1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lí luận cơ bản về chiến thuật điều tra hình sự.doc

60 7,8K 51
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 584 KB

Nội dung

Lí luận cơ bản về chiến thuật điều tra hình sự.doc

Trang 1

-*** -phùng trung thắng

những vấn đề lý luận cơ bản về chiến thuật điều tra hình sự

khóa luận tốt nghiệp

hà nội - 2010

bộ giáo dục và đào tạo bộ t pháp

trờng đại học luật hà nội

-*** -phùng trung thắng

hs31c

những vấn đề lý luận cơ bản về chiến thuật điều tra hình sự

Trang 2

khãa luËn tèt nghiÖp

Ngêi híng dÉn: TS Bïi Kiªn §iÖn

hµ néi - 2010

Trang 3

Để có được kết quả như ngày hôm nay, em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc

tới thầy giáo, Tiến sĩ, Trưởng bộ môn KHĐTTP Bùi Kiên Điện vì sự giúp đỡ

nhiệt tình và những kinh nghiệm quý báu thầy đã dành cho em trong suốt thời gian hướng dẫn em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.

Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn, sự quan tâm, giúp đỡ của thầy

giáo, Tiến sĩ, Phạm Văn Hộ - giảng viên Học Viện Cảnh sát nhân dân và anh

Đào Tiến Hưng - phòng C16 Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ

Công an.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình

và bạn bè trong suốt thời gian qua để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

Hà Nội, tháng 4 năm 2010

Sinh viên

Phùng Trung Thắng

Trang 4

: Khoa học điều tra hình sự: Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự: Trách nhiệm hình sự

: Xã hội chủ nghĩa

Trang 5

CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ CHIẾN THUẬT ĐIỀU TRA

1.1 Khái niệm, nhiệm vụ và nội dung của chiến thuật điều tra hình sự 51.2 Mối liên hệ với những lĩnh vực khoa học khác và khuynh hướng phát triểncủa chiến thuật điều tra hình sự 111.3 Nguyên tắc xây dựng và áp dụng chiến thuật điều tra hình sự 19

CHƯƠNG 2 CHIẾN THUẬT TỔ CHỨC, TIẾN HÀNH BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 252.1 Khái quát về thủ thuật chiến thuật và chỉ dẫn chiến thuật 252.2 Các giai đoạn của chiến thuật tổ chức và tiến hành biện pháp điều tra 302.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chiến thuật tổ chức và tiến

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu

to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên nhiều phương diện Đất nước đã thoát khỏi tìnhtrạng khủng hoảng, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, chính trị xã hội ổn định, đờisống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, vị thế trên trường quốc tế không ngừngnâng cao Chúng ta đang có cả thế và lực mới để đẩy nhanh quá trình hội nhập,đồng thời tạo đà cho sự phát triển của đất nước Trong các nhân tố làm nênthành công đó, có một nhân tố luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng,

đó là sự ổn định về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội Điều đó có được

là do tình hình tội phạm tiếp tục được kiềm chế, ngăn chặn kịp thời và không đểxảy ra những đột biến lớn Tuy nhiên, tình hình tội phạm cũng nổi lên một số

vấn đề như: “Sự câu kết của tội phạm có xu hướng gia tăng, ngày càng diễn biến phức tạp, tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố trọng điểm Hoạt động của các băng nhóm tội phạm có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, tình trạng phạm tội trong học sinh, sinh viên có xu hướng tăng Tội phạm chống người thi hành công vụ ngày càng diễn biến phức tạp Bên cạnh đó, những mặt trái của quá trình toàn cầu hóa luôn tiềm ẩn nguy cơ và làm xuất hiện nhiều loại tội phạm mới, đặc biệt là sự gia tăng các loại tội phạm mang tính quốc tế liên quan đến Việt Nam đã gây những hậu quả nghiêm trọng cho đời sống xã hội"1

Trong suốt quá trình phát triển, khoa học điều tra hình sự (KHĐTHS)Việt Nam nói chung và khoa học chiến thuật điều tra hình sự nói riêng đã cónhiều đóng góp to lớn đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm Chiếnthuật điều tra hình sự (CTĐTHS) với tư cách là một bộ phận quan trọng củaKHĐTHS có vị trí rất quan trọng trong hệ thống những biện pháp, phương tiệnđược áp dụng trong hoạt động điều tra Việc vận dụng trên cơ sở những thành

1 http://ca.cand.com.vn/viVN/binhyencuocsong/tinnganh/2010/1/157392.cand

Trang 7

tựu lý luận của CTĐTHS trong và ngoài nước, những tri thức của các lĩnh vựckhoa học khác cùng với những kinh nghiệm của thực tiễn hoạt động điều tra vàphòng ngừa tội phạm luôn là điều hết sức cần thiết Thực hiện tốt công tác nàykhông những sẽ giảm được khá lớn về mặt thời gian, công sức, vật chất v.v…

mà còn đảm bảo hiệu quả công tác giải quyết án Tuy vậy trên thực tế, công tác

áp dụng CTĐTHS trong quá trình điều tra nhiều khi bị xem nhẹ, bỏ qua các giaiđoạn quan trọng cần thực hiện hoặc vận dụng một cách máy móc đã gây nhiềukhó khăn không đáng có trong quá trình điều tra Do vậy, lý luận về CTĐTHStrong thời gian tới cần có sự quan tâm hơn nữa để đây không chỉ là tài liệu đểgiảng dạy, nghiên cứu mà còn có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Những vấn đề lý

luận cơ bản về CTĐTHS ” cho khoá luận tốt nghiệp của mình.

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu.

Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu là những tri thức lý luận khoa học

cơ bản về CTĐTHS

* Phạm vi nghiên cứu.

Với sự hạn chế rất lớn chủ yếu về kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệmthực tiễn hầu như không có và việc tiếp cận nghiên cứu nguồn tài liệu v.v… Dovậy, khoá luận chỉ tập chung nghiên cứu các vấn đề lý luận về: Khái niệm;nhiệm vụ; nội dung; mối liên hệ với những ngành khoa học khác và khuynhhướng phát triển; nguyên tắc xây dựng, áp dụng CTĐTHS; chiến thuật về tổchức và tiến hành biện pháp điều tra (CTTC&THBPĐT)

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu đề tài được dựa trên cơ cở phương pháp luậncủa chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác-xít, tư tuởng Hồ ChíMinh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác đấu tranh, phòng chống tộiphạm

Trang 8

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp mô tả; phươngpháp lôgic; phương pháp so sánh; phương pháp mô hình hoá; phương phápphân tích tổng hợp và các phương pháp nghiên cứu phù hợp khác được sử dụng

để chứng minh và viện dẫn các luận điểm khoa học về CTĐTHS

4 Mục đích, nhiệm vụ của khoá luận

Thực tiễn hiện nay đã chỉ ra, công tác thực hiện CTĐTHS ở nhiều nơikhông được coi trọng, mặt khác, những kiến thức được áp dụng đã không cònphù hợp và không thể áp dụng chung cho những thủ đoạn, loại tội phạm mới

Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này không những hoàn thiện lý luận cơ bản về CTĐTHS mà còn nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng CTTC&THBPĐT thông

qua một số kiến nghị hoàn thiện

Để đạt được hai mục đích trên, khoá luận cần giải quyết những nhiệm vụsau: Đưa ra và làm sáng tỏ những kiến thức cơ bản về CTĐTHS; phân tích đượcnhững yêu cầu, nhiệm vụ, tính khả thi của lý luận về CTTC&THBPĐT, trên cơ

sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng trong điều tra hìnhsự

5 Cơ cấu khoá luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, phầnnội dung của khoá luận gồm có:

Chương 1: Nhận thức chung về CTĐTHS

Chương này, khoá luận trình bày những tri thức chung về CTĐTHS như:Khái niệm; nhiệm vụ; nội dung; mối liên hệ với các ngành khoa học khác vàkhuynh hướng phát triển; nguyên tắc xây dựng và áp dụng CTĐTHS

Chương 2 Chiến thuật tổ chức, tiến hành biện pháp điều tra và một số kiến nghị hoàn thiện.

