1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp liên doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000

71 1,1K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 310,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp liên doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Chiến tranh, cấm vận và những sai lầm trong chỉ đạo kinh tế đã làm chonước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế khá trầm trọng Chỉ sau khiđường lối đổi mới được Đảng thông qua tại Đại Hội VI năm 1986 , nền kinh tếnói chung và hoạt động hợp tác đầu tư với nước ngoài nói riêng mới bắt đầu cóhướng đi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCNViệt Nam thông qua vào tháng 12/ 1987 Kể từ đó , Việt Nam bước vào mộtthời kỳ mới - thời kỳ hoạt động sôi nổi của hợp tác đầu tư vơí nước ngoài

Sau hơn 10 năm tiến hành hoạt động hợp tác với nước ngoài , chúng ta cóquyền khẳng định những thành quả thu được là to lớn, góp phần tích cực vào sựphát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước, khẳng định chính sách thu hút vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài của Đảng ta là vô cùng đúng đắn

Thực tế Ở nước ta cho thấy đến giữa năm 1998 Bộ kế hoạch và Đầu tư

đã cấp giấy phép cho 2.379 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là32,295 tỷ USD, thì số vốn đầu tư dưới hình thức liên doanh chiếm 66% Đầunăm 2000 là 58,4% Chính vì vậy doanh nghiệp liên doanh đóng vai trò quantrọng tạo ra một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lýhơn, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Mặt khác dướihình thức doanh nghiệp liên doanh còn kích thích đối với việc thu hút vốn đầu tưtrong nước

Doanh nghiệp liên doanh được thành lập ở hầu hết các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương như : Hà nội , thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, ĐồngNai Doanh nghiệp liên doanh được thành lập ở nhiều lĩnh vực ngành nghềkhác nhau

Trong thời gian tới, nhu cầu về vốn đầu tư ngày càng tăng , việc khai thácnguồn vốn đầu tư nước ngoài trở nên bức thiết, trong đó thu hút vốn đầu tư nướcngoài qua thành lập doanh nghiệp liên doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo Hơn nữa,

Trang 2

thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua doanh nghiệp liên doanh còn là điềuquan trọng để đạt được các mục tiêu về công nghệ, kinh nghiệm quả lý Với ýnghĩa đó , Nhà nước ta rất chú trọng xây dựng một môi trường đầu tư thuận lợi

và sẽ giành sự ưu đãi thích hợp cho loại hình doanh nghiệp này

Cho đến nay doanh nghiệp liên doanh vẫn là loại hình doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài phổ biến nhất Tuy nhiên đã xuất hiện một số vấn đề đốivới doanh nghiệp liên doanh: Sự quan tâm của nhà đầu tư về doanh nghiệp liêndoanh giảm đi ( tỷ trọng số doanh nghiệp liên doanh giảm trong số các dự ánđầu tư nước ngoài ), hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp liên doanh thấp

Xuất phát từ thực tế nêu trên, sau khi nghiên cứu và cân nhắc em quyết

định chọn đề tài: " Điạ vị pháp lý của doanh nghiệp liên doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 '' làm đề tài Khoá luận tốt nghiệp Mục

đích của bài Khoá luận này nhằm làm rõ vai trò địa vị pháp lý của doanh nghiệpliên doanh

Bài khoá luận được kết cấu gồm:

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I : Những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư nước nước ngoài tại Việt Nam

CHƯƠNG II : Địa vị pháp lý của doanh nghiệp liên doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000

CHƯƠNG III : Thực trạng Doanh nghiệp liên doanh theo luật đầu

tư nước ngoài và phương hướng hoà thiện các quyết định về Doanh nghiệp liên doanh

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Để hoàn thành bài Khoá luận này, em đã gặp một số khó khăn vì đây làlần đầu tiên nghiên cứu về đề tài mang tính chất chuyên ngành cụ thể Hơn nữanăng lực của một sinh viên còn hạn chế, nên bài viết không thể tránh khỏi nhữngkhiếm khuyết về nội dung và hình thức, em rất mong được sự góp ý của thầy, côgiáo và các bạn để bài Khoá luận của em được hoàn thiện tốt hơn

Trang 3

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LUẬT ĐẦU TƯ

NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Trong chiến lược kinh tế mở ở nước ta, từ khi thực hiện Luật đầu tư nướcngoài (năm 1987) việc thu hút đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực đẩynhanh tốc độ phát triển kinh tế của đất nước , dần thoát khỏi khủng hoảng kinh

tế - xã hội , thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphoá hiện đại hoá đất nước và hội nhập với các nước trên khu vực và thế giới

Như vậy mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài là một đòi hỏi khách quantrong chính sách tổng thể phát triển đất nước của chúng ta, đòi hỏi Việt Namphải có biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài Ngày 18/4/1977 nước ta thôngqua “Điều lệ đầu tư nước ngoài”, ngày 29/12/87 Luật đầu tư nước ngoài đượcQuốc Hội thông qua và đến nay được bổ sung nhiều lần vào ngày 30/6/1990,ngày 23/12/1992 , ngày 12/11/1996 và ngày gần đây nhất là ngày 9/6/2000

Qua các lần sửa đổi và bổ sung Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngàycàng hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và phù hợp với thực tiễnphát triển kinh tế Việt Nam nên được các nhà đầu tư nước ngoài hết sức quantâm

1.1 KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ NGOÀI VÀ CÁC LOẠI HÌNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

1.1.1 Khái niệm đầu tư nước ngoài :

Đầu tư nước ngoài là những phương thức đầu tư vốn tài sản ở nước ngoài

để tiến hành sản xuất, kinh doanh dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận vànhững mục tiêu kinh tế xã hội nhất định

Về bản chất, đầu tư quốc tế là những hình thức sản xuất tư bản, một hìnhthức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá Đây là hai hình thức xuất khẩu luôn bổxung và hỗ trợ nhau trong chiến lược thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường củacác công ty, tập đoàn nước ngoài hiện nay Nhiều trường hợp việc buôn bánhàng hoá ở nước sở tại là bước đi tìm hiểu thị trường, luật lệ để đi đến quyết

Trang 4

định đầu tư Đến lượt mình việc thành lập các doanh nghiệp đầu tư ở nước sởtại là điều kiện để xuất khẩu các máy móc vật tư nguyên vật liệu và khai thác tàinguyên của nước chủ nhà Cùng với hoạt động thương mại quốc tế, hoạt độngđầu tư quốc tế phát triển mạnh mẽ hợp thành những hoạt động chính trong tràolưu có tính quy luật của qúa trình phát triển kinh tế toàn cầu hiện nay.

Khái niệm đầu tư nước ngoài trong Luật đầu tư nước ngoài của Việt Namđược hiểu là đầu tư trực tiếp, là '' Việc tổ chức cá nhân nước ngoài trực tiếp đưavào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủViệt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lậpdoanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ''

1.1.2 Các loại hình đầu tư nước ngoài

Trên thế giới tồn tại hai hình thức đầu tư nước ngoài phổ biến là :

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Đầu tư gián tiếp nước ngoài

1.1.2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn góp bằng tiền mặthoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo Luật đầu tư nướcngoài tại Việt Nam

Đặc điểm nổi bật nhất của FDI so với đầu tư gián tiếp là ở vai trò và mức

độ tham gia quản lý điều hành vốn của chủ đầu tư Quyền quản lý doanh nghiệpcủa bên nước ngoài phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn, nếu góp 100% vốn thì cơ sởđược đầu tư do bên nước ngoài điều hành, lợi nhuận thu được sau khi đã trừ thuế

sẽ phân chia cho các bên tham gia tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên Với hoạtđộng đầu tư góp vốn này các nhà sản xuất kinh doanh trực tiếp quản lý, điềuhành cơ sở kinh tế mà họ đã bổ vốn đầu tư, đồng thời họ dễ chiếm lĩnh thịtrường tiêu thụ sản phẩm và nguồn cung cấp nguyên liệu của nước chủ nhà,đồng thời tránh được các hàng rào bảo hộ mậu dịch với bên tiếp nhận đầu tư.Đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là biện pháp khai thác vốn tốt nhất kèmtheo tiếp thu công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến

Trang 5

1.1.2.2 Đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Là việc đầu tư nước ngoài góp vốn kinh doanh vào doanh nghiệp củanước sở tại và không tham gia quản lý điều hành hoạt động của cơ sở được đầu

tư đó

Hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài có nhiều hình thức như tín dụngquốc tế, mua trái phiếu, ODA(vốn tài trợ phát triển chính thức ) Trong đó,đáng chú ý nhất là ODA - đây là một loại hình đầu tư nước ngoài có nhiều đặcthù, phần lớn do các nước công nghiệp phát triển và tổ chức tài chính quốc tếcung cấp Các lĩnh vực được quan tâm ưu tiên đầu tư là các dự án về cơ sở hạtầng, y tế, giáo dục Ngoài ra còn có sự ưu đãi nhất định như thời gian vay nợdài, lãi suất thấp, một phần được viện trợ không hoàn lại và trong tôn chỉ củamình vốn ODA được trợ giúp trên tinh thần nhân đạo Vì tất cả những lý do đónên ODA dù là song phương hay đa phương đều gắn bó với những điều kiệnnhất định về chính trị Do vậy khai thông chính trị là điều kiện tiên quyết thuhút vốn ODA

