1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 đến năm 2023 (25 đề kèm hướng dẫn chấm chi tiết)

139 4,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Để giúp giáo viên và học sinh đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 có thêm đề luyện thi, Vượt Vũ Môn sưu tầm và giới thiệu tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 đến năm 2023 (25 đề kèm hướng dẫn chấm chi tiết). Tài liệu là các đề thi chính thức của các huyện: Đề thi HSG Ngữ văn 8, huyện Thiệu Hóa năm học 20222023, ngày thi 21 tháng 02 năm 2023; Đề thi HSG Ngữ văn 8, huyện Thiệu Hóa năm học 20212022, ngày thi 25 tháng 04 năm 2022; Đề khảo sát đội tuyển HSG Ngữ văn 8, huyện Thiệu Hóa năm học 20212022, ngày thi 28 tháng 02 năm 2022; Đề thi HSG Ngữ văn 8, huyện Hoằng Hóa năm học 20202021, ngày thi 09 tháng 03 năm 2021; Đề thi HSG Ngữ văn 8, huyện Hậu Lộc năm học 20202021, ngày thi 09 tháng 03 năm 2021; Đề thi HSG Ngữ văn 8, KV 4 Nông Cống năm học 20202021, ngày thi 19 tháng 03 năm 2021 và các đề khảo sát đội tuyển HSG Ngữ văn 8 các năm học 20202021; 20192020; PHÒNG GDĐT HẬU LỘC ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2020 2021 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 09 32021 (Đề thi gồm có 02 trang, 06 câu) ĐỀ SỐ: 21 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: GÁNH MẸ Cho con gánh mẹ một lần, Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con, Cho con gánh mẹ đầu non, Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời. Ngày xưa mẹ gánh à ơi, Con xin gánh lại những lời mẹ ru, Đường đời sương gió mịt mù, Vì con hạnh phúc chẳng từ gian lao. Để con gánh mẹ đừng can, Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai, Cho con gánh cả tháng dài, Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay. Cho con gánh cả đôi vai Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy Mẹ già lá sắp xa cây Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao. Mẹ ơi sóng biển dạt dào, Con sao gánh hết công lao một đời, Bông hồng cải áo đúng nơi, Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la, Cho con gánh lại mẹ già, Để sau người gánh chính là con con… (Quách Beem) Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2 (1.0 điểm): Em hiểu nghĩa của từ gánh trong đoạn trích là gì? Câu 3 (2.0 điểm): Tìm, gọi tên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đặc sắc trong đoạn trích? Câu 4 (2.0 điểm): Thông điệp mà phần ngữ liệu muốn gửi tới chúng ta là gì? (Viết từ 7 đến 10 câu). II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (14.0 điểm) Câu 1 (4.0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu nói: Sự học như thuyền bơi ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi. Câu 2 (10.0 điểm): Nhận xét về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, có ý kiến cho rằng: Sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật, vùng biển hùng vĩ mà hồn thơ Tế Hanh còn dành tình yêu đặc biệt với người dân vạn chài nơi đây. Bằng hiểu biết của mình về bài thơ Quê hương của Tế Hanh Ngữ văn 8 tập 2. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. .....................................................Hết…………………………….. Họ tên thí sinh:..................................................... Số báo danh …………… Họ tên, chữ kí của giám thị coi thi:..................:............................................. PHÒNG GDĐT HẬU LỘC ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2020 2021 Môn: Ngữ văn 8 Ngày thi: 09 32021 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 21 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0đ 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm 1,0 2 Nghĩa của từ “gánh”: + Nghĩa gốc gánh là: Mang một vật nặng bằng cách mắc vào hai đầu một cái đòn đặt lên vai. + Trong đoạn trích này từ gánh chủ yếu được hiểu theo nghĩa chuyển: Đó là sự lam lũ, tần tảo của người mẹ trong hành trình mưu sinh, nuôi con khôn lớn. Đố còn là thái độ của người con muốn đền ơn, báo đáp công ơn của mẹ... 1,0 3 Các biện pháp tu từ: (Lưu ý chỉ ra ít nhất 2 biện pháp tu từ thì cho điểm tối đa) + Điệp ngữ: Cho con gánh mẹ +Hoán dụ: Gánh mẹ; Đầu non, gánh à ơi, gánh tháng dài, gánh đôi vai,... +Ẩn dụ: Biển trời, lời ru, thân có lặn lội, bông hồng, bông hiếu,... Tác dụng: Bằng sự lặp đi lặp lại các câu từ như muốn khẳng định tấm lòng hiếu thảo của con dành cho mẹ yêu của mình. Các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ gần gũi, giàu sức biểu cảm thể hiện được công ơn trời biển của mẹ dành cho con. 1,0 1,0 4 Thông điệp: Lời bài thơ Gánh mẹ đưa người đọc trở về những ngày tháng xưa cũ, được mẹ ẵm bồng, yêu thương, che trở. Để rồi trở về với thực tại, những người con mới thấm thía công lao của cha mẹ ngày nào. Lời bài thơ Gánh mẹ là tình yêu, sự biết ơn của những người con gửi đến cha mẹ mình, người đã vất vã sinh thành, dưỡng dục để chúng ta có ngày hôm nay. Với nhịp điệu nhẹ nhàng, da diết, mỗi khi đọc bài thơ, tiếng lòng của những người con lại từ từ rung lên những nhịp đập đẹp đẽ và bình dị,... 2,0 II LÀM VĂN 14,0 1 Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về: Sự học như thuyền bơi ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi. 4,0 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,25 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung nghị luận: Học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau miễn là hợp lí và có sức thuyết phục, trên cơ sở hiểu đúng nội dung câu chuyện và yêu cầu của đề. Sau đây là một số gợi ý: Dẫn dắt vào vấn đề: 1. Giải thích: Học là hoạt động thu nhận kiến thức, rèn kĩ năng,... do người khác truyền lại. Con thuyền bơi ngược nước là hình ảnh ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách trong quá trình học tập,... Không tiến ắt sẽ lùi: Khi con thuyền bơi ngược nước trên dòng sông, người lái thuyền phải cố gắng hết mình để giữ vững tay chèo thì con thuyền mới tiến lên được. Nếu dừng tay chèo thì con thuyền không thể đứng lại mà sẽ chuồi theo dòng nước chảy mạnh. = > Ý nghĩa câu nói: Việc học cũng như bơi thuyền ngược nước nhiều gian nan thử thách, khó khăn. Nếu chúng ta không nỗ lực, kiên trì để học tập nâng cao hiểu biết, học vấn của mình sẽ bị tụt hậu,... 2.Bàn luận. Học là một hoạt động khám phá và sáng tạo, thu nhận kiến thức và vận dụng sáng tạo kiến thức. Nó đòi hỏi con người phải tiêu tốn thời gian, của cải,sức lực... Hiểu như vậy mới thấy việc học khó khăn gian khổ,... Kiến thức của nhân loại thì mênh mông, được bổ sung từng ngày, từng giờ, từng giây,... Điều ta biết chỉ là hạt cát, điều ta chưa biết là cả sa mạc mênh mông. Nếu học mà không tiến bộ thì chắc chắn sẽ bị tụt hậu so với người khác trên con đường học tập,... Điều cốt yếu của việc học là kiên trì, quyết tâm. Học suốt đời, không ngừng nghỉ, học ở thầy cô, bạn bè, sách vở, cuộc sống. Học kiến thức trong tự nhiên, học đạo đức lối sống, học cách đối nhân xử thế... (Lấy dẫn chứng phù hợp để chứng minh). 3. Mở rộng. Phê phán những người không nỗ lực, kiên trì học tập,... 4. Bài học: Mỗi chúng ta cần có phương pháp học tập hiệu quả. (Tùy vào cách diễn đạt, trình bày của HS mà GV cho điểm phù hợp với khả năng cac em) d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật trong cuộc sống hiện nay. e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. 3,0 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 0,25 0,25 Đề thi HSG Ngữ văn 8, huyện Thiệu Hóa năm học 20222023, ngày thi 21 tháng 02 năm 2023; Đề thi HSG Ngữ văn 8, huyện Thiệu Hóa năm học 20212022, ngày thi 25 tháng 04 năm 2022; Đề khảo sát đội tuyển HSG Ngữ văn 8, huyện Thiệu Hóa năm học 20212022, ngày thi 28 tháng 02 năm 2022; Đề thi HSG Ngữ văn 8, huyện Hoằng Hóa năm học 20202021, ngày thi 09 tháng 03 năm 2021; Đề thi HSG Ngữ văn 8, huyện Hậu Lộc năm học 20202021, ngày thi 09 tháng 03 năm 2021; Đề thi HSG Ngữ văn 8, KV 4 Nông Cống năm học 20202021, ngày thi 19 tháng 03 năm 2021; Đề thi HSG Ngữ văn 8 năm học 20202021; 20192020;

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN THIỆU HÓA

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC 2022-2023 MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 21 tháng 02 năm 2023

ĐỀ SỐ: 25

I ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc đoạn trích: Nói một cách đơn giản, nếu chúng ta suy nghĩ tích cực, thì những điều tốt đẹp của cuộc sống cũng đến với chúng ta Ngược lại, những suy nghĩ tiêu cực chỉ đem lại cho chúng ta những điều không mong đợi Hãy hình dung ý nghĩ như những hạt giống được gieo trong tâm hồn Hạt giống tốt sẽ đem về những vụ mùa bội thu, hạt giống xấu chỉ cho quả đắng Đúng như những gì trong quyển “The power of Positive Thinking” (Quyền năng của suy nghĩ tích cực), tiến sĩ Norman Vincent Peale đã viết: “Hãy kì vọng, chứ đừng hoài nghi Vì sự kì vọng sẽ giúp bạn vượt qua bất kì khó khăn, trở ngại nào Còn sự hoài nghi sẽ chỉ ngăn trở bạn mà thôi”

Do đó, mỗi người trong chúng ta đều có thể tạo nên những điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống của mình Biết bắt tay vào thực hiện những công việc được coi là tốt nhất dành cho mình tức là bạn đang gửi một thông điệp rằng bạn không những biết quý trọng bản thân mà bạn còn mến yêu cuộc đời này biết bao Với cuộc sống và với cá nhân bạn, không có điều gì là không thể Bạn hãy tin vào điều đó!

(Trích: Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 05)

Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? Câu 2 (2.0 điểm): Nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Hãy hình dung ý nghĩ như những hạt giống được gieo trong tâm hồn Hạt giống tốt sẽ đem về những vụ mùa bội thu, hạt giống xấu chỉ cho quả đắng?

Câu 3 (1.0 điểm): Theo văn bản,thế nào là suy nghĩ tích cực, thế nào là suy nghĩ tiêu cực?

