1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

48 986 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 441 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Thực trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thực trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay LỜI MỞ ĐẦU Đi lên từ một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam đã trải qua 2 cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc kéo dài, cùng với đó là một chế độ kế hoạch hoá tập trung không còn phù hợp với thời bình Điều đó sẽ đưa nền kinh tế nước ta vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng Nó thể hiện ở chỗ đời sống cua nhân dân thấp kém dưới mức trung bình,cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu, y tế, giáo dục không được đảm bảo Trước tình hình đó Đảng và nhà nước ta đã thực hiện một cải cách lớn: chuyển dịch kinh tế nước ta từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung – nền kinh tế “đóng cửa”sang nền kinh tế hàng hoá - nền kinh tế cửa.Sau đại hội VI tháng 8/1986, năm 1997 nhà nước ta ban hành và thực hiện luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.Điều này xuất phát từ nhu cầu vốn đầu tư quốc tế không thể thiếu trong điều kiện vốn nước hạn hẹp Như vậy huy động và sử dụng nguồn lực nước ngoài là giải pháp quan trọng đưa kinh tế Việt Nam thoát khỏi tình trạng khó khăn.Việc thực thi định hướng nền kinh tế 19 năm qua góp phần đáng kể vào các thành tựu cải cách trong đó có cả việc thu hút một khối lượng không nhỏ vốn nước ngoài.Nhất là từ` khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lí của nhà nước trong mấy năm qua, với những thành tựu đáng kể, một mặt chỉ ra giải pháp phát triển tổng quát đáng tin cậy, mặt khác nó làm rõ các giới hạn cần được vượt bỏ để nền kinh tế có thể phát triển nhanh hơn, bền vững hơn Trong số các giới hạn, nguồn vốn phát triển hiện đang là một trong các thách thức to lớn nhất, khó khắc phục nhất Chính sự quan trọng của vốn quốc tế trong công cuộc phát triển và xây dựng đất nước, đặc biệt khi nước ta đang trong tiến trình thực hiện công nghiệp hiện đại hoá thì nó càng trở nên cấp thiết Nó có thể rút ngắn thời gian thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá Vì vậy mà thu hút đầu tư 1 Thực trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trực tiếp và viện trợ phát triển chính thức luôn là một vấn đề được nhiều người quan tâm Với bản thân mình em cũng thấy đây là một vấn đề thiết thực, cung cấp và trang bị thêm kiến thức cho sinh viên kinh tế khi ra trường Cho nên em chọn đề tài” Thực trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” để nghiên cứu Đề tài gồm:Chương I: Lý luận chung về đầu tư nước ngoài Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và viện trợ phát triển chính thức nước ngoài vào Việt Nam Chương III: Một số giải pháp cần tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và viện trợ phát triển chính thức Với sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế cho nên trong quá trình nghiên cứu chắc chắn còn nhiều sai lầm Vì vậy em rất mong có sự quan tâm giúp đỡ của thầy giáo, của các bạn học sinh quan tâm tới đề tài này để đề tài được hoàn thiện hơn Cuối cùng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy giáo Nguyễn Quang Minh đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI I- TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 1.1 Đầu tư và các khía niệm có liên quan Đặc điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do hoàn toàn là việc xuất khẩu hàng hoá sang các nước phát triển hơn nhưng tới cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, với sự hình thành của tổ chức độc quyền thì trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện thêm một hình thức xuất khẩu mới – xuất khẩu tư bản Bằng việc xuất khẩu tư bản nhà tư bản tổ chức xuất khẩu