1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận “Hãy phân tích về chiến thuật khám xét chỗ ở. Nêu một tình huống mà trong đó Cơ quan điều tra tổ chức và thực hiện chiến thuật khám xét chỗ ở

10 855 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 23,36 KB

Nội dung

Mục Lục Trang Mục lục MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 2 I.Khái quát chung về hoạt động khám xét 2 1.Khái niệm 2 2.Mục đích 2 3.Chuẩn bị khám xét ………………………………………… 3 4.Tiến hành khám xét……………………………………… 3 5.Kết thúc khám xét …………………………………………… 4 II. Chiến thuật khám xét chỗ ở …………………………… 5 III. Tình huống …………………………………………… 7 KẾT LUẬN……………………………………………… 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………… 12 MỞ ĐẦU: 1 1 Chứng cứ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết một vụ án hình sự. Để thu thập chứng cứ,. . cơ quan điều tra cần thực hiện một hoạt động, đó là hoạt động khám xét. Hoạt động khám xét này cần có chiến thuật để thu thập chứng cứ một cách chính xác và đầy đủ nhất để không bỏ lọt tội phạm, tạo niềm tin đối với người dân vào pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Vì vậy, em xin chọn đề bài số 7: “Hãy phân tích về chiến thuật khám xét chỗ ở. Nêu một tình huống mà trong đó Cơ quan điều tra tổ chức và thực hiện chiến thuật khám xét chỗ ở”. NỘI DUNG: I, Khái quát về hoạt động khám xét: Khám xét là biện pháp điều tra được tiến hành bằng cách tìm tòi, lục soát cưỡng chế người, chỗ ở, địa điểm, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội; đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc phát hiện xác chết hay người đang bị truy nã, người bị bắt cóc. Mục đích của khám xét là phát hiện, thu thập những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa đối với công tác điều tra ; phát hiện, thu giữ những đồ vật, tài sản phục vụ cho việc bồi thường thiệt hại hoặc những đồ vật, tài liệu thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành ; phát hiện bọn tội phạm đang có lệnh truy nã, xác chết hoặc người bị bắt cóc. Để thực hiện được những mục đích này, chúng ta phải làm đúng theo chiến thuật khám xét gồm các bước : 1. Chuẩn bị khám xét : Hoạt động khám xét chỉ được tiến hành khi có căn cứ được quy định tại Điều 140 BLTTHS: “1. Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm 2 2 tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã ; 2. Khi cần phải thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì có thể khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm”. Vì vậy, trước khi ra quyết định khám xét, điều tra viên cần nghiên cứu kỹ những tài liệu những tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thu thập bằng các hoạt động điều tra và những tài liệu trinh sát để xác định căn cứ khám xét. Trường hợp cần thiết có thể phải tiến hành các biện pháp điều tra khác như hỏi cung bị can, lấy lời khai, để thu thập bổ sung hoặc kiểm tra những tài liệu làm căn cứ khám xét. Tiếp theo, nghiên cứu đối tượng khám xét. Việc nghiên cứu các đặc điểm của đối tượng khám xét tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan điều tra trong việc xác định phương pháp khám xét, dự kiến thành phần lực lượng cần huy động, các phương tiện cần thiết, những tình huống phức tạp có thể xảy ra khi khám xét và các biện pháp giải quyết phù hợp, Căn cứ vào tình hình tài liệu đã thu thập được, điều tra viên cần lập kế hoạch chi tiết cho cuộc khám xét. Trong bản kế hoạch phải có các nội dung sau : Xác định mục đích, yêu cầu cuộc khám xét; thời gian tiến hành khám xét; dự kiến thành phần lực lượng tiên shành và tham gia khám xét; dự kiến những phương tiện cần thiết cho cuộc khám xét; dự kiến quá trình tiến hành khám xét; dự kiến những tình huống phức tạp có thể xảy ra và các biện pháp giải quyết. 