Đối với chương này, khoá luận nêu khái quát về thủ thật chiến thuật, chỉdẫn chiến thuật; các giai đoạn của CTTC&THBPĐT và một số kiến nghị hoànthiện

Trang 9

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việcbám sát nội dung và yêu cầu của đề tài, tuy nhiên do kiến thức chuyên môn, khảnăng tiếp cận nguồn tài liệu còn hạn chế và các quan điểm lý luận về CTĐTHSluôn vận động không ngừng v.v… Do vậy, khoá luận không thể tránh khỏinhững thiếu sót nhất định Em rất mong nhận được sự góp ý từ phía quý thầy

cô, bạn bè và những ai có quan tâm tới đề tài nghiên cứu để khoá luận đượchoàn thiện hơn

Hà nội, tháng 4 năm 2010

Trang 10

CHƯƠNG 1

NHẬN THỨC CHUNG VỀ CHIẾN THUẬT ĐIỀU TRA

HÌNH SỰ

1.1 KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA CTĐTHS

Chiến thuật đó là sự mềm dẻo, linh hoạt và tự do lựa chọn những biện pháp, thủ thuật, phương tiện một cách hợp lý và có hiệu quả để tiến hành hoạt động có mục đích của con người Vậy CTĐTHS là gì?

1.1.1 Khái niệm CTĐTHS

Ở Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển của KHĐTHS diễn ratrong những điều kiện hết sức đặc biệt Một mặt tổng kết, tích tụ những tài liệukinh nghiệm để xây dựng lý luận, mặt khác, khai thác, sử dụng có chọn lọcnhững thành tựu của KHĐTHS của các nước khác để xây dựng KHĐTHS nước

LÝ LUẬN CHUNG CỦA KHOA HỌC ĐIỀU TRA HÌNH SỰ

Trang 11

CTĐTHS chính là chiến thuật tiến hành những biện pháp điều tra để thu thập,nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong hoạt động điều tra; nghiên cứuthủ đoạn gây án và che giấu của tội phạm Sau đó, phần lớn các quan điểm chorằng, nội dung chính của CTĐTHS là những thủ thuật tiến hành những biệnpháp điều tra Hiện nay, hầu hết các nhà khoa học đã có sự thống nhất chung vềbản chất và nội dung của CTĐTHS

Theo quan điểm của Trường Đại học Luật Hà Nội: “CTĐTHS là hệ thống các quan điểm, thủ thuật và các chỉ dẫn về tổ chức, lập kế hoạch điều tra vụ án nói chung, tiến hành các biện pháp điều tra cụ thể nói riêng phù hợp với quy định của pháp luật và nhằm đạt hiệu quả cao nhất” 2

Còn theo quan điểm của trường Học viện Cảnh sát nhân dân: “CTĐTHS

là hệ thống những luận điểm khoa học, những thủ thuật chiến thuật, những chỉ dẫn về tổ chức và lập kế hoạch điều tra nói chung, tổ chức và tiến hành những biện pháp điều tra nói riêng, được xây dựng trên cơ sở những luận điểm khoa học đó nhằm mụch đích điều tra và phòng ngừa tội phạm” 3

Cả hai quan điểm trên cũng như một số quan điểm khác đều đã chỉ rarằng, CTĐTHS gồm các luận điểm khoa học, thủ thuật chiến thuật và chỉ dẫn

chiến thuật không những thuộc chiến thuật tiến hành những biện pháp điều tra

mà còn thuộc nội dung của tổ chức hoạt động điều tra.

Theo cách hiểu chung, những luận điểm khoa học bao gồm: Khái niệm,nhiệm vụ, nguyên tắc, mối quan hệ giữa CTĐTHS với các bộ phận khác củaKHĐTHS v.v… Đây chính là cơ sở lý luận, đóng vai trò là phương pháp luận

để xây dựng và không ngừng hoàn thiện CTĐTHS nhằm đáp ứng những đòi hỏi

của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm Còn những điều chỉ dẫn về tổ chức và lập kế hoạch điều tra tạo thành nội dung của công tác tổ chức hoạt động điều tra - một nội dung rất quan trọng của CTĐTHS Bên cạnh đó, những thủ thuật tổ chức và tiến hành những biện pháp điều tra cấu tạo thành

CTTC&THBPĐT

2 Giáo trình KHĐTHS, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân 2008 Tr 10

3 Giáo trình CTĐTHS, trường Học viện Cảnh sát nhân dân, In tại Học viện Cảnh sát nhân dân 2006 Tr 7

Trang 12

Những luận điểm khoa học, thủ thuật và những chỉ dẫn chiến thuật được

áp dụng không những trong hoạt động thực tiễn của cơ quan điều tra, cơ quantrinh sát mà còn trong hoạt động thực tiễn của cơ quan truy tố, xét xử

Như vậy, từ kết quả nghiên cứu những quan điểm mới nhất về CTĐTHS

có thể hiểu khái niệm CTĐTHS như sau: CTĐTHS chính là những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật về tổ chức và lập kế hoạch điều tra nói chung, tổ chức tiến hành biện pháp điều tra cụ thể nói riêng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

1.1.2 Nhiệm vụ của CTĐTHS

Căn cứ vào nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể của KHĐTHS, vị trí củaCTĐTHS trong hệ thống KHĐTHS, CTĐTHS có 4 nhiệm vụ cơ bản sau đây:

Trợ giúp cho cán bộ của các Cơ quan điều tra, các cơ quan được giao

tiến hành một số hoạt động điều tra những chỉ dẫn khoa học có cơ sở lý luận, thực tiễn về tổ chức và lập kế hoạch điều tra, xây dựng quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong quá trình điều tra.

Cán bộ của các Cơ quan điều tra và các cơ quan được giao tiến hành điềutra là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình điều tra Dovậy, họ cần phải được trang bị những tri thức cần thiết để đảm bảo thực hiện tốtcác nhiệm vụ điều tra Những chỉ dẫn khoa học về tổ chức và lập kế hoạch điềutra giúp cho việc định hướng, xác định, giải quyết các nội dung trong từng giaiđoạn điều tra một cách chính xác và hiệu quả đồng thời phát huy được tối đanhững thế mạnh từ sự phối kết hợp giữa các lực lượng tham gia

 Xây dựng hệ thống lý luận, những thủ thuật chiến thuật cụ thể và tiến

hành có hiệu quả các biện pháp điều tra trong các tình huống cụ thể.

