1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

2 tiểu luận hãy phân tích sự hình thành và phát triển của phong trào xã hội của việt nam

14 164 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 133,5 KB

Nội dung

Phân tích, so sánh làm rõ sự giống và khác nhau giữa tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội mà em biết? Lựa chọn phong trào xã hội có thật? Phân tích sự hình thành và phát triển của phong trào xã hội của Việt Nam?

Trang 1

TIỂU LUẬN

Học viên :

Lớp :

MSHV :

ĐỀ BÀI:

Phân tích, so sánh làm rõ sự giống và khác nhau giữa tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội mà em biết? Lựa chọn phong trào

xã hội có thật? Phân tích sự hình thành và phát triển của phong trào xã hội của Việt Nam?

BÀI LÀM:

1 Khái quát chung về tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội:

Tổ chức là một tập hợp nhóm người hoặc nhiều nhóm có sự liên kết với nhau, có cùng chung mục đích hoạt động, lợi ích được hình thành trên cơ sở những điều lệ, nguyên tắc nhất định

Mỗi tổ chức dựa trên 4 yếu tố:

- Những hoạt động được định hình thường xuyên của tổ chức Ví dụ: Sinh viên trường Đại học Công đoàn được tham gia những hoạt động định kì thường xuyên diễn ra trong lớp như điểm danh, kiểm tra, đi thi, văn nghệ, thể dục thể thao,…

- Tổ chức bao gồm các hoạt động có tính hướng đến mục đích chung là bao gồm các hoạt động định kì thường xuyên để phân biệt sự khác nhau giữa các tổ chức Ví dụ: mỗi tổ chức có một mục đích riêng như: Công an (giữa gìn an ninh trật tự); Quân đội (quốc phòng an ninh); Trường học (giáo dục trí đức)

Trang 2

- Tổ chức là một hệ thống mở có sự tương tác với môi trường và phụ thuộc môi trường

- Tổ chức là một sản phẩm xã hội

Mỗi một người đều có đa tổ chức, để xác định họ thuộc về một tổ chức nào là rất khó Tổ chức có tính bất định và phức tạp Tổ chức không nhất thiết là một tập hợp người mà có thể là một hệ thống hoạt động Loại tổ chức xã hội phổ biến ở nước ta là tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội Cụ thể:

1.1 Tổ chức xã hội:

Tổ chức xã hội là những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta, được hình thành trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản của người lao động được tổ chức và hoạt động theo điều lệ hay theo các quy định của nhà nước, nhân danh tổ chức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên

Hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành không chỉ bởi các cơ quan nhà nước mà còn được hình thành bởi các tổ chức xã hội và cá nhân Là một bộ phận của hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động Các tổ chức xã hội rất đa dạng về hình thức, tên gọi, chủng loại như: Ðảng cộng Sản Việt Nam, Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Trọng tài kinh tế, Hội nhà văn, Hội nhà báo, Hội Luật gia

Các tổ chức xã hội được hiểu là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tập hợp các thành viên có chung mục đích, hoạt động theo pháp luật và điều lệ, không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên

và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội

Các tổ chức xã hội có những đặc điểm chung nhất định, phân biệt với các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế Các đặc điểm đó bao gồm:

- Các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên cùng chung một lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, cùng sở thích…

Trang 3

Yếu tố tự nguyện được thể hiện rõ nét trong việc nhân dân được quyền tự

do lựa chọn và quyết định tham gia hay không tham gia vào một tổ chức xã hội nào đó Không ai có quyền ép buộc một người nào đó phải tham gia hay không được tham gia vào các tổ chức xã hội nhất định Tuy nhiên yếu tố tự nguyện ở đây không đồng nghĩa với tự do vô tổ chức mà mỗi tổ chức xã hội đều đặt ra những tiêu chuẩn nhất định đối với người muốn trở thành thành viên của tổ chức

xã hội đó

Yếu tố tự nguyện được hiểu là việc kết nạp hay không khai trừ các thành viên của tổ chức hoàn toàn do tổ chức xã hội và những thành viên của tổ chức

đó quyết định chứ nhà nước không can thiệp cũng như không sử dụng quyền lực nhà nước để chi phối hoạt động đó

- Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, chỉ trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước

- Các tổ chức xã hội hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng

- Các tổ chức xã hội hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên

Thứ nhất, có 5 loại tổ chức xã hội ở Việt Nam là tổ chức trính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, các tổ chức tự quản và tổ chức khác

Thứ hai, Điều 104 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định pháp nhân là tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp:

"1 Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ và có hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc hội phí nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu chung của hội viên là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

2 Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình.

3 Trong trường hợp tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp chấm dứt hoạt động thì tài sản của tổ chức đó không

Trang 4

được phân chia cho các hội viên mà phải được giải quyết theo quy định của pháp luật."