2. Tiến hành khám xét: Trước khi xuất phát, người chủ trì cần phổ biến và giải thích kế hoạch khám xét cho các thành viên trong tổ lần cuối, phân công nhiệm vụ cho từng người và kiểm tra việc chuẩn bị cụ thể của họ. Việc tiếp cận đối 3 3 tượng khám xét của các lực lượng phải nhanh chóng, phối hợp nhịp nhàng, đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ, theo đúng kế hoạch đã vạch sẵn. Khi đến địa điểm cần khám xét, lực lượng tiến hành phải nhanh chóng bước vào và triển khai các biện pháp bảo vệ an toàn cuộc khám xét, tiến hành các thủ tục tố tụng cần thiết. Nếu gặp sự chống cự, cản trở phải khắc phục ngay. Nếu đương sự và người nhà cố tình vắng mặt, bỏ trốn mà việc khám xét không thể trì hoãn thì lực lượng tiến hành khám xét tự mở cửa hoặc phá cửa để đột nhập vào. Sau khi đột nhập vào, điều tra viên cần xác định chính xác đối tượng cần khám xét. Tiếp theo, giới thiệu thành phần lực lượng khám xét và đọc lệnh khám xét. Đọc xong phải đưa cho đương sự xem lệnh khám xét và giải thích quyền và nghĩa vụ của đương sự. Trước khi khám xét, yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật có liên quan đến vụ án nếu đương sự từ chối thì thực hiện như theo kế hoạch đã vạch sẵn ra. 3. Kết thúc khám xét : Khi kết thúc khám xét, trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản. Biên bản khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm là một văn bản tố tụng, phản ánh toàn bộ diễn biến và kết quả của cuộc khám xét nên phải được lập theo như quy định tại các Điều 95, 148 BLTTHS. Cụ thể trong biên bản khám xét phải ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm tiến hành khám xét, thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc khám xét ; những đồ vật, tài liệu đã tiến hành thu giữ (cần miêu tả rõ, chính xác đặc điểm của đồ vật đề phòng trường hợp đượng sự phủ nhận, ), địa điểm và thủ đoạn cất giấu chúng; những tình tiết phức tạp xảy ra trong quá trình khám xét, thái độ của đương sự và những người có mặt tại khu vực khám xét; không được ghi nhận những nhận xét chủ quan vào biên bản. Biên bản khám xét phải được lập tại nơi tiến hành việc khám xét và phải được 4 4 đọc lại cho mọi người tham gia việc khám xét, người bị khám xét, chủ nhà, người chứng kiến nghe, cùng kí tên xác nhận và phải giao cho người bị khám xét một bản. Trong trường hợp phải thu giữ nhiều vật chứng và tài liệu có liên quan đến vụ án thì có thể lập bản thống kê kèm theo. Việc lập, thông qua, ký xác nhận bản thống kê phải theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài việc lập biên bản khám xét, sau khi khám xét xong, cần tự mình hoặc yêu cầu đối tượng và thân nhân của họ sắp xếp gọn gàng lại đồ đạc trong khu vực khám xét. Những đồ vật, tài liệu thu giữ phải được bảo quản phù hợp để đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển chúng về cơ quan điều tra. Những đồ vật cần niêm phong theo đúng thủ tục pháp luật quy định. II, Chiến thuật khám xét chỗ ở : Chỗ ở là nơi một người hay một hộ sử dụng làm nơi cư trú như nhà riêng, căn hộ của Nhà nước, tập thể cho thuê để ở; buồng trọ, phòng trọ của khách sạn đã được tư nhân thuê để ở; các phương tiện giao thông như tàu, thuyền, của cá nhân hoặc do cá nhân thuê để ở, được giao để ở. Chỗ ở còn bao gồm cả những vùng phụ cận như vườn, đất đai, các công trình vệ sinh. Khám xét chỗ ở là việc tìm tòi, lục soát toàn bộ chỗ ở, đồ vật có trong phạm vi khu vực chỗ ở và những vùng phụ cận của nó. Trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở được quy định tại các Điều 140, 141, 143 BLTTHS. Sau khi đột nhập được vào chỗ ở và tiến hành các thủ tục cần thiết, lực lượng tiến hành khám xét phải triển khai phương án bảo vệ an toàn cho cuộc khám xét và quan sát sơ bộ khu vực cần khám xét để xác định phương pháp và trình tự khám xét phù hợp. Khi khám xét chỗ ở, cần phải tiến hành tìm tòi, lục soát liên tục từ đầu đến cuối một khu vực hay một đồ vật nhằm tránh bỏ sót khu vực 5 5 hay đồ vật nào đó có