Câu 4 (2.0 điểm): Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua văn bản Phần II Làm văn (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm): Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu nói của tiến sĩ Norman Vincent Peale: “Hãy kì vọng, chứ đừng hoài nghi Vì sự kì vọng sẽ giúp bạn vượt qua bất kì khó khăn, trở ngại nào Còn sự hoài nghi sẽ chỉ ngăn trở bạn mà thôi”

Câu 2 (10.0 điểm): “Sau câu thơ hồi hộp những tâm tình Những vui buồn đời ký thác cho anh” (Chế Lan Viên – Nghĩ về thơ)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng sự hiểu biết về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (SGK Ngữ Văn 8, tập 2, NXBGD), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

- Hết - Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 2

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN THIỆU HÓA

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP 8

Ngày thi: 21 tháng 02 năm 2023

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 25 (Hướng dẫn chấm gồm có 05 trang)

2,0

3 Cách hiểu về suy nghĩ tích cực, suy nghĩ tiêu cực trong văn bản:

- Suy nghĩ tích cực: là suy nghĩ theo chiều hướng tốt thì những điều tốt đẹp sẽ đến, làm cho con người lạc quan, vui vẻ;

- Suy nghĩ tiêu cực:là suy nghĩ theo chiều hướng xấu thì chỉ nhận được những điều bất lợi, làm cho con người bất an, lo lắng

1.0

4 Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật Sau đây là vài gợi ý:

- Phải biết suy nghĩ theo hướng tích cực trước mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống

- Niềm tin sẽ tạo nên sức mạnh để con người chiến thắng nghịch cảnh…

2,0

1 Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa câu nói của tiến sĩ Norman Vincent Peale: “Hãy kì vọng, chứ đừng hoài nghi Vì sự kì vọng sẽ giúp bạn vượt qua bất kì khó khăn, trở ngại nào Còn sự hoài nghi sẽ chỉ ngăn trở bạn mà thôi”

a Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận: thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành

0,25 b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của sự kỳ

vọng trong cuộc sống của con người

0,25 c Triển khai vấn nghị luận: thí sinh có thể lựa chọn các thao

Trang 3

tác lập luận theo nhiều cách nhưng có thể theo hướng sau: 1 Giải thích:

kì vọng là đặt nhiều tin tưởng, hi vọng vào người nào đó ( thế hệ cha anh kì vọng vào thế hệ trẻ; cha mẹ kì vọng vào con cái…); hoài nghi là không tin hẳn, khiến có thể dẫn tới nghi ngờ, phủ định về sự vật, sự việc và con người trong cuộc sống Thực chất câu nó là chỉ ra sức mạnh của sự kì vọng và hậu quả của sự hoài nghi

2 Bàn luận + Tại sao sự kỳ vọng sẽ giúp bạn vượt qua bất kỳ khó khăn, trở ngại nào?

++ Nhờ có sự kì vọng, con người có niềm tin vào khả năng của chính mình Từ đó, họ có động lực để phấn đấu, vượt qua mọi thử thách khó khăn của cuộc sống để đứng vững trên đôi chân của mình;

++ Kì vọng sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần, đó là ý chí, nghị lực, bản lĩnh sống mà chỉ ở con người mới có được

+ Tại sao sự hoài nghi sẽ chỉ ngăn trở bạn mà thôi? + Vì sự hoài nghi đẩy con người luôn sống trong suy nghĩ tiêu cực với tâm lí bất an, luôn nghi hoặc hoặc ngờ vực trước mọi điều xảy ra;

+ Sống trong hoài nghi, con người không có niềm tin, nhất là không tin vào chính mình Vì thế, khi làm bất cứ việc gì, họ đều nghĩ đến cái khó, cái khổ, cuối cùng đành chấp nhận thất bại, đầu hàng hoàn cảnh…

+ Bàn bạc mở rộng: Sự kì vọng phải dựa trên cơ sở thực tế, không biến kì vọng thành ảo vọng, gây áp lực cho chính mình và người khác Cần phê phán những người sống trong vòng luẩn quẩn nghi ngờ không có căn cứ…

3 Bài học nhận thức và hành động Tuổi trẻ cần sống đẹp, sống có lí tưởng, biết kì vọng vào tương lai của mình để học tập và trau dồi đạo đức, nhân cách, chuẩn bị hành trang để vào đời

1.0

2.0

1.0 d Chính tả, dùng từ, đặt câu: Không sai Chính tả, dùng từ,

đặt câu (Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kể)

0,25 e Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (thể hiện được

dấu ấn cá nhân, quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc), thể hiện ý phản biện nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

0,25

2 a Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần Mở bài, thân bài, kết bài Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ được nhận định, triển khai được luận điểm; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận

0,25

b- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tiếng nói cảm xúc của người nghệ sĩ gửi gắm trong thơ, qua bài “Ông đồ” ( Vũ Đình

0,25

Trang 4

Liên), liên hệ bài “ Nhớ Rừng” ( Thế Lữ) để làm sáng tỏ ý kiến

c- HS triển khai vấn đề: luận điểm cụ thể, rõ ràng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng HS có thể trình bày theo hướng sau:

*Giới thiệu vấn đề.Trích dẫn ý kiến *Triển khai vấn đề

1.Giải thích ý kiến - Giải thích:

+“Câu thơ” : sản phẩm nghệ thuật chứa đựng tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, được thể hiện qua hình thức nghệ thuật phù hợp

+“Sau câu thơ”: ẩn chứa sau những hình thức tạo nên câu thơ +“Hồi hộp những tâm tình”: tư tưởng, tình cảm, trái tim của người nghệ sĩ

+“Những vui buồn đời ký thác cho anh”: những tâm sự buồn vui, thăng trầm của cuôc đời được người nghệ sĩ ký thác trong thơ

->Hai câu thơ đề cập đến đặc trưng của thơ ca: thơ là tiếng nói của cảm xúc, là sự kí thác những tâm sự vui buồn của người nghệ sĩ trước cuộc sống, con người, xã hội Đây là một sự đúc kết, chiêm nghiệm từ thực tế và kinh nghiệm hơn nửa đời làm thơ của Chế Lan Viên

-Lí giải: +Thơ thuộc loại trữ tình, bản chất của thơ là tình cảm Thơ phát sinh trong lòng người khi họ có những tâm tư, nỗi niềm, sự rung động mãnh liệt trước cuộc đời

+ Tâm sự của nhà thơ cũng là tâm sự phổ biến của nhiều người, nhà thơ không chỉ nói lên nỗi buồn vui của cá nhân mình mà còn nói lên nỗi niềm của cuộc đời Tâm sự, nỗi niềm ấy đôi khi không biểu hiện trực tiếp trên bề mặt ngôn từ mà được gửi gắm kín đáo ẩn sau những dòng thơ

2 Chứng minh 2.1 Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên a-Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm b.Chứng minh

*Luận điểm 1: Tâm sự của nhà thơ được kí thác qua hình ảnh ông đồ khi tết đến xuân về

-Hình ảnh ông đồ thời đắc ý: + Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong không gian, thời gian tết đến, xuân về, “hoa đào nở” cùng “mực tàu giấy đỏ” là tín hiệu của một năm mới bắt đầu đồng thời cũng gắn liền với thú vui chơi câu đối trong ngày tết - một nét đẹp văn hoá của cộng đồng người Việt đã trở thành quen thuộc

+Hình ảnh ông đồ “ đắt hàng”- nhiều người thuê viết chữ nho

1.0

1.0

2.0

Trang 5

trên câu đối tết không chỉ thểhiện tài hoa “văn hay chữ tốt” như “phượng múa rồng bay” mà còn như một sự khẳng định vai trò của ông đồ trong việc tạo nên vẻ đẹp truyền thống văn hoá gắn với những giá trị tinh thần của nhân dân Ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý, ngưỡng mộ và tôn vinh của mọi người

=> Đằng sau những câu thơ năm chữ là niềm vui của nhà thơ đối với ông đồ - những người làm nên nét đẹp văn hoá của dân tộc và niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc đã, đang được gìn giữ qua người viết và người thuê viết -Hình ảnh ông đồ thời tàn

+ Hình ảnh ông đồ và “ mực tàu giấy đỏ” vẫn là trung tâm của bức tranh nhưng tất cả đã khác xưa Đối lập với cảnh thời đắc ý của ông đồ là cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương Phố phường vẫn đông người tấp nập, ông đồ “vẫn ngồi đấy” nhưng “ không ai hay” nghĩa là không còn người thuê viết như xưa đồng nghĩa với nét đẹp văn hoá đang bị mai một Nỗi buồn tủi của ông đồ hay chính là của nhà thơ Vũ Đình Liên thấm cả vào những vật vô tri, vô giác “ Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu” Phép nhân hoá, ẩn dụ được sử dụng thật “đắt”

+ Nỗi buồn tủi ngày càng tăng trở thành nỗi ám ảnh về tấn bi kịch, về sự sụp đổ của một nét đẹp văn hoá dân tộc, nỗi buồn ấy được gửi gắm qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc “ Lá vàng rơi trên giấy / Ngoài giời mưa bụi bay”-> Câu thơ mượn cảnh để thể hiện nỗi lòng thương cảm đến tột cùng của nhà thơ trước số phận của những con người tài hoa là những nhà nho buổi giao thời và xót xa trước thái độ quên lãng của lòng người đối với giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc *Luận điểm 2: Tâm sự của nhà thơ về thế hệ các nhà nho và vẻ đẹp văn hóa dân tộc

- Tâm sự nhà thơ thể hiện ngay ở kết cấu đầu cuối tương ứng của bài thơ, tứ thơ “ cảnh cũ người đâu” và các từ ngữ “ già”, “xưa”, “ cũ” đã gợi trong lòng người đọc niềm cảm thương, tiếc nuối khôn nguôi

- Đặc biệt câu hỏi tu từ cuối bài thơ như một lời tự vấn, là nỗi niềm thương tiếc, khắc khoải của nhà thơ trước việc vắng bóng “ ông đồ xưa”, gợi trong lòng người đọc nỗi niềm hoài cổ về thế hệ các nhà nho - những người tạo nên nền văn hoá dân tộc đã trở thành “ những người muôn năm cũ” “ Hồn” ở đây vừa là hồn của các nhà nho, vừa là linh hồn của nét sinh hoạt văn hóa truyền thống tốt đẹp đã gắn bóvới đời sống tinh thần của con người Việt Nam hàng nghìn năm

=> Đằng sau mỗi câu chữ của bài thơ là nỗi niềm của tác giả đối với thế hệ các nhà nho và nét đẹp văn hoá đã trở thành

2.0

Trang 6

-Hết - truyền thống của dân tộc bị mai một, lãng quên theo xu hướng của xã hội Cùng với nỗi niềm là lời nhắc khẽ chúng ta cần biết trân trọng giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc đã có từ hàng ngàn năm.Tâm sự, nỗi lòng cùng lời nhắc khẽ của nhà thơ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc đáng để người đọc suy ngẫm

*Luận điểm 3: Tâm sự của nhà thơ được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật đặc sắc

- Thể thơ ngũ ngôn được khai thác một cách có hiệu quả: có thể kể chuyện, miêu tả, bộc lộ cảm xúc, triết lý, đặc biệt là diễn tả tâm tình sâu lắng Âm điệu chủ đạo của bài thơ trầm lắng, ngậm ngùi phù hợp với việc diễn tả tâm tư thương cảm, nuối tiếc của nhà thơ Kết cấu đầu cuối tương ứng tạo sự cân đối, hài hòa

