DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp liên doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 (Trang 50 - 53)

- Về mặt tín dụng:

DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH.

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ

DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH.

Một trong những mục đích chính của việc mở cửa nền kinh tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài là thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tạo việc làm cho người lao động và mở rộng xuất khẩu. Như vậy thu hút đầu tư nước ngoài liên quan chặt chẽ tới quá trình chuyển đổi của các thành phần kinh tế, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, rõ ràng, thông thoáng và có khả năng cạnh tranh với các nước khác trong khu vực.

Vào thời điểm những năm cuối thập kỷ 80, chính sách cấm vận của Mỹ chống Việt Nam rất hà khắc: Nó không những ngăn cấm sự trao đổi ngoại thương và còn ngăn cấm cả các nước khác quan hệ chính thức với Việt Nam. Trong bối cảnh hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam không có gì đáng kể mở rộng ngoại thương, viện trợ kinh tế từ các nước phát triển gần như không có, cho nên việc hợp tác đầu tư với nước ngoài là một đòi hỏi khách quan trong chính sách phát triển đất nước Việt Nam.

Ngược dòng trở lại chúng ta thấy: Năm 1977,chỉ hơn một năm sau ngày đất nước thống nhất, các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đã có một quyết định làm xôn xao dư luận trong và ngoài nước đó là việc ban hành điều lệ đầu tư nước ngoài ở nước CHXHCN Việt Nam kèm theo Nghị định 115/NĐ ngày 19/4/1977 của chính phủ gọi tắt là ''điều lệ1977'' và đến năm 1987 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời. Đến nay đã được sửa đổi và bổ xung nhiều lần qua các năm (1990,1992,1996,2000) đã hoàn chỉnh dần và có hệ thống. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư

vào Việt Nam dưới các hình thức khác nhau. Song hình thức doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam đóng vai trò chủ yếu và chiếm ưu thế hơn cả, doanh nghiệp liên doanh đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế trong những năm vừa qua. Cụ thể là doanh nghiệp liên doanh chiếm 60-70% tổng số vốn đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng kinh tế năm 1996 đạt 10% 1997 tăng 12,3% và năm 1998 đạt 14%, 1999 đạt 15%. Cho đến nay hầu hết các ngành kinh tế đều có dự án liên doanh.

Tính đến cuối năm1999-2000, có hơn 660 dự án đầu tư theo hình thức liên doanh đi vào hoạt động và đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 3.079,6 triệu USD. Một số ngành công nghiệp mới hình thành qua hình thức liên doanh như kính xây dựng, lắp ráp ô tô, điện tử... các dự án thực hiện khá tốt góp phần sản xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu và thay thế những mặt hàng mà trước đây ta vẫn phải nhập khẩu.

Việc mở cửa thu hút vốn đầu tư không những phát triển nền kinh tế trong nước mà còn có ý nghĩa rất lớn lớn đối với xã hội như tiếp nhận hàng chục nghìn lao động trực tiếp, ngoài ra còn tạo việc làm thu nhập ổn định cho hàng chục vạn lao động gián tiếp bao gồm công nhân xây dựng và các dịch vụ khác có liên quan, góp phần đào tạo cho Việt Nam những nhà quản lý giỏi và đội ngũ công nhân lành nghề. Chính vì sự góp mặt của doanh nghiệp liên doanh đã tạo ra môi trường cạnh tranh giúp các doanh nghiệp trong nước vươn lên học tập phương pháp quản lý tiến bộ, kinh nghiệm về tổ chức sản xuất kinh doanh từ các nhà đầu tư nước ngoài,giúp họ nhanh nhạy với thị trường và quen dần với tập quán làm ăn quốc tế. Bên cạnh những mặt đạt được đó, chúng ta cần phát huy và quan tâm hơn nữa tới thực tiễn áp dụng luật đầu tư nói chung và chế độ pháp lý với doanh nghiệp liên doanh nói riêng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều, thực hiện phương châm hai bên cùng có lợi. Để làm được vấn đề này chúng ta cần hoàn thiện một số qui định trong Luật đầu tư nước ngoài đối với doanh nghiệp liên doanh.

3.1. THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH. NGHIỆP LIÊN DOANH.

3.1.1. Hình thức tổ chức pháp lý của doanh nghiệp liên doanh.

Hình thức tổ chức của doanh nghiệp liên doanh chưa đa dạng. Luật đầu tư nước ngoài hiện nay chỉ cho phép doanh nghiệp liên doanh nói riêng và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung được hoạt động và thành lập dưới hình thức duy nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn. Đây là loại hình doanh nghiệp mà vốn của công ty do các bên đóng góp và mỗi bên hưởng quyền cũng như chịu rủi ro trong phần vốn góp của mình, ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này là Nhà nước dễ quản lý trong quá trình hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy đơn giản, thực hiện được mục tiêu là thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Nhưng hạn chế của loại hình doanh nghiệp liên doanh là không thể huy động vốn qua việc bán cổ phần ra bên ngoài, do đó doanh nghiệp liên doanh thường gặp khó khăn về tài chính. Đấy là lý do tại sao công ty trách nhiệm thường có quy mô nhỏ.

Chính vì vậy, để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, luật đầu tư nước ngoài cần qui định mở rộng các hình thức tổ chức của doanh nghiệp liên doanh mà cụ thể là cho phép doanh nghiệp liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. So với hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, thì công ty cổ phần có những ưu điểm sau:

+ Doanh nghiệp liên doanh cổ phần được huy động vốn từ nhân dân bằng cách phát hành chứng khoán mà chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu. Giải quyết khó khăn về vốn giúp cho doanh nghiệp liên doanh mở rộng sản xuất, phát triển nhanh về quy mô.

+ Sự chuyển dịch vốn linh hoạt giữa các cổ đông sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.

Với hình thức công ty cổ phần, nhà đầu tư có quyền lựa chọn hình thức thích hợp, phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo tính cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam.

Để doanh nghiệp liên doanh nói riêng và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung thành lập dưới hình thức công ty cổ phần thực sự phát huy được vai trò tích cực của mình và nhất là để không ảnh hưởng đến chính sách ''thu hút vốn đầu tư nước ngoài'' của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Vì thế, pháp luật nên có quy định cụ thể tỷ lệ vốn mà công ty cổ phần có vốn nước ngoài được quyền thu hút ở thị trường trong nước.

3.1.2. Trong lĩnh vực tài chính tín dụng.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp liên doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w