Nhìn chung, đầu tư gián tiếp nước ngoài tuy có ưu điểm là tránh được rủi

ro, chủ thể đầu tư lại không tham gia quản lý điều hành hoạt động đầu tư Tuynhiên lợi nhuận thu được cũng không phải là nguồn thu hấp dẫn đối với nước sởtại, nguồn lợi thu được từ đầu tư gián tiếp nước ngoài rất cần thiết nhưng lại quá

ít ỏi so với nhu cầu của nước tiếp nhận đầu tư

Như vậy có thể nói rằng, hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài không hấpdẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời Việt Nam cũng không thể phát triển vàtăng trưởng nền kinh tế nếu chỉ chông đợi vào nguồn vốn do hoạt động đầu tưgián tiếp mang lại

Nhận thức được tác dụng của việc thu hút FDI nên ngày 12/11/ 1996Quốc Hội đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Sau 4 năm thihành luật việc đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam đã đạt nhiều kết quả

Để tiếp tục tạo dựng một môi trường pháp lý đồng bộ, thông thoáng ổn định chohoạt động đầu tư, tăng cường tính hấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư

Trang 6

Việt Nam, tranh thủ nhiều hơn nguồn vốn và kỹ thuật tiên tiến Ngày 9/6/2000Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung và ngày 31/7/2000 Chính phủ banhành Nghị định số 24/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nướcngoài tại Việt Nam

Chính vì vậy, Điều 1 Nghị định 24/2000 NĐ-CP đã nêu rõ '' Những hoạtđộng tín dụng quốc tế , hoạt động thương mại và các hình thức đầu tư gián tiếpkhác không thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định này ''

1.2 TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.

Qua phân tích nội dung của các nhà kinh tế học về ý nghĩa của FDI, tathấy FDI có những thế mạnh của nó Dù vẫn chịu chi phối của Chính phủ,nhưng FDI ít lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa hai bên, mặt khác bênnước ngoài trực tiếp tham gia quản lý sản xuất kinh doanh nên mức độ khả thicủa dự án khá cao, đặc biệt là trong việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộngxuất khẩu Do quyền lợi gắn chặt với dự án, họ rất quan tâm đến hiệu quả kinhdoanh nên có thể lựa chọn công nghệ thích hợp, nâng cao trình độ quản lý và taynghề công nhân, vì thế FDI ngày càng có ý nghĩa to lớn đối với việc thúc đẩyquá trình phát triển các nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, do vậy để đạtđược sự tăng trưởng cao và ổn định nhằm đưa đất nước ra khỏi cảnh đói nghèothì các nước đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng phải tìm kiếm cácnguồn lực thiếu hụt đó ở các nước công nghiệp phát triển, thông qua hoạt độnghợp tác đầu tư Ở Việt Nam hiện nay nguồn vốn được bổ sung ở bên ngoài gồmFDI và ODA, trong đó FDI là chủ yếu

Ngoài ý nghĩa tăng cường vốn đầu tư nội địa, FDI còn bổ sung đáng kểnguồn thu ngân sách thông qua nguồn thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài Đây là nguồn ngoại tệ quan trọng để đầu tư vào các dự án côngcộng trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam

FDI giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền khinh tế đất nước Để đạtđược những chỉ tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong những nămtới, thì tốc độ phát triển bình quân hàng năm phải đạt ít nhất 7% và nhu cầu về

Trang 7

vốn đầu tư có từ 4,2 tỷ USD trở nên cho mỗi năm, đây là con số không nhỏ đốivới nền kinh tế nước ta, cho nên FDI là nguồn bổ sung quan trọng để phát triểnnền kinh tế Việt Nam

FDI đem lại khả năng mở rộng quy mô sản xuất dịch vụ mới làm cho tổngsản phẩm xã hội của Việt Nam tăng nên và cho phép giải quyết được tình trạngthất nghiệp của người lao động

Thông qua đầu tư nước ngoài chúng ta tiếp nhận thành tựu phát triển khoahọc - kỹ thuật tiên tiến của thế giới, nhờ đó rút ngắn khoảng cách của ta vơí thếgiới, sử dụng những lợi thế của đất nước mà nhiều năm qua không thể thực hiệnđược do thiếu vốn như lĩnh vực khai thác dầu mỏ, khoáng sản

Ngoài ra, trong quá trình tiếp nhận đầu tư nước ngoài, chúng ta học đượckinh nghiệm quản lý kinh doanh và cách làm kinh tế thương mại trong điều kiệnkinh tế thị trường ở các nước tiên tiến

Tóm lại: Đầu tư nước ngoài có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để đưa nước ta

nhanh chóng hội nhập với sự phát triển của thế giới và khu vực

1.3 LUẬT DẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Việt Nam là một trong số các nước duy trì hai hệ thống Luật khác nhau

áp dụng cho hai lĩnh vực thu hút vốn trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài, đó là Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi cho các nhà đầu tư, nhưng sự song song củahai hệ thống này hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam vềbản chất, FDI là các hoạt động đầu tư ra nước ngoài trên cơ sở khai thác lợi thế

so sánh trong lao động quốc tế, nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao ở phạm vi toàn cầunên có ảnh hưởng như con dao hai lưỡi đối với nước tiếp nhận đầu tư

Trong nhiều trường hợp mặc dù tỷ lệ FDI cao trong tổng số vốn đầu tưnhưng điều đó không có nghĩa là nó có tác dụng tích cực đối với nước tiếp nhậnđầu tư, mà vấn đề cơ bản ở đây là sử dụng vốn đầu tư đó như thế nào cho manglại hiệu quả cao nhất Thông thường cứ 1USD vốn đầu tư nước ngoài cần 3 đến

Trang 8

4USD vốn đối ứng trong nước nếu đạt tỷ lệ này nước tiếp nhận đầu tư hoàn toànkhắc phục được các mặt tiêu cực FDI mang lại như: sự độc quyền của các tậpđoàn nước ngoài, sự lệ thuộc của các doanh nghiệp trong nước vào phía đối tác,

sự gia tăng phân cách giàu nghèo, sự can thiệp của các công ty đa quốc gia cótiềm lực kinh tế mạnh vào đường lối phát triển kinh tế của nước sở tại Hiện nayViệt Nam đang cố gắng để vốn trong nước bằng và có thể lớn hơn vốn đầu tưnước ngoài và kế hoạch này nằm trong mục tiêu phát triển qua năm 2000

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 là cơ sở pháp lý hoànchỉnh đầu tiên cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, chỉ trongmột thời gian ngắn Luật đã được sửa đổi, bổ sung qua các năm 1990, 1992,

1996, theo hướng thông thoáng ngày càng hấp dẫn hơn Luật dầu tư nước ngoàinăm 1996 Sau khi sửa đổi, bổ sung ngày 9/6/2000 và các văn bản hướng dẫnchi tiết được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao so với Luật đầu tư nướcngoài của các nước trong khu vực Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam khônghạn chế lĩnh vực đầu tư nhưng theo quy định chung của pháp luận Việt Nam,chủ đầu tư nước ngoài không được phép đầu tư vào lĩnh vực nào mà nhà nướcViệt Nam giữ độc quyền hoặc những nghành nghề mà pháp luật Việt Nam cấmkinh doanh

Trong kỳ họp Quốc hội khoá X vừa qua, Quốc hội nước Cộng HoàXHCN Việt Nam thông qua văn bản “sửa dổi, bổ sung Luật đầu tư nước ngoài ởViệt Nam”, đây là sự phát triển hơn nữa của Luật đầu tư nước ngoài tại ViệtNam trên con đường hoàn thiện và hoàn chỉnh môi trường pháp lý dành cho đầu

tư nước ngoài ở Việt Nam

1.3.1 Các hình thức đầu tư nước ngoài theo luật đầu tư năm 2000.

Hiện nay hầu hết các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài củacác nước trên thế giới đều phải dựa vào hai yếu tố, đó là tình hình kinh tế trongnước và luật pháp đầu tư phải phù hợp với pháp luật quốc tế và thông lệ quốc tế

Nghị quyết Trung ương 7(khoá 7) đã nhấn mạnh : Trong công cuộc hiệnđại hoá đất nước vốn trong nước là cơ bản, vốn nước ngoài là quan trọng Để

Trang 9

nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại chúng ta phải vận dụng nhiều hình thức hợptác và đa dạng hoá các quan hệ kinh tế với nước ngoài

Nhà nước ta khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ViệtNam dưới các hình thức sau :

- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Doanh nghiệp liên doanh

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

1.3.1.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiềubên (gọi là các bên hợp doanh) quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinhdoanh cho mỗi bên, để tiến hành kinh doanh ở Việt Nam mà không thành lậppháp nhân

Đặc điểm của hình thức này là:

- Hợp đồng sản xuất , kinh doanh , thực hiện phân chia lợi nhuận hoặc kếtquả kinh doanh

- Không thành lập pháp nhân

- Hình thành các quyền và nghĩa vụ các bên đối với nhau trên cơ sở hợpđồng Bên nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính kháctheo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Bên Việt Nam thực hiện các nghĩa vụthuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật áp dụng đối vớidoanh nghiệp trong nước

Trên thực tế đây không phải là một hình thức phổ biến ở Việt Nam dùhình thức này có đặc điểm là đơn giản hoá quá trình đầu tư Mỗi bên có quyền

và nghĩa vụ đối với nhau và mỗi bên có nghĩa vụ độc lập với nhà nước và phápluật Việt Nam Tuy nhiên hình thức hợp tác kinh doanh có hạn chế là tạo ranhững khó khăn trong việc các bên kiểm soát hoạt động của nhau như về chi phísản xuất, lợi nhuận thu được

Về cơ bản chính phủ Việt Nam quy định hình thức này là để tạo điều kiệncho cả hai Bên Việt Nam và Bên nước ngoài có thể thự hiện việc đầu tư trong

Trang 10

trường hợp không có điều kiện để thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặcdoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong quá trình tham gia đầu tư ở Việt Nam.

1.3.1.2 Doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở hợpđồng liên doanh ký giữa một bên hoặc các bên Việt Nam với một bên hoặc cácbên nước ngoài để đầu tư , kinh doanh tại Việt Nam

Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty tráchnhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, mỗi bên liêndoanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vivốn góp của mình và vốn pháp định

Luật sửa đổi, Luật đầu tư nước ngoài 1992 mở rộng một số hình thứcdoanh nghiệp, đó là doanh nghiệp liên doanh mới '' Doanh nghiệp liên doanhmới, là doanh nghiệp được thành lập giữa doanh nghiệp liên doanh đã đượcphép hoạt động tại Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài hoặc với doanh nghiệpViệt Nam hoặc với doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100 % vốn nướcngoài được phép hoạt động tại Việt Nam ''

Trong trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên

cơ sở ký hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài (ví dụ :Việt Xô Petro)

Doanh nghiệp liên doanh được hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phépđầu tư với những ưu đãi như sau:

- Vấn đề góp vốn: Tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài hoặc của các nước ởbên nước ngoài không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liêndoanh (vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là mức vốnphải có để thành lập doanh nghiệp ghi trong điều lệ doanh nghiệ )

Quy định này thể hiện sự nới lỏng hơn so với điều lệ đầu tư 1977 quyđịnh Bên nước ngoài chỉ được góp vốn không quá 49% vốn pháp định Việckhông giới hạn tối đa về phần vốn góp của Bên nước ngoài tạo điều kiện cho

Trang 11

Việt Nam thu hút nhiều vốn đầu tư và cũng là hình thức khuyến khích các nhàđầu tư nước ngoài bỏ vốn kinh doanh ở Việt Nam

Thời hạn đầu tư có thể kéo dài 50 năm, trường hợp đặc biệt có thể lên tới

70 năm Quy định này tạo một phần đáng kể cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu

tư vào các doanh nghiệp, các lĩnh vực kinh tế mà thời gian thu hồi vốn lâu nhưxây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp nặng, lâm nghiệp

- Việc chuyển nhượng vốn trong doanh nghiệp liên doanh:

Chuyển nhượng là một giải pháp thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoàitiến hành kinh doanh tại Việt Nam Khi bên nước ngoài gặp khó khăn về tàichính hoặc vì một lý do nào đó không thể tiếp tục tham gia góp vốn như tronghợp đồng liên doanh đã quy định, đồng thời việc kinh doanh kém hiệu quả thì cóquyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình, nếu chuyển nhượng cho doanhnghiệp ngoài liên doanh thì điều kiện chuyển nhượng không được thuận lợi hơn

so với điều kiện đã đặt ra cho các bên trong doanh nghiệp liên doanh, việcchuyển nhượng vốn phải được các bên trong doanh nghiệp liên doanh thoảthuận

Quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh Khác với doanhnghiệp Nhà nước phải chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản, doanh nghiệp liêndoanh hoạt động độc lập tự quyết định mọi hoạt động của mình, như vậy Chínhphủ Việt Nam đã thực hiện chính sách không can thiệp vào hoạt động kinh tếcủa doanh nghiệp liên doanh Nhà nước chỉ điều tiết ở tầng vĩ mô nhằm duy trìhoạt động sản xuất kinh doanh trong một hành lang pháp lý nhất định ổn định vàbền vững

1.3.1.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nướcngoài đầu tư 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tưnước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và điềuhành, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh

Trang 12

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công

ty TNHH có tư cách pháp nhân theo luật Việt Nam

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập và hoạt động kể từngày được cấp giấy phép đầu tư

- Về vốn góp: Vốn pháp định của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nướcngoài phải bằng 30% vốn đầu tư (vốn đầu tư bằng vốn pháp định + vốn vay).Trường hợp đặc biệt có thể thấp nhưng không dưới 20% vốn đầu tư

Việc quy định hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài thể hiện chính sách

mở cửa rất thông thoáng của nhà nước ta đó là: trong lĩnh vực mà phía Việt Namkhông đủ khả năng để liên doanh thì chấp nhận hình thức đầu tư 100% vốn nướcngoài mặc dù có một số khó khăn phải khắc phục sau đây :

+ Bảo vệ quyền lợi lao động của người Việt Nam khi người nước ngoàiquản lý và mọi hoạt động của doanh nghiệp

+ Chính những lĩnh vực Việt Nam cần thu hút 100% vốn đầu tư nướcngoài lại là những lĩnh vực mà ta chưa có hoặc đã có nhưng tiềm lực yếu nênkhông phát huy được tính hai mặt của đầu tư nước ngoài là chuyển giao côngnghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến

Trong ba hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thì hình thức doanhnghiệp liên doanh có ưu thế hơn so với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vàhình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

Doanh nghiệp liên doanh giúp cho hiện đại hoá cơ sở hạ tầng nước ta pháttriển nền kinh tế thị trường và kích thích tăng trưởng kinh tế Năm 1996 đạt gần10% năm 1997 tăng 12,3%, năm 1998 đạt gần 14%, năm 1999 đến đầu năm

2000 đạt 15,5% Doanh nghiệp liên doanh tranh thủ được sự hỗ trợ của đối tácnước ngoài và có phạm vi lĩnh vực địa bàn hoạt động rộng, phù hợp với sự phâncông quốc tế trong thời đại ngày nay Đầu tư theo hình thức doanh nghiệp liêndoanh được Việt Nam rất quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nướcngoài tham gia đầu tư theo hình thức này, bởi vì thu hút được quy trình côngnghệ hiện đại và tiên tiến, kinh nghiệm cũng như trình độ quản lý kinh tế cao

Trang 13

của bên đầu tư nước ngoài, đồng thời bên Việt Nam có khả năng lớn hơn trongviệc bảo đảm quyền lợi của mình cũng như người lao động Việt Nam khi họtrực tiếp tham gia quản lý, điều hành sản xuất và kinh doanh doanh nghiệp liêndoanh cùng với bên đối tác nước ngoài Đây là những mặt mạnh của đầu tưdoanh nghiệp liên doanh, sự tăng trưởng mạnh mẽ số lượng doanh nghiệp liêndoanh tại Việt Nam đã chứng minh sự nhận định thực tế này Tuy nhiên, thờigian vừa qua số lượng doanh nghiệp liên doanh có bị giảm sút do nhiều yếu tốchủ quan và khách quan, chính vì vậy việc tìm hiểu nghiên cưú các vấn đề pháp

lý cơ bản của doanh nghiệp liên doanh là hết sức cần thiết và hữu ích trong giaiđoạn phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay

Trang 14

CHƯƠNG II

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH

Doanh nghiệp liên doanh được hình thành và phát triển là kết quả củaLuật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, phù hợp với sự phân công lao động quốc

tế trong thời đại ngày nay Ở nước ta doanh nghiệp liên doanh là một trongnhững hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Hai hình thức kháclà: Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh và Doanh nghiệp100% vốn nước ngoài

Ta có thể thấy doanh nghiệp liên doanh ngoài những điểm chung nhấtđịnh cũng có những điểm khác với hai loại hình đầu tư khác, như doanh nghiệp100% vốn nước ngoài là một hình thức đầu tư trực tiếp do nhà đầu tư nướcngoài hoàn toàn làm chủ vốn đầy tư, ở hình thức này chúng ta không thu lượmđược kinh nghiệm cũng như không tiếp nhận được công nghệ mới của các nướctiên tiến và nếu có quá nhiều doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động thì

có thể gây ra tình trạng tư bản nước ngoài thâu tóm, chi phối nền kinh tế quốcgia, còn hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng có phần lợi cho nền kinh tế nước nhànhưng có thể nói đây không phải là một hình thức ổn định chắc chắn lâu dài cóhiệu quả cao nhất