tại chỗ ở. Việc vận động khi khám xét cũng phải theo một trình tự nhất định: Từ trái sang phải hay theo chiều kim đồng hồ, theo trình tự xoáy ốc, thường khám trong nhà trước, khám xét từ vật này sang vật khác, sau đó đến giữa nhà, tường nhà rồi khám ra ngoài sân, vườn và các nơi khác của chỗ ở. Để đảm bảo cho cuộc khám xét được tiến hành thuận lợi và ngăn ngừa khả năng đối tượng tiêu huỷ vật chứng của vụ án cũng như thông báo, đánh động cho các đối tượng khác, điều tra viên cần tập trung những người có mặt tại nơi khám xét tập trung lại một chỗ, giám sát chặt chẽ họ, không để họ tự ý đi lại, nói chuyện, gọi điện thoại, Những người có mặt tại nơi khám xét cần được kiểm tra, xác định họ tên, địa chỉ, quan hệ với đương sự, Nếu phát hiện được người có tên trong lệnh truy nã thì phải tiến hành bắt họ. Những người có mặt tại nơi khám xét có thể bị giữ đến khi kết thúc hoạt động này. Nếu khi đang khám xét mà có người lạ mặt đến thì cần kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của họ, yêu cầu họ giải thích nguyên nhân xuất hiện tại nơi khám xét. Khi thấy cần, có thể giữ họ lại cho đến khi kết thúc khám xét. Nguyên tắc này không áp dụng đối với những người xuất hiện ở nơi khám xét vì thực hiện công vụ của mình (bác sĩ, người đưa thư, những người có chức vụ, ). Điều tra viên cần chú ý theo dõi thái độ của người cần khám xét. Dựa vào biểu hiện thái độ của họ, có thể nhận định, phán đoán được nơi cất dấu đồ vật, tài liệu cần phát hiện, thu giữ và phải tập trung khám xét. Khi khám xét tường, nền, trần nhà, cần chú ý những dấu vết lạ hoặc mới xuất hiện. Những nơi đó có thể được thủ phạm sử dụng làm nơi cất giấu đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án. Khi xem xét các vật bằng gỗ treo trên tường thì tháo gỡ khỏi tường để mở ra hoặc dùng các phương tiện khác để thăm dò, xem xét. Khi khám tủ sách, tủ làm việc phải xem xét tỉ mỉ từng ngăn, từng buồng theo một trật tự thống nhất và xem xét 6 6 từng trang từng quyển sách. Đối với các đồ dùng, phương tiện trong nhà như tủ lạnh, vô tuyến, đài, mày giặt, bếp điện, cũng cần được xem xét, nghiên cứu cẩn trọng, đặc biệt chú ý xem xét dầu niêm phong kĩ thuật của các đồ dùng, phương tiện đó. Khi khám xét khu vực xung qung chỗ như sân, vườn, cây cối, phải chú ý quan sát để phân chia khu vực theo địa hành tự nhiên để tạo điầu kiện thuận lợi cho việc khám xét. Đặc biệt, cần sử dụng các phương tiện kĩ thuật như máy dò kim loại, mày tìm xác chết, mày dò vàng, gậy sắt để kiểm tra thận trọng từng gốc cây, giếng nước, cống rãnh, những đống nguyên vật liệu xây dựng, đống phân, đống cỏ, Ngoài ra, cũng cần xem xét kĩ lưỡng những vật bình thường khác như khúc gỗ, lốp xe đạp, xe máy, vỏ đồ hộp, chai lọ, có ở nơi khám xét. Khi tiến hành khám xét không được gây thiệt hại về tài sản của đương sự một cách không cần thiết. Đồng thời, cần tôn trọng phong tục tập quán của gia đình và địa phương nhất là khi khám xét bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Chúa, Khi phát hiện được tài liệu, vật chứng, phải cho những người tham gia, người chứng kiến, đại diện chủ nhà thấy. Chỉ cho họ thấy là đã phát hiện được tài liệu, vật chứng gì, ở đâu. Nếu tài liệu, vật chứng quan trọng thì có thể chụp ảnh tại nơi thu được cùng với đương sự sau khi khám xét xong, phải sắp xếp lại đồ đạc trong nhà như cũ, không được vứt bừa bãi. Các đồ vật, tài liệu thu giữ phải lập biên bản đúng quy định Điều 148 BLTTHS. Qua đây, chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của chiến thuật đối với việc thu thập chứng cứ, cụ thể ở đây là hoạt động khám xét chỗ ở. Nếu không vach ra chiến thuật cụ thể trước khi hành động, các cán bộ điều tra có thể bỏ xót chứng cứ, vô ý huỷ chứng cứ , hoặc có thể xảy ra cách trường hợp ngoài ý muốn khác khiến cho chứng cứ không còn. 7 7 Chính vì thế, muốn cho hoạt động khám xét chỗ ở đạt được hiệu