- Ngôn ngữ thơ bình dị, trong sáng mà hàm súc, hình ảnh thơ tinh luyện, gợi cảm

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình,kết hợp sử dụng các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, sử dụng câu hỏi tu từ

3 Đánh giá, mở rộng - Câu thơ của Chế Lan Viên có ý nghĩa sâu sắc về bản chất của thơ, khẳng định cảm xúc là yếu tố cơ bản, gốc rễ của thơ ca Bài thơ “ Ông đồ” của Vũ Đình Liên đã hội tụ được điều ấy

- Bài học đối với người cầm bút: Người nghệ sĩ cần đến với cuộc đời bằng trái tim chân thành, yêu thương mãnh liệt nhất, cần không ngừng trau dồi tài năng thì mới có được những áng văn thơ có giá trị

- Bài học đối với người tiếp nhận: Người đọc cần cảm nhận được tâm sự, tiếng lòng sâu kín của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm, từ đó có sự đồng điệu, sẻ chia

*Khái quát vấn đề nghị luận

1.5

1.0

0.5 d- Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy

nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề

0.25 e- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những qui tắc về

chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25

Trang 7

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO HUYỆN THIỆU HÓA

KỲ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC: 2021-2022 MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP 8

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi 25/ 04/ 2022

(Đề thi có 06 câu, gồm 02 trang) ĐỀ SỐ: 24

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

KHÔNG CÓ GÌ TỰ ĐẾN ĐÂU CON Không có gì tự đến đâu con

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa

Mùa bội thu trải một nắng hai sương Không có gì tự đến, dẫu bình thường Phải bằng cả đôi tay và nghị lực Như con chim suốt ngày chọn hạt Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ Dẫu bây giờ bố mẹ - đôi khi

Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi Có roi vọt khi con hư và dối

Thương yêu con đâu đồng nghĩa với chiều Đường con đi dài rộng rất nhiều

Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng Trời xanh đấy nhưng chẳng bao giờ lặng Chỉ có con mới nâng nổi chính mình Chẳng có gì tự đến – Hãy đinh ninh (Nguyễn Đăng Tấn, tập thơ Lời ru vầng trăng, NXB Lao động, năm 2020, tr42) Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: (1.5 điểm) Em hiểu gì về lời nhắn nhủ của người cha trong câu thơ cuối:

“Chẳng có gì tự đến – Hãy đinh ninh”? Câu 3: (2.0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau: Không có gì tự đến đâu con

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa

Mùa bội thu trải một nắng hai sương

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Trang 8

Câu 4: (2.0 điểm) Em có đồng tình với quan điểm: “Thương yêu con đâu đồng nghĩa với chiều” của tác giả không? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (14,0 điểm) Câu 1: (4,0 điểm)

V.Huy-gô cho rằng:“ Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên

Câu 2: (10,0 điểm)

Trong tham luận tại Hội thảo Việt Nam – nửa thế kỉ văn học, nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết: "Tác phẩm nghệ thuật là cái riêng biệt nhất của một người sáng tạo, không ai bắt chước được, và đồng thời nó lại là cái chung nhất của mọi con người, ai cũng tìm thấy mình trong đó" (Báo văn nghệ số 143, ngày 28/10/ 1995)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng những hiểu biết về bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh, liên hệ bài thơ“Khi con tu hú” của Tố Hữu em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

HẾT * Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: ……… ………Số báo danh:…………

Trang 9

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO HUYỆN THIỆU HÓA

-

KỲ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC: 2021-2022 MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP 8

Ngày thi 25/ 04/ 2022

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ: 24 (Hướng dẫn chấm gồm có 07 trang)

I Đọc hiểu (6.0 điểm)

2 - Câu thơ (cũng là khổ thơ cuối của bài thơ): “Chẳng có gì tự đến – Hãy đinh ninh” là lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết thương yêu của cha dành cho con Cha muốn con hãy nhắc đi nhắc lại những lời cha dạy bảo (“đinh ninh”) và khắc ghi vào lòng: Tất cả những gì con có được phải do con học hỏi, không ngừng nỗ lực, cố gắng, quyết tâm thực hiện mới thành công; con đừng trông chờ vào vận may hoặc người khác, bởi “chỉ có con mới nâng nổi chính mình”

1,5

3 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: Ẩn dụ + “Quả”, “hoa”, “mùa bội thu” là ẩn dụ chỉ những điều tốt đẹp, những thành quả mà ta thu nhận được

+ “Tháng ngày tích nhựa”, “nắng lửa”, “một nắng hai sương” là ẩn dụ chỉ sự nỗ lực cố gắng không ngừng (tháng ngày tích nhựa), là những khó khăn, thử thách, vất vả (nắng lửa, một nắng hai sương) -Tác dụng: Với việc sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, nhà thơ đã bắt đầu bài thơ bằng những lời nhắn nhủ đến con một cách nhẹ nhàng, sâu sắc về bài học trong cuộc sống Trong cuộc sống, không có gì tự đến cả: Muốn có quả ngon, ngọt thì phải vất vả kiên trì chăm sóc; hoa muốn có hương thơm phải trải qua khó khăn, thử thách “nắng lửa” và muốn có “mùa bội thu” phải qua quá trình vất vả sớm hôm Cũng như vậy, con muốn trưởng thành, muốn đạt được ước mơ, khát vọng, muốn thành công phải tự mình vượt qua khó khăn, vất vả, rèn luyện bản thân; chấp nhận và vượt qua thử thách

0,5

1.5

4 -HS có thể bày tỏ ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình nhưng phải lí giải hợp lí, thuyết phục

- Định hướng: Đồng ý với quan điểm của tác giả “Thương yêu con đâu đồng nghĩa với chiều” Bởi, không phải cha mẹ luôn yêu chiều theo mọi sở thích, mong muốn của con mới là “thương yêu”, là tốt cho con Khi con cái quen được nuông chiều, sẽ có tư tưởng mọi thứ chỉ cần mình thích, mình muốn là được Lâu dần sẽ tạo cho con tính ích kỉ, thụ động, dựa dẫm, yếu đuối Vì vậy, có những lúc cha mẹ phải nghiêm khắc với con, hãy dạy cho con cách sống bản lĩnh, kiên cường, sẵn

2,0

Trang 10

sàng tự mình đối mặt và vượt qua thử thách để con có thể tự lập, tự tin trước mọi biến động của cuộc đời Đó mới là cách “thương yêu” con đúng nghĩa

II Làm văn (14.0 điểm)

Câu 1 (4,0đ)

* Yêu cầu chung: a Đảm bảo thể thức một đoạn văn, đảm bảo dung lượng yêu cầu của đoạn văn (khoảng 200 chữ)

b Xác định đúng vấn đề nghị luận:Từ câu nói củaV.Huy-gô: “ Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”, viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về ý kiến trên

0.25

* Yêu cầu cụ thể: c Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận , kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

0.25

- HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý sau:

1 Giải thích - Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được: Tư duy, hiểu biết của một người sẽ ngày một tăng lên, phong phú hơn nhờ vào việc họ tích lũy, học hỏi mỗi ngày (nhận được)

- Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi: Trái tim nhân ái, tình yêu thương ngày càng tinh tế, nhạy cảm hơn nhờ vào việc chia sẻ với mọi người xung quanh (cho đi)

2 Bàn luận : - Vì sao nói: Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được? + Trải qua quá trình học tập, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng từ kho tàng tri thức của nhân loại, con người sẽ làm giàu vốn hiểu biết của bản thân và nâng tầm trí tuệ

+ Khi tích lũy được nhiều kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm thì trình độ, sự hiểu biết và trí tuệ con người ngày càng được nâng cao

- Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi: + Cái cho đi chính là tình cảm, cảm xúc, tình yêu thương, sự đồng cảm giữa con người

+ Khi biết quan tâm, chia sẻ tình thương với người khác, trái tim của con người sẽ vui vẻ, ấm áp, hạnh phúc; xã hội sẽ trở nên tốt đẹp - Mối quan hệ giữa sự giàu có của trí tuệ và con tim:

+ Khi có trí tuệ sáng suốt, chúng ta sẽ có cơ hội và khả năng để thực hiện những điều có ích cho bản thân, cho những người xung quanh, cho quê hương, đất nước

+ Khi có trái tim giàu lòng yêu thương và nhân ái, con người sẽ biết vận dụng trí tuệ để làm những điều ý nghĩa cho người khác

3 Bài học nhận thức và hành động: - Tuy nhiên trong thực tế vẫn có những người có trí tuệ nhưng sống vô tâm, tàn nhẫn với những người xung quanh Hoặc có những người

0,5

2,5

Trang 11

rất tốt bụng, chân thành nhưng thiếu kiến thức, hiểu biết; đôi khi khiến họ trở thành kẻ “bất tài”, trở nên tự ti trước người khác

- Mỗi người cần không ngừng bồi đắp trí tuệ và nuôi dưỡng đời sống tâm hồn để cân bằng, hài hòa về mọi mặt, phát triển toàn diện

d Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, sâu sắc về vấn đề nghị luận

e Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt

0,25 0,25

Câu 2 (10,0 đ)

Trong tham luận tại Hội thảo Việt Nam – nửa thế kỉ văn học, nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết:"Tác phẩm nghệ thuật là cái riêng biệt nhất của một người sáng tạo, không ai bắt chước được, và đồng thời nó lại là cái chung nhất của mọi con người, ai cũng tìm thấy mình trong đó" (Báo văn nghệ số 143, ngày 28/10/ 1995)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng những hiểu biết về bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh, liên hệ bài thơ“Khi con tu hú” của Tố Hữu em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

10,0

a Yêu câu về kĩ năng: - Đảm bảo thể thức của một bài nghị luận có bố cục 3 phần,kết cấu chặt chẽ.Biết phân tích dẫn chứng,so sánh,đánh giá để làm sáng tỏ vấn đề Hành văn trôi chảy,viết văn có cảm xúc

- Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận

0,5 0,5 b Yêu cầu về kiến thức:Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách

khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được các nội dung sau: 8,0 1 Giải thích

- Tác phẩm nghệ thuật là cái riêng biệt nhất của một người sáng tạo, không ai bắt chước được: Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của sự sáng tạo độc đáo bởi văn chương không bao giờ chấp nhận sự sao chép, bắt chước, lặp lại nguyên xi những kiểu mẫu đã có Sự sáng tạo sẽ tạo nên cái mới (nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện) và khẳng định vị trí, sự đóng góp của nhà văn cho nền văn học

- Tác phẩm nghệ thuật là cái chung nhất của mọi con người, ai cũng tìm thấy mình trong đó: Tác phẩm nghệ thuật phải đề cập và giải quyết những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, mang tầm phổ quát để người đọc khi đến với nó có thể cảm nhận, sẻ chia, đồng cảm, trở thành tiếng lòng chung của nhiều người