So với hai hình thức nước ngoài trên thì doanh nghiệp liên doanh có một

vị trí thuận lợi hơn Tại Việt Nam số doanh nghiệp liên doanh thường chiếm 2/3(khoảng 68% tổng số dự án đầu tư) Trong điều kiện nền kinh tế mở thì việc thuhút vốn đầu tư nước ngoài là tất yếu Nhưng chúng ta dành nhiều sự quan tâmtạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vào hình thức doanh nghiệp liên doanh,hình thức này mang lại nhiều lợi ích hơn cho tất cả các bên tham gia, doanhnghiệp liên doanh là hình thức dung hoà dược lợi ích của các bên

Trang 15

2.1 SỰ RA ĐỜI CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH.

Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một vùng lãnh thổ hay một quốcgia nào đó thường gặp khó khăn trong việc thích ứng với pháp luật và chínhsách, phong tục, tập quán, thị trường và cách làm ăn của nước sở tại Do vậy,một giải pháp mà được đa số các nhà đầu tư chấp nhận và áp dụng đó là liên kếtvới một đối tác ở bản địa để cùng khai thác hoạt động sản xuất kinh doanh

Chính vì vậy hình thành nên loại hình doanh nghiệp liên doanh, khi liêndoanh cùng nhau, hai bên hoặc các bên cùng hợp tác và cùng chia lợi nhuận.Cũng thông qua hợp tác liên doanh với nước ngoài,các nước kém pháp triển cóthể thu hút dược vốn,công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý khoahọc của các nước có nền kinh tế phát triển, giải quyết được nhiều vấn đề xã hội

và cải thiện nền kinh tế Đó chính là cơ sở thực tiễn hình thành nên loại hìnhdoanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam

Văn bản pháp lý nước ngoài đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tưnước ngoài là Nghị định 115/CP ngày 18/4/1977 của Hội đồng bộ trưởng kèmtheo bản điều lệ về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 3/7/1980 Chính phủnước Cộng Hoà XHCN Nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Xô Viết đã ký hiệp định hợp tác tiến hành thăm dò địa chất vàkhai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam Mặc dù đã có kết quả đầutiên như vậy nhưng bản điều lệ chưa quy định cụ thể về các nguyên tắc, vốn vàtài sản cũng như các quyền lợi khác của chủ đầu tư, thiếu các quy định liên quannhư quan hệ lao động, kế toán Trong giai đoạn này chưa có cơ quan quản lýđiều hành riêng trong lĩnh vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ chếnhiều cửa nên không phát huy được hiệu quả Để thực hiện chiến lược xây dựnghình thái kinh tế mới, chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tếthị trường, đồng thời khai thác và phát huy mọi tiềm lực trong nước, đi đôi vớiviệc tranh thủ vốn, công nghệ, thị trường bên ngoài kết hợp sức mạnh dân tộc vàsức mạnh thời đại đưa nền kinh tế nước ta phát triển.Ngày 29/12/1987 Nhànước đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, từ đó đến nay Luật đầu

Trang 16

tư nước ngoài không ngừng được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện qua các năm 1990,

1992, 1996 và năm 2000 theo hướng đảm bảo môi trường đầu tư thông thoángtạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức khác nhau.Song hình thức doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam đóng vai trò chủ yếu vàchiếm ưu thế hơn cả, đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế trong những nămvừa qua Cụ thể là doanh nghiệp liên doanh chiếm 60-70% tổng số vốn đầu tưnước ngoài

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh.

Hiện nay, khái niệm doanh nghiệp liên doanh được nghi nhận tại Điều 2Khoản 7 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: '' Đó là một bên hay nhiều bênhợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kýgiữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc làdoanh nghiệp, do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanhnghiệp Việt Nam, do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nướcngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh''

Hình thức đầu tư thông qua việc thành lập doanh nghiệp liên doanh giốngvới hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh ở chỗ

là quan hệ kinh tế song phương hoặc đa phương giữa Bên Việt Nam và Bênnước ngoài, các bên cùng bỏ vốn cùng quản lý, cùng chia lãi Nhưng hai hìnhthức này khác nhau về tổ chức kinh doanh Trong hình thức hợp doanh các bênkhông bị ràng buộc với nhau bởi một pháp nhân chung mà các bên phải cùngnhau tiến hành hoạt động kinh doanh, các bên phải thoả thuận và phân bổ kếtquả kinh doanh tuỳ theo khả năng của mỗi bên Mỗi bên thực hiện nghĩa vụ vànộp thuế theo những qui định riêng giành cho mỗi bên

Trong hình thức liên doanh các bên thành lập ra một pháp nhân mới(doanh nghiệp liên doanh) và ràng buộc lẫn nhau bởi sự tồn tại của pháp nhânmới này khi doanh nghiệp liên doanh được thành lập, nó hoạt động độc lập vớicác bên liên doanh và tự chịu về trách nhiệm về hoạt động của mình Mục đích

Trang 17

của các bên liên doanh do doanh nghiệp liên doanh thực hiện Doanh nghiệp liêndoanh có 3 đặc điểm sau:

* Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty tráchnhiệm hữu hạn, mỗi bên tham gia liên doanh chỉ chịu trách nhiệm trong phạm viphần vốn góp của mình Doanh nghiệp liên doanh còn được gọi là công ty liêndoanh bởi vì nó được thành lập bằng vốn góp của nhiều người Tuy nhiên,doanh nghiệp liên doanh khác Công ty trách nhiệm hữu hạn( được thành lậptheo Luật công ty) doanh nghiệp liên doanh không chịu sự điều chỉnh của Luậtcông ty mà chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và cácvăn bản pháp luật liên quan đến vấn đề đầu tư nước ngoài

* Doanh nghiệp liên doanh có thể do hai bên hoặc nhiều bên hợp tácthành lập Có doanh nghiệp liên doanh do hai bên thành lập, đó là Bên Việt Nam

và Bên nước ngoài Bên Việt Nam là một bên gồm một hoặc nhiều doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Bên nước ngoài là một bên gồm một hoặcnhiều tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân nước ngoài (gọi chung

là nhà đầu tư nước ngoài)

* Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp luôn luôn có vốn của bênnước ngoài đầu tư trực tiếp bên cạnh vốn của Bên Việt Nam trong cơ cấu vốnpháp định của doanh nghiệp

Vốn là cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh của mọi loại hình doanhnghiệp Muốn thành lập doanh nghiệp liên doanh thì các bên phải cùng góp vốnvào doanh nghiệp liên doanh

Vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là vốn banđầu của doanh nghiệp Các khoản vốn vay không được tính vào khoản vốn phápđịnh Như vậy vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh là vốn điều lệ củadoanh nghiệp liên doanh Vốn pháp định ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư củadoanh nghiệp liên doanh

Theo Quy định của Luật đầu tư nước ngoài Bên nước ngoài tham giadoanh nghiệp liên doanh góp vốn pháp định bằng:

Trang 18

- Tiền nước ngoài, tiền Việt Nam có nguồn gốc đầu tư tại Việt Nam;

- Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng khác;

- Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình côngnghệ, dịch vụ kỹ thuật

- Các hình thức góp vốn khác do các bên thoả thuận

Vốn góp của bên nước ngoài có thể là của một chủ sở hữu, của hai hoặccủa nhiều chủ sở hữu cùng hoặc khác chế độ chính trị Phần vốn góp của bênnước ngoài hoặc các bên nước ngoài và vốn pháp định của doanh nghiệp liêndoanh không bị hạn chế về mức cao nhất theo sự thoả thuận của các bên nhưngkhông dưới 30% vốn pháp định

Bên Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh góp vốn pháp định bằng:

- Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài ;

- Giá trị quyền sử dụng đất theo qui định của pháp luật về đất đai;

- Các nguồn tài nguyên, giá trị quyền sử dụng mặt nước, mặt biển theoquy định của pháp luật;

-Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng khác;

- Giá trị quyền sử hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình côngnghệ, dịch vụ kỹ thuật

- Các bên có thể thoả thuận góp vốn bằng hình thức khác

Giá trị phần vốn góp của mỗi bên được xác định trên cơ sở giá thị trườngquốc tế và được ghi vào văn bản thành lập Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyềnxem xét và yêu cầu các bên liên doanh xác định giá trị các khoản vốn góp chophù hợp với qui định của Việt Nam Ngoài ra doanh nghiệp liên doanh là doanhnghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệpđịnh giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ nước ngoài

Cơ sở pháp lý để thành lập doanh nghiệp liên doanh là hợp đồng liêndoanh hay hiệp định liên Chính phủ, nhưng đa số doanh nghiệp liên doanh hiệnnay được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh

