- Về mặt tín dụng:
c. Tiến độ góp vốn liên doanh.
Theo quy định luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thì doanh nghiệp liên doanh do bên nước ngoài và bên Việt Nam hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh với nguyên tắc cùng góp vốn, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Vì vậy, nhiều dự án liên doanh không thực hiện đúng hoặc chậm tiến độ góp vó ảnh hưởng tới việc triển khai thi công dự án liên doanh.
Điều 9 Luật đầu tư nước ngoài quy định: ''Tiến độ góp vốn do các bên thoả thuận ghi trong hợp đồng liên doanh và được cơ quan quản lý Nhà nước và đầu tư nước ngoài chấp thuận''. Như vây, quy định trên đã không tạo được cơ sở pháp lý vững chắc để đảo bảo tiến độ góp vốn của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tiến độ góp vốn do cơ qua có thẩm quyền chấp thuận nên dễ phát sinh tiêu cực trong quá trình xét duyệt. Khi có sự vi phạm về tiến độ góp vốn thì hình thức xử lý duy nhất là thu hồi giấy phép đầu tư. Về vấn đề này cần được điều chỉnh cụ thể hơn.
Luật đầu tư nên quy định rõ thời gian, tiến độ và giới hạn góp vốn để các bên thực hiện hợp lý. Chẳng hạn như : Trong thời hạn 3 tháng (sau khi cấp giấy phép đầu tư) các bên phải đóng góp đủ 30% phần vốn của mình và trong một năm sau các bên phải hoàn thành toàn bộ việc góp vốn của mình. Đối với từng vi phạm pháp luật cần quy định những biện pháp xử lý riêng.
- Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh:
Điều 16 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định: ''Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được giảm vốn pháp định'' theo như qui định trên doanh nghiệp liên doanh phải đảm bảo vốn pháp định của mình trong suốt quá trình hoạt động mà không được giảm. Quy định như vậy là Nhà nước muốn tạo ra sự ổn định về lượng vốn đầu tư đã đăng ký của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam .
Tuy nhiên trong hoạt động sản xuất kinh doanh không thể tránh khỏi rủi ro, điều kiện bất lợi xảy ra ngoài ý muốn của nhà đầu tư. Ví dụ như: thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, mất khả năng tài tài chính của một số bên trong
doanh nghiệp liên doanh... đòi hỏi doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, giảm vốn pháp định cho phù hợp với khả năng của mình và điều kiện kinh doanh. Do vậy qui định bắt buộc nhà đầu tư không được giảm vốn pháp định là không hợp lý. Nên chăng luật đầu tư nước ngoài cho phép doanh nghiệp liên doanh nói riêng và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung được giảm vốn pháp định trong quá trình kinh doanh, nhưng phải đảm bảo vốn pháp định trong vốn đầu tư không được thấp hơn tỷ lệ mà pháp luật qui định tối thiểu đối với từng trường hợp.
3.1.5 Vấn đề về sử dụng đất, triển khai dự án liên doanh.