=> Như vậy, ý kiến của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã nêu ra những tiêu chuẩn của tác phẩm nghệ thuật chân chính – đó là sự kết tinh sáng tạo của người nghệ sĩ song đồng thời phải mang tính phổ quát Và hai bài thơ “Quê hương” (Tế Hanh), “Khi con tu hú” (Tố Hữu) chính là những tác phẩm như vậy

2 Chứng minh ý kiến qua bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh,

1,0

Trang 12

liên hệ bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu 2.1 Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh 2.1.1 Giới thiệu khái quát về Tế Hanh và bài thơ “Quê hương” 2.1.2 Sự sáng tạo, cái riêng, không ai bắt chước được của Tế Hanh trong bài thơ “Quê hương” được thể hiện ở những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài thơ

a, Về nội dung: Bài thơ là tình yêu và nỗi nhớ quê hương tha thiết của nhà thơ Tế Hanh, được thể hiện qua bức tranh lao động làng chài -Tình yêu quê hương là tình cảm quen thuộc, bao trùm trong trái tim các thi sĩ, nhưng “Quê hương”của Tế Hanh lại mang vẻ đẹp độc đáo, không ai bắt chước được Tình yêu ấy được thể hiện trước hết ở niềm tự hào khi giới thiệu về quê hương Đó là một vùng quê làng chài ven biển, với nghề đánh bắt cá quanh năm, địa hình đặc biệt “nước bao vây cách biển nửa ngày sông” (hình ảnh thơ đặc biệt vì mang nét riêng của người dân chài: lấy thời gian để đo chiều dài của không gian) Lời thơ tha thiết, bồi hồi, chan chứa niềm tự hào của nhà thơ về quê hương

- Viết về bức tranh lao động làng chài, Tế Hanh thể hiện nỗi nhớ về cảnh sinh hoạt, lao động của người dân chài Đoạn thơ mở ra bằng khung cảnh làng quê thanh bình, đẹp đẽ với “trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”, dự báo một ngày mới bắt đầu mang theo bao niềm tin, hi vọng Từ hình ảnh của thiên nhiên, nhà thơ đặc tả bức tranh lao động đầy hào hứng, khẩn trương của người dân chài với khí thế của một con “tuấn mã” đang phi nước đại Các động từ “hăng, phăng, vượt” đã diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô dùng dũng mãnh của con thuyền, của người lao động ra khơi làm chủ biển cả

- Cảnh đoàn thuyền về bến được nhà thơ miêu tả trong không khí “ồn ào, tấp nập” Những tính từ độc đáo gợi lên không khí lao động đầy ắp niềm vui Người đọc như đang được sống lại không khí ấy, nghe được lời cảm tạ chân thành của người dân miền biển đang cảm ơn trời yên, biển lặng để họ ra khơi với bao niềm vui về thành quả thu được “cá đầy ghe, cá tươi ngon” Hình ảnh người dân chài hiện lên với sự chân chất, mộc mạc “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” Cái độc đáo của câu thơ là gợi ra cả linh hồn và tầm vóc của con người trước biển cả

- Nỗi nhớ quê hương trong xa cách của Tế Hanh được nhà thơ gửi gắm qua những hình ảnh thân thuộc, gần gũi: Nghệ thuật liệt kê đã chỉ rõ các hình ảnh hiện lên trong tâm tưởng nhà thơ “màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền ra khơi, mùi nồng mặn” nhà thơ đã cảm nhận được chất thơ trong cuộc sống lao động hàng ngày của người dân chài nên hình ảnh thơ tươi sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở nồng ấm của lao động, của sự sống

*Sự sáng tạo, cái riêng của Tế Hanh trong bài thơ “Khi con tu hú” còn được thể hiện ở nghệ thuật độc đáo:

4,0

Trang 13

-Thể thơ tám chữ phóng khoáng, phù hợp với việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc giản dị, tự nhiên

- Phương thức biểu đạt biểu cảm, kết hợp với miêu tả nhiều hình ảnh thơ phong phú, sáng tạo Tế Hanh đã thổi linh hồn vào tạo vật khiến các sự vật mang vẻ đẹp, tầm vóc bất ngờ, thể hiện tình yêu tha thiết của nhà thơ với quê hương

- Sử dụng kết hợp nhiều biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ; với những chữ, hình ảnh giàu chất tạo hình giúp người đọc hiểu rõ được tâm hồn tinh tế, tài hoa, tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của Tế Hanh

2.1.3 “Quê hương” là tác phẩm không nhữngthể hiện cái riêng biệt nhất của người sáng tạo – nhà thơ Tế Hanh, mà bài thơ còn là “cái chung nhất của mọi con người, ai cũng tìm thấy mình trong đó" - Quê hương trong nỗi nhớ của mọi người thường là cây đa, bến nước, sân đình, là dòng sông, con diều,… Còn với Tế Hanh đó là hình ảnh thân thương của làng chài ven biển Từ bức tranh làng chài ven biển của riêng mình, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ quê hương tha thiết trong xa cách Nỗi lòng này không chỉ là nỗi lòng của riêng nhà thơ, mà còn là nỗi nhớ của biết bao người con xa quê Chúng ta càng trân trọng hơn nữa mảnh đất quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, yêu hơn nữa những điều bình dị mà thiêng liêng

2.2 Liên hệ bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu 22.1 Giới thiệu khái quát về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ “Khi con tu hú”

2.2.2 Sự sáng tạo, cái riêng, không ai bắt chước được của Tố Hữu trong bài thơ “Khi con tu hú” được thể hiện ở những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài thơ

a, Trước hết ở nội dung: - Điểm riêng, đặc biệt trong bài thơ này chính là ở bức tranh thiên nhiên mùa hè sôi động rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, tràn trề nhựa sống được tái hiện qua tâm tưởng của người tù cách mạng (6 câu thơ đầu): Đó là bức tranh mùa hè được đánh thức bằng âm thanh tiếng chim tu hú Tất cả đều đang hứa hẹn, đang ở độ thanh xuân nhất: lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần, ve mới bắt đầu ran, nắng còn rất mới Tất cả vừa mới bắt đầu, như tuổi trẻ của người thanh niên cộng sản vừa bắt gặp lí tưởng Tất cả đều tươi đẹp, rực rỡ: trời xanh, nắng đào, bắp vàng, trái chín Tất cả, từ tiếng chim đến "đôi con diều sáo lộn nhào tầng không" đều rộn ràng, như đang hiển hiện trước mắt nhà thơ Và phải khao khát tự do mãnh liệt đến thế nào thì thế giới tự do bên ngoài hiện về trong tâm tưởng nhà thơ mới tươi đẹp và rộn ràng đến thế

-Từ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, nhà thơ bộc lộ niềm khao khát tự do cháy bỏng (4 câu thơ cuối) Đó là tâm trạng đau khổ, bực bội, uất ức, ngột ngạt nhưng không hề có vẻ bi quan, chán chường,

1,5

Trang 14

tuyệt vọng của một tâm hồn yếu đuối dễ bị gục ngã, quy phục trước hoàn cảnh Nhịp thơ đang đều đều, êm ái đến câu 8 và 9 bỗng bị ngắt bất thường 6/2, 3/3; các từ ngữ, hình ảnh đang vui tươi, đến đây bỗng trở nên mạnh mẽ, dữ dội: đạp tan phòng, chết uất, ngột Tất cả đều thể hiện khát khao cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi khi đang phơi phới trên con đường cách mạng bỗng đâu "gió cản cánh chim bằng" - Lắng nghe tiếng chim tu hú, tâm trạng của tác giả cũng chuyển biến từ niềm hân hoan trước mùa hè sôi động đến nỗi uất ức, bực tức, đau khổ khi bị giam cầm uổng phí và khát khao phá tan bức tường nhà giam ngột ngạt để trở về với cuộc sống tự do tươi đẹp

b,Sự sáng tạo, cái riêng của Tố Hữu trong bài thơ “Khi con tu hú” còn được thể hiện ở nghệ thuật độc đáo:

- Bài thơđược tạo nên từ rung động tột đỉnh của cảm xúc kết hợp với bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật vừa chân thực vừa tinh tế:

+ Thể thơ lục bát mềm mại, tình thơ tha thiết, hình ảnh khi tươi sáng, khi dằn vặt, u uất đã thể hiện thành công tâm trạng, cảm xúc của tác giả

+ Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi Giọng thơ tự nhiên, dạt dào phù hợp để bộc lộ tâm trạng nhân vật

+ Tiếng chim tu hú tạo kết cấu đầu cuối tương ứng… 2.2.3 “Khi con tu hú” là tác phẩm không nhữngthể hiện cái riêng biệt nhất của người sáng tạo – nhà thơ Tố Hữu, mà bài thơ còn thể hiện “cái chung nhất của mọi con người, ai cũng tìm thấy mình trong đó"

-Bài thơ Khi con tu hú được Tố Hữu được sáng tác năm 1939 khi nhà thơ vừa bắt gặp lí tưởng cách mạng, lòng tràn ngập niềm yêu đời tin tưởng vào lí tưởng mà mình đã lựa chọn thì bị bắt giam vào tù ngục Qua bức tranh thiên nhiên mùa hè sôi động, nhà thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống và tiếng nói thống thiết, mãnh liệt, khao khát tự do cháy bỏng được vượt ra khỏi tù ngục để hòa mình vào cuộc cách mạng sôi nổi của anh em, đồng chí ngoài kia Tâm trạng của nhà thơ Tố Hữu cũng chính là tâm trạng chung của tầng lớp tri thức vừa bắt gặp lí tưởng cách mạng nhưng chẳng may rơi vào cảnh tù đày, là khát vọng tự do của bao người dân mất nước thời bấy giờ 3 Điểm tương đồng, khác biệt

* Điểm tương đồng: - Ra đời trước Cách mạng tháng Tám (cùng năm 1939) hai bài thơ chính là những tác phẩm thể hiện cái riêng biệt nhất của một người sáng tạo, không ai bắt chước được, và đồng thời nó lại là cái chung nhất của mọi con người, ai cũng tìm thấy mình trong đó":Đó chính là bức tranh thiên nhiên hiện về trong tưởng tượng, trong kí ức, trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình Qua đó, người đọc nhận ra những tình cảm thân thương, gắn bó Đó là tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước mà các nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm của

1,0

Trang 15

mình Những tình cảm đó đã tác động đến tâm tư, nỗi lòng, bồi dưỡng những tình cảm cao quý trong tâm hồn người đọc

* Điểm khác biệt: - “Quê hương” được Tế Hanh sáng tác năm 1939 khi nhà thơ đang xa quê, học tập tại Huế Với thể thơ 8 chữ, giọng thơ mượt mà sâu lắng, nhà thơ đã gợi ra trước mắt người đọc bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, với hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài và lao động làng chài, qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết, sự gắn bó thủy chung, sâu nặng của tác giả, một nhà thơ thuộc phòng trào Thơ Mới