hàng ra nước ngoài và sản phẩm sản xuất ra ở nước ngoài đó sẽ thay 2 Thực trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thế một phần cho xuất khẩu hàng hoá Như vậy sự khác biệt giữa xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hoá là ở chỗ khi xuất khẩu hàng hoá thì nhà tư bản thực hiện giá trị thặng dư ở nước ngoài Cùng với thời gian, xuất khẩu tư bản đã bổ sung cho xuất khẩu hàng hoá và ngày càng phát triển không ngừng Xuất khẩu tư bản về cơ bản được thực hiện dưới hình thức hợp tác đầu tư quốc tế Hoạt động đầu tư là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Vì vậy nó trở thành một trong những vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm đến Từ trước tới nay đã có nhiều định nghĩa về đầu tư nhưng chung quy lại nó đề có một nội dung cơ bản Vậy đầu tư là gì?  Đầu tư quốc tế là một quá trình hoạt động kinh tếmà bên nước ngoài hoặc các tổ chức viện trợ quốc tế bỏ vốn vào một nước để xây dựng, tạo lập cơ sở trong một hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm mục đích tạo ra sự thu nhập, lợi ích hoặc tạo ra công ăn việc làm trong tương lai  Hợp tác đầu tư quốc tế là một quá trình kinh tế trong đó các nhà đầu tư nước ngoài ( tổ chức cá nhân ) đưa vốn hoặc bất kì hình thức giá trị nào vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất và kinh doanh, dịch vụ nhằm thu lợi nhuận và đạt được các hiệu quả xã hội Bất kì một quốc gia nào khi quan tâm tới đầu tư quốc tế đều phải quan tâm tới nguồn đầu tư trực tiếp( FDI) và nguồn viện trợ phát triển nước ngoài  Nguồn viện trợ chính thức ODA là các khoản việ trợ không hoàn lại hoặc cho vay với những điều kiện ưu đãi của các cơ quan tài chính thuộc các tổ chức quốc tế các nước, các tổ chức 3 Thực trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay phi chính phủ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển và thịnh vượng của các nước khác  Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một loại hình di chuyển vốn quốc tế.Trong đó người sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lí và điều hành hoạt động sử dụng vốn 1.2 Các hình thức chủ yếu của đầu tư quốc tế Căn cứ vào tính chất sử dụng nguồn vốn thì đầu tư quốc tế thường được chia thành 3 hình thức chủ yếu là: đầu tư gián tiếp, tín dụng quốc tế và đầu tư trực tiếp 1.2.1 Đầu tư gián tiếp Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư chỉ được góp một số vốn tối đa nào đó dưới hình thức mua cổ phiếu, sao cho bên nước ngoài không trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư Ở đây quyền sở hữu và quyền sử dụng tách rời nhau *Ưu điểm: Khi có sự cố trong kinh doanh xảy ra với xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì các chủ đầu tư ít bị thiệt hại vì vốn đầu tư đưpực phân tán trong só đông những người mua cổ phiếu trái phiếu.Mặt khác bên tiếp nhận đầu tư hoàn toàn chủ động vốn kinh doanh của mình theo ý đồ của mình một cách tập trung * Nhược điểm: Hạn chế khả năng thu hút vốn kĩ thuật, công nghệ của chủ đầu tư nước ngoài vì bị khống chế mức độ đóng góp vốn tối đa.Hơn nữa do bên nước ngoài không trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư nên hiệu quả sử dụng vốn thường thấp 1.2.2 Tín dụng quốc tế Tín dụng quốc tế là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay kiếm lời thông qua lãi suất tiền vay:  Ưu điểm: 4 Thực trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay _ Vốn vay chủ yếu dưới dạng tiền tệ, dễ trở thành các phương tiện đầu tư khác _ Nước tiếp nhận đầu tư toàn quyền chủ động sử dụng vốn đầu tư cho các mục đích riêng lẻ của mình _ Chủ đầu tư nước ngoài có thu nhập ổn định, thông qua lãi suất của số tiền cho vay không phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh _ Nhiều nước chủ đầu tư thông qua hình thức này đã trói buộc một số nước vào vòng ảnh hưởng của mình  Nhược điểm: _ Hiệu quả sử dụng vốn