Biện pháp điều tra là hệ thống những thủ thuật có mối liên hệ hữu cơ vớinhau, do Điều tra viên và những người theo luật định tiến hành nhằm phát hiện,thu thập theo trình tự tố tụng hình sự những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa đối vớihoạt động điều tra Kết quả tiến hành những biện pháp điều tra là những nguồntài liệu; chứng cứ cơ bản tạo điều kiện để làm rõ tội phạm, đối tượng gây án;

Trang 13

động cơ và mụch đích phạm tội; đặc điểm nhân thân bị can, tính chất và mức độthiệt hại; những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm và phát hiệnngười đang bị truy nã v.v…Tuy vậy, thủ thuật của từng biện pháp điều tra cónhững đặc điểm riêng khác với những thủ thuật của biện pháp điều tra khác Sựkhác nhau này bắt nguồn chủ yếu từ đặc điểm tố tụng của từng biện pháp điềutra, mụch đích tiến hành và đặc điểm của đối tượng mà biện pháp điều tra tácđộng trực tiếp đến Bên cạnh đó, thủ thuật chiến thuật của từng biện pháp được

áp dụng trong từng tình huống là khác nhau Ví dụ, Chiến thuật bắt đối tượng tạinhà khác với chiến thuật bắt đối tượng trên đường đi, bắt nhiều đối tượng mộtlúc, bắt người là chủ thể đặc biệt v.v…

Vì vậy, công tác xây dựng hệ thống lý luận, thủ thuật chiến thuật cụ thể

và tiến hành có hiệu quả các biện pháp điều tra trong các tình huống cụ thể làmột nhiệm vụ quan trọng của CTĐTHS

Xây dựng những điều chỉ dẫn để khắc phục với những hành vi cản trở

hoạt động điều tra của những người có lợi ích trong vụ án.

Đối với những người có lợi ích trong vụ án, việc vụ án được làm sáng tỏ

sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quyền và nghĩa vụ mà họ phải thực hiện Những người có lợi ích trong vụ án là người không tham gia vào việc thực hiện tội phạm, có tham gia mà không bị truy cứu TNHS hoặc được miễn TNHS nhưng Toà phải xử lý theo pháp luật những vấn đề về quyền lợi, tài sản của họ có liên quan đến tội phạm Ví dụ, chị X được người yêu tặng một chiếc nhẫn mà anh ta

ăn trộm của tiệm vàng B trước đó ít ngày v.v Do đó, việc họ bằng những thủđoạn trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến quá trình điều tra làm sai lệch vụ ántheo hướng có lợi cho họ là một việc làm gây khó khăn rất lớn tới quá trình xácminhh sự thật của vụ án Bởi vậy, nhiệm vụ của CTĐTHS là xây dựng nhữngđiều chỉ dẫn để khắc phục những hành vi cản trở, bất hợp tác, chống đối có thể

có của những người có lợi ích trong vụ án

Trang 14

Xây dựng hệ thống các thủ thuật chiến thuật và các biện pháp tổ chức

đảm bảo việc bảo vệ và củng cố chứng cứ và các nguồn chứng cứ, trong đó có

cả bảo vệ người làm chứng, người bị hại, người giám định, Điều tra viên v.v…

Chứng cứ không những là cơ sở để nhận định tính chất vụ án, phươngthức thủ đoạn của đối tượng gây án mà còn là căn cứ quan trọng để cơ quanđiều tra quyết định các biện pháp ngăn chặn, cơ quan thực hành quyền công tốquyết định việc truy tố tại toà án v.v…Tội phạm sau khi đã hoàn thành luôn ýthức được việc xoá bỏ những dấu vết gây án khiến cho việc phát hiện ra thủphạm gặp rất nhiều khó khăn Mặt khác, những người biết được những tình tiếtquan trọng của vụ án như người bị hại, người làm chứng, Điều tra viên luônnằm trong tầm ngắm nhằm loại bỏ hoàn toàn chứng cứ buộc tội đối với tộiphạm Do vậy, công tác bảo vệ, củng cố chứng cứ, trong đó có việc bảo đảm antoàn, bí mật cho người làm chứng, người bị hại, Điều tra viên luôn phải đượcchú trọng và có kế hoạch xây dựng chi tiết

Như vậy, nhiệm vụ chung của CTĐTHS là xây dựng những thủ thuật, chỉdẫn chiến thuật trên cơ sở các văn bản pháp luật; sử dụng rộng rãi những trithức của KHĐTHS và những khoa học khác; tổng kết những kinh nghiệm tiêntiến đồng thời tích cực ứng dụng những thủ thuật và những chỉ dẫn chiến thuậttrong hoạt động thực tiễn của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử

1.1.3 Nội dung của CTĐTHS.

CTĐTHS là những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật về tổ chức và lập kếhoạch điều tra nói chung, những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật về tổ chức tiếnhành biện pháp điều tra cụ thể nói riêng Do vậy, có thể chia nội dung củaCTĐTHS bao gồm những yếu tố sau đây:

 Lý luận chung về giả thuyết điều tra, xây dựng và kiểm tra giả thuyếtđiều tra; lý luận chung về lập kế hoạch điều tra, những nguyên tắc lập kế hoạchđiều tra, trình tự lập kế hoạch điều tra v.v…

 Lý luận chung về tình huống điều tra, những chỉ dẫn về đánh giá và sửdụng tình huống điều tra trong hoạt động điều tra

Trang 15

 Quyết định chiến thuật và những chỉ dẫn thông qua quyết định chiếnthuật trong các tình huống điều tra khác nhau.

 Nội dung, những nguyên tắc của sự phối hợp giữa cơ quan điều tra vànhững lực lượng khác tham gia vào cuộc đấu tranh chống tội phạm; nhữngnguyên tắc sử dụng những tài liệu thu thập được từ việc tiến hành những biệnpháp trinh sát trong hoạt động điều tra

 Những chỉ dẫn về sử dụng những phương tiện KTHS, những thủ thuậtchiến thuật để thu thập và nghiên cứu chứng cứ

 Những chỉ dẫn về sử dụng những kiến thức chuyên ngành, sự giúp đỡcủa những chuyên gia và của quần chúng trong hoạt động điều tra

 Những hình thức tổ chức hoạt động điều tra

 Những thủ thuật và những điều chỉ dẫn về chuẩn bị, tiến hành nhữngbiện pháp điều tra

 Những phối hợp chiến thuật được áp dụng trong hoạt động điều tra.Trên thực tế, những thủ thuật chiến thuật và những chỉ dẫn chiến thuậtcần phải đảm bảo ứng dụng một cách đầy đủ, có hiệu quả những phương tiệnKTHS Ví dụ, trình tự khám nghiệm hiện trường cần phải đảm bảo việc áp dụngnhững phương tiện KTHS để mô tả hoàn cảnh của hiện trường và những dấu vếttrên ở hiện trường Tiến hành thực nghiệm điều tra theo các giai đoạn sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho việc sử dụng những phương tiện kỹ thuật để quay phim,chụp ảnh từng bước và tới kết quả của cuộc thực nghiệm điều tra Đồng thời, sựphát triển của CTĐTHS sẽ thúc đẩy sự ứng dụng trong hoạt động điều tra nhữngphương tiện kỹ thuật mới, những thủ thuật và những chỉ dẫn phải sử dụngnhững phương tiện kỹ thuật đó

Như vậy, những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật của CTĐTHS được ứngdụng trong thực tiễn hoạt động điều tra thông qua phương pháp điều tra nhữngtội phạm cụ thể Đặc biệt, với việc ứng dụng trong thực tiễn những thủ thuật,chỉ dẫn chiến thuật mới sẽ dẫn đến bổ sung và thay đổi phương pháp điều tra,

Trang 16

tạo ra những điều kiện tối ưu để áp dụng những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật đểkhám phá những vụ án xảy ra.