- “Khi con tu hú”được Tố Hữu viết bằng thể thơ lục bát, được sáng tác vào năm1939 khi ông đang bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ - Huế Bài thơ là tâm sự, nỗi lòng của một nhà thơ – chiến sĩ cách mạng – khi đang hừng hực khí thế, quyết tâm hoạt động cách mạng thì bị bắt giam Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát vọng tự do mãnh liệt của người tù cách mạng

=> Cùng chọn thể loại thơ để thể hiện nhưng mỗi tác phẩm lại có những khám phá riêng, độc đáo Đó là do: bản chất của văn học là phải không ngừng sáng tạo; do sự khác biệt của thời đại, quốc gia; quan điểm sáng tác, cá tính sáng tạo của hai tác giả Sự tương đồng góp phần làm nên chất nhân văn, nhân bản của tác phẩm văn học và sự khác biệt làm nên vẻ đẹp phong phú, đa dạng cho tác phẩm

4 Đánh giá, mở rộng - Nhận định của nhà thơ Nguyễn Đình Thi:"Tác phẩm nghệ thuật là cái riêng biệt nhất của một người sáng tạo, không ai bắt chước được, và đồng thời nó lại là cái chung nhất của mọi con người, ai cũng tìm thấy mình trong đó" thể hiện cái nhìn sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của người cầm bút nói riêng và nhiệm vụ của văn học nghệ thuật nói chung

- Để tác phẩm là cái riêng biệt, độc đáo, người nghệ sĩ cần nâng cao năng lực sáng tạo, mài sắc tư duy, có ý thức tìm tòi, khám phá Đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của họ trong hành trình sáng tạo Nhưng để tác phẩm trở thành cái chung nhất của mọi người thì sự sáng tạo ấy không thể là cực đoan, lập dị, những tìm tòi khám phá không thể là cái dị biệt, xa lạ, khó hiểu

- Đối với người đọc: Cần định hướng cho người tiếp nhận một tiêu chí thẩm mĩ quan trọng để thẩm bình các tác phẩm thơ ca; để đánh giá một nhà thơ tài năng nhất định phải có phong cách nghệ thuật mới mẻ, độc đáo Đồng thời khi đến với tác phẩm cần có ý thức bồi đắp tâm hồn, biết khám phá, đón nhận những ý tình mà nhà văn gửi gắm để hiểu cuộc sống, hiểu con người, hiểu chính mình hơn, từ đó sống đẹp, sống nhân văn hơn

0,5

Trang 16

e Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ

Lưu ý chung: 1.Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có

2 Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc

3 Khuyến khích những bài viết có sáng tạo Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục

4 Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng 5 Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả

Trang 17

-Hết -PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO HUYỆN THIỆU HÓA

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC: 2021-2022 MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 28/02/2022

ĐỀ SỐ: 23 I PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm):

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”

(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)

Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn trích trên?

Câu 2 (2.0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích

Câu 3 (1.0 điểm): Đoạn trích thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt?

Câu 4 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn thơ, trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay

II PHẦN LÀM VĂN Câu 1 (4.0 điểm): Có ý kiến cho rằng: Cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là những nghệ nhân Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên bằng đoạn văn (khoảng 200 chữ)

Câu 2 (10.0 điểm): Bàn về thơ, Xuân Diệu cho rằng: “Người đọc muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu ấn vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay”

(Xuân Diệu, Toàn tập, Tập 5, NXB Văn học, Hà Nội, 2001, tr 36)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu (Ngữ văn 8, Tập 2, NXB Giáo dục), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên Liên hệ với bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)

- HẾT -

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Trang 18

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO HUYỆN THIỆU HÓA

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC: 2021-2022 MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP 8

Ngày thi: 28/02/2022

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ: 23

ĐỌC HIỂU

1 Phương thức biểu đạt: Biểu cảm Thể thơ tự do

0.5 0.5 2 Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ: so

sánh: - Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa - Óng tre ngà và mềm mại như tơ - Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát - Như gió nước không thể nào nắm bắt Tác dụng : khẳng định vẻ đẹp gần gũi với đời sống (như đất cày), lại vừa mềm mại thanh tao (như lụa, mềm mại như tơ), hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh (lụa, tre ngà, tơ), âm thanh (như hát, như gió nước); tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh

– 8 câu trình bày được suy nghĩ về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.( Ví dụ: ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong nói và viết, phê phán các hành vi cố tình sử dụng sai tiếng Việt)

2.0

LÀM VĂN

1 a Đảm bảo thể thức một đoạn văn; cách dùng từ, đặt câu chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt

b Xác định đúng vấn đề nghị luận: những lựa chọn khác nhau để làm nên thành công trong hành trình cuộc sống của mỗi con người

c Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn Có thể theo hướng sau:

1 Giải thích - Cuộc sống là nguyên liệu thô: Cách nói hình ảnh để chỉ những bộn bề phức hợp của cuộc sống: thuận lợi và khó khăn, tốt đẹp và ác xấu, bình lặng và bão giông

- Nghệ nhân: con người tài năng, tâm huyết đạt đến độ tinh tuý trong công việc của mình

- Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta: Từ nguyên liệu cuộc sống mỗi người sẽ tạo nên tác phẩm cuộc đời của mình - Câu nói đã khẳng định và đề cao vai trò quyết định của

0.25

0.5

Trang 19

mỗi cá nhân đối với cuộc sống của chính mình Chính thái độ sống, năng lực sống của bản thân sẽ làm nên giá trị, ý nghĩa cuộc sống của mỗi người

2 Bàn luận - Đây là một quan điểm sống tích cực, mạnh mẽ và sâu sắc - Cuộc sống luôn mang trong mình những bộn bề, phức tạp, nếu chúng ta sống một cách chủ động và tích cực, biết gạn lọc những cái xấu, tận dụng và phát huy những điều tốt đẹp, biến khó khăn, thử thách thành cơ hội thì ta sẽ có một tác phẩm cuộc đời mình thật tuyệt đẹp

- Nếu buông xuôi và phó mặc, bị động và để cuộc sống trôi đi, khi ấy tác phẩm cuộc đời của mỗi chúng ta chỉ là những vật thể xấu xí

3 Mở rộng: - Mở rộng và nêu phản đề: Tuy nhiên, không phải lúc nào, không phải với bất cứ ai, muốn trở thành thế nào cũng được Tác phẩm cuộc đời của mỗi người còn chịu sự tác động không nhỏ của hoàn cảnh khách quan

4 Liên hệ bản thân và rút ra bài học Mỗi người phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí tưởng, có ước mơ Hãy cố gắng trở thành những nghệ nhân chuyên tâm và tài hoa nhất để làm nên tác phẩm tuyệt đẹp cho cuộc đời mình

2.5

0.25

0.5 2 a Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề

bài - Đảm bảo là một văn bản nghị luận văn học có bố cục 3 phần rõ ràng , kết cấu chặt chẽ Biết phân tích dẫn chứng, so sánh , đánh giá để làm sáng tỏ vấn đề Hành văn trôi chảy, văn viết có cảm xúc

- Những bài viết có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, sáng tạo

0.5

0.5 b Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo

nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được những nội dung sau:

9.0 1 Giải thích ý kiến:

- Nguồn gốc của thơ ca “phải xuất phát từ thực tại”: thơ được sinh ra từ trong hiện thực cuộc đời, từ thế giới tình cảm của con người, là người thư kí trung thành của tâm hồn con người Nhưng hiện thực đó “phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ” là hiện thực được cảm nhận qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ Thơ chính là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”

- Nội dung của thơ ca phải thể hiện được tình cảm và tư tưởng (tâm hồn, trí tuệ) của thi nhân để rồi đưa tình cảm tư tưởng đó đến với người đọc Thơ chính là tiếng nói của một

0.5

Trang 20

cái tôi cá nhân trước cuộc đời - Nghệ thuật sáng tạo thơ ca “càng cá thể, càng độc đáo, càng hay”: thơ phải mang dấu ấn sáng tạo, thể hiện chất riêng biệt của thi nhân

Tóm lại: Đối với Xuân Diệu, một tác phẩm thơ cần bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, thể hiện những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, sâu sắc, độc đáo cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật Có như vậy, thơ mới trở thành một chỉnh thể nghệ thuật giàu giá trị thẩm mĩ

* Lí giải: - Cuộc sống là điểm xuất phát, là đề tài vô tận, là đối tượng khám phá của thơ ca nghệ thuật, gợi nhiều cảm xúc phong phú:

+ Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc của người nghệ sĩ, nhưng tình cảm, cảm xúc ấy bao giờ cũng bắt rễ từ hiện thực cuộc đời Hiện thực chính là điểm tựa cho cảm xúc, tình cảm, là cội nguồn không bao giờ vơi cạn để con người trữ tình bộc lộ cảm xúc và suy tưởng Nếu tách rời hiện thực khách quan, thì cảm xúc và ý nghĩ sẽ không có cơ sở hiện thực để nảy sinh

+ Hiện thực chân thực bao giờ cũng có khả năng dồn nén sức biểu cảm, khơi gợi tình cảm mãnh liệt, có sức dư ba lớn

- Vẻ đẹp của thơ ca trước hết thể hiện ở những tư tưởng, tình cảm mà tác phẩm hàm chứa, là dấu ấn trí tuệ, tâm hồn của thi sĩ Thơ thể hiện thế giới chủ quan của người nghệ sĩ Tình cảm, tư tưởng trong thơ trước hết là của cá nhân tác giả, là thế giới riêng tư của tác giả nảy sinh từ hiện thực - Vẻ đẹp của thơ còn được đánh giá ở sự sáng tạo hình thức “càng cá thể, càng độc đáo, càng hay”:

+ Bản chất nghệ thuật là sáng tạo, vì thế thơ ca không chỉ đòi hỏi nhà thơ phải in dấu tâm hồn, thể hiện cảm xúc mà còn phải in dấu cả trí tuệ, thể hiện tài năng trong việc sáng tạo hình thức biểu hiện Thiếu sự sáng tạo thì tác phẩm và tên tuổi của tác giả sẽ không thể tồn tại

+ Sự sáng tạo về hình thức biểu hiện của thơ ca rất phong phú, từ thể loại, cấu tứ, ngôn ngữ, hình ảnh thơ…Sự sáng tạo này tạo nên cách nói mới về những đề tài không mới, làm nên sự không lặp lại mình, không lặp lại người khác, đồng thời mang đến sức sống của thơ

Trang 21

2 Chứng minh: - Giới thiệu tác giả Tố Hữu và bài thơ “Khi con tu hú” - “Khi con tu hú” “xuất phát từ thực tại”: bài thơ được viết tháng 7/1939, lúc người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi Tố Hữu đang say sưa với lí tưởng thì bị bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ (Huế) Thực tại bị giam cầm trong lao tù đầy ngột ngạt, uất ức

- “Khi con tu hú” “thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ” của Tố Hữu:

+ Bức tranh mùa hè khoáng đạt, rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, được cảm nhận bằng tất cả các giác quan; qua tâm tưởng của người tù cách mạng; thể hiện tâm hồn tinh tế và nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên với trí tưởng tượng phong phú

