0
Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

STT Nước, vùng lãnh

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 25 -30 )

Nước, vùng lãnh thổ Số dự án TVĐT Vốn pháp định Đầu t thực hiện 1 Đài Loan 1,408 7,932,164,583 3,413,960,406 2,939,199,225 2 Singapore 395 7,598,907,977 2,821,268,937 3,619,731,994 3 Nhật Bản 590 6,193,585,990 2,810,332,547 4,512,723,353 4 Hàn Quốc 1,029 5,278,686,077 2,283,559,622 2,463,099,291 5 Hồng Kông 354 3,696,908,431 1,561,033,203 1,991,778,260 6 BritishVirginIslands 247 2,653,258,280 1,004,843,286 1,245,978,127 7 Pháp 163 2,171,128,593 1,347,100,280 1,181,479,323 8 Hà Lan 61 1,947,979,710 1,182,365,274 1,784,857,712 9 Malaysia 179 1,502,563,772 690,453,695 834,523,801 10 Hoa Kỳ 260 1,455,637,949 759,277,123 727,879,178

d. Phân theo địa phương:

Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo lãnh thổ ngày một cân đối hơn. Trong những năm đầu, vốn đầu tư được tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam, các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm 25% số dự án và 20% tống số vốn đầu tư. Nhưng đến cuối năm 1999, các tỉnh phía Bắc đã chiếm 28,5% số dự án và 39% vốn đầu tư. Trừ việc thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa, trên 80% vốn đầu tư được tập trung vào 3 vùng kinh tế trọng điểm là nơi có nhiều thuận lợi về kết cấu hạ tầng và thị trường để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Trong năm qua , Các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thuộc các vùng kinh tế trọng điểm vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút ĐTNN theo thứ tự như sau:

1) TP. Hồ Chí Minh chiếm 30,6% về số dự án; 24,3% tổng vốn đăng ký và 22,7% tổng vốn thực hiện; quy mô vốn bình quân cho một dự án đạt 6,73 triệu USD/dự án.

2) Hà Nội chiếm 11% về số dự án; 18,8% tổng vốn đăng ký và 11,8% tổng vốn thực hiện; quy mô vốn bình quân cho một dự án đạt 14,52 triệu USD/dự án.

ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

3) Đồng Nai chiếm 11,9% về số dự án; 17,1% tổng vốn đăng ký và 13,2% tổng vốn thực hiện; quy mô vốn bình quân cho một dự án đạt 12,22 triệu USD/dự án.

4) Bình Dương chiếm 17,7% về số dự án; 9,8% tổng vốn đăng ký và 9,7% tổng vốn thực hiện; quy mô vốn bình quân cho một dự án đạt 4,66 triệu USD/dự án.

5) Bà Rịa-Vũng Tàu chiếm 2,06% về số dự án; 4,4% tổng vốn đăng ký và 4,6% tổng vốn thực hiện; quy mô vốn bình quân cho một dự án đạt 18,29 triệu USD/dự án.

Riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An) chiếm trên 58% tổng vốn ĐTNN đăng ký và khoảng 50% vốn thực hiện của cả nước.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh) chiếm khoảng 26% tổng vốn ĐTNN đăng ký và 28,7% vốn thực hiện của cả nước.

Hiện tại các dự án ĐTNN đầu tư vào các KCN, KCX (không kể các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN) còn hiệu lực, chiếm 33,8% về số dự án và 33,4% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.

đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương 1988-2005

(tính tới ngày 20/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

STT Địa phơng Số dự án TVĐT Vốn pháp định Đầu t thực hiện

1 TP Hồ Chí Minh 1,834 12,208,326,708 5,856,811,284 6,058,481,4282 Hà Nội 646 9,227,431,042 3,948,742,695 3,385,410,364 2 Hà Nội 646 9,227,431,042 3,948,742,695 3,385,410,364 3 Đồng Nai 696 8,442,707,411 3,316,460,792 3,830,993,107 4 Bình Dơng 1,055 4,933,559,700 2,057,411,901 1,855,110,721 5 Bà Rịa-Vũng Tàu 120 2,892,444,896 1,031,008,111 1,250,134,702 6 Hải Phòng 185 2,009,954,744 840,362,273 1,228,608,201 7 Dầu khí 27 1,891,191,815 1,384,191,815 4,556,250,381 8 Vĩnh Phúc 93 764,997,872 302,544,809 413,832,958

ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

9 Long An 97 722,626,165 311,953,780 331,522,836 10 Thanh Hóa 16 710,925,606 217,284,328 410,351,460

1.2. Những kết quả của FDI.

Trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật. Đó là:

- Xu hướng dòng vốn FDI vào nước ta tiếp tục phục hồi và tăng trưởng, đạt mức kỷ lục kể từ sau khủng khoảng tài chính khu vực năm 1997. Vốn đầu tư đăng ký mới tăng 81,8% và vốn thực hiện tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có một số dự án quy mô lớn đã được cấp phép. Ngoài ra, có một số dự án quy mô lớn đang trình hồ sơ xin cấp phép. Các vùng trọng điểm kinh tế vẫn là đầu tàu trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, làm động lực phát triển kinh tế của nước ta, tạo sức lan tỏa của đầu tư nước ngoài sang những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.

- Với môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, thể hiển ở các chỉ tiêu vốn thực hiện, doanh thu, xuất khẩu và nộp ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Giá trị xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn FDI (không tính xuất khẩu dầu thô) chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, nếu tính cả dầu thô thì tỷ lệ trên đạt 56%. Nộp ngân sách của khu vực kinh tế có vốn FDI tiếp tục tăng cao (35,3% so với cùng kỳ) và năm 2005 lần đầu tiên vượt 1 tỷ USD (1,29 tỷ USD).

- Chất lượng các dự án mới và các dự án tăng vốn trong năm 2005 có chuyển biến tích cực ; đã thu hút được một số dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến như dự án xây dựng hệ thống điện thoại di động CDMA, dự án đầu tư nghiên cứu phát triển và sản xuất mô tơ chính xác cao của tập NIDEC, dự án nghiên cứu, phát triển và sản xuất các thiết bị âm thanh siêu nhỏ của tập đoàn SONION, các dự

ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

án mở rộng sản xuất của Canon. Ngày càng nhiều dự án của các tập đoàn đa quốc gia quay trở lại đầu tư và mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Đến nay, đã có 95 công ty đa quốc gia đầu tư vào trên 230 dự án FDI tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký (kể cả tăng vốn) là 10,6 tỷ USD, chiếm 20% tổng vốn đăng ký. Hầu hết các công ty nói trên đầu tư vào các dự án có quy mô lớn (bình quân trên 45 triệu USD/dự án).

- Cơ cấu đầu tư nước ngoài trong năm nay đã có sự chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực dịch vụ; các dự án cấp mới trong lĩnh vực dịch vụ chiếm trên 37% tổng vốn đăng ký.

- Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các địa phương những năm qua đã có nhiều cố gắng cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, chủ động và sáng tạo đề ra các cơ chế chính sách sát với thực tế, thường xuyên đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn.

1.3. Những tồn tại, hạn chế:

- Mặc dù đã đạt mức tăng trưởng cao, nhưng kết quả thu hút đầu tư nước ngoài trong năm qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, vẫn thấp hơn mức đạt được của năm 1996 (8,8 tỷ USD). Môi trường đầu tư và kinh doanh tuy đã tiếp tục được cải thiện nhưng vẫn có những dự án vì những lý do nào đó, sau khi nhà đầu tư khảo sát tại Việt Nam đã thôi không đầu tư nữa hoặc chuyển sang đầu tư nước khác.

- Tỷ lệ các dự án đầu tư nước ngoài có sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn còn thấp. Trong số các đối tác nước ngoài, thì Châu Âu và Hoa Kỳ đầu tư chưa lớn và chưa tương xứng với tiềm năng của họ.