1.2 MỐI LIÊN HỆ VỚI NHỮNG LĨNH VỰC KHOA HỌC KHÁC VÀ KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CTĐTHS

1.2.1 Mối liên hệ với những lĩnh vực khoa học khác của CTĐTHS

CTĐTHS có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khoa học mà những tri thứccủa những khoa học này được sử dụng để xây dựng những luận điểm khoa học,những thủ thuật chiến thuật và những chỉ dẫn chiến thuật của CTĐTHS

1.2.1.1 Mối liên hệ giữa chiến thuật điều tra với KTHS

Mối liên hệ giữa CTĐTHS với KTHS chính là mối liên hệ giữa những

thủ thuật chiến thuật với những thủ thuật áp dụng những phương tiện kỹ thuật.

Phát hiện dấu vết của tội phạm là nhiệm vụ của kỹ thuật cũng nhưCTĐTHS, nhưng biện pháp và phương tiện giải quyết nhiệm vụ này của hai bộphận hoàn toàn khác nhau KTHS xuất phát từ những thuộc tính của những đốitượng tác động tương hỗ lẫn nhau và những phương tiện để phát hiện dấu vết.Còn CTĐTHS lại xuất phát từ những hình mẫu hoạt động của thủ phạm khi gây

án Mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau và sự tác động tương hỗ giữa nhữngthủ thuật chiến thuật và những thủ thuật áp dụng những phương tiện kỹ thuậtbiểu hiện trên một số phương diện sau đây:

Những tiền đề chiến thuật của sự lựa chọn, áp dụng những thủ thuật của kỹ thuật điều tra hình sự chi phối phạm vi và nội dung của những thủ thuật

áp dụng những phương tiện kỹ thuật, hiệu quả của những biện pháp và phương tiện kỹ thuật được áp dụng để nghiên cứu

Phạm vi và nội dung chung của những thủ thuật áp dụng những phươngtiện kỹ thuật trong quá trình điều tra nói chung được xác định bởi cấu trúc của

vụ tội phạm (dạng của sự tác động tương hỗ vật chất), đối tượng của quá trìnhchứng minh và những nhiệm vụ chung của quá trình điều tra Ví dụ, các thủthuật và phương tiện kỹ thuật áp dụng trong điều tra vụ án giết người khác với

Trang 17

thủ thuật và phương tiện kỹ thuật áp dụng trong hoạt động điều tra những vụ ántrộm cắp

Lựa chọn thủ thuật áp dụng những phương tiện kỹ thuật bị chế ước bởi tàiliệu về cấu trúc của những tác động tương hỗ vật chất và hình mẫu tưởng tượngcủa vụ án được phác thảo dựa trên cơ sở những tác động tương hỗ đó

Hiệu quả của những biện pháp và phương tiện kỹ thuật được áp dụng phụthuộc nhiều vào trình độ đào tạo nghề nghiệp, kinh nghiệm, những phẩm chất cánhân của Điều tra viên, kỹ thuật viên, giám định viên và trang bị kỹ thuật củanhững cơ quan tương ứng

 Mối liên hệ, chế ước lẫn nhau giữa những thủ thuật chiến thuật và

những thủ thuật áp dụng những phương tiện kỹ thuật liên quan đến việc đánh giá kết quả ứng dụng những phương tiện kỹ thuật trong hệ thống thông tin đã

thu thập được về vụ án Mỗi một thủ thuật được áp dụng những phương tiện kỹ

thuật được tiến hành nhằm thực hiện một ý đồ chiến thuật nào đó với tư cách làmột yếu tố trong hoạt động nghiệp vụ của Điều tra viên để giải quyết nhữngnhiệm vụ như thu thập dấu vết, tài liệu của vụ án v.v…

 Ảnh hưởng của kỹ thuật đối với chiến thuật điều tra trong mối liên hệ

chế ước lẫn nhau giữa hai bộ phận này Sự xuất hiện của những phương tiện kỹ

thuật mới, biện pháp kỹ thuật mới tác động trực tiếp đến chiến thuật, mở ra triểnvọng của chiến thuật và khả năng của hoạt động điều tra tội phạm Ví dụ, nhữngphương pháp xác định đồng nhất người qua giọng nói, qua nguồn hơi được xâydựng sẽ làm thay đổi chiến thuật và phương pháp điều tra những tội phạm cụthể Mặc khác, cần chú ý đến sự ảnh hưởng của quá trình phát triển của khoahọc công nghệ đến sự xuất hiện những thủ đoạn gây án mới của bọn tội phạm

Như vậy, trong quá trình nhận thức điều tra vụ án, những biện pháp vàphương tiện kỹ thuật là những yếu tố bổ trợ rất quan trọng trong hoạt động củaĐiều tra viên Những biện pháp và phương tiện kỹ thuật được áp dụng trên cơ

sở của những tiền đề chiến thuật, còn kết quả áp dụng có thể được diễn giải chỉtrong hệ thống những tài liệu chứng cứ của vụ án

Trang 18

1.2.1.2 Mối liên hệ giữa chiến thuật điều tra với khoa học luật tố tụng hình sự

Giữa CTĐTHS với khoa học luật tố tụng hình sự có mối quan hệ khôngthể tách rời Điều này thể hiện trên một số phương diện sau:

● Hầu hết các biện pháp điều tra đều là đối tượng nghiên cứu của CTĐTHS, khoa học luật tố tụng hình sự.

Những biện pháp điều tra là phương tiện để thực hiện hoạt động nhậnthức của Điều tra viên trong quá trình điều tra từng vụ án cụ thể Hoạt động tốtụng của Điều tra viên nhằm phát hiện, mô tả, thu thập chứng cứ có ý nghĩa đốivới hoạt động điều tra và phòng ngừa tội phạm chủ yếu thông qua việc tiến hànhnhững biện pháp điều tra Trong BLTTHS quy định hệ thống những biện phápđiều tra như: Khám nghiệm hiện trường; khám xét; hỏi cung bị can; lấy lời khaicủa người bị hại, người làm chứng; đối chất; nhận dạng; thực nghiệm điều tra;trưng cầu giám định Đồng thời, BLTTHS còn quy định những nguyên tắcchung và trình tự tố tụng tiến hành những biện pháp điều tra đòi hỏi phải đượcnghiêm chỉnh chấp hành trong thực tiễn hoạt động điều tra Ví dụ, BLTTHS quy

định: “Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi

có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc

đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án”4 Còn đối với CTĐTHS, việcnghiên cứu các biện pháp điều tra nhằm xây dựng những thủ thuật có mối liên

hệ hữu cơ với nhau, do Điều tra viên và những người theo luật định tiến hànhnhằm phát hiện, mô tả, thu thập những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa đối với hoạtđộng điều tra và phòng ngừa tội phạm Ví dụ, xây dựng thủ thuật chiến thuật ởcác giai đoạn điều tra như: Chuẩn bị; tiến hành; mô tả sao chép kết quả thu thậpđược; kiểm tra, đánh giá và sử dụng kết quả tiến hành từng biện pháp điều tratạo thành CTTC&THBPĐT đó

4 khoản 1 Điều 140 BLTTHS 2003

Trang 19

● Hệ thống những quy định của khoa học luật tố tụng hình sự về trình tự

tiến hành các biện pháp điều tra là cơ sở rất quan trọng trong xây dựng những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật về tổ chức và tiến hành các biện pháp điều tra Mặt khác thực tiễn vận dụng chiến thuật điều tra sẽ dẫn tới yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện những quy định về các biện pháp điều tra của khoa học luật

tố tụng hình sự.

