Phân tích, so sánh, làm rõ sự giống và khác nhau giữa tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội mà anh (chị) biết. Lựa chọn phong trào có thật, phân tích sự hình thành và phát triển của phong trào xã hội ở Việt Nam?
Trang 1Họ và tên học viên:
Lớp:
Môn:
Đề bài: Phân tích, so sánh làm rõ sự giống và khác nhau giữa tổ chức chính trị
-xã hội và tổ chức -xã hội mà em biết? Lựa chọn phong trào có thật, phân tích sự hình thành và phát triển của phong trào xã hội Việt Nam
Bài làm
* Phân tích, so sánh làm rõ sự giống và khác nhau giữa tổ chức chính trị
-xã hội và tổ chức -xã hội mà em biết:
1 Tổ chức xã hội:
Tổ chức xã hội là những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta, được hình thành trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản của người lao động được tổ chức và hoạt động theo điều lệ hay theo các