Vị thế pháp lý của doanh nghiệp liên doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

MỤC LỤC

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và điều hành, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, thời gian vừa qua số lượng doanh nghiệp liên doanh có bị giảm sút do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, chính vì vậy việc tìm hiểu nghiên cưú các vấn đề pháp lý cơ bản của doanh nghiệp liên doanh là hết sức cần thiết và hữu ích trong giai đoạn phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay.

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH

Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh

Hiện nay, khái niệm doanh nghiệp liên doanh được nghi nhận tại Điều 2 Khoản 7 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: '' Đó là một bên hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp, do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh''. Tuy nhiên, doanh nghiệp liên doanh khác Công ty trách nhiệm hữu hạn( được thành lập theo Luật công ty) doanh nghiệp liên doanh không chịu sự điều chỉnh của Luật công ty mà chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề đầu tư nước ngoài.

Vai trò, vị trí của doanh nghiệp liên doanh trong nền kinh tế

Đối với các nước đang phát triển có công nghệ lạc hậu, liên doanh được thể hiện với tính chất là phương tiện để thu nhập công nghệ cao từ bên ngoài vào chẳng hạn: liên doanh Austnam là liên doanh giữa công ty cung ứng vật tư xây dựng Hà Nội với công ty Austnam noruyadecking an Hadding pty, Ltd of Australia (tên giao dịch là Modex) thông qua liên doanh, công ty Modex chuyển giao bí quyết công nghệ sản xuất tấm lợp kim loại trên dây chuyền tự động sản xuất liên tục trên nguyên lý kéo nén định hình sẩn phẩm. Đến nay Việt Nam đã tiếp nhận một số kỹ thuật, công nghệ tiến tiến trong một số nghành kinh tế như thông tin viễn thông, thăm dò dầu khí, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, hoá chất (dầu nhờn, sơn) trồng chuối, rau theo công nghệ tiên tiến, nuôi trồng tôm nước lợ theo phương pháp công nghiệp, xây dựng khách sạn cao cấp, sản xuất một số mặt hàng có chất lượng.

Chọn đối tác đầu tư

Pháp luật không trực tiếp điều chỉnh quá trình lựa chọn đối tác đầu tư để thành lập doanh nghiệp liên doanh nhưng thông qua định nghĩa doanh nghiệp liên doanh và những quy định có liên quan, pháp luật đầu tư đã gián tiếp đặt ra những yêu cầu đối với đối tác đầu tư thành lập doanh nghiệp liên doanh. Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 có quy định về địa bàn khuyến khích đầu tư và cấm đầu tư, tuy nhiên đây mới chỉ là quy định chung, muốn lựa chọn một số nghành nghề phù hợp, các bên phải tìm hiểu quy định cụ thể của chính phủ trong từng thời kỳ về danh mục địa bàn khuyến khích, đặc biệt khuyến khích đầu tư, danh mục các lĩnh vực đầu tư có điều kiện, danh mục các lĩnh vực đầu tư không được cấp giấy phép đầu tư.

Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp liên doanh

Thực tiễn ở khâu thẩm định hồ sơ thường gặp các tình huống như: yêu cầu bổ sung văn bản pháp lý,chứng minh tư cách pháp lý và năng lực của chủ đầu tư,yêu cầu sửa đổi bổ sung các thoả thuận quy định trong hợp đồng, điều lệ không phù hợp với quy định của pháp luật, yêu cầu giải trình, những vấn đề cụ thể liên quan đến quy hoạch và giải toả mặt bằng. Giải trình kinh tế kỹ thuật là bản giải trình mục tiêu, các giải pháp kinh tế, kỹ thuật của dự án đầu tư, tác động của dự án nên các mặt của đời sống xã hội và môi trường, Giải trình kinh tế kỹ thuật được xây dựng sau khi nghiên cứu các yếu tố thị trường, pháp luật kinh tế, xã hội.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh

- Xác định cụ thể tiến độ góp vốn pháp định của các bên liên doanh, cơ chế giám sát, biện pháp nghiệm thu phần vốn góp; chương trình kế hoạch và tiến độ xây dựng hình thành doanh nghiệp là cơ sở để Tổng Giám Đốc xây dựng kế hoạch nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư, kế hoạch tuyển dụng và đào tạo lao động, kế hoạch xây dựng cơ bản, ký kết các hợp đồng kinh tế, cung cấp nguyên liệu và dịch vụ. Trong trường hợp những vấn đề phải thông qua theo nguyên tắc nhất trí (ngoài các vấn đề phải được thông qua theo nguyên tắc nhất trí quy định tại Luật. đầu tư nước ngoài) mà không đạt được sự nhất trí trong các thành viên của Hội đồng quản trị và do đó ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động của doanh nghiệp, thì Hội đồng quản trị có thể đề nghị cơ quan cấp Giấy phép đầu tư đứng ra làm trung gian hoà giải.