Theo quy định của pháp luật, những biện pháp điều tra chỉ được tiến hànhđối với những vụ án đã được khởi tố trừ khám nghiệm hiện trường có thể đượctiến hành trước Không được tiến hành những biện pháp điều tra đối với những

vụ án đã tạm đình chỉ điều tra hay đình chỉ điều tra Nếu như xuất hiện sự cầnthiết phải tiến hành những biện pháp điều ra để thu thập những tài liệu, chứng

cứ đã có thì cần phải ra quyết định phục hồi điều tra theo quy định của BLTTHShiện hành Căn cứ vào đó, những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật được xây dựngvừa phải đảm bảo phù hợp với quy định trong BLTTHS vừa phải đáp ứng yêucầu về hiệu quả công tác điều tra Ví dụ, chiến thuật hỏi cung đối với ngườichưa thành niên phạm tội đã cho kết quả nghiên cứu: Vị thành niên từ 14 đến 16tuổi có thể chú ý trong một giờ, từ 8 đến 13 tuổi chỉ chú ý trong khoản thời gian

từ 15 đến 30 phút Trong khoảng thời gian này, cần phải tiến hành hỏi cung liêntục và khi hết khoảng thời gian đó có thể cần phải tạm dừng cuộc hỏi cung5 Đóchính là hệ quả từ việc BLTTHS quy định về việc áp dụng thủ tục tố tụng riêngđối với người chưa thành niên do những đặc điểm tâm sinh lý đặc biệt của lứatuổi này

Bên cạnh đó, CTĐTHS xây dựng những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật tổchức tiến hành các biện pháp điều tra không chỉ phù hợp với những yêu cầu củaBLTTHS mà còn phải phù hợp với thực tiễn áp dụng Đây chính là một tronghai nhân tố quan trọng đảm bảo hiệu quả của công tác điều tra tội phạm Cầnphải nhấn mạnh rằng, thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử có vai trò rấtquan trọng trong quá trình xây dựng những thủ thuật chiến thuật và chỉ dẫn

5 Giáo trình CTĐTHS, Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2006 Tr 254

Trang 20

chiến thuật Bởi vì, chính việc xây dựng những thủ thuật chiến thuật và nhữngchỉ dẫn chiến thuật là do yêu cầu của thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét

xử Mặt khác, kết quả tổng kết những kinh nghiệm của thực tiễn hoạt động điềutra, truy tố, xét xử là cơ sở rất quan trọng không thể thiếu được để xây dựng,hoàn thiện những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật Đặc biệt, chính trong quá trìnhđiều tra, truy tố, xét xử những vụ án để kiểm tra hiệu quả của những thủ thuật vàchỉ dẫn chiến thuật được áp dụng sẽ phát hiện ra được những quy định chưa phùhợp của BLTTHS về sử dụng các biện pháp điều tra Từ đó đề xuất việc sửa đổi,

bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế của công tác đấu tranhphòng chống tội phạm

1.2.1.3 Mối liên hệ giữa CTĐTHS với khoa học tâm lý học, lôgic học, khoa học lãnh đạo, khoa học tổ chức lao động và những lĩnh vực tri thức khác.

Trong quá trình hình thành và phát triển của CTĐTHS, những tri thứckhoa học của tâm lý học, lôgic học, khoa học lãnh đạo, khoa học tổ chức laođộng và những lĩnh vực tri thức khác là cơ sở để xây dựng những thủ thuậtchiến thuật Ví dụ, Tâm lý học tội phạm tác động đến quá trình xây dựng nhữngthủ thuật chiến thuật chủ yếu thông qua Tâm lý học tư pháp, còn Sinh vật học

và Y học chủ yếu thông qua Y học tư pháp và những khoa học chuyên ngànhkhác v.v…

Dựa trên cơ sở của những tri thức về tâm lý học, những nhà KHĐTHSxây dựng nhiều thủ thuật chiến thuật và những thủ thuật chiến thuật này được ápdụng trong quá trình tiến hành những biện pháp điều tra Ví dụ, trong quá trìnhkhám xét áp dụng thủ thuật theo dõi đối tượng bị khám xét và đánh giá nhữnghành vi, thái độ phản ứng của đối tượng bị khám xét đối với hoạt động lục soát,tìm kiếm, nghiên cứu của lực lượng tiến hành khám xét Áp dụng thủ thuật nàythường giúp cho lực lượng tiến hành khám xét phát hiện nơi cất giấu những vậtchứng của vụ án v.v…

Bên cạnh đó, cần phải chú ý đặc biệt tới những luận điểm lý luận củalôgic hình thức được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố,

Trang 21

xét xử Nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện những tình tiết của vụ ánđòi hỏi Điều tra viên, Thẩm phán cần biết những phạm trù lôgic để có nhữngphương pháp và cách tiếp cận khoa học nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ

án Những thủ thuật của lôgic như: Giả thuyết; so sánh; phân tích; tổng hợp; quy nạp và diễn giải chính là cơ sở khoa học để nhận thức những vụ án đang

được điều tra Ví dụ, bằng việc xây dựng và kiểm tra những giả thuyết điều tra,Điều tra viên nghiên cứu những tình tiết có liên quan đến đặc điểm nhân thâncủa người phạm tội, thủ đoạn gây án và che giấu tội phạm, những vũ khí, công

cụ được sử dụng trong quá trình gây án v.v Xây dựng và kiểm tra giả thuyết

để nhận thức những tình tiết chưa rõ của vụ án Những quy luật của lôgic đượcứng dụng không chỉ trong quá trình đánh giá chứng cứ mà còn trong quá trìnhtiến hành những biện pháp điều tra Đặc biệt, áp dụng thủ thuật phân tích lôgicnhững thông tin mà Điều tra viên thu thập được trong quá trình khám nghiệmhiện trường, bắt, khám xét và hỏi cung sẽ tạo điều kiện cho Điều tra viên xácđịnh những biện pháp điều tra khác cần phải tiến hành

CTĐTHS sử dụng rộng rãi những thành tựu của khoa học tổ chức laođộng và khoa học lãnh đạo Những luận điểm lý luận của khoa học tổ chức laođộng, khoa học lãnh đạo chính là cơ sở khoa học để không ngừng hoàn thiệnnhững hình thức và biện pháp của hoạt động điều tra, thực hiện những biệnpháp trinh sát bổ trợ trong quá trình điều tra đồng thời tổ chức hệ thống cơ quanđiều tra trên cơ sở sử dụng những thành tựu mới nhất của khoa học lãnh đạo.Dựa trên cơ sở sử dụng những thành tựu của khoa học này, CTĐTHS xây dựngnhững biện pháp và thủ thuật lập kế hoạch điều tra, lãnh đạo, chỉ đạo hoạt độngđiều tra, tổ chức và tiến hành những biện pháp điều tra