Trang 19

Hợp đồng liên doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên vềviệc thành lập doanh nghiệp liên doanh Hợp đồng doanh nghiệp phải có cácđiều khoản chính sau:

- Những dữ liệu liên quan đến các bên liên doanh như quốc tịch, địa chỉđại diện có thẩm quyền của các bên liên doanh

- Tên doanh nghiệp liên doanh, địa chỉ hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp liên doanh

- Vốn đầu tư ,vốn pháp định, tỷ lệ phương thức và tiến độ góp vốn, tiến

độ xây dựng doanh nghiệp, điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn

- Doanh mục, thiết bị vật tư chủ yếu để hình thành doanh nghiệp, sảnphẩm và thị trường tiêu thụ, tỷ lệ thu tiền nước ngoài và tiền Việt Nam Trongtrường hợp sản xuất hàng thay thế, hàng xuất khẩu cần ghi rõ phương thức thanhtoán

- Thời hạn hoạt động, kết thúc và giải thể của doanh nghiệp liên doanh

- Giải quyết tranh chấp giữa các bên liên doanh, điều khoản trọng tài vàluật áp dụng trong trường hợp có tranh chấp

- Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng doanh nghiệp

- Hiệu lực của hợp đồng liên doanh

Hợp đồng liên doanh chỉ có giá trị nếu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phêchuẩn doanh nghiệp liên doanh cũng có thể được thành lập trên cơ sở hợp đồng

ký giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài như Công ty dầu khíViệt Xô( VietsoPetro)

2.1.2 Vai trò, vị trí của doanh nghiệp liên doanh trong nền kinh tế.

Doanh nghiệp liên doanh luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất về số dự án đăng kýtrong các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam qua các năm Các số liệuthống kê cho thấy năm 1996 là 54,8% đến đầu năm 1998 thì dự án liên doanh là61% đến đầu năm 2000 là 58,4% Như vậy, tỷ lệ dự án liên doanh trong số dự ánnước ngoài đã đăng ký chiếm phần lớn tổng số dự án

Trang 20

Ngoài vai trò cung cấp vốn, liên doanh là con đường thuận tiện chuyểngiao công nghệ, thông qua hình thức này các bên bổ sung công nghệ cho nhau.Đối với các nước đang phát triển có công nghệ lạc hậu, liên doanh được thể hiệnvới tính chất là phương tiện để thu nhập công nghệ cao từ bên ngoài vào chẳnghạn: liên doanh Austnam là liên doanh giữa công ty cung ứng vật tư xây dựng

Hà Nội với công ty Austnam noruyadecking an Hadding pty, Ltd of Australia (tên giao dịch là Modex) thông qua liên doanh, công ty Modex chuyển giao bíquyết công nghệ sản xuất tấm lợp kim loại trên dây chuyền tự động sản xuất liêntục trên nguyên lý kéo nén định hình sẩn phẩm

Đối với các nước chuyển giao công nghệ thường là nước phát triển thìliên doanh là con đường để xuất khẩu công nghệ một cách hợp lý và có hiệu quảbằng con đường liên doanh, những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, bằng sángchế, bí quyết kỹ thuật được trao đổi giữa các bên

Đến nay Việt Nam đã tiếp nhận một số kỹ thuật, công nghệ tiến tiếntrong một số nghành kinh tế như thông tin viễn thông, thăm dò dầu khí, sản xuấtlắp ráp ô tô, xe máy, hoá chất (dầu nhờn, sơn) trồng chuối, rau theo công nghệtiên tiến, nuôi trồng tôm nước lợ theo phương pháp công nghiệp, xây dựngkhách sạn cao cấp, sản xuất một số mặt hàng có chất lượng Ngoài ra liên doanhcòn là môi trường đào tạo kiến thức quản lý cho đội ngũ cán bộ viên chức nhànước, cung cấp kinh nghiệm nghiên cứu thị trường, thông tin quảng cáo hoặc tổchức dịch vụ, tổ chức mạng lưới thông tin thị trường

Doanh nghiệp liên doanh là đơn vị sản xuất kinh doanh trong nền kinh tếhàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, là một bộphận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam Nó có mối quan hệ tác động qua lại với

bộ phận khác của nền kinh tế, được tổ chức phù hợp với những quy luật nềnkinh tế thị trường

2.2 THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH.

2.2.1 Chọn đối tác đầu tư:

Trang 21

Doanh nghiệp liên doanh được hình thành bởi hai hay nhiều bên, việcthành lập doanh nghiệp liên doanh bao giờ cũng phải chọn đối tác đầu tư trướckhi thành lập.

Pháp luật không trực tiếp điều chỉnh quá trình lựa chọn đối tác đầu tư đểthành lập doanh nghiệp liên doanh nhưng thông qua định nghĩa doanh nghiệpliên doanh và những quy định có liên quan, pháp luật đầu tư đã gián tiếp đặt ranhững yêu cầu đối với đối tác đầu tư thành lập doanh nghiệp liên doanh Việcnghiên cứu về đối tác đầu tư giúp cho việc lựa chọn đối tác thích hợp để thànhlập doanh nghiệp liên doanh Đối tác đầu tư thích hợp là yếu tố quan trọng,quyết định tính hợp pháp của doanh nghiệp liên doanh cũng như hiệu quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau này

Nếu dựa vào dấu hiệu quốc tịch thì đối tác đầu tư để thành lập doanhnghiệp liên doanh được phân thành hai loại:

* Đối tác Việt Nam:

Bao gồm các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế: doanh nghiệpNhà nước, công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp thuộc các tổchức kinh tế xã hội và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Đối tácViệt Nam có thể là bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu trong lĩnh vực côngnghệ khoa học công nghệ tự nhiên theo quy định của Chính phủ

Cùng với quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, Bên Việt Namtham gia hợp tác thành lập doanh nghiệp liên doanh ngày càng mở rộng Tuynhiên chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình quản lý kinh tế đặcbiệt là trong nền kinh tế thị trường, để đảm bảo quyền lợi cho Bên Việt Namtham gia thành lập doanh nghiệp liên doanh cũng như tránh được sự lợi dụngcủa bên nước ngoài thì đối tác Việt Nam phải thoả mãn những quy định sau:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật

- Có quyền sở hữu hợp pháp hoặc được uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chophép hợp tác sử dụng đất để hợp tác đầu tư với nước ngoài

- Có cán bộ hiểu biết pháp luật

Trang 22

Hiện nay, đối tác Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh chiếm chủyếu vẫn là doanh nghiệp Nhà nước chiếm tới gần 93% về số dự án đầu tư.

Trong tương lai khi khả năng tài chính và năng lực quản lý được nângcao, thì số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia thành lập doanh nghiệp liêndoanh sẽ tăng lên

* Đối tác nước ngoài:

Là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài có ý định hợp tác đầu tư dướihình thức doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam Đối tác nước ngoài vào ViệtNam từ nhiều nước khác nhau, nhưng mục tiêu chung của họ là tìm hiểu môitrường đầu tư và tìm hiểu cơ hội liên doanh Họ có quyền lựa chọn đối tác đầu

tư Việt Nam để thành lập doanh nghiệp liên doanh theo quy định của pháp luật.Tuy nhiên, đối tác nước ngoài phải thoả mãn các yêu cầu của Việt Nam về pháp

lý và tình hình tài chính Thực tế cho thấy dự án liên doanh hoạt động hiệu quảcao đều do đối tác nước ngoài hùng mạnh về tài chính, có bề dày kinh nghiệmtrong hoạt động đầu tư nước ngoài cũng như trình độ quản lý tiên tiến và tiềmnăng về công nghệ Trong khi tìm hiểu lẫn nhau, các bên có thể thoả thuận vềngành nghề kinh doanh cụ thể trên cơ sở khả năng của mình, tình hình thị trường

và các quy định pháp luật Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 có quy định về địabàn khuyến khích đầu tư và cấm đầu tư, tuy nhiên đây mới chỉ là quy địnhchung, muốn lựa chọn một số nghành nghề phù hợp, các bên phải tìm hiểu quyđịnh cụ thể của chính phủ trong từng thời kỳ về danh mục địa bàn khuyến khích,đặc biệt khuyến khích đầu tư, danh mục các lĩnh vực đầu tư có điều kiện, danhmục các lĩnh vực đầu tư không được cấp giấy phép đầu tư Sau khi tìm hiểu kỹ,các bên có thể tự lựa chọn cho mình một nghành nghề cụ thể nhưng không đượcthành lập doanh nghiệp liên doanh ở những lĩnh vực thuộc danh mục khôngđược cấp giấy phép đầu tư Đối với các lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì việcthành lập doanh nghiệp liên doanh phải đáp ứng những điều kiện đã được quyđịnh

2.2.2 Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp liên doanh.

Trang 23

Để cấp Giấy phép đầu tư - cơ sở pháp lý cho việc thành lập doanhnghiệp liên doanh, các bên phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư.

