- Về mặt tín dụng:
a. Thủ tục thuê đất:
Thủ tục về đất đai Việt Nam rất phức tạp, gây khó khăn trở ngại để thực hiện dự án đầu tư nói chung và doanh nghiệp liên doanh nói riêng. Để triển khai được dự án liên doanh, trên thực tế phải mất rất nhiều thời gian và chi phí. Nguyên nhân của tình trạng này là do hệ thống pháp luật còn rườm rà, phức tạp và quá trình thực hiện các qui định của pháp luật không thống nhất còn cứng nhắc.
Theo Thông tư 679TT/CĐ của Tổng Cục địa chính ngày 12/5/1997 hướng dẫn về việc thuê đất và thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài thì:
- Doanh nghiệp liên doanh (hoặc bên liên doanh thuê góp vốn) phải ký kết hợp đồng với tổ chức có tư cách pháp nhân về đo đạc địa chính (trong khi thực hiện một bước là xác định địa điểm thực hiện dự án)
- Sau khi có giấy phép đầu tư doanh nghiệp liên doanh (hoặc bên liên doanh) thuế đất phải gửi bản sao giấy phép đầu tư (có công chứng) và bản đồ địa chính khu đất (trích lục hoặc chính đo) đến sở địa chính. Sau khi nhận được các văn bản trên sở địa chính thực hiện các công việc:
+) Kiểm tra xác nhận vào địa chính khu đất. +) Lập biên bản kiểm tra hồ sơ đất đai.
Trên thực tế để hoàn thành thủ tục trên phải thực hiện đo đất đến ba lần còn để được cấp giấy phép quyền sử dụng đất phải qua 11 cơ quan với nhiều chữ ký của lãnh đạo cơ quan, thời hạn lại kéo dài vài ba năm.
Chính sách đất đai áp dụng với lĩnh vực đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều vướng mắc:
- Giá thuê đất của Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trong khu vực. Nếu tính cả chi phí đền bù, giải toả thì giá đất bị đẩy lên quá cao. Đây là yếu tố làm giảm sức cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư, thời điểm tính giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn vào doanh nghiệp liên doanh chưa hợp lý.
Để đơn giản hoá thủ tục thuê đất, tổng cục địa chính cần phải ban hành văn bản hướng dẫn các sở địa chính về việc đo đất. Cụ thể là yêu cầu sở địa chính uỷ quyền cho một tổ chức có tư cách pháp nhân tiến hành đo đất và lập bản đồ một lần cùng với sự giám sát của Sở địa chính.