Trong lĩnh tài chính tín dụng, thanh toán.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp liên doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 (Trang 40 - 45)

- Vấn đề góp vốn trong doanh nghiệp liên doanh:

2.4.3. Trong lĩnh tài chính tín dụng, thanh toán.

Các doanh nghiệp liên doanh có quyền về tài chính, thực hiện hoạch toán lao động độc lập, tự bảo đảm các nhu cầu về vốn, tự trang trải các chi phí sản xuất kinh doanh và phải thực hiện nộp đủ các loại thuế cho nhà nước Việt Nam.

Thuế là một khoản ngân sách quan trọng, trong khi các hoạt động đi vào lao động sản xuất kinh doanh và bắt đầu có lãi phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước Việt Nam. Đồng thời nhà nước Việt Nam qua việc thu các loại thuế, cũng nắm được tiến độ sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp. Song đối với doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hệ thống thuế được quy định áp dụng riêng.

Trong những năm qua, từ thực tiễn áp dụng và yêu cầu đòi hỏi khách quan của nền kinh tế, hệ thống thuế đã được bổ xung, sửa đổi về mặt sắc thuế và thuế xuất cho phù hợp. Hiện tại, thuế hiện hành bao gồm các loại thuế cơ bản sau:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp. - Thuế xuất nhập khẩu.

- Thuế tài nguyên.

- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. - Thuế tiền thuê mặt nước, mặt biển. - Thuế chuyển nhượng vốn.

- Thuế thu nhập cá nhân. - Thuế gía trị gia tăng.

Tuỳ theo mục tiêu hoạt động của từng doanh nghiệp (sản xuất mặt hàng gì hoặc kinh doanh dịch vụ gì...) và tuỳ theo tình hình cụ thể mà doanh nghiệp sẽ phải nộp một số thuế và lệ phí bổ xung.

*Thuế thu nhập doanh nghiệp:

“Các doanh nghiệp liên doanh phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 25% lợi nhuận thu được, trong trường hợp khuyến khích đầu tư, mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% lợi nhuận thu được, trường hợp có nhiều tiêu chuẩn khuyến khích đầu tư, thì mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% lợi nhuận thu được. Đối với lĩnh vực dầu khí và một số tài nguyên quý hiếm khác thì mức thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật dầu khí và pháp luật có liên quan''.(Điều 38 sửa đổi, bổ sung ngày 9/6/2000 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ).

Nhà nước ta có biện pháp khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài. Đó là chính sách miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài. Việc nhà nước ban hành và ưu đãi một số khung thuế suất riêng đối với doanh nghiệp liên doanh là tạo sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, mặt khác tạo điều kiện quản lý tốt hơn việc nộp thuế của doanh nghiệp liên doanh đối với nước ngoài.

* Thuế xuất nhập khẩu:

Hàng xuất khẩu và nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được áp dụng theo điều 47 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, (được sửa đổi bổ sung ngày 9/6/2000).

1. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu hàng nhập khẩu của doanh nghiệp liên doanh được áp dụng theo Luật thuế nhập khẩu, thuế nhập khẩu.

2. Doanh nghiệp liên doanh được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu để tạo tài sản cố định, bao gồm:

a. Thiết bị, máy móc.

b. Phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và phương tiện vận chuyển dùng để đưa đón công nhân.

c. Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc phương tiện chuyên dùng qui định tại điểm b

d. Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc trong dây truyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị máy móc.

e. Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.

Việc miễn thuế nhập khẩu qui định tại khoản này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế đổi mới công nghệ.

3. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.

4. Chính phủ quy định việc miễn giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với các hàng hoá đặc biệt cần khuyến khích đầu tư khác.

* Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Lợi nhuận mà nhà đầu tư nước ngoài thu được do hoạt động đầu tư liên doanh tại Việt Nam (kể cả thuế thu nhập doanh nghiệp được hoàn lại do tái đầu tư và lợi nhuận thu được do chuyển nhượng vốn), nếu chuyển ra nước ngoài hoặc được giữ lại ngoài Việt Nam đều phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Thuế xuất chuyển lợi nhuận ra nước ngoài được quy định chi tiết tại Điều 50 Nghị định 24/2000NĐ- CP như sau:

a. 3% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài đối với:

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định từ 10 triệu USD trở lên. - Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư.

b. 5% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài đối với nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định từ 5 triệu USD đến dưới 10 triệu USD và đối với doanh nghiệp đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.

c. 7% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài góp vốn pháp định không thuộc các trường hợp quy định taị điểm a,b điều này.

Thuế chuyển lợi nhuận được thu theo từng lần chuyển lợi nhuận.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đã nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, nhưng sau đó không chuyển ra nước ngoài, thì số thuế đã nộp sẽ được hoàn lại.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng mặt đất, mặt nước, mặt biển phải trả tiền thuê, trong trường hợp khai thác tài nguyên phải nộp thuế tài nguyên theo qui định của pháp luật.

* Thuế chuyển nhượng vốn:

Phần vốn góp của các bên trong doanh nghiệp liên doanh có quyền chuyển nhượng phần giá trị vốn góp của mình. Trong trường hợp chuyển nhượng cho doanh nghiệp ngoài liên doanh thì điều kiện chuyển nhượng không được thuận lợi hơn so với điều kiện đã đặt ra cho các bên trong doanh nghiệp liên doanh.

Trong trường hợp chuyển nhượng vốn có phát sinh lợi nhuận, bên chuyển nhượng nộp với thuế xuất 25% lợi nhuận thu được.

Lợi nhuận chịu thuế bằng giá trị chuyển nhượng trừ đi giá trị ban đầu của phần vốn chuyển nhượng trừ đi chi phí chuyển nhượng(nếu có). Điều 52 Nghị định 24/2000NĐ- CP.

* Thuế giá trị gia tăng(VAT) trong các doanh nghiệp liên doanh. Ngày 10/5/1997, Quốc hội nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng và có hiệu lực từ ngày 1/1/1999.

Tại Điều 3 của Luật thuế giá trị gia tăng quy định: ''đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế tại Việt Nam. Không phân biệt ngành nghề hình thức,tổ chức, kinh doanh và các tổ chức cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế''. Như vậy, theo quy định trên thì những doanh nghiệp liên doanh sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ, nhập khẩu hàng hoá (trừ những tài sản cố định của dự án) đều thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng.

Doanh nghiệp liên doanh phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với:

a. Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong đây chuyền công nghệ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp liên doanh.

Trường hợp dây chuyền, thiết bị máy móc đồng bộ nhập khẩu thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng, nhưng trong dây chuyền đó có cả loại thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được thì cũng không tính thuế giá trị gia tăng cho cả dây chuyền thiết bị, máy đồng bộ.

b. Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp liên doanh.

c. Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cung cấp cho các loại doanh nghiệp trực tiếp sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho việc sản xuất kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp liên doanh sau khi áp dụng thuế giá trị gia tăng thay thuế doanh thu mà bị lỗ do thuế giá trị gia tăng phải nộp lớn. Thời hạn giảm thuế được tính hàng năm và không quá 3 năm ( kể từ ngày 1/1/1999), thời gian đủ dể doanh nghiệp liên doanh thích ứng với đạo luật thuế mới này.

Ngoài các luật thuế nêu trên, doanh nghiệp liên doanh phải nộp các loại thuế khác theo qui định của pháp luật và có nghĩa vụ đóng nộp các khoản thuế đầy đủ, đúng hạn, liên quan đến ngành sản xuất kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp liên doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w