càng thấp do bên nước ngoài không trực tiếp tham gia điều hành đối hành họ bỏ vốn đầu tư Và hậu quả là nhiều nước chậm phát triển lâm vào tình trạng nợ nần, thậm chí có nước mất khả năng chi trả từ đó đưa đến sự phụ thuộc vào chủ nợ Hình tức này phụ thuộc nhiều vào bên đi vay và bên cho vay 1.2.3 Đầu tư trực tiếp Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một ssố vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng họ bỏ vốn đầu tư Trong trường hợp này quyền sở hữu vốn thống nhất với quyền sử dụng vốn  Ưu điểm _ Mặc dù hình thức này vẫn chịu sự chi phối của chính phủ nhưng có phần ít lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị của hai bên so với hình thức tín dụng quốc tế _ Bên nuớc ngoài trực tiếp tham gia quá trình kinh doanh của xí nghiệp, nên họ trực tiếp kiểm soát sự hoạt độngvà đưa ra 5 Thực trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay những quyết định có lợi nhất cho việc đầu tư vì vậy mức độ khả thi của dự án khá cao, đặc biệt khi muốn tiếp cận thị trường quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu _ Do quyền lợi của đầu tư nước ngoài gắn chặt với dự án, cho nên có thể lựa chọn kĩ thuật, công nghệ thích hợp, nâng cao dần trình độ quản lí, tay nghề cho công nhân ở nước tiếp nhận đầu tư  Nhược điểm: _ Do hoạt động đầu tư trực tiếp diễn ra theo cơ chế thị trường trong khi người đầu tư nước ngoài có nhiều kinh nghiệm, sành sỏi trong việc kí kết các hợp đồng dẫn đến thua thiệt cho các nước tiếp nhận đầu tư _ Trong đầu tư trực tiếp phía chủ nhà không chủ động trong việc bố trí các cơ cấu đầu tư theo ngành cũng như theo vùng lãnh thổ II TÍNH TẤT YẾU CỦA THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 2.1 Vai trò của đầu tư nước ngoài Kinh tế và chính trị luôn song hành với nhau Kinh tế là tiền đề điều kiện để giữ vững ổn định cho chính trị Một quốc gia có nền kinh tế phát triển cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc giữ vững ổn định chính trị chính vì vậy phát triển kinh tế là vấn đề sống còn của một quốc gia Mặt khác đầu tư lại chiếm một phần vô cùng quan trọng trong kinh tế Đầu tư bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài Đối với một quốc gia đang phát triển thì đầu tư nước ngoài chiếm một tỉ trọng lớn trong đầu tư và GNP Vì thế mà đầu tư nước ngoài tuy không phải là nhân tố quyết định nhưng lại vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội 2.1.1 Vai trò tạo nguồn vốn Vốn cho đầu tư phát triển kinh tế bao gồm: 6 Thực trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay +Vốn trong nước + Vốn nước ngoài Đối với các nước lạc hậu, sản xuất còn ở trình độ thấp, nguồn vốn tích luỹ được trong nứơc còn chưa nhiều thì vốn đầu tư nước ngoài có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế Ở các giai đoạn này có nhiều tiềm năng về phát triển lao động, tài nguyên thiên nhiên nhưng trình độ sản xuất còn thấp kém, cơ sở vật chất kĩ thuật nghèo nàn , lạc hậu nên chưa có điều kiện khai thác các tiềm năng ấy Các nước này chỉ có thể thoát ra khỏi cái vòng luẩn quân của sự nghèo đói bằng cách tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định Để thực hiện được điều này đòi hỏi các nước đang phát triển phải có vốn đầu tư Trong điều kiện hiện nay, khi mà trên thế giới đang có nhiều nước nắm giữ trong tay một khối lượng vốn khổng lồ và có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài thì đó là cơ hội để các nước phát triển có thể tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào việc phát triển kinh tế 2.1.2 Vai trò trong chuyển giao công nghệ Các quốc gia nhận được đầu tư thường là các quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển, khoa học, công nghệ còn cách xa so với các quốc gia phát triển Vì thế các nước nhận đầu tư nước ngoài đều muốn có một công nghệ hiện đại hoặc có thể dễ chấp nhận được với quốc gia mình.Mặt