- Về mặt tín dụng:
a. Vấn đề vay vốn của doanh nghiệp liên doanh.
Muốn vay vốn của ngân hàng, các doanh nghiệp phải sản xuất kinh doanh có lãi, không có nợ quá hạn và phải có vốn tự có. Vốn tự có gồm giá trị thực của điều lệ , các quỹ dự trữ và một số tài sản ''nợ'' khác nếu có.
Trong khi đó vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh được quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2000NĐ-CP như sau: ''Vốn pháp định có thể được góp một lần khi thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc góp từng phần theo phương thức và tiến độ góp vốn pháp định quy định tại hợp đồng liên doanh''. Như vậy, doanh nghiệp liên doanh không thể vay vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam khi chưa đóng đủ vốn pháp định, trong khi đó luật đầu tư nước ngoài lại không bắt buộc doanh nghiệp liên doanh phải đóng góp đầy đủ vốn pháp định khi thành lập.
Đây chính là sự không thống nhất giữa các quy định của Luật đầu tư nước ngoài và pháp luật ngân hàng, đồng thời là nguyên nhân cản trở việc vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp liên doanh.
Vì vậy, để giải quyết tình trạng trên, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài, cần phải sửa đổi điều kiện vay vốn của doanh nghiệp liên doanh, trong đó cho phép doanh nghiệp liên doanh vay vốn khi góp vốn đúng tiến độ nghi trong hợp đồng liên doanh .
+ Việc bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp liên doanh.
Nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài yêu cầu doanh nghiệp liên doanh phải có sự bảo lãnh ngân hàng nhà nước đối với phần vốn vay của bên Việt Nam thì mới được vay vốn của tổ chức tín dụng này. Để đáp ứng được đòi hỏi này, ngày 16/7/1997 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành văn bản số 3031/KTTH giao cho ngân hàng Nhà nước bảo lãnh hoặc chỉ định ngân hàng thương mại quốc doanh bảo lãnh vay vốn nước ngoài với phần vốn bên Việt Nam tham gia liên doanh. Tuy nhiên, thủ tục bảo lãnh còn quá phiền hà và có nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, tốn nhiều thời gian, phải qua nhiều cấp, nhiều ngành giải quyết, thận chí có khi phải có ý kiến của thủ tướng chính phủ mới giải quyết được. Hơn nữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép mở tài khoản vay tại một ngân hàng nước ngoài. Điều này làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán và dễ gặp rủi ro. Đây cũng là lý do làm cho các nhà đầu tư nước ngoài ngại liên doanh với đối tác Việt Nam.
Đồng thời nhà nước cho liên doanh được thế chấp bằng tài sản có nguồn gốc từ vay vốn, tuy nhiên ngân hàng nhà nước chưa chấp thuận việc này vì vướng mắc Luật Dân Sự. Điều 346, 347 Bộ Luật dân sự quy định ''thế chấp tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện với bên có quyền...''.