Như đã phân tích, VNPT Hà Nội đã đầu tư lắp mới, mở rộng hệ thống MAN – E, đầu tư hệ thống thiết bị G – PON cùng phát triển mạnh mạng cáp quang FTTx. Đến nay, năng lực mạng lưới cũng như thiết bịđã sẵn sàng đưa vào sử dụng. Với các thiết bị mạng G – PON của Alcatel – Lucent và
Huawei hoàn toàn đáp ứng được các dịch vụ mà hiện đang
phát triển rất mạnh như đã phân tích nêu trên bao gồm: các dịch vụ FiberVNN, MegaVNN, Metronet, MyTV.
Khi đưa các thiết bị G – PON vào sử dụng, hoàn toàn có thể đấu chuyển các thuê bao hiện đang sử dụng sang mạng G – PON, giải phóng cáp quang, nâng cao năng lực mạng lưới, tiết kiệm tương đối lớn chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh doanh. Từ các phân tích về số liệu phát triển thuê bao, số liệu về doanh thu ta đưa ra được kết luận: cần phải tập trung phát triển mạnh các dịch vụ FiberVNN, MegaVNN, Metronet, MyTV. Dịch vụ điện thoại cố định hiện đã bão hòa, tuy nhiên vẫn là nguồn thu chủ yếu trong các loại hình dịch vụ. Số lượng thuê bao tháo hủy nhiều nhưng số lượng thuê bao lắp
31
mới vẫn phát triển. Trong những tháng đầu năm 2012, thuê
bao cố định vẫn phát triển khi các khu chung cư, văn phòng
đang được hoàn thiện đưa vào sử dụng nhiều trong năm 2012.
Tuy nhiên, nếu vẫn đầu tư mạng cáp đồng phục vụ phát triển thuê bao cố định thì hiệu quảđầu tư là không có vì chi phí cáp
đồng rất cao. Vì vậy, bài toán đặt ra là phải kết hợp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định cùng các dịch vụ khác trên cáp
quang để không phải đầu tư chi phí cho điện thoại cố định, giải phóng cáp đồng phục vụ phát triển thuê bao xDSL hiện vẫn đem lại doanh thu cao cho VNPT Hà Nội.
Đồng thời, với năng lực của các thiết bị G – PON của VNPT Hà Nội, hoàn toàn có khả năng cung cấp các dịch vụ tích hợp
trên cùng đôi cáp quang. Điều đó đem lại tiết kiệm chi phí đầu
tư tối đa.
Từ các phân tích trên, học viên đề xuất các dịch vụđược cung cấp trên mạng G – PON VNPT Hà Nội như sau:
1. Dịch vụ FiberVNN
2. Dịch vụ FiberVNN + MyTV HD
3. Dịch vụ điện thoại cố định IMS + FiberVNN
4. Dịch vụ điện thoại cố định IMS + FiberVNN + MyTV HD 5. Dịch vụ MegaWAN nội tỉnh (VPN L3)
6. Dịch vụ MegaWAN liên tỉnh (VPN L3)
32
Mạng truy nhập quang được xem là cơ sở hạ tầng tốt nhất cho các dịch vụ băng rộng. Việc nghiên cứu hình thái mạng truy nhập quang mới vẫn đang nhận được sự quan tâm đặc biệt. Mục tiêu hướng tới là mềm dẻo, giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sử dụng băng tần sợi quang.
Mạng truy nhập quang thụ động GPON là giải pháp hợp lý cho cả ba mục tiêu trên; thứ nhất không phải thay đổi cấu hình hoặc xây lắp mới tuyến cáp quang, chỉ cần đặt bộ chia tại
điểm tập trung cáp; thứ hai, giảm được chi phí nhờ sự chia sẻ
môi trường truyền dẫn giữa những người sử dụng; thứ ba phù hợp với mọi loại hình chuyển giao thông tin nhờbăng tần rộng của sợi quang. Với phương thức chuyển giao thông tin mềm dẻo linh hoạt hiệu quả sự dụng băng tần sợi quang sẽ tăng đáng kể, đây cũng là một yếu tố làm giảm chi phí.
Công nghệ GPON ra đời chính là nhằm mục đích kết hợp các
điểm mạnh của truyền tải TDM kết hợp với cơ sở hạ tầng là mạng cáp sợi quang chi phí thấp, kết nối điểm-đa điểm, hỗ trợ
cả dịch vụ TDM và Ethernet. Đây là công nghệ hứa hẹn sẽ
giải quyết được các vấn đề tắt nghẽn băng thông, cho phép
xây dựng mạng truy nhập nội hạt như là một mạng số hoá,
băng rộng và có tính tương tác cao.
Sử dụng kỹ thuật truy nhập TDMA kết hợp với các phương
thức định cỡ và phân định băng tần động là một trong những
điểm nổi bật của công nghệ GPON giúp giải quyết vấn đề băng thông, tắc nghẽn trong truyền tải tốc độ cao. GPON sử
33
gói dữ liệu TDM và Ethernet. Các kỹ thuật đó cho phép
GPON hỗ trợ nhiều loại hình dịch vụ khác nhau với tốc độ
truy nhập và chất lượng cao.
Với các đề xuất các loại hình dịch vụđược cung cấp tới khách hàng sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư, đem lại nguồn thu chính
trong tương lai của VNPT Hà Nội.