Như vậy, trong suốt quá trình phát triển của mình, CTĐTHS có mối liên

hệ chặt chẽ với nhiều ngành khoa học khác nhau và việc sử dụng những thànhtựu nghiên cứu của các ngành khoa học đó giúp cho CTĐTHS đã có nhữngbước tiến vững chắc để trở thành một trong bốn bộ phận quan trọng không thểthiếu của KHĐTHS

Trang 22

1.2.2 Khuynh hướng phát triển của CTĐTHS.

Khuynh hướng phát triển của CTĐTHS bị chế ước bởi yêu cầu của cuộcđấu tranh phòng chống tội phạm Những khuynh hướng này bao gồm:

● Mở rộng phạm vi ứng dụng trong CTĐTHS những tài liệu của

những lĩnh vực tri thức khác Trong giai đoạn hiện nay, quá trình liên kết và

phân hoá tri thức của các ngành khoa học đang diễn ra mạnh mẽ Phân hoá trithức đã dẫn tới sự xuất hiện trong ranh giới giữa khoa học CTĐTHS với một sốkhoa học lân cận những lĩnh vực tri thức khác như tâm lý học hình sự, lôgíchđiều tra v.v Đồng thời, sự liên kết tri thức sẽ phát triển một bước mới, thể hiện

ở việc sử dụng sáng tạo những tri thức của những khoa học khác đối với quátrình nghiên cứu của khoa học CTĐTHS

Thực tế hiện nay đã chỉ ra, để nghiên cứu một đối tượng nào đó cần phải

sử dụng nhiều biện pháp, phương pháp của nhiều khoa học khác mới có hiệuquả và đối với khoa học CTĐTHS cũng vậy Điều đó dẫn đến đối tượng củaCTĐTHS trở thành đối tượng chung của hai hay nhiều khoa học Mỗi khoa họcnghiên cứu đối tượng đó trong mối liên hệ với những lĩnh vực tri thức khácnhằm giải quyết những nhiệm vụ đặt ra cho CTĐTHS

CTĐTHS ra đời nhằm đáp ứng những yêu cầu của cuộc đấu tranh phòngchống tội phạm Những nhiệm vụ đặt ra cho CTĐTHS chỉ có thể được thực hiệntrên cơ sở khai thác và sử dụng triệt để những thành tựu của những lĩnh vực trithức khác nhất là những thành tựu của tâm lý học, lôgic học, khoa học lãnh đạov.v… và đó chính là một trong những khuynh hướng phát triển của khoa họcCTĐTHS

● Hoàn thiện những thủ thuật và những chỉ dẫn chiến thuật.

Khoa học CTĐTHS cũng như những ngành khoa học khác phát triểnkhông ngừng là do có sự tích luỹ tri thức và dựa vào những thành tựu đã đạtđược Sự phát triển của khoa học xảy ra tỷ lệ thuận với khối lượng tri thức dochính khoa học đó kế thừa từ sự tích luỹ trước đó Điều đó thật hiển nhiên, vìnhững tri thức khoa học không nảy sinh một cách tình cờ, hỗn độn mà vận động

Trang 23

theo con đường lôgic biện chứng từ đơn giản đến phức tạp Các tri thức vềnhững thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật của khoa học CTĐTHS cũng phát triểntheo con đường đó Những nguyên tắc biện chứng của quá trình nghiên cứu hiệnthực khách quan (động lực thúc đẩy quá trình phát triển) luôn đòi hỏi sự cầnthiết làm chính xác, hoàn thiện những thủ thuật và những chỉ dẫn chiến thuật đã

có Những thủ thuật và những chỉ dẫn chiến thuật đã xây dựng cần phải đượchoàn thiện về cơ sở pháp luật, cơ sở khoa học cũng như nội dung nhằm đáp ứngyêu cầu của thực tiễn hoạt động điều tra

Do đó, đối với những yêu cầu như vậy, việc hoàn thiện những thủ thuậtchiến thuật và những chỉ dẫn chiến thuật trong thời gian tới luôn là một xu thếtất yếu của CTĐTHS

● Xây dựng những thủ thuật chiến thuật mới nói chung,

CTTC&THBPĐT mới.

Trong những năm gần đây, một số loại tội phạm như: Tội phạm có tổchức; tội phạm quốc tế; tội phạm sử dụng công nghệ cao v.v… với những thủđoạn hết sức tinh vi và rất khó phát hiện đã gây những hậu quả to lớn đối vớitoàn xã hội Bởi vậy, một yêu cầu cấp bách đã đặt ra cho CTĐTHS là phảinhanh chóng xây dựng được những thủ thuật chiến thuật mới trên cơ sở tổng kếtnhững kinh nghiệm thực tiễn của hoạt động điều tra kết hợp với sử dụng nhữngthành tựu của các lĩnh vực tri thức khác nhằm đối phó có hiệu quả với các loạitội phạm phát sinh đó Đồng thời, đề xuất những biện pháp điều tra mới cầnđược quy định bổ sung trong BLTTHS làm tiền đề cho việc xây dựngCTTC&THBPĐT mới này

Như vậy, nắm bắt và nghiên cứu các khuynh hướng của CTĐTHS khôngnhững giúp cho việc xác định và phân bổ hợp lý những nhiệm vụ cần giải quyếttrước mắt và lâu dài mà còn đáp ứng kịp thời yêu cầu đấu tranh, phòng chốngtội phạm trong từng giai đoạn phát triển của đất nước

Trang 24

1.3 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG CTĐTHS

Quá trình xây dựng và áp dụng CTĐTHS không thể được tiến hành mộtcách tuỳ tiện mà cần phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc nhất định Đây lànhững phương châm chỉ đạo, định hướng cho tất cả hoạt động của CTĐTHS.Những nguyên tắc đó bao gồm: Đảm bảo tuân thủ pháp chế; đảm bảo cơ sởkhoa học và thực tiễn; đảm bảo phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội

có nghĩa là hoạt động điều tra phải tuân thủ Hiến pháp của nước CHXHCN ViệtNam, BLHS, BLTTHS và các văn bản pháp luật khác của nước CHXHCN ViệtNam Nguyên tắc này cũng là một nguyên tắc quan trọng đối với quá trình xâydựng và phát triển CTĐTHS Điều đó được thể hiện trong việc Điều tra viênkhông chỉ đơn thuần chấp hành những yêu cầu của pháp luật, nhất là BLTTHS,Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự (PLTCĐTHS) v.v… mà còn áp dụng có hiệuquả những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật trong hoạt động điều tra Nguyên tắcnày không cho phép xây dựng và sử dụng những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật

tổ chức tiến hành các biện pháp trái với pháp luật, chống lại pháp luật Tất cảnhững biện pháp được áp dụng trong hoạt động điều tra phải theo đúng thủ tục,trình tự và kết quả tiến hành phải được phản ánh chính xác, khách quan trongcác văn bản tố tụng

Để thực hiện tốt nguyên tắc này không những đòi hỏi Điều tra viên phảinắm vững những quy định của pháp luật có liên quan mà còn phải có ý thức tôntrọng pháp luật trong quá trình tiến hành các hoạt động điều tra Thủ trưởng,Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong quá trình chỉ đạo hoạt động điều tra phải

Trang 25

thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp được

áp dụng trong hoạt động điều tra, kịp thời thay đổi, huỷ bỏ những biện pháp nếuxét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa

1.3.2 Đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn

Đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn luôn là một nguyên tắc chiếm vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng, áp dụng CTĐTHS.