khác ta cũng thấy khi đầu tư vào một quốc gia nào đó, chủ đầu tư không chỉ chuyển vào nước đó vốn bằng tiền mặt mà còn chuyển vốn hiện vật như: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu (hay còn gọi là công nghệ cứng) và vốn vô hình như chuyên gia kĩ thuật, công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lí, năng lực tiếp cận thị trường (hay còn gọi là công nghệ mềm Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, quá trình chuyển giao công nghệ được thực hiện tuơng đối nhanh chóngvà thuận lợi cho cả bên đầu tư cũng như bên nhận đầu tư 2.1.3 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 7 Thực trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Tranh thủ vốn và kĩ thuật của nước ngoài, các nước đang phát triển muốn sử dụng nó để thực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế Đây cũng là cái mức để các nước đang phát triển thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói Thực tế kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy quốc gia nào thực hiện thành công chiến lược mở cửa với bên ngoài, biến nó thành nhân tố bên trong thì quốc gia đó tạo ra được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Mức tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển thường do nhân tố tăng đầu tư là chủ yếu, nhờ đó các nhân tố khác như tổng số lao động được sử dụng, năng suất lao động cũng tăng theo Vì vậy có thể thông qua đầu tư nước ngoài để đánh giá vai trò của đầu tư nước ngoài với tăng trưởng 2.1.4 Vai trò giải quyết việc làm Tốc độ tăng lên của đầu tư nước ngoài kéo theo sự tăng lên của hoạt động sản xuất Việc tăng quy mô và số dự án sẽ tạo ra nhiều chỗ làm việc mới hơn, thu hút được một số người lao động đáng kể vào việc giảm bớt nạn thất nghiệp.Đặc biệt đối với nhiều nước đang phát triển, nơi có lực lượng lao động rất phong phú nhưng chưa có điều kiện khai thác và sử dụng thì đầu tư nước ngoài đựoc xem là chìa khoá quan trọng để giải quyết việc làm, vì đầu tư nước ngoài tạo ra các điều kiện về vốn và kĩ thuật cho phép khai thác và sử dụng các tiềm năng kinh tế trong đó có tiềm năng về lao động Ở Việt Nam hiện có khoảng 100.000 người đang làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Cùng với sự tăng lên của số việc làm cho người lao động thì chất lượng lao động cũng được nâng cao 2.1.5 Vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là yêu cầu, đòi hỏi của bản thân sự phát triển nội tại nền kinh tế mà còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hoá đời sông kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển 8 Thực trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài Ngược lại chính đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là FDI lại góp phần chủ yếu nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Mặc dù nguồn ODA góp phần trực tiếp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế không lớn nhưng nó lại góp phần gián tiếp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vì thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm xuất hiện những lĩnh vực và ngành kinh tế mới ở nước nhận đầu tư Đồng thời nó cũng tạo ra sự phát triển nhanh chóng trình độ kĩ thuật công nghệ ỏ nhiều ngành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động ở các ngành này và làm tăng tỉ phần của nó trong nền kinh tế Bên cạnh một số ngành được kích thích phát triển bởi đầu tư nước ngoài thì cũng có một số ngành bị mai một đi rồi tiến tới bị xoá sổ Nói chung sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế mang tính tiến bộ chung của xu thế chung thế giới 2.1.6 Vai trò đối với thu ngân sách nhà nước Đầu tư nước ngoài góp phần đang kể vào thu ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế đối với các đơn vị đầu tư nước ngoài Đây là một khoản thu tương đối lớn cho ngân sách nhà nước Nó bao gồm thu: thuế nhà đất, thuế sản