+ Tâm trạng của người tù: ngột ngạt, uất ức cao độ, được thể hiện bằng hành động cụ thể (muốn đạp tan phòng), bộc lộ khát khao tự do mãnh liệt, ý chí chiến đấu để giành lại tự do

- “Khi con tu hú” in dấu ấn rõ nét vẻ đẹp sáng tạo, độc đáo của thơ Tố Hữu: thể thơ lục bát mềm mại, kết cấu đầu cuối tương ứng, nhịp thơ thay đổi bất thường (khổ cuối) 3 Liên hệ:

- Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh và bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”

- “Tức cảnh Pác Bó” “xuất phát từ thực tại”: tháng 2/1941, Bác Hồ về nước sau hơn ba mươi năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước Địa điểm đầu tiên Người đặt chân về là hang Cốc Bó (hang Pác Bó- Cao Bằng), sống và làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn, công việc thì phức tạp bộn bề

- “Tức cảnh Pác Bó” “thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ” của tác giả:yêu thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên, phong thái ung dung, niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của sự nghiệp cách mạng

- “Thực tại” trong “Tức cảnh Pác Bó” “in dấu ấn của tác giả” qua một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ, nhịp thơ, kết cấu đăng đối hài hòa cân xứng, ngôn ngữ tự nhiên, giọng điệu hóm hỉnh

5.5

2.0

Trang 22

4 Điểm tương đồng và khác biệt: - Điểm tương đồng: cả hai tác phẩm đều phản ánh chân thực cuộc sống con người với những mảng hiện thực in dấu ấn sáng tạo của người nghệ sĩ- chiến sĩ cách mạng ưu tú, với “vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ”, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp, cốt lõi của Chân-Thiện-Mĩ; đều được thể hiện qua những nét hình thức nghệ thuật độc đáo qua lăng kính của người nghệ sĩ

- Điểm khác biệt: + Hoàn cảnh sáng tác + Thể loại, bút pháp sáng tác cũng khác nhau 5 Đánh giá:

– Nhận định rất sâu sắc, được rút ra từ chính sự trăn trở của Xuân Diệu trong suốt cuộc đời cầm bút

– Yêu cầu đối với người nghệ sĩ: cần có cảm quan hiện thực sắc sảo, chan chứa tình yêu thương con người, có tầm tư tưởng lớn lao, có khát vọng đấu tranh cho hạnh phúc của nhân loại, và công phu trong sáng tạo nghệ thuật

– Yêu cầu đối với người tiếp nhận: Tìm hiểu một tác phẩm là tiếp xúc với một con người, hiểu thêm một nhân cách Người đọc phải luôn có khát vọng hướng thiện, không ngừng học tập, tích lũy vốn sống, nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm, để có thể tri âm với tác giả

0.5

0.5

-Hết -

Trang 23

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN HOẰNG HÓA

ĐỀ CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 09/ 3/2021 (Đề thi gồm 01 trang) ĐỀ SỐ: 22

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay nhất thế gian Có lần, nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm ra bằng được mới thôi Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đối mặt bằng tính mạng mới có được Nhưng cả thế gian lặng đi khi lắng nghe và chính Thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất

(Trích Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Colleen MeCullough) Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2 (1.0 điểm): Nêu nội dung của đoạn trích Câu 3 (2.0 điểm): Hình ảnh "chiếc gai nhọn" và "bài ca duy nhất, có một không hai" trong đoạn trích tượng trưng cho những điều gì trong cuộc sống"?

Câu 4 (2.0 điểm): Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi đến người đọc điều gì? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)

Hết…… …… Họ tên thí sinh: Giám thị số 1: Số báo danh: Giám thị số 2:

Giám thị không giải thích gì thêm

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Trang 24

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN HOẰNG HÓA

ĐỀ CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP 8

Ngày thi: 09/ 3/2021 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 22

2 Nội dung của đoạn trích: Để dành những điều tốt đẹp nhất, quý giá nhất, con người phải trả giá bằng công sức thậm chí cả sinh mệnh của chính mình

2,0 1,0 1,0 4 Học sinh có thể trình bày những ý sau:

- Những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống chỉ có thể có được khi ta trải qua những khó khăn, gian khổ thậm chí phải trả giá bằng chính nỗi đau, bằng cả sự sống và sinh mạng của mình

- Mỗi người hãy biết vươn lên trên những gian khổ, bất hạnh để khẳng định bản thân mình

2,0

1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống

4,0

a Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b Xác định đúng vấn đề nghị luận:

0,25 0,25 c Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác

lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:

- Quà tặng bất ngờ của cuộc sống: Là những giá trị vật chất, tinh thần mà người khác trao cho mình, những cơ hội, may mắn bất ngờ do khách quan đem lại

- Tự mình làm nên cuộc sống: Là do chính bản thân mình tự tạo

0,5 0,5

Trang 25

nên => Nội dung của câu nói khuyên con người cần có thái độ sống chủ động, không nên trông chờ vào người khác Cuộc sống của mỗi người do chính mỗi chúng ta tạo nên

- Trong cuộc đời của mỗi người đôi khi sẽ nhận được quà tặng bất ngờ từ cuộc sống Khi đó ta sẽ có may mắn được hưởng niềm vui, hạnh phúc trong cuộc đời Không thể phủ nhận ý nghĩa và giá trị của quà tặng bất ngờ mà cuộc sống đem lại cho con người, vấn đề là phải biết tận dụng, trân trọng quà tặng ấy như thế nào Tuy nhiên cuộc sống không phải lúc nào cũng là trải đầy hoa hồng, cuộc sống luôn tiềm ẩn những khó khăn, phức tạp Muốn cuộc sống của chính mình tốt đẹp thì hãy tự mình làm nên cuộc sống (Dẫn chứng)

- Nhiều người khi nhận quà tặng bất ngờ; Có tâm lý chờ đợi, ỷ lại, thậm chí vung phí những quà tặng ấy Phê phán một số người thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ chờ đợi vào những quà tặng bất ngờ mà không tự mình làm nên cuộc sống

- Phải chủ động trang bị, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí tưởng, có ước mơ để làm nên những điều kỳ diệu cho cuộc sống của chính mình

d Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo,có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận

e Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt

1,0

0,5

0,5 0,25 0,25 2 Theo em, hình tượng nước mắt trong văn chương có thể hiểu

như thế nào? Hãy trình bày cảm nhận về hình tượng ấy qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng) a Đảm bảo thể thức của một bài văn nghị luận có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài

b Đảm bảo kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương đề làm bài

0,5 0,5 c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp Các

luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lý, có liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm

1 Giải thích: - Hình tượng giọt nước mắt trong văn chương từ xưa đến nay có rất nhiều cung bậc, nó bộc lộ tâm trạng, cảm xúc góp phần làm sâu sắc hơn tính cách của nhân vật

- Giọt nước mắt ấy có khi cụ thể bật lên từ khổ đau hay vui

8,0

1,0

Trang 26

sướng, từ những khát vọng hay đam mê - Giọt nước mắt ấy, có khi là sự rỏ giấu thầm lặng bởi chính nỗi đau khổ, niềm thương cảm nghẹn ngào của người cầm bút

2 Chứng minh vấn đề * Vài nét về tác giả Nguyên Hồng và tác phẩm “Những ngày thơ ấu”

* Hình tượng nước mắt trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” vừa mang ý nghĩa thực vừa mang nghĩa biểu tượng

+ Hình tượng nước mắt trong đoạn trích mang ý nghĩa thực đó là nỗi niềm, tâm trạng của cậu bé Hồng qua những lần bật khóc - Lần thứ nhất là những giọt nước mắt của sự đau đớn, tủi hờn: Từ đầu đoạn trích người cô cố châm chọc, miệt thị, mỉa mai hình ảnh người mẹ ‘Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe” Tình cảnh túng quẩn, hình vẻ gầy guộc, rách rưới của mẹ Sau lời hỏi thứ hai của người cô lòng chú bé càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay Đến lời nói thứ ba thì “nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ” = > Khi nhắc đến mẹ, nỗi nhớ dâng trào, nhưng những giọt nước mắt sớm được Hồng kìm nén Trong cuộc đối thoại với bà cô, từ sâu thẳm trái tim, những giọt nước mắt của bé Hồng là nước mắt của lòng thương và nỗi hận, thương mẹ bao nhiêu lại hận những cổ tục đày đọa mẹ bấy nhiêu

- Lần thứ hai là những giọt nước mắt của hạnh phúc, của mãn nguyện: Gặp lại mẹ, những giọt nước mắt cứ vỡ òa tuôn trào không phải kìm nén trông chừng, không nghẹn ngào uất ức Nước mắt ấy được thoải mái được bật thành ra tiếng nấc, nức nở trong tiếng dỗ dành ấm áp thân quen của mẹ Nước mắt tuôn trào từ niềm hạnh phúc, hân hoan, rạo rực trong tình mẫu tử thiêng liêng = > Vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ

+ Hình tượng nước mắt trong đoạn trích mang ý nghĩa biểu thượng Qua hình tượng giọt nước mắt thể hiện cách nhìn đời, nhìn người bằng tình yêu thương và lòng nhân ái, sự cảm thông và lòng bao dung

+ Chương IV được nhà văn đặt tên “Trong lòng mẹ” Nguyên Hồng đã muốn bất tử hóa cái khoảnh khắc quý giá được ở trong lòng mẹ mà bé Hồng hằng khao khát

3 Đánh giá, tổng hợp: - Ngòi bút tinh tế của Nguyên Hồng lách sâu vào nội tâm nhân vật, để giọt nước mắt của nhân vật làm hiện lên trong đoạn trích một bức tranh cuộc sống chân thực và cảm động: đầy cay đắng, tủi cực nhưng cũng ngập tràn khao khát yêu thương, luôn hướng

1,0 4,0

2,0

1,5

0,5

1,0

Trang 27

về tình người bao dung ấm áp Sức hấp dẫn của đoạn trích “Trong lòng mẹ” cũng như văn chương của Nguyên Hồng bắt rễ từ chính những cảm thông

- Hình tượng nước mắt là hình tượng đẹp, có sức chứa lớn về tư tưởng, cảm xúc, góp phần khắc họa nhân vật; thể hiện chủ đề tác phẩm Nó còn cho ta hiểu sâu hơn tài năng và tấm lòng nặng trĩu nhân tình thế thái, nỗi thương đời của các nhà văn

d Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề

e Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt

0,5 0,5 Lưu ý chung:

1 Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phàn nội dung lớn nhất thiết phải có

2 Khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục

3 Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng 4 Đối với đoạn văn nghị luận xã hội nếu viết dài quá 1,5 trang giấy thì trừ 0,5 điểm Nếu không có dẫn chứng trừ 0,5 điểm

-Hết -

Trang 28

PHÒNG GD&ĐT HẬU LỘC ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 09/ 3/2021 (Đề thi gồm có 02 trang, 06 câu) ĐỀ SỐ: 21

I PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

GÁNH MẸ Cho con gánh mẹ một lần, Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con, Cho con gánh mẹ đầu non, Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời Ngày xưa mẹ gánh à ơi,

Con xin gánh lại những lời mẹ ru, Đường đời sương gió mịt mù, Vì con hạnh phúc chẳng từ gian lao Để con gánh mẹ đừng can,

Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai, Cho con gánh cả tháng dài,

Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay Cho con gánh cả đôi vai

Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy Mẹ già lá sắp xa cây

Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao Mẹ ơi sóng biển dạt dào,

Con sao gánh hết công lao một đời, Bông hồng cải áo đúng nơi,

Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la, Cho con gánh lại mẹ già,

Để sau người gánh chính là con con… (Quách Beem) Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2 (1.0 điểm): Em hiểu nghĩa của từ "gánh" trong đoạn trích là gì? Câu 3 (2.0 điểm): Tìm, gọi tên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đặc sắc trong đoạn trích?