KHĐTHS nói chung và khoa học CTĐTHS nói riêng ra đời do đòi hỏikhách quan phải tổ chức khoa học quá trình điều tra, đặt hoạt động này trên nềntảng cơ sở khoa học Quá trình làm rõ sự thật khách quan của vụ án diễn rathuận lợi khi và chỉ khi trong quá trình này áp dụng những thủ thuật chiến thuậthoàn hảo để thu thập chứng cứ Chính vì vậy, những tài liệu của khoa học khác

là cơ sở khoa học và là tiền đề đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng những thủthuật chiến thuật được áp dụng trong quá trình điều tra

Cơ sở khoa học của việc áp dụng những thủ thuật chiến thuật chung quy

lại thể hiện ở chỗ: Những tài liệu của khoa học chuyên ngành được sử dụng để xây dựng, áp dụng những thủ thuật chiến thuật đóng vai trò là cơ sở nhận thức khoa học của những thủ thuật đó và đảm bảo mức độ xác thực của kết quả thu thập được Cơ sở khoa học của thủ thuật chiến thuật tạo điều kiện loại trừ

những kết quả ngẫu nhiên, làm rõ một số quy luật chung của quá trình áp dụngthủ thuật chiến thuật Nhận thức những quy luật này sẽ giúp cho Điều tra viêntiến hành có hiệu quả từng biện pháp điều tra cụ thể nói riêng và trong hoạtđộng điều tra nói chung

Bên cạnh đó, có một số lượng không nhỏ những thủ thuật chiến thuật rađời trong thực tiễn hoạt động điều tra chứ không phải là kết quả nghiên cứu haytìm kiếm khoa học Thực tiễn hoạt động điều tra là một nguồn cơ bản hìnhthành những thủ thuật chiến thuật Trên cơ sở thành tựu của các khoa họcchuyên ngành phù hợp với yêu cầu của hoạt động tố tụng, CTĐTHS tổng kếtkinh nghiệm tiên tiến của hoạt động điều tra và xây dựng những thủ thuật chiếnthuật mới nhằm loại bỏ những thủ thuật chiến thuật không có cơ sở khoa học

Trang 26

Chính trong quá trình này phản ánh tính độc lập tương đối của CTĐTHS trongmối quan hệ với thực tiễn hoạt động điều tra Ở Việt Nam hiện nay, không hiếmtrường hợp áp dụng những thủ thuật chiến thuật xuất hiện trong khoảnh khắc domột số Điều tra viên áp dụng trong từng thời điểm cụ thể nhưng chưa được làm

rõ, chưa được tổng kết và chưa được lập luận khoa học Phải chăng những thủthuật này chưa được thừa nhận? Để giải quyết vấn đề này, cần phải làm rõnhững thủ thuật chiến thuật được áp dụng trong thực tiễn hoạt động điều tra vàtác dụng của chúng thông qua trao đổi, toạ đàm v.v… giữa những Điều tra viên,cán bộ trinh sát nhằm tìm tòi những biện pháp, phương tiện và thủ thuật mới đểnâng cao hiệu quả hoạt động điều tra Khi xây dựng những thủ thuật, chỉ dẫn

chiến thuật cần phải xác định: Dựa trên cơ sở những tài liệu của những khoa học nào sẽ đảm bảo cho quá trình tiến hành biện pháp điều tra đạt được hiệu quả cao với chi phí ít nhất về thời gian, sức lực, phương tiện và tài chính; những tài liệu nào của những khoa học chuyên ngành sẽ tạo điều kiện nâng cao tính hợp lý và tính hiệu quả của những thủ thuật chiến thuật được áp dụng trong phạm vi tiến hành những biện pháp điều tra đó Ví dụ, ghi âm có ý nghĩa

quan trọng, bởi vì trong lời nói số lượng thông tin dồi dào hơn 70% so với bảnviết, ngữ điệu chứa đựng 40% thông tin 6 v.v…

Vai trò của thực tiễn thể hiện ở chỗ, thực tiễn là nguồn gốc cơ bản hìnhthành những thủ thuật chiến thuật Trong mối quan hệ với những chỉ dẫn chiếnthuật do CTĐTHS xây dựng, thực tiễn hoạt động điều tra đóng vai trò là tiêuchuẩn của chân lý và giá trị thực tiễn Chính vì vậy, thực tiễn hoạt động điều tra

và khoa học CTĐTHS trong quá trình hình thành thủ thuật chiến thuật có mốiquan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau Trong quá trình này, nhìn thấy sự đảm bảo

về cơ sở khoa học của những thủ thuật chiến thuật trong thực tiễn và giá trị thựctiễn của những chỉ dẫn chiến thuật do CTĐTHS xây dựng

Do vậy, nguyên tắc đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn có vị trí hết sứcquan trọng trong việc xây dựng, áp dụng CTĐTHS Công tác nghiên cứu, quán

6 Giáo trình lý luận và phương pháp luận của KHĐTHS, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, 1998 Tr 424

Trang 27

triệt tư tưởng về nguyên tắc này cần được tiếp tục tiến hành, nhất là đối vớinước ta nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của hoạt động điều tra.

1.3.3 Đảm bảo phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội

Trong BLTTHS, các nguyên tắc của bộ luật mang những sắc thái đạođức, chế ước mối liên hệ và sự phụ thuộc qua lại lẫn nhau của mối quan hệ giữa

pháp luật với những chuẩn mực của đạo đức XHCN – những tiêu chuẩn thừa nhận xây dựng và áp dụng những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật trong hoạt động điều tra Trên thực tế, giữa pháp luật và chuẩn mực đạo đức có những

khác nhau nào đó trong một số trường hợp Vì vậy, tính hợp pháp của thủ thuật,chỉ dẫn chiến thuật không có nghĩa là những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật đó đãhoàn hảo ở phương diện đạo đức Đồng thời, không thể xem xét thừa nhậnnhững thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật trái với những chuẩn mực đạo đức, mặc dùnhững thủ thuật, chỉ dẫn đó dựa trên cơ sở những luận điểm của lôgic học, tâm

lý học, khoa học tổ chức lao động và các khoa học khác

Quá trình xây dựng những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật cần chú ý tớiviệc đảm bảo việc sử dụng trên thực tế phải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức

xã hội Điều này là hết sức quan trọng bởi lẽ sẽ có những biến đổi trong việc sửdụng những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật theo quan điểm về chuẩn mực đạođức và pháp luật của mỗi Điều tra viên khác nhau Do vậy, công tác nâng caophẩm chất đạo đức của Điều tra viên sẽ có ý nghĩa rất lớn trong nhiều trườnghợp phức tạp, bất ngờ phải đề xuất những quyết định nhân đạo Ví dụ, khi ápdụng một thủ thuật chiến thuật nào đó, Điều tra viên không chỉ cân nhắc xemthủ thuật đó có hợp pháp hay không mà còn phải cân nhắc đến đặc điểm củanhững thói quen, truyền thống của dân tộc và địa phương, những kỹ năng nếunhư tất cả chúng không trái với những quy tắc của cuộc sống

Trong hoạt động của Điều tra viên, cần phải tìm được những biểu hiệncủa phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nói chung Những phẩm chất nghề nghiệp

và đạo đức càng gắn liền với nhau bao nhiêu thì hiệu quả của từng biện phápđiều tra trong toàn thể hoạt động của Điều tra viên càng cao bấy nhiêu Ví dụ,