quả cao nhất, cần phải có chiến thuật và làm đúng theo chiến thuật đã vạch sẵn ra. III, Ví dụ về tình huống : cơ quan công an đã xác định được một trong những nghi can "sát nhân máu lạnh" gây ra vụ giết người man rợ, cướp tiệm vàng Ngọc Bích ở Lục Nam (Bắc Giang) là Lê Văn Luyện (SN: 1993, HKTT: thôn Sân Đình, xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang). Khi các trinh sát ập vào nhà, nghi can này đã kịp bỏ trốn, bỏ lại một túi vàng tang vật. Ngay sau đó bố mẹ của Luyện là ông Lê Văn Miên (SN: 1969) và bà Trương Thị Thơm (SN: 1970) được triệu tập về trụ sở Công an huyện Lục Nam để điều tra, làm rõ. Được biết ông Miên, bà Thơm làm nghề bán thịt lợn. Ngay sau khi xác định nghi can, lực lượng công an đã tiến hành khám xét nhà và phát hiện thấy một số tang vật liên quan đến vụ án. Khi thấy ô tô cảnh sát đến khám xét, đã có rất đông người dân tò mò kéo đến xem. Khi PV Báo An ninh Thủ đô có mặt tại thôn Sân Đình, xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, hàng nghìn người dân vẫn vây kín khu vực ngôi nhà thủ phạm, nơi cơ quan công an đang làm các nghiệp vụ cần thiết. Ví dụ trên đã cho chúng ta thấy rõ về chiến thuật khám xét chỗ ở của Cơ quan điều tra. Nhiều cảnh sát cơ động, giao thông, công an xã, huyện… cũng đã được điều động để bảo vệ hiện trường, phục vụ cho quá trình các điều tra viên khám xét khu vườn. Đây là hành động rất cần thiết bởi bảo vệ khu vực khám xét là điều gần như quan trọng nhất. Nhờ có chiến thuật khám xét chỗ ở mà các cán bộ đã thu thập được nhiều bằng chứng quý báu phục vụ cho công tác điều tra góp phần nhằm nhanh chóng giải quyết vụ án. Mục đích của khám xét là phát hiện, thu thập những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa đối với công tác điều tra ; phát hiện, thu giữ những đồ vật, tài sản phục vụ cho việc bồi thường thiệt hại hoặc những đồ vật, 8 8 tài liệu thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành ; phát hiện bọn tội phạm đang có lệnh truy nã, xác chết hoặc người bị bắt cóc. Chính vì vậy, Cơ quan điều tra phải thực hiện đúng theo như chiến thuật khám xét mới có thể đạt được mục đích của khám xét đồng thời hoàn thành tốt công tác điều tra nói riêng và các bước tiếp theo của hoạt động tố tụng nói chung. C - KẾT LUẬN : Qua việc phân tích chiến thuật khám xét chỗ ở, chúng ta có thể thấy rõ sự cần thiết của chiến thuật đối với hoạt động khám xét chỗ ở. Do đó, cần xây dựng và hoàn thiện chiến thuật khám xét chỗ ở cũng như các chiến thuật cho các hoạt động khác nhằm thu thập chứng cứ một cách chính xác nhất. Có như vậy, sẽ hạn chế được việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án, không bỏ lọt tội phạm, tạo niềm tin đối với người dân vào pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Khoa học điều tra hình sự, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân. 2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, sửa đổi, bổ sung năm 2009. 3. Các trang web : http://dantri.com.vn/phap-luat/kham-xet-vuon-nha-vo-bi-thu-xa- phat-hien-xuong-tro-hai-cot-707146.htm. 9 9 http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130315/kham-xet-nha-bi- thu-xa-de-tim-thi-the-mot-nan-nhan.aspx. 10 10 . 7: “Hãy phân tích về chiến thuật khám xét chỗ ở. Nêu một tình huống mà trong đó Cơ quan điều tra tổ chức và thực hiện chiến thuật khám xét chỗ ở . NỘI DUNG: I, Khái quát về hoạt động khám xét: Khám. KẾT LUẬN : Qua việc phân tích chiến thuật khám xét chỗ ở, chúng ta có thể thấy rõ sự cần thiết của chiến thuật đối với hoạt động khám xét chỗ ở. Do đó, cần xây dựng và hoàn thiện chiến thuật khám. cứ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết một vụ án hình sự. Để thu thập chứng cứ,. . cơ quan điều tra cần thực hiện một hoạt động, đó là hoạt động khám xét. Hoạt động khám xét

Ngày đăng: 27/06/2015, 10:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w