Theo đó, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức

xã hội – nghề nghiệp có đặc điểm: được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ Hội viên có thể bao gồm cả cá nhân và tổ chức, tài sản của loại tổ chức này được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp tự nguyện của các hội viên hoặc hội phí, nhằm phục vụ cho nhu cầu chung của hội viên và mục đích của tổ chức

Chỉ các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thỏa mãn đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005 mới trở thành tổ chức có tư cách pháp nhân và chịu sự điều chỉnh của các Khoản 2,3 của điều luật này Pháp nhân là tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp phải chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản của mình như các pháp nhân nói chung Khoản 3 Điều 104 Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ nhằm xác định rõ tính chất độc lập trong việc gánh vác trách nhiệm dân sự của tổ chức này: có sự tách biệt rõ ràng giữa tài sản riêng của hội viên và tài sản của tổ chức; hội viên không có nghĩa vụ phải đem tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ dân sự của tổ chức Như vậy, không

có quy định đơn vị cụ thể nào được coi là tổ chức tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp

Các tổ chức xã hội có thể là chủ thể của quản lý nhà nước nhưng không phải là chủ thể mặc nhiên Các tổ chức xã hội khi tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước không được quyền nhân danh nhà nước nếu không được pháp luật quy định vì tổ chức xã hội không phải là một thành phần trong cơ cấu bộ máy nhà nước Nhà nước chỉ thừa nhận và bảo hộ sự tồn tại của các tổ chức xã hội bằng việc quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các tổ chức xã hội Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ này, các tổ chức xã hội nhân danh tổ chức mình chứ không nhân danh nhà nước, không sử dụng quyền lực nhà nước

Tuy nhiên, trong một số trường hợp do pháp luật quy định, nhà nước trao quyền cho các tổ chức xã hội, cho phép các tổ chức này được thay mặt nhà nước quản lý một số công việc nhất định, lúc này tổ chức xã hội mới được phép nhân danh nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước, các quyết định do tổ chức xã hội đưa ra mới mang tính chất quyền lực nhà nước, có tính chất bắt buộc đối với những đối tượng có liên quan

Trang 5

Ví dụ: tổ chức Công đoàn được nhà nước cho phép thực hiện hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động, hợp đồng lao động, chế

độ tuyển dụng, cho thôi việc, tiền lương

Các nhà xã hội học chỉ ra các đặc trưng sau:

Tổ chức xã hội được lập ra có chủ định và các thành viên của nó ý thức rằng

tổ chức của họ tồn tại để đạt được mục đích nhất định nào đó

Các tổ chức xã hội có tồn tại và phải có sự thể hiện cụ thể các quan hệ quyền lực xã hội và các quan hệ đó được phân bố thứ bậc trên dưới, cao thấp Tuy không giống quan hệ quyền lực trong các tổ chức nhà nước nhưng vẫn có sự phân chia thứ bậc

Tổ chức xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò Mỗi thành viên của tổ chức xã hội có vị thế xác định và được trao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định Vai trò của các thành viên tổ chức xã hội được thực hiện theo sự mong đợi của tổ chức

Theo thống kê của Bộ Nội Vụ, trên cả nước có trên 52.000 hội/hiệp hội/câu lạc bộ Nếu bao gồm các nhóm sở thích (nhóm đọc sách, chơi chim, đua xe, đi phượt, đi hỗ trợ người dân miền núi, trượt patanh, hội đồng hương/niên/ngũ ) thì con số thống kê sẽ tăng lên đáng kể Các số liệu thống kê này thể hiện đời sống Hội phong phú của Việt Nam

1.2.Tổ chức chính trị - xã hội:

Tổ chức chính trị xã hội ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa là tập hợp những người có chung mục tiêu về chính trị, có cùng đặc điểm xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng xây dựng Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh

Đó là tổ chức mang màu sắc chính trị với vai trò là đại diện của các tầng lớp trong xã hội đối với hoạt động của nhà nước cũng như đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, cơ sở của chính quyền nhân dân

Tổ chức chính trị - xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và chia thành nhiều lớp hoạt động

Theo quy định tại Điều 9 Hiến pháp năm 2013, các tổ chức chính trị - xã hội

ở Việt Nam bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội

Trang 6

Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chính Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam Đây là các tổ chức chính trị

-xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam

Tổ chức chính trị - xã hội là các tổ chức tự nguyện được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương Các tổ chức xã hội này có điều lệ hoạt động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu các thành viên thông qua

Các tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, động viên và phát huy tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của Nhân dân; Tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và đổi mới xã hội, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ

Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức chính trị - xã hội được quy định cụ thể trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật công đoàn, Luật thanh niên, Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam, Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam

1.3 So sánh tổ chức chính trị-xã hội và tổ chức xã hội cụ thể mà em biết:

LOẠI TỔ CHỨC

ĐẶC ĐIỂM Tổ chức chính trị -xã hội Tổ chức xã hội Khác

nhau

1 Khái niệm

- Là tập hợp những người

có chung mục tiêu về chính trị, có cùng đặc điểm xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng xây dựng Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh

- Là khái niệm thường dùng trong xã hội học, và

có thể được hiểu theo nghĩa hẹp hoặc rộng Theo nghĩa rộng, tổ chức

xã hội để chỉ bất kể tổ chức nào trong xã hội Theo nghĩa hẹp, thì tổ chức xã hội chính là một