Trang 28

những thủ thuật chiến thuật được áp dụng phù hợp với chuẩn mực đạo đức sẽkích thích bị can xem xét lại lập trường khai báo gian dối của mình, đặc biệt làlôi cuốn những người có liên quan tham gia vào các hoạt động đáp ứng nhữngnhiệm vụ và mụch đích của quá trình tố tụng, kích thích sự xuất hiện ở họ một

số phẩm chất tâm lý tốt, có lợi cho quá trình tiến hành các biện pháp điều tra.Chính điều này thể hiện chức năng giáo dục của những thủ thuật chiến thuật.Tuy vậy, không phải mọi thủ thuật chiến thuật điều tra đều có chức năng giáodục, ví dụ như thủ thuật chiến thuật tổ chức hoạt động điều tra Trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ, những hành vi tích cực của Điều tra viên nhằm phát hiện,thu thập chứng cứ đồng thời có thể xâm phạm đến danh dự và lòng tự trọng, gây

ra những thiệt hại nào đó cho bị can và những người khác Điều này đặt ra một

vấn đề cần phải làm rõ, đó là mối quan hệ giữa hiệu quả và tính đạo đức của

những thủ thuật chiến thuật Vấn đề này cần được xem xét trong mối liên hệ

chặt chẽ với vấn đề về mối quan hệ giữa mụch đích của quá trình tố tụng hình

sự với những phương tiện để đạt được mụch đích đó Giải quyết vấn đề này

đứng trên cơ sở nền tảng đạo đức có ý nghĩa rất quan trọng để thừa nhận việc ápdụng những thủ thuật chiến thuật trong hoạt động điều tra Nhiều Điều tra viêntrong thực tiễn hoạt động điều tra thừa nhận, áp dụng những thủ thuật chiếnthuật không trái với những chuẩn mực đạo đức thường đem lại được hiệu quả.Nói dối và lừa đảo đem lại hậu quả không thể khắc phục được cho quá trình làm

rõ sự thật của vụ án, làm tổn hại uy tín của cơ quan bảo vệ pháp luật và làm mấttác động giáo dục của hoạt động điều tra Vì vậy, một trong những cơ sở có tínhnguyên tắc của áp dụng tất cả những thủ thuật chiến thuật là hoàn toàn khôngthừa nhận việc gian dối Trong một số vụ án, động cơ khai báo gian dối có thể

do thành kiến dân tộc, tôn giáo Trong trường hợp này, hoàn toàn có thể sử dụng

mê tín, lạc hậu trong quá trình phát triển văn hoá để thuyết phục bị can khaiđúng sự thật Mặt khác, cũng có thể áp dụng những thủ thuật dựa trên cơ sở sửdụng những đặc điểm cá nhân về dân tộc và tôn giáo để thuyết phục bị can khaiđúng sự thật

Trang 29

Nhiều Điều tra viên thừa nhận, áp dụng những thủ thuật dựa trên cơ sở sửdụng những hành vi không thực hiện lời hứa, mâu thuẫn về quyền lợi của nhữngđồng phạm và những tình tiết thân tình của cuộc sống lại có hiệu quả Trong khi

đó, một số Điều tra viên khác áp dụng những thủ thuật thiết lập sự tiếp xúc tâm

lý giữa Điều tra viên và bị can thông qua những biểu hiện đồng ý với bị canđánh giá tình huống trong đó vụ phạm tội xảy ra và bào chữa cho hành động của

bị can Do vậy, dù sử dụng những thủ thuật nào, Điều tra viên phải chịu tráchnhiệm trên phương diện đạo đức về việc lựa chọn chính xác và áp dụng có hiệuquả những thủ thuật chiến thuật đó Trong quá trình điều tra cần hiểu, không tráiđạo đức nghĩa là Điều tra viên khi thực hiện nhiệm vụ của mình vừa phải đảmbảo tuân thủ chặt chẽ pháp luật vừa phải đảm bảo đạo đức nghề nhiệp Ví dụ,một Điều tra viên dù phát hiện thấy người nhà của mình có liên quan tới vụphạm tội, anh ta từ chối tham gia vào vụ án hoặc khi phát hiện người mình cóthù oán trước đây có liên quan tới vụ phạm tội, anh ta vẫn làm đúng trách nhiệmcủa mình mà không làm tăng các yếu tố bất lợi cho người đó v.v…

Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội thựchiện chức năng rất quan trọng Chức năng nay thể hiện ở sự lập luận một cáchkhoa học trên phương diện đạo đức khả năng sử dụng trong quá trình điều tratội phạm những thủ thuật và những chỉ dẫn chiến thuật, bảo vệ danh dự, lòng tựtrọng của những người tham gia tố tụng và uy tín của những cơ quan bảo vệpháp luật

Như vậy, việc bám sát nghiên cứu nội dung các nguyên tắc của CTĐTHS

có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn Những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuậtđược xây dựng không những đảm bảo việc trang bị đầy đủ những tri thức cầnthiết cho cán bộ điều ra mà còn tăng cường khả năng khám phá tội phạm, làm

rõ chân lý khách quan và đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh, phòng chốngtội phạm

Trang 30

CHƯƠNG 2

CHIẾN THUẬT TỔ CHỨC, TIẾN HÀNH BIỆN PHÁP ĐIỀU

TRA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

2.1 KHÁI QUÁT VỀ THỦ THUẬT CHIẾN THUẬT VÀ CHỈ DẪN CHIẾN THUẬT

Hạt nhân của CTĐTHS là những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật và phối hợp chiến thuật Tiến hành tổng hợp những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật đó tạo thành CTTC&THBPĐT cụ thể.

2.1.1 Thủ thuật chiến thuật

2.1.1.1 Khái niệm thủ thuật chiến thuật

Thực tiễn hoạt động điều tra đã chỉ ra rằng, những thủ thuật chiến thuậtđược áp dụng hết sức đa dạng và phong phú Đó có thể là thao tác của hành vinhư những thủ thuật được áp dụng trong quá trình khám nghiệm hiện trường,trong quá trình khám xét hoặc có thể là những cử chỉ hay nói cách khác là cách

xử thế trong quá trình lấy lời khai, nhận dạng, hỏi cung v.v…Vì vậy, dưới góc

độ thực tiễn, thủ thuật chiến thuật được áp dụng trong hoạt động điều tra có thể

nói là hành vi ứng xử (thủ đoạn của hành vi) hay là cách xử thế của Điều tra viên

(có thể bằng hành vi, lời nói, điệu bộ) trong quá trình thu thập (là chủ yếu) nhằmnghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ Vậy, có thể hiểu thủ thuật chiếnthuật trong KHĐTHS như sau:

“Thủ thuật chiến thuật là hành vi ứng xử hay là cách xử thế hợp lý và có hiệu quả cao nhất của Điều tra viên trong từng tình huống điều tra cụ thể, phù hợp với những yêu cầu của pháp luật, dựa trên cơ sở những tri thức của các lĩnh vực khoa học, kinh nghiệm của thực tiễn hoạt động điều tra nhằm mụch đích tiến hành có hiệu quả biện pháp điều tra” 7

7 Giáo trình CTĐTHS, Học viện cảnh sát nhân dân, NXB Hà Nội năm 2006 Tr16

Ngày đăng: 19/12/2012, 16:40

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w