Câu 4 (2.0 điểm): Thông điệp mà phần ngữ liệu muốn gửi tới chúng ta là gì? (Viết từ 7 đến 10 câu)

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Trang 29

II PHẦN TẬP LÀM VĂN: (14.0 điểm) Câu 1 (4.0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu nói: "Sự học như thuyền bơi ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi"

Câu 2 (10.0 điểm): Nhận xét về bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh, có ý kiến cho rằng: "Sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật, vùng biển hùng vĩ mà hồn thơ Tế Hanh còn dành tình yêu đặc biệt với người dân vạn chài nơi đây"

Bằng hiểu biết của mình về bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh - Ngữ văn 8 - tập 2 Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Hết……… Họ tên thí sinh: Số báo danh ……… Họ tên, chữ kí của giám thị coi thi: :

Trang 30

PHÒNG GD&ĐT HẬU LỘC ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: Ngữ văn 8 Ngày thi: 09/ 3/2021 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 21

+Ẩn dụ: Biển trời, lời ru, thân có lặn lội, bông hồng, bông hiếu,

-Tác dụng: Bằng sự lặp đi lặp lại các câu từ như muốn khẳng định tấm lòng hiếu thảo của con dành cho mẹ yêu của mình Các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ gần gũi, giàu sức biểu cảm thể hiện được công ơn trời biển của mẹ dành cho con

1,0

1,0

4 Thông điệp: - Lời bài thơ Gánh mẹ đưa người đọc trở về những ngày tháng xưa cũ, được mẹ ẵm bồng, yêu thương, che trở Để rồi trở về với thực tại, những người con mới thấm thía công lao của cha mẹ ngày nào

- Lời bài thơ Gánh mẹ là tình yêu, sự biết ơn của những người con gửi đến cha mẹ mình, người đã vất vã sinh thành, dưỡng dục để chúng ta có ngày hôm nay

- Với nhịp điệu nhẹ nhàng, da diết, mỗi khi đọc bài thơ, tiếng lòng của những người con lại từ từ rung lên những nhịp đập đẹp đẽ và bình dị,

2,0

Trang 31

II LÀM VĂN 14,0

1 Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về: "Sự học như thuyền bơi ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi"

4,0 a Đảm bảo thể thức của một đoạn văn

b Xác định đúng vấn đề nghị luận:

0,25 0,25 c Triển khai hợp lí nội dung nghị luận:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau miễn là hợp lí và có sức thuyết phục, trên cơ sở hiểu đúng nội dung câu chuyện và yêu cầu của đề Sau đây là một số gợi ý:

- Dẫn dắt vào vấn đề: 1 Giải thích:

- Học là hoạt động thu nhận kiến thức, rèn kĩ năng, do người khác truyền lại

-Con thuyền bơi ngược nước là hình ảnh ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách trong quá trình học tập,

-Không tiến ắt sẽ lùi: Khi con thuyền bơi ngược nước trên dòng sông, người lái thuyền phải cố gắng hết mình để giữ vững tay chèo thì con thuyền mới tiến lên được Nếu dừng tay chèo thì con thuyền không thể đứng lại mà sẽ chuồi theo dòng nước chảy mạnh

= > Ý nghĩa câu nói: Việc học cũng như bơi thuyền ngược nước nhiều gian nan thử thách, khó khăn Nếu chúng ta không nỗ lực, kiên trì để học tập nâng cao hiểu biết, học vấn của mình sẽ bị tụt hậu,

2.Bàn luận - Học là một hoạt động khám phá và sáng tạo, thu nhận kiến thức và vận dụng sáng tạo kiến thức Nó đòi hỏi con người phải tiêu tốn thời gian, của cải,sức lực Hiểu như vậy mới thấy việc học khó khăn gian khổ,

- Kiến thức của nhân loại thì mênh mông, được bổ sung từng ngày, từng giờ, từng giây, Điều ta biết chỉ là hạt cát, điều ta chưa biết là cả sa mạc mênh mông Nếu học mà không tiến bộ thì chắc chắn sẽ bị tụt hậu so với người khác trên con đường học tập,

- Điều cốt yếu của việc học là kiên trì, quyết tâm Học suốt đời, không ngừng nghỉ, học ở thầy cô, bạn bè, sách vở, cuộc sống Học kiến thức trong tự nhiên, học đạo đức lối sống, học cách đối nhân xử thế

Trang 32

3 Mở rộng - Phê phán những người không nỗ lực, kiên trì học tập, 4 Bài học:

-Mỗi chúng ta cần có phương pháp học tập hiệu quả (Tùy vào cách diễn đạt, trình bày của HS mà GV cho điểm phù hợp với khả năng cac em)

d Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật trong cuộc sống hiện nay

e Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt

0,5 0,5

0,25 0,25

2 Làm rõ ý kiến cho rằng: "Sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật, vùng biển hùng vĩ mà hồn thơ Tế Hanh còn dành tình yêu đặc biệt với người dân vạn chài nơi đây"

Qua bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh - Ngữ văn 8 - tập 2

10.0

a Đảm bảo thể thức của một bài văn nghị luận có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài: Mở bài giới thiệu về vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận

0,25

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ với dẫn chứng

Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Dẫn dắt vấn đề

- Dẫn dắt vấn đề -Trích ý kiến *Giải thích ý kiến: Ý kiến trên muốn khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ Quê hương với người đọc không chỉ bởi cảnh vật vùng biển quê ông được miêu tả rất đẹp bằng ngòi bút tinh tế mà còn hấp dẫn bởi tình yêu chân thành, tha thiết mà Tế Hanh dành trọn cho con người quê hương

9,0

0,25

0,75

2 Chứng minh 2.1 Giời thiệu tác giả, tác phẩm:

5.0đ 0.5

Luận điểm 1: Bài thơ hấp dẫn người đọc trước hết bởi cảnh vật vùng biển quê hương hiện lên thật tự nhiên mà cũng thật

1.25

Trang 33

đẹp - Ngay ở lời thơ mở đầu nhà thơ đã giới thiệu với người đọc về quê hương yêu dấu của mình với nghề nghiệp và vị trí cụ thể, với niềm tự hào về một vùng quê chài lưới thanh bình - Cảnh dân chài ra khơi:

+ Hình ảnh thiên nhiên: yên ả, trong lảnh, tươi sáng, kỳ vĩ + Hình ảnh con thuyền ra khơi: “Chiếc thuyền nhẹ vượt trường giang”

= > Biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, sử dụng động từ mạnh khi mưu tả con thuyền và cánh buồm:

+ Chiếc thuyền như một chiến binh dũng mãnh, được mưu tả bằng một loạt các động từ mạnh “hăng”, “phăng”, “mạnh mẽ vượt”, thể hiện sự dũng mãnh, tràn đầy sức sống, sẵn sàng đương đầu với biển cả bao la, chinh phục thiên nhiên

+ Hình ảnh cánh buồm đầy lãng mạn, thi vị khi được so sánh với “mãnh hồn làng” Cánh buồm chính là linh hồn, là biểu tượng của người dân làng chài Cánh buồm ấy hiên ngang “rướn” mình lên, nỗi bật giữa nền trời bao la ngoài biển khơi, như chính con người đang đứng giữa biển, làm chủ thiên nhiên

= > Bức tranh thiên nhiên vùng biển tươi sáng, sống động (HS dẫn chứng thơ phân tích)

Luận điểm 2: Bài thơ hấp dẫn người đọc bởi tình yêu của người con xa quê (tác giả) dành cho người dân vạn chài - Ông viết về họ với tất cả niểm tự hào hứng khởi:

+ Đó là cảnh đoàn thuyền trở về bến trong sự mong đợi của người dân chài - > bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui, sự sống

+ Đó là hình ảnh người dân vạn chài khỏe mạnh, rắn giỏi, (HS chú ý bút pháp tả thực kết hợp với bút pháp lãng mạn) + Hình ảnh con thuyền mệt mỏi, say sưa sau một hành trình vất vả

(HS phân tích biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ) + Bài thơ kết thúc trong nỗi nhớ quê hương khôn nguôi của người con xa quê

(HS lấy dẫn chứng thơ phân tích)

Trang 34

+ Thể thơ tám chữ phóng khoáng phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc giản dị, tự nhiên

+ Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo, giàu sức sáng tạo

+ Hình ảnh tả thực, miêu tả chân thật kết hợp với lãng mạn bay bổng

+ Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc; giọng điệu nhẹ nhàng, da diết

(HS lấy dẫn chứng thơ tiêu biểu phân tích) = > Với tài năng sáng tạo hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm, vừa chân thực, vừa lãng mạn của Tế Hanh cho ta thấy tình yêu quê hương da diết và hồn hậu của ông thủơ hoa niên

- Khẳng định ý kiến là đúng Hình ảnh quê hương thân yêu theo suốt cuộc đời Tế Hanh Dù ở bất kì thời gian nào Quê hương vẫn là nguồn cảm hứng dạt dào tha thiết để cảm xúc trong thơ ông thăng hoa thành những bài thơ tuyệt bút

- Thơ Tế Hanh có sức lay động tới độc giả Nó đánh thức trái tim ta trong tình yêu nỗi nhớ quê hương Từ đó ta càng trân trọng quê hương và yêu bài thơ hơn

0,5

0,5 d Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp 0,25 e Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp,

Lưu ý chung: 1.Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá khái quát, tránh đếm ý cho điểm

2 Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát

3 Khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục

4 Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng

-Hết -

Trang 35

PHÒNG GD&ĐT NÔNG CỐNG

KHU VỰC VÙNG 4

ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8

Năm học 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 19/ 03/2021 ĐỀ SỐ: 20

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:

Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt thấy dằn vặt, cắn dứt vì không hoàn thành nhiệm vụ

Một ngày nọ chiếc bình nứt nói với ông chủ: “Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình Tôi muốn xin lỗi ông”

“Ngươi thấy xấu hổ về chuyện gì?” – Người chủ hỏi “Chỉ vì tôi nứt mà ông không nhận đủ những gì xứng đáng với công sức mà ông bỏ ra” – Chiếc bình nói

“Không đâu !” – Ông chủ trả lời “Khi về ngươi có chú ý đến luống hoa bên đường hay không? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên đường phía nhà ngươi sao?” Ta biết được vết nứt của ngươi nên gieo hạt giống hoa bên ấy Nếu không có ngươi ngôi nhà của ta có ấm cúng và duyên dáng được như thế này không?”