Trang 7

tiểu hệ thống xã hội trong một tổ chức xã hội nào đó nhằm vào những lĩnh vực mà nhà nước không thể bao phủ được hết

Theo các nhà khoa học thì, tổ chức xã hội được coi là thành tố của cơ cấu

xã hội với 1 nghĩa là hệ thống các quan hệ xã hội, các mối liên hệ, mối liên kết các cá nhân, các nhóm xã hội nhằm thực hiện mục đích nhất định

2 Tên tổ

chức em

biết

Đoàn thanh niên cộng sản HCM là tổ chức chính trị

-xã hội lớn nhất của thanh niên Việt Nam

Câu lạc bộ Tình nguyện

(Tên Tiếng Anh: Hanoi Volunteer Club) Là tổ chức cộng đồng của thanh niên thủ đô với nhiệm vụ trọng tâm là các hoạt động tình nguyện

2 Con

đường

hình

thành

- Chính thức

- Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện

- Có thể chính thức hoặc không chính thức, được thành lập trên cơ sở quyền tự do lập hội của công dân (điều 69, Hiến Pháp 92)

Trang 8

- Câu lạc bộ Tình nguyện viên Thủ đô được thành lập theo quyết định số 56bQĐ/SVHN ngày 26 tháng 5 năm 2013 của Hội sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội

3 Mục

đích

Quản lý lực lượng thanh niên đông đảo

Đáp ứng nhu cầu hoạt động tình nguyện của sinh viên Thủ đô; đồng thời phục vụ các nhiệm

vụ của Hội Sinh viên Thành phố

4 Cơ cấu

tổ chức

Xuất hiện trong sơ đồ cơ cấu tổ chức

Có khoảng 6,1 triệu Đoàn viên (2007)

Cơ quan lãnh đạo cao nhất

là Đại hội Đại biểu toàn quốc Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội Đại biểu hoặc Đại hội Đoàn viên ở cấp đó Giữa hai kỳ Đại hội cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra Giữa

2 kỳ họp Ban Chấp hành,

cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban chấp hành cùng cấp bầu ra

Hệ thống tổ chức của Đoàn

Không hoặc có thể xuất hiện trong sơ đồ cơ cấu

tổ chức;

Số thành viên chính thức:

350 TNV

Cơ cấu tổ chức gồm: Ban chủ nhiệm, 3 trưởng ban

và 3 phó ban Phong trào, ban Truyền thông – dự

án, ban Tổ chức cùng 10

ủy viên và các tình nguyện viên khác

Địa bàn hoạt động: Hà Nội và các tỉnh lân cận

Trang 9

được tổ chức từ Trung ương xuống cơ sở

Cấp cơ sở gồm Đoàn cơ sở

và Chi đoàn cơ sở Cấp Huyện và tương đương Cấp Tỉnh và tương đương Cấp Trung ương

5 Địa chỉ T.Ư Đoàn - 62 Bà Triệu,

Hoàn Kiếm, Hà Nội

Hội Sinh viên Việt Nam

TP Hà Nội (14A, Phan

Chu Trinh, Hoàn Kiếm,

Hà Nội)

6 Các

hoạt

động

Khắp các Tỉnh thành, các trường Đại học, các công ty Việt Nam, đều có cơ sở Đoàn Hằng năm, Đoàn TNCS tổ chức chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh

và nhiều hoạt động cụ thể khác Kết nạp, phát triển, quản lý Đoàn viên; Triển khai hai phong trào lớn là:

"5 xung kích phát triển kinh

tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc" và "4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp"

Các hành trình du khảo tìm hiểu về văn hóa, cội nguồn dân tộc: “Hành trình Xuân cao nguyên đá”, “Trẩy hội Bính Thân 2016”,…

Hoạt động tình nguyện

hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn:

“Xuân khát vọng 2016”, Tạo môi trường học hỏi, năng động, điều kiện để thanh niên giao lưu, gặp

gỡ, chia sẻ với nhau cũng như các kĩ năng sống cho các bạn sinh viên thủ đô yêu thích tình nguyện: “Hè Thái Bình – Hành trình tuổi 20”,…

Trang 10

Triển khai các dự án tình nguyện, phát triển cộng đồng

7 Nguồn

lực

Hoạt động bằng ngân sách nhà nước

Hoạt động bằng thu phí,

lệ phí nội bộ tổ chức để duy trì hoạt động

8 Cơ sở

hình thành

Thường là quyền lực chính trị, giai cấp đáp ứng những nhu cầu mà cá nhân không đáp ứng được

Trên cơ sở tự nguyện, cơ

sở cùng có lợi

Giống nhau

- Đều được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên cùng chung một lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, cùng sở thích…

- Đều có quy mô, số lượng người nhất định.; có thủ tục

và điều kiện tham gia

- Đều có sứ mệnh, tầm nhìn, mục đích và các hoạt động cũng như thành tích đạt được; có trụ sở liên lạc,…

- Đều nhân danh chính tổ chức mình để tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, chỉ trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước

- Đều hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật

và theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng

- Đều hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên

2 Phong trào xã hội:

Ngày đăng: 12/09/2018, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w