xuất, thuế xuất khẩu vì các đơn vị đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào sản xuất các hàng hoá xuất khẩu Nhưng dể tạo ra hàng hoá đòi hỏi phải có địa điểm sản xuất và sử dụng các cơ sở hạ tầng của nước nhận đầu tư Do vậy đầu tư nước ngoài đóng góp nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước 2.2 Tính tất yếu của đầu tư nước ngoài Như đã biết trong cơ cấu GDP thì đầu tư luôn góp một giá trị rất lớn Bất kì một quốc gia nào muốn phát triển được thì phải có mức đầu tư rất lớn Đầu tư của các nước chủ yếu là đầu tư nước ngoài Một quốc gia không có đầu tư nước ngoài thì đồng nghĩa với việc đóng cửa và thụt lùi về kinh tế.Nước ta phải trải qua một thời kì dài như vậy và cho tới tận đại hội 6 ( tháng 8 năm 1986) sau khi mô hình kinh tế của một số nước bị sụp 9 Thực trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đổ do đóng cửa hoặc hé mở củă thì nước ta mới thực sự thực hiện nền kinh tế mở cửa Mãi tới năm 1987 luật đầu tư nước ngoài mới ra đời Chính sự đóng cửa kinh tế đã đưa đến một thời kì dài thiếu vốn đầu tư, không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn trong nước dẫn tới các nhu cầu khác cũng không thể đáp ứng được Tuy nhiên việc chấp nhận đầu tư không phải đi liền với việc chủ đầu tư đi làm không công còn bên nhận đầu tư hoàn toàn có lợi và không hề bị ràng buộc gì cả Điều đó là không thể xảy ra ở bất kì một quốc gia nào Có thể thấy một điều rằng việc đầu tư chỉ được thực hiện khi nó được yêu cầu từ hai phía: phía nhận đầu tư và phái đi đầu tư 2.2.1.Quan điểm từ phái chủ đầu tư Đầu tư là “đánh bạc với tương lai” đây là một hoạt động kinh tế mang tính rủi ro cao Song không phải vì thế mà các quốc gia muốn đạt lợi nhuận cao sẽ đem vốn từ nước mình đi đầu tư ở một nước khác một cách ồ ạt mà không hề suy tính Thực tế cho chúng ta thấy các nước này đều tính toán một cách kĩ càng trước khi đầu tư để xác định xem sẽ thu được cái gì? sẽ thu lợi nhuận là bao nhiêu? sẽ mất cái gì? xuất phát từ tình hình kinh tế các nước đầu tư Các nước đầu tư thường là các nước có nền kinh tế phát triển Do lợi nhuận thu được từ trong nước ngày càng giảm đi vì số lượng nhà đầu tư ngày càng tăng, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt Mặt khác các nhà đầu tư mới tham gia thị truờng trong nước sẽ gặp phải khó khăn khi tìm kiếm thị trường, đáp ứng nhu cầu thị trường, đối mặt với các nhà đầu tư lớn có nhiều kinh nghiệm Cộng thêm với nó là nhu cầu trong nước về kĩ thuật, công nghệ cao, giá rẻ, chất lượng cao và nguồn nguyên liệu đầu vào như giá nhân công là điều hiển nhiên Chính vì thế mà đầu tư trong nước mình sẽ không có lợi Xuất phát từ đây các nhà đầu tư đem vốn sang đầu tư ở các nước khác, các nước khác ở đây thường là các quốc gia đang phát triển Vậy chủ đầu tư được gì? 10 ... tài” Thực trạng số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước vào Việt Nam giai đoạn nay? ?? để nghiên cứu Đề tài gồm:Chương I: Lý luận chung đầu tư nước Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước. .. nguồn vốn Vốn cho đầu tư phát triển kinh tế bao gồm: Thực trạng số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước vào Việt Nam giai đoạn +Vốn nước + Vốn nước Đối với nước lạc... nhà đầu tư đem vốn sang đầu tư nước khác, nước khác thường quốc gia phát triển Vậy chủ đầu tư gì? 10 Thực trạng số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước vào Việt Nam giai đoạn

Ngày đăng: 20/12/2012, 10:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tình hình thực hiện ODA đê có bước tiến triển khâ, năm sau cao hơn năm trước vă thực hiện tốt kế hoạch giải ngđn hằng năm - Thực trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
nh hình thực hiện ODA đê có bước tiến triển khâ, năm sau cao hơn năm trước vă thực hiện tốt kế hoạch giải ngđn hằng năm (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w