Hồ sơ phải đầy đủ giấy tờ các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật.Theo Điều 107 Nghị định 24/2000 NĐ-CP ngày 31/7/2000 thì hồ sơ xin cấpGiấy phép đầu tư bao gồm:

- Đơn xin cấp giấy phép đầu tư

- Hợp đồng liên doanh

- Điều lệ doanh nghiệp liên doanh

- Văn bản xác định tư cách pháp lý,tình hình tài chính của các bên liêndoanh

- Giải trình kinh tế kỹ thuật

-Các tài liệu liên quan đến chuyển giao công nghệ (nếu có)

Các bên phải hoàn thành hồ sơ với đầy đủ giấy tờ tài liệu nêu trên Nộidung trìnhbày trong hồ sơ phải rõ ràng, cụ thể và đầy đủ tránh tình trạng phảisửa đổi, bổ sung giấy tờ khi thẩm định Thực tiễn ở khâu thẩm định hồ sơthường gặp các tình huống như: yêu cầu bổ sung văn bản pháp lý,chứng minh tưcách pháp lý và năng lực của chủ đầu tư,yêu cầu sửa đổi bổ sung các thoả thuậnquy định trong hợp đồng, điều lệ không phù hợp với quy định của pháp luật, yêucầu giải trình, những vấn đề cụ thể liên quan đến quy hoạch và giải toả mặtbằng

Trong hồ sơ có 3 văn bản quan trọng mà các bên phải hoàn thành trướckhi gửi hồ xin cấp Giấy phép đầu tư đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là:Hợp đồng liên doanh, Điều lệ doanh nghiệp và Giải trình kinh tế kỹ thuật

* Hợp đồng liên doanh:

Hợp đồng liên doanh là bản ký kết giữa các bên để thành lập doanhnghiệp liên doanh tại Việt Nam Hợp đồng liên doanh là yếu tố ràng buộc giữacác bên trong một thực thể kinh doanh độc lập, đó là doanh nghiệp liên doanh

Cũng như bất kỳ loại hợp đồng nào khác, hợp đồng liên doanh là sựthoả thuận giữa các bên về việc xác lập thay đổi và chấm dứt quyền và nghĩa vụ

Trang 24

của mỗi bên liên doanh Theo Điều 12 Nghi định 24/2000 NĐ-CP ngày31/7/2000 thì Hợp đồng liên doanh phải có những nội dung sau đây:

1 Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên liên doanh,tên, địa chỉ của doanh nghiệp liên doanh

2 Mục tiêu và phạm vi kinh doanh

3 Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức, tiến

độ góp vốn và tiến độ xây dựng;

4 Sản phẩm chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước;

5.Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp;

6 Quyền và nghĩa vụ của các bên liên doanh;

10 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giả quyết tranhchấp Ngoài các nội dung nêu trên, các Bên liên doanh có thể thoả thuận nhữngnội dung khác trong Hợp đồng liên doanh

Hợp đồng liên doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các bên liêndoanh ký vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng Hợp đồng liên doanh

có hiệu lực kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư

* Điều lệ doanh nghiệp liên doanh.

Điều lệ doanh nghiệp liên doanh là bản quy chế hoạt động riêng đối vớitừng doanh nghiệp liên doanh Việc xây dựng điều lệ của doanh nghiệp liêndoanh là sự cụ thể hoá các quy định của pháp luật trên cơ sở ý chí, năng lực củacác bên liên doanh và phải được cơ quan cấp Giấy phép xem xét và chuẩn y.Theo Điều 13 Nghị định 24/2000NĐ-CP thì Điều lệ doanh nghiệp liên doanhphải có những nội dung sau đây:

Trang 25

1 Tên, địa chỉ của doanh nghiệp; tên, quốc tịch của người đại diện cóthẩm quyền của các bên liên doanh;

2 Mục tiêu và phạm vi kinh doanh;

3 Vốn đầu tư, vốn pháp định,tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức vàtiến độ góp vốn pháp định;

4 Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp ;

5 Thể thức thông qua quyết định của doanh nghiệp; nguyên tắc giảiquyết tranh chấp;

6 Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

7 Các nguyên tắc tài chính;

8 Tỷ lệ phân chia lãi và lỗ cho các bên liên doanh;

9 Quan hệ lao động trong doanh nghiệp; các vấn đề về sử dụng và đàotạo lao động;

10 Trong thời hạn hoạt động, điều kiện chấm dứt hoạt động và giải thểdoanh nghiệp;

11 Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp

Ngoài các nội dung trên các liên doanh có thể thoả thuận những nội quy kháctrong điều lệ doanh nghiệp liên doanh

Điều lệ doanh nghiệp liên doanh phải do đại diện có thẩm quyền của cácbên liên doanh ký vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối điều lệ Điều lệ doanhnghiệp liên doanh được đăng ký tại cơ quan cấp giấy phép đầu tư

* Giải trình kinh tế kỹ thuật:

Giải trình kinh tế kỹ thuật là bản giải trình mục tiêu, các giải pháp kinh

tế, kỹ thuật của dự án đầu tư, tác động của dự án nên các mặt của đời sống xãhội và môi trường, Giải trình kinh tế kỹ thuật được xây dựng sau khi nghiên cứucác yếu tố thị trường, pháp luật kinh tế, xã hội có liên quan đến hoạt động của

dự án Giải trình kinh tế kỹ thuật phải được đánh giá tính toán trên nhiều mặtkhác nhau và phải đảm bảo tính khoa học, hiện thực và khả thi

Trang 26

Không phải mọi dự án doanh nghiệp liên doanh đều phải có giải trìnhkinh tế kỹ thuật Giải trình kinh tế kỹ thuật không phải lập trong trường hợpdoanh nghiệp liên doanh xuất khẩu trên 80% sản phẩm và một số lĩnh vực khác

do Bộ kế hoạch và Đầu tư công bố Đối với dự án này các bên liên quan chỉ cầnđăng ký hố sơ theo mẫu của Bộ kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Mẫu giải trìnhkinh tế kỹ thuật hiện nay được phân thành 2 loại: Dự án đầu tư và khu côngnghiệp

Nội dung của Giải trình kinh tế kỹ thuật bao gồm những phần sau:

- Chủ đầu tư;

- Doanh nghiệp xin thành lập;

- Sản phẩm dịch vụ và thị trường;

- Công nghệ, máy móc, thiết bị và môi trường;

- Các nhu cầu cho sản xuất;

- Mặt bằng địa điểm và xây dựng kiến trúc;

- Tổ chức quản lý, lao động và tiền lương;

- Cơ cấu vốn đầu tư theo năm thực hiện;

- Đánh giá hiệu quả của dự án;

- Nhận xét và kiến nghị

Như vậy, Giải trình kinh tế có liên quan đến rất nhiều vấn đề thuộc cáclĩnh vực khác nhau, đòi hỏi người lập phải có chuyên môn kỹ thuật và hiểu biếtsâu rộng

2.2.3 Thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh:

Sau khi đã được Cấp giấy phép đầu tư, doanh nghiệp liên doanh phảitriển khai những công việc sau:

+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư, các Bênliên doanh thông báo cho nhau danh sách thành viên Hội đồng quản trị, cử ChủTịch và Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị

+ Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư, Hộiđồng quản trị tổ chức phiên họp đầu tiên để thực hiện các công việc chủ yếu sau:

Trang 27

- Thông qua quy chế của Hội đồng quản trị;

- Bổ nhiệm Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, Kế toán trưởng (hoặcgiám đốc tài chính);

- Xác định quan hệ làm việc giữa Hội đồng quản trị và Tổng Giám Đốc,các Phó Tổng giám đốc, xác định quyền hạn, trách nhiệm của Tổng Giám Đốc,phân định chức năng nhiệm vụ của Tổng Giám Đốc và Phó Tổng giám đốc thứnhất;

- Xác định cụ thể tiến độ góp vốn pháp định của các bên liên doanh, cơchế giám sát, biện pháp nghiệm thu phần vốn góp; chương trình kế hoạch và tiến

độ xây dựng hình thành doanh nghiệp là cơ sở để Tổng Giám Đốc xây dựng kếhoạch nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư, kế hoạch tuyển dụng và đào tạo laođộng, kế hoạch xây dựng cơ bản, ký kết các hợp đồng kinh tế, cung cấp nguyênliệu và dịch vụ

Biên bản họp đầu tiên của Hội đồng quản trị gửi đến Sở Kế Hoạch vàĐầu Tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính Danh sách Hội đồng quản trị, TổngGiám Đốc, các Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp liên doanh được đăng kýtại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Sở Kế Hoạch và Đầu Tư xác nhận danh sách Hộiđồng quản trị, Tổng Giám Đốc, các Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp liêndoanh, sao gửi Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, cơ quan cấp Giấy phép đầu tư

Sau khi được bổ nhiệm Tổng Giám Đốc doanh nghiệp liên doanh đăng

bố cáo trên báo hàng ngày của địa phương trong ba số liên tiếp về những nộidung chủ yếu như sau:

- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp hoặc địa diểm thực hiện; Tên, địa chỉ chinhánh, văn phòng đại diện, văn phòng điều hành (nếu có)

- Tên, địa chỉ của các bên liên doanh

- Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

- Số và ngày cấp Giấy phép đầu tư, cơ quan cấp Giấy phép đầu tư, thờihạn hoạt động của doanh nghiệp

Trang 28

- Vốn đầu tư, vốn pháp định của doanh nghiệp; Tỷ lệ góp vốn của mỗibên liên doanh cam kết thực hiện.

