với lớp để nắm tình hình học tập, rèn luyện của các bạn trong lớp + Báo cáo kịp thời với giáo viên chủ nhiệm về tình hình chung cũng như việc bất thường của lớp, đề xuất các giải pháp xử lý Nếu đội ngũ cán bộ lớp đảm nhiệm được những trách nhiệm này thì có thể thấy GVCN chỉ giữ vai trò cố vấn, quản lý gián . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN VỀ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ******** (Tài liệu lưu hành nội bộ) Quyển. giáo dục HĐGD 7 Học sinh HS 8 Hội đồng giáo dục HĐGD 9 Giáo dục-Đào tạo GD-ĐT 10 Giáo viên GV 11 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 12 Giáo viên trung học GV TrH 13 Giáo dục GD 14 Giáo dục học GDH 15 Giáo. cách HS và giáo viên chủ nhiệm gặp nhiều khó khăn trong việc quản lí và giáo dục HS, Vụ TrH, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội thảo về nâng cao năng lực công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học tại TP