Trong lĩnh vực đảm bảo vật tư tiêu thụ sản phẩm

Dưới đây là một số quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên doanh trong hoạt động kinh doanh- sản xuất.

Trong lĩnh vực tiền lương

- Doanh nghiệp liên doanh được tuyển dụng lao động theo nhu cầu kinh doanh và phải ưu tiên tuyển dụng công dân Việt Nam, chỉ được tuyển dụng người nước ngoài làm những công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật quản lý mà Việt Nam chưa đáp ứng được, nhưng phải đào tạo lao động Việt Nam thay thế. Mức lương trả cho người lao động chỉ được thấp bằng mức lương tối thiểu do pháp luật quy định đối với doanh nghiệp liên doanh trong trường hợp công việc áp dụng đối với lao động đơn giản nhất (chưa qua đào tạo) với điều kiện lao động bình thường (mức lương tối thiểu được qui định tại Điều 1 quyết định số 385/LĐTBXH-QĐ do Bộ Lao động - Thương binh xã hội ban hành) nhưng trong trường hợp lao động đã qua đào tạo, hoặc trong điều kiện độc hại.

Trong lĩnh tài chính tín dụng, thanh toán

Lợi nhuận mà nhà đầu tư nước ngoài thu được do hoạt động đầu tư liên doanh tại Việt Nam (kể cả thuế thu nhập doanh nghiệp được hoàn lại do tái đầu tư và lợi nhuận thu được do chuyển nhượng vốn), nếu chuyển ra nước ngoài hoặc được giữ lại ngoài Việt Nam đều phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Trường hợp dây chuyền, thiết bị máy móc đồng bộ nhập khẩu thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng, nhưng trong dây chuyền đó có cả loại thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được thì cũng không tính thuế giá trị gia tăng cho cả dây chuyền thiết bị, máy đồng bộ.

Trong lĩnh vực kế toán thống kê

Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam theo qui định của pháp luật về kiểm toán, trước khi gởi tới các cơ quan cấp giất phép đầu tư, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính và tổng cục thống kê trong vòng 3 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp. Điều 122 Nghị định 24/2000 NĐ-CP: '' Tranh chấp giữa các bên liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải '' Thương lượng và hoà giải là giải pháp ưu tiên để giải quyết mối bất đồng giữa các bên liên doanh bởi vì việc giải quyết thông qua hoà giải sẽ tiết kiệm được thời gian, kinh phí, không gây gián đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và giữ được tinh thần hợp tác đoàn kết giữa các bên.

DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH

    Việc mở cửa thu hút vốn đầu tư không những phát triển nền kinh tế trong nước mà còn có ý nghĩa rất lớn lớn đối với xã hội như tiếp nhận hàng chục nghìn lao động trực tiếp, ngoài ra còn tạo việc làm thu nhập ổn định cho hàng chục vạn lao động gián tiếp bao gồm công nhân xây dựng và các dịch vụ khác có liên quan, góp phần đào tạo cho Việt Nam những nhà quản lý giỏi và đội ngũ công nhân lành nghề. Trong năm vừa qua Thanh tra thuộc Bộ Lao động thương binh xã hội đã tiến hành kiểm tra hơn 70 công ty có vốn đầu tư nước ngoài (trong đó có doanh nghiệp liên doanh) đã phát hiện ra 15% số công nhân Việt Nam chịu mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu do chính phủ quy định, một số công nhân chỉ được trả 20 USD/tháng, 80% các doanh nghiệp nói trên vi phạm quy định trả lương cho công nhân có tay nghề chỉ ở mức lương tối thiểu.

    LỜI NểI ĐẦU