- Mục tiêu và phạm vi hoạt động

1 Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép sử dụng đất theo quy định tại Điều106/2000 NĐ - CP và quy định của Tổng cục địa chính Đối với doanh nghiệpkhu công nghiệp, khu chế xuất, sau khi được cấp giấy phép đầu tư, thực hiệnviệc ký hợp đồng thuê lại đất và sử dụng các diện tích công cộng trong khu côngnghiệp, khu chế xuất với doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng,khu chế xuất

2 Nộp hồ sơ xin duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại Điều 96, 97Nghị định 24/2000NĐ-CP, thực hiện các quy định về đấu thầu

Khi kết thúc xây dựng phải báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền quyếtđịnh thiết kế công trình về hoàn thành xây dựng công trình và xin phép đưa vào

sử dụng theo quy định tại Điều 98 Nghị định 24/2000 NĐ-CP, thực hiện việcthanh toán, quyết toán xây dựng công trình Điều 101, 102 Nghị định 24/2000NĐ-CP

3 Đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu, kế hoạch xuất nhập khẩu tại Điều

71 Nghị định 24/2000 NĐ-CP

4 Thực hiện các thủ tục: Đăng ký xuất, nhập cảnh cho nhân viên ngườinước ngoài, đăng ký hành nghề, đăng ký sử dụng các phương tiện thông tin liênlạc, đăng ký chất lượng nhãn hiệu hàng hoá

2.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH.

Đảm bảo tính hấp đẫn của chủ đầu tư nước ngoài và đặc biệt đảm bảođộc lập chủ quyền của nước chủ nhà, quyền lợi Bên Việt Nam Đó là nhữngnguyên tắc cần thiết khi xây dựng hành lang pháp lý về đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam Đối với hình thức đầu tư doanh nghiệp liên doanh, những nguyên tắcnêu trên cũng được thể hiện trong những quy định về cơ cấu tổ chức, hoạt độngdoanh nghiệp liên doanh

Trang 29

Về cơ cấu tổ chức: Tất cả các doanh nghiệp liên doanh đều có hai cơquan là:

* Hội đồng quản trị.

* Tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc.

Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất trong doanh nghiệp liên doanh, làđại diện cho các chủ sở hữu doanh nghiệp liên doanh có thẩm quyền quyết địnhcác vấn đề quan trọng của doanh nghiệp Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch, PhóChủ tịch và các thành viên khác

Việc quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị, số lượngthành viên của mỗi bên liên doanh, việc cử Chủ tịch Hội đồng quản trị, bổnhiệm Tổng Giám Đốc, Phó Tổng giám đốc thứ nhất thực hiện theo quy địnhcủa Luật đầu tư nước ngoài ''Các bên chỉ định người của mình tham gia Hộiđồng quản trị theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào vốn pháp định củadoanh nghiệp liên doanh ''

Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị cóthể kiêm nhiệm Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và các chức vụ khác củadoanh nghiệp liên doanh Nhiệm kỳ Hội đồng quản trị do các bên thoả thuận,nhưng không quá 5 năm

Trong trường hợp thành lập doanh nghiệp liên doanh mới, bên doanhnghiệp liên doanh đang hoạt động có ít nhất 2 thành viên trong Hội đồng quảntrị và trong đó có ít nhất 1 thành viên là công dân Việt Nam đại diện cho bênViệt Nam(Điều17 Nghị định 24/2000 NĐ - CP)

Việc phía Việt Nam cử người tham gia Hội đồng quản trị (cơ quan lãnhđạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh) là nhằm thể hiện vai trò của nhà kinhdoanh nước chủ nhà trong việc tham gia quản lý doanh nghiệp; bên cạnh đó đạidiện của bên Việt Nam tham gia Hội đồng quản trị cũng là người hỗ trợ cho nhànước Việt Nam trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Vì vậyngười được cử đại diện cho bên Việt Nam tham gia Hội đồng quản trị phải làngười nắm vững hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp, các quyết định của Hội đồng

Trang 30

quản trị, thông qua đó nắm vững được mục tiêu hoạt động đã thoả thuận, nhữngtrách nhiệm ràng buộc các bên liên doanh với nhau để thực hiện đầy đủ nghĩa vụcủa mình và đòi hỏi bên kia phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ Phải có suynghĩ độc lập, có kiến nghị với đối tác bên kia về những vấn đề có liên quan Từ

đó họ mới bảo vệ được lợi ích của Bên Việt Nam trong doanh nghiệp liêndoanh, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp liên doanh, bảo vệ lợi ích của người laođộng làm việc trong doanh nghiệp liên doanh và bảo vệ lợi ích của nhà nướcViệt Nam

Điều 12 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định: ''Chủ tịch Hộiđồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh do các bên liên doanh thoả thuận cử

ra Chủ tịch hội đồng quản trị có trách nhiệm triệu tập, chủ trì các cuộc họp củaHội đồng quản trị''

* Về qui chế hoạt động của Hội đồng quản trị:

1 Những vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của doanhnghiệp liên doanh gồm: Bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc, Phó Tổng giámđốc thứ nhất; Sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp do Hội đồng quản trị theonguyên tắc nhất trí giữa các thành viên Hội đồng quản trị có mặt tại cuộc họp.Các bên liên doanh có thể thoả thuận trong điều lệ doanh nghiệp các vấn đề kháccần được quyết định theo nguyên tắc nhất trí

2 Đối với những vấn đề không quy định tại Khoản 1 điều này, Hội đồngquản trị quyết định theo nguyên tắc biểu quyết quá bán số thành viên Hội đồngquản trị có mặt tại cuộc họp''.(Luật đầu tư nước ngoài Điều 14 luật sửa đổi, bổsung năm 2000)

Hội đồng quản trị họp định kỳ mỗi năn ít nhất một lần Hội đồng quản trị

có thể họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc của ítnhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản trị hoặc của Tổng Giám đốc hoặc của PhóTổng giám đốc thứ nhất Các cuộc họp của Hội đồng quản trị do Chủ tịch Hộiđồng quản trị triệu tập và chủ trì Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể uỷ quyền

Trang 31

cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồngquản trị.

Cuộc họp của Hội đồng quản trị phải có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồngquản trị đại diện của các Bên liên doanh tham gia Các thành viên của Hội đồngquản trị có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người đại diện tham gia cuộc họp vàđược quyền thay mặt biểu quyết thay về vấn đề được uỷ quyền

Hội đồng quản trị thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền theo hình thứcbiểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản

Biên bản họp Hội đồng quản trị phải được Hội đồng quản trị thông quangay trước khi bế mạc mỗi phiên họp và phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Thời gian và địa điểm họp

- Tổng số thành viên dự họp, các thành viên của hội đồng quản trị được

uỷ quyền của thành viên khác dự phiên họp

- Chương trình, nội dung làm việc

- Tóm tắt ý kiến phát biểu tại cuộc họp

- Các vấn đề biểu quyết, kết quả biểu quyết đối với từng vấn đề và cácquyết định đã được thông qua

- Biên bản họp của Hội đồng quản trị phải bao gồm đầy đủ họ tên và chữ

ký của chủ toạ và thư ký cuộc họp

Căn cứ biên bản cuộc họp, Hội đồng quản trị có thể ban hành các Nghịquyết, Quyết định của Hội đồng quản trị về từng vấn đề cụ thể Nghị quyết,Quyết định của Hội đồng quản trị phải bao gồm đầy đủ họ tên, chức danh và chữ

ký của tất cả các thành viên dự họp

Các thành viên của Hội đồng quản trị có thể uỷ quyền cho người khácđến dự các phiên họp của Hội đồng quản trị và biểu quyết thay trong phạm viđược uỷ quyền Giấy uỷ quyền phải có chữ ký đã được đăng ký của người uỷquyền, nội dung uỷ quyền không vượt quá những quyền mà người uỷ quyền có

Trong trường hợp những vấn đề phải thông qua theo nguyên tắc nhất trí(ngoài các vấn đề phải được thông qua theo nguyên tắc nhất trí quy định tại Luật

Trang 32

đầu tư nước ngoài) mà không đạt được sự nhất trí trong các thành viên của Hộiđồng quản trị và do đó ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động của doanh nghiệp, thìHội đồng quản trị có thể đề nghị cơ quan cấp Giấy phép đầu tư đứng ra làmtrung gian hoà giải Trường hợp việc hoà giải không thành có thể thoản thuậnmột trong các phương thức giải quyết sau:

- Toà án Việt Nam;

-Trọng tài Việt Nam hoặc trọng tài nước ngoài, trọng tài quốc tế;

- Trọng tài do các bên thoả thuận thành lập

* Về quyền hạn, trách nhiệm của tổng giám đốc, phó tổng giám đốc.