- Nhìn chung, tiến độ thực hiện dự án còn chậm so với luận chứng kinh tÕkỹ thuật của dự án. Những dự án được cấp trước thời kỳ khủng hoảng tài chính khu vực vẫn không triển khai hoặc mới chỉ triển khai một số ít hạng mục. Nhiều dự án bất động sản vẫn dậm chân tại

ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

chỗ do vướng cơ chế chính sách. Một số dự án gặp vướng mắc kéo dài chưa được xử lý dứt điểm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư. Kết quả là chênh lệch giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện còn lớn; tốc độ tăng vốn thực hiện chưa cao.

- Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thực hiện đúng những quy định của luật pháp về việc sử dụng lao động là người Việt Nam; như kéo dài thời gian học nghề, trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, không thực hiện đúng chế độ bảo hiểm xã hội, kéo dài thời gian lao động trong ngày, thậm chí có những hành động xử phạt trái với pháp luật và đạo lý. Trong khi đó, nhiều người lao động không nắm được quy định của pháp luật, cộng thêm việc thiếu các tổ chức công đoàn, các cán bộ của Bên Việt Nam không bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người lao động..., đó chính là những nguyên nhân chủ yếu xảy ra các tranh chấp về lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Tỷ lệ các dự án giải thể trước thời hạn vẫn còn ở mức cao, nhất là các dự án được cấp phép trong những năm trước khủng hoảng.

- Chủ trương phân cấp đầu tư trong thời gian qua đã cho thấy đây là một chính sách đúng đắn cần được phát huy và mở rộng, nhưng cũng đã bộc lộ những vấn đề mới, như việc ban hành văn bản vượt khuôn khổ pháp luật, việc quản lý về đầu tư nước ngoài tại các địa phương còn khác nhau, không được xử lý một cách thống nhất, cạnh tranh trong thu hút đầu tư giữa các địa phương đã ảnh hưởng đến lợi ích chung

Dự kiến thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2006.

Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tÕ- xã hội của đất nước giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng kế hoạch phát triển kinh tÕ- xã hội năm 2006 với môi trường đầu tư - kinh doanh tiếp tục được cải thiện như Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp chung được Quốc hội thông qua, có hiệu

ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

lực trong năm 2006 và được triển khai thực hiện tốt sẽ tạo thêm thuận lợi cho thu hút vốn FDI; nền kinh tÕnước ta tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao cùng với tình hình chính trị, xã hội tiếp tục ổn định, an ninh được đảm bảo, có thể dự báo tình hình ĐTNN trong năm 2006 sẽ tiếp tục gia tăng.

Dự báo trong năm 2006 vốn thực hiện đạt khoảng 3,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2005, trong đó vốn từ bên ngoài vào khoảng 3,3 tỷ USD.

- Cơ cấu ngành: công nghiệp 65%, nông-lâm-ngư nghiệp 5% và dịch vụ 30%.

- Doanh thu của doanh nghiệp FDI (không kể dầu khí) đạt khoảng 25-26 tỷ USD, tăng 20-22% so với năm 2005, trong đó giá trị xuất khẩu đạt khoảng 13-14 tỷ USD, tăng 20-24% so với năm 2005.

- Nhập khẩu đạt khoảng 16,5-17,5 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2005. - Nộp ngân sách trên 1,3 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2005.

- Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN sẽ tuyển dụng thêm khoảng 14 vạn lao động đưa tổng số lao động trực tiếp lũy kế đến cuối năm 2006 lên trên 1 triệu người.

Vốn cấp mới và bổ sung có thể duy trì ở mức trên 5,8 tỷ USD và có thể tăng cao hơn nếu các trở ngại về kết cấu hạ tầng được khắc phục. Trong đó, dòng đầu tư từ Nhật bản dự báo sẽ tăng mạnh.

Đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục tăng nhằm mở rộng thị trường, giảm thiểu chi phí sản xuất, vận chuyển. Ngoài việc tiếp tục tăng đầu tư vào các nước quen thuộc tại châu Á (Lào, Campuchia.v.v.) và châu Âu (Nga, Ukraina,v.v.) sẽ khuyến khích, thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang các nước châu Phi và châu Mỹ-Latinh sẽ gia tăng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 25 -30 )

×