Thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh:

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp liên doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 (Trang 26 - 28)

Sau khi đã được Cấp giấy phép đầu tư, doanh nghiệp liên doanh phải triển khai những công việc sau:

+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư, các Bên liên doanh thông báo cho nhau danh sách thành viên Hội đồng quản trị, cử Chủ Tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.

+ Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư, Hội đồng quản trị tổ chức phiên họp đầu tiên để thực hiện các công việc chủ yếu sau:

- Thông qua quy chế của Hội đồng quản trị;

- Bổ nhiệm Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, Kế toán trưởng (hoặc giám đốc tài chính);

- Xác định quan hệ làm việc giữa Hội đồng quản trị và Tổng Giám Đốc, các Phó Tổng giám đốc, xác định quyền hạn, trách nhiệm của Tổng Giám Đốc, phân định chức năng nhiệm vụ của Tổng Giám Đốc và Phó Tổng giám đốc thứ nhất;

- Xác định cụ thể tiến độ góp vốn pháp định của các bên liên doanh, cơ chế giám sát, biện pháp nghiệm thu phần vốn góp; chương trình kế hoạch và tiến độ xây dựng hình thành doanh nghiệp là cơ sở để Tổng Giám Đốc xây dựng kế hoạch nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư, kế hoạch tuyển dụng và đào tạo lao động, kế hoạch xây dựng cơ bản, ký kết các hợp đồng kinh tế, cung cấp nguyên liệu và dịch vụ...

Biên bản họp đầu tiên của Hội đồng quản trị gửi đến Sở Kế Hoạch và Đầu Tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Danh sách Hội đồng quản trị, Tổng Giám Đốc, các Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp liên doanh được đăng ký tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư. Sở Kế Hoạch và Đầu Tư xác nhận danh sách Hội đồng quản trị, Tổng Giám Đốc, các Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp liên doanh, sao gửi Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.

Sau khi được bổ nhiệm Tổng Giám Đốc doanh nghiệp liên doanh đăng bố cáo trên báo hàng ngày của địa phương trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu như sau:

- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp hoặc địa diểm thực hiện; Tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng điều hành (nếu có).

- Tên, địa chỉ của các bên liên doanh.

- Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

- Số và ngày cấp Giấy phép đầu tư, cơ quan cấp Giấy phép đầu tư, thời hạn hoạt động của doanh nghiệp.

- Vốn đầu tư, vốn pháp định của doanh nghiệp; Tỷ lệ góp vốn của mỗi bên liên doanh cam kết thực hiện.

- Mục tiêu và phạm vi hoạt động.

1. Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép sử dụng đất theo quy định tại Điều 106/2000 NĐ - CP và quy định của Tổng cục địa chính. Đối với doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất, sau khi được cấp giấy phép đầu tư, thực hiện việc ký hợp đồng thuê lại đất và sử dụng các diện tích công cộng trong khu công nghiệp, khu chế xuất với doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng, khu chế xuất.

2. Nộp hồ sơ xin duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại Điều 96, 97 Nghị định 24/2000NĐ-CP, thực hiện các quy định về đấu thầu

Khi kết thúc xây dựng phải báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền quyết định thiết kế công trình về hoàn thành xây dựng công trình và xin phép đưa vào sử dụng theo quy định tại Điều 98 Nghị định 24/2000 NĐ-CP, thực hiện việc thanh toán, quyết toán xây dựng công trình Điều 101, 102 Nghị định 24/2000 NĐ-CP

3. Đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu, kế hoạch xuất nhập khẩu tại Điều 71 Nghị định 24/2000 NĐ-CP.

4. Thực hiện các thủ tục: Đăng ký xuất, nhập cảnh cho nhân viên người nước ngoài, đăng ký hành nghề, đăng ký sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, đăng ký chất lượng nhãn hiệu hàng hoá.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp liên doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w