Như đã đề cập ở phần trên, cơ quan quản lý của doanh nghiệp liên doanh, ngoàiHội đồng quản trị, còn có Ban Giám đốc Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạodoanh nghiệp liên doanh, còn ban giám đốc là những người được uỷ thác quản

lý điều hành doanh nghiệp Trong sản xuất kinh doanh theo phương hướng, mụctiêu kế hoạch do Hội đồng quản trị đã đề ra Như vậy, sự thành công của doanhnghiệp liên doanh cũng phụ thuộc rất nhiều vào vai trò hoạt động của Ban Giámđốc

Tổng Giám đốc và các Phó Tổng giám đốc doanh nghiệp liên doanhquản lý và điều hành công việc hành ngày của doanh nghiệp liên doanh Tổnggiám đốc là người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp, trừ điều lệ doanhnghiệp có quy định khác Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc thứ nhất dobên liên doanh Việt Nam đề cử và là công dân Việt Nam thường trú tại ViệtNam Trong trường hợp doanh nghiệp liên doanh chỉ có một Phó Tổng giám đốcthì người đó là Phó Tổng giám đốc thứ nhất

Hội đồng quản trị phân định quyền hạn và nhiệm vụ giữa Tổng Giámđốc và Phó Tổng giám đốc thứ nhất Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hộiđồng quản trị về hoat động của doanh nghiệp liên doanh Tổng giám đốc cầntrao đổi với Phó tổng giám đốc thứ nhất về việc thực hiện nghị quyết của hộiđồng quản trị Về một số vấn đề quan trọng như: Bộ máy tổ chức, bổ nhiệm

Trang 33

miễn nhiệm nhân sự chủ chốt, quyết toán kế toán tài chính hàng năm, quyết toáncông trình, ký kết các hợp đồng kinh tế.

Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Tổng Giám đốc và Phó Tổnggiám đốc thứ nhất trong điều hành hoạt động của doanh nghiệp thì ý kiến củaTổng Giám đốc là quyết định, nhưng Phó Tổng giám đốc thứ nhất có quyền bảolưu ý kiến của mình để đưa ra Hội đồng quản trị xem xét, quyết định tại phiênhọp gần nhất

Trường hợp Tổng Giám đốc vắng mặt, Phó Tổng giám đốc thứ nhấtđược uỷ quyền thay mặt Tổng giám đốc điều hành doanh nghiệp và chịu tráchnhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về công việc của mình ''

(Điều 28 Thông Tư số 12/2000/TT-BKH ngày 15-9-2000)

Quan hệ giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc là mối quan

hệ giữa ngưới sở hữu tài sản với người được uỷ thác quản lý tài sản Hội đồngquản trị chỉ quyết định các vấn đề có tính chất định hướng của doanh nghiệp cònGiám đốc được giao quyền điều hành công việc hành ngày dựa trên cơ sở cácđịnh hướng của hội đồng quản trị đã được thông qua

Với tư cách là người đại diện của Bên Việt Nam tham gia vào liên doanhtrong hoạt động quản lý, điều hành, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc người ViệtNam phải là người am hiểu pháp luật, có trình độ quản lý, điều hành doanhnghiệp, có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh có suy nghĩ độc lập năngđộng sáng tạo

Thông tư số 12/2000/TT-BKH (ngày 15/9/2000) có quy định về BanGiám đốc trong doanh nghiệp liên doanh như sau:

Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm chức Tổng Giám đốcdoanh nghiệp thì phải phân biệt hai chức năng khác nhau khi điều hành doanhnghiệp, căn cứ vào tính chất, nội dung từng văn bản để quyết địng ký tên, đóngdấu với cương vị thích hợp

Trường hợp Tổng Giám đốc, Phó tổng giám đốc thứ nhất của doanhnghiệp không phải là thành viên Hội đồng quản trị thì Tổng Giám đốc, Phó tổng

Trang 34

giám đốc thứ nhất được tham dự các phiên họp của Hội đồng quản trị, nhưngkhông được phép biểu quyết các vấn đề của Hội đồng quản trị.

Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc thứ nhất có trách nhiệm thực hiệncác quyết định của Hội đồng quản trị Trường hợp quyết định của Hội đồngquản trị không phù hợp với tình hình thực tế, tuỳ từng trường hợp cụ thể, nếuthấy cần thiết Tổng Giám đốc, Phó tổng giám đốc thứ nhất có thể đề nghị Chủtịch Hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp bất thường của Hội đồng quản trị đểxem xét, giải quyết

Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc thứ nhất có quyền từ chối chấp hànhcác quyết định của cá nhân các thành viên Hội đồng quản trị hoặc các quyết địnhtrái pháp luật của Hội đồng quản trị

Trên đây là cơ chế quản lý điều hành trong doanh nghiệp liên doanh Cơchế này ngày càng được hoàn thiện hơn trong thực tế sản xuất kinh doanh,nhưngvẫn bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam Vai trò của người đạidiện Việt Nam trong cơ quan điều hành doanh nghiệp liên doanh là rất quantrọng Vì vậy, cần phải có sự lựa chọn đúng đắn khi đề cử vào các vị trí nhưTổng giám đốc hay Phó tổng giám đốc thứ nhất của doanh nghiệp liên doanh

- Vấn đề góp vốn trong doanh nghiệp liên doanh:

Một trong những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp liên doanh là cácbên cùng nhau góp vốn để sản xuất kinh doanh Việc góp vốn vào những vấn đề

cụ thể liên quan đến vốn góp trong doanh nghiệp liên doanh được pháp luật quyđịnh rõ ràng và yêu cầu các bên trong liên doanh phải thực hiện đúng những quyđịnh của pháp luật và bảo đảm tuân thủ các quy định đã nghi trong Hợp đồngcũng như Điều lệ doanh nghiệp liên doanh

Theo quy định tại Điều 7 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam :

1.Bên nước ngoài tham gia doanh nghiệp liên doanh có vốn pháp định:

a Tiền nước ngoài, tiền việt nam có nguồn gốc đầu tư từ Việt Nam;

b Thiết bị, máy móc,nhà xưởng, công trình xây dựng khác;

Trang 35

c Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình côngnghệ, dịch vụ kỹ thuật.

2 Bên Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh có vốn pháp định:

a Tiền việt nam, tiền nước ngoài;

b Giá trị quyền sử dụng đất theo qui định của pháp luật về đất đai;

c Các nguồn tài nguyên, giá trị quyền sử dụng mặt nước, mặt biển theoquy định của pháp luật;

d.Thiết bị, máy móc, nhà xưởng,công trình xây dựng khác;

e Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật qui trình côngnghệ,dịch vụ kỹ thuật

3 Việc các bên góp vốn bằng các hình thức khác với các hình thức quyđịnh tại Khoản 1 và 2 điều này phải được chính phủ chấp nhận

Như trên đã trình bày, ta thấy rằng về hình thức góp vốn Luật đầu tưnước ngoài tại Việt Nam đã cho phép Bên Việt Nam hoặc các Bên nước ngoàiđược góp vốn bằng tiền Việt Nam có nguồn gốc từ đầu tư tại Việt Nam (như lợinhuận, thanh lý,chuyển nhượng vốn) không chỉ bó hẹp bằng ngoại tệ phảichuyển từ nước ngoài vào như trước đây

+ Tỷ lệ vốn góp:

Được quy định tại Điều 8 của Luật đầu tư nước ngoài như sau: Phần vốngóp của bên nước ngoài hoặ các Bên nước ngoài vào vốn pháp địng của doanhnghiệp liên doanh không bị hạn chế về mức cao nhất theo sự thoả thuận của cácbên, nhưng không dưới 30% vốn pháp định, trừ những trường hợp do chính phủqui dịnh

Đối với doanh nghiệp liên doanh nhiều bên, tỷ lệ góp vốn tối thiểu củacác Bên Việt Nam do Chính phủ quy định

Đối với cơ sở kinh tế quan trọng do Chính phủ quyết định, các bên thoảthuận tăng dần tỷ trọng góp vốn của Bên Việt Nam trong vốn pháp định củadoanh nghiệp liên doanh

+ Tiến độ góp vốn:

Ngày đăng: 20/12/2012, 08:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo đầu tư của Bộ kế hoạch và đầu tư năm 2000 2. Công báo năm 2000 - 2001 Khác
4. Giáo trình luật kinh tế - Trường đại học luật Hà Nội, 1998 Khác
5. Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Việt Nam - Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2000 Khác
6. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 7. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 Khác
10. Tạp chí doanh nghiệp đầu tư nước ngoài năm 2000 Khác
11. Nghị định số 24/2000NĐ-CP ngày 31/7/2000 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Khác
12. Thông tư số 12/2000/TT-BKH ngày 15/9/2000 của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w