Cuộc sống của chúng ta như chiếc bình nứt, không ai hoàn hảo cả Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên Câu 2 (1.0 điểm): Hình ảnh vết nứt trên bình ẩn dụ cho điều gì?

Câu 3 (2.0 điểm): Nhận xét về cách ứng xử của người gánh nước với chiếc bình nứt Câu 4 (2.0 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về một bài học sâu sắc được rút ra từ câu chuyện trên

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm) Câu 1 (4.0 điểm): Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký tâm sự trên báo Văn nghệ trẻ: "Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn Còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ." (Theo báo Văn nghệ trẻ ngày 16/01/2008) Từ câu chuyện trên em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lời tâm sự trên

Câu 2 (10.0 điểm): Sóng Hồng có nhận xét: "Thơ cũng là thơ nhưng cũng là họa, là nhạc, là chạm khắc riêng" Bằng việc phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên Từ đó liên hệ với khổ thơ đầu của bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu

Hết……… Họ tên thí sinh: Số báo danh ………

Trang 36

PHÒNG GD&ĐT NÔNG CỐNG

KHU VỰC VÙNG 4

ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8

Năm học 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn 8 Ngày thi: 19/ 03/2021 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ: 20

2 Hình ảnh vết nứt ẩn dụ cho những hạn chế, khiếm khuyết của

3 Người gánh nước trồng hoa bên đường để nước từ chiếc bình nứt tưới mát cho luống hoa

- Không chê trách khuyết điểm của chiếc bình nứt Đây là cách ứng xử vừa bao dung, vừa nhân hậu sâu sắc

- Cách ứng xử thông minh: người gánh nước đã biến vết nứt của chiếc bình, những khuyến khích hạn chế thành ưu điểm, hữu dụng

2,0

4 - Thái độ coi thường của chiếc bình lành đối với chiếc bình nứt chưa đúng Thái độ ấy gợi ta liên tưởng đến cách ứng xử vô cảm với những người kém may mắn

- Thái độ tự ti của chiếc bình nứt về những khiếm khuyết của bản thân Từ đó bàn về việc con người nên ứng xử như thế nào khi đối diện với khiếm khuyết của bản thân

- Cánh ứng xử của người gánh nước gợi cho chúng ta bài học về lòng bao dung, chia sẻ, nâng đỡ, giúp đỡ những người kém may mắn

- Khiếm khuyết trên cơ thể có nghĩa là cơ thể ấy sinh ra đã không

0,5

Trang 37

lành lặn, hoặc bị tổn thương do các tác động từ bên ngoài - > Lời tâm sự đề cao vẻ đẹp tâm hồn của con người: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

* Bàn luận - Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều người có hình thức bên ngoài đẹp đẽ mà tâm hồ khiếm khuyết

Đó là những kẻ vô cảm, ích kỉ, toan tính, độc ác, - Bên cạnh đó ta vẫn thấy những người đằng sau cơ thể không lành lặn là một tâm hồn cao đẹp, đáng quý (HS dẫn chứng) - Tâm hồn khiếm khuyết đáng sợ hơn một cơ thể khiếm khuyết Khuyết tật cơ thể có thể khắc phục, chữa lành bằng khoa học, bằng ý chí, bằng niềm tin

Người khuyết tật có tâm hồn đẹp trở thành một thứ gương soi đặc biệt, họ có thể truyền đi cảm hứng soogns cho nhiều người cùng hoàn cảnh

- Khuyết tật tâm hồn vô cùng khó chữa vì cái xấu, cái ác làm cho tâm hồn vẩn đục Họ tự biến mình thành kẻ nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm Từ đó gây tổn hại không nhỏ cho gia đình và xã hội - Người lành lặn hay người khuyết tật đều cần bồi dưỡng vun đắp tâm hồn để sống tốt hơn và yêu thương nhiều hơn

1,5

* Mở rộng Những người khuyết tật có tâm hồn đẹp vẫn mạnh mẽ bước đi cùng cuộc đời và họ được trân trọng, ngưỡng mộ Trong khi đó người khuyết tật về tâm hồn luôn sống nhỏ nhen, ích kỉ vô cảm, thờ ơ họ sẽ bị xã hội phê phán, lên án

0.25

* Bài học nhận thức và hành động: Tâm hồn, nhân cách, năng lực bên trong mới là cái đáng quý Hãy luôn luôn bồi dưỡng những giá trị ấy Có thể bạn yếu kém về thể chất, nhưng nếu biết nỗ lực bạn có thể làm được những điều mình mong muốn

phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; Phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân

0.5

Trang 38

b Xác định đúng vấn đề nghị luận: Thơ là thơ nhưng có màu sắc, đường nét của hội họa, âm thanh của âm nhạc và hình khối của chạm khắc được thể hiện trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ Từ đó liên hệ với khổ thơ đầu của bài thơ “Khi con tú hú” của Tố Hữu

0.5

c Triển khai vấn đề thành các luận điểm phù hợp: Các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:

*Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận Trích dẫn ý kiến

*Giải thích ý kiến -Thơ là thơ: Thơ trước hết phải là chính nó, nghĩa là phải mang đầy đủ những đặc trưng riêng khác với bất kỳ một loại hình nghệ thuật nào: Truyện, kịch Thơ là phương thức trữ tình, là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc được thể hiện bằng một cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt -Thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo cách riêng: + Thơ - nhạc-họa-chạm khắc đều là những loại hình nghệ thuật, song có sự khác biệt, trước hết là chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật để phản ánh đời sống Chất liệu thơ là ngôn ngữ, vì vậy tác động nhận thức không trực tiếp bằng các loại hình nghệ thuật khác song sức gợi mở của nó lại hết sức dồi dào, mạnh mẽ Nó tác động vào liên tưởng con người và khơi dậy những cảm nhận cụ thể về màu sắc, đường nét, âm thanh, hình khối

+ Thơ là họa: họa có nghĩa là hội họa, đặc trưng ngôn ngữ thơ có tính chất tạo hình, thơ có thể gợi lên trong tâm trí người đọc những hình ảnh, chi tiết sống động, chân thực như bản thân sự sống vốn có: “Thi trung hữu họa”

+ Thơ là nhạc: nhạc là âm nhạc, ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính Tính nhạc của thơ thể hiệ ở: thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp, thanh điệu “Thi trung hữu nhạc”

+ Thơ còn là chạm khắc: chạm khắc là điêu khắc, cũng vì tính tạo hình, ngôn ngữ thơ ca có khả năng tạo dựng hình khối, đường nét sống động, chân thực

+ Một phong cách riêng: phong cách nghệ thuật của mỗi nhà thơ -> Như vậy Sóng Hồng đã khẳng định tính chất kì diệu của thơ ca: Thơ là thơ nhưng còn có màu sắc, đường nét của hội họa, âm thanh của âm nhạc và hình khối của chạm khắc Tuy nhiên tất cả những biểu hiện ấy phải thể hiện theo một cách riêng, nghĩa là nhà thơ phải có phong cách nghệ thuật độc đáo

0.5 1.0

Trang 39

*Phân tích, chứng minh 1 Chứng minh làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ

- Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ *Thế Lữ bằng chất liệu ngôn ngữ đã vẽ nên một bộ tranh tứ bình về chúa sơn lâm khá hoàn hảo trong bài thơ “Nhớ rừng” của mình

“Thi trung hữu họa” Các cụ xưa từng nói thế -Bức tranh về một đêm trăng đầy thơ mộng: cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá Hình ảnh trung tâm của bức tranh là hình ảnh con hổ đang đứng trên bờ suối say sưa ngắm nhìn cảnh đẹp đến mê lòng ấy

- Bức tranh về thiên nhiên hùng vĩ vào những ngày mưa: mịt mù, dữ dội, rung chuyển cả núi rừng, sự ngả nghiêng của cây cối, cảnh tuôn rơi ào ào của ngày mưa là phông nền cho hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới Cảnh ở đây thật dữ dội nhưng cũng thật tráng lệ Nó gợi sự thay đổi và gợi cả uy quyền của chúa sơn lâm

- Bức tranh thiên nhiên tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh: một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ của hổ thêm say, giấc mơ của hổ đẹp bấy nhiêu

- Bức tranh về cảnh hoàng hôn: đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng, đó là màu đỏ rực của ánh mặt trời sắp tắt Trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mãnh Trong bức tranh mọi vật dường như nhỏ hơn, chìm hẳn, chỉ có hổ là đứng uy nghi chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài = > Chỉ vài nét chấm phá mà cảnh có âm thanh, có màu sắc, đường nét hài hòa, sống động Với sự phối cảnh hài hòa, đường nét thanh tao, gam màu chuẩn xác Bút pháp tạo hình đã tập trung khắc họa cái phi thường làm nổi bật hình ảnh rừng già hoang vu, bí hiểm, dữ dội và oai linh

*Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo tạo nên chất nhạc cho bài thơ: “Thi trung hữu nhạc”

- Bên cạnh những hình ảnh phi thường, độc đáo ta còn thấy tác giả sử dụng đại từ “ta” được lặp lại nhiều lần, nó có tác dụng thể hiện sự kiêu hãnh, khí phách ngang tàn của con hổ, đồng thời tạo nhạc điệu trầm bỗng cho câu thơ Đoạn thơ còn liên tiếp sử dụng

Trang 40

các câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc, tâm trạng - Cách sử dụng câu hỏi tu từ với từ “đâu” và câu cảm thán “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” cho thấy sự gắn bó máu thịt của con hổ với núi rừng, nơi nó từng được sống với đúng tư thế dũng mãnh, hào hùng của một vị chúa tể Đồng thời những câu hỏi ấy cứ dồn dập, mỗi lúc một xoáy sâu vào tâm can, cho thấy sự quằn quại, nhớ tiếc quá khứ tới đớn đau tột cùng của con hổ

- Cách gieo vần phối thanh: những câu thơ dùng nhiều thanh bằng như trải dài tạo nên giọng điệu say sưa, tha thiết:

Nào đâu những đèn vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan - Cách ngắt nhịp linh hoạt tạo nên nhạc điệu cho câu thơ:

Hoa chăm/cỏ xen/lối phẳng/cây trồng

*Chất nhạc trong thơ -Âm thanh

+ Tiếng chim tu hú kêu + Tiếng ve ngân

+ Tiếng sáo diều vi vu trên trời -> Âm thanh báo hiệu mùa hè sang, như một ban nhạc sôi động đầu mùa

* Chất họa trong thơ -Màu sắc

+Màu vàng của lúa chín, của bắp +Màu hồng của nắng mới

+Màu xanh thẳm của bầu trời -> Gam màu tươi sáng, màu của sự sống, đó là những màu tượng trưng cho tự do

-Hình ảnh: đồng lúa chín, trái cây bắt đầu chín dần: báo hiệu mùa hè, bước chuyển mình của thời gian từ xuân qua hạ

0,25

1,0

1,0

Ngày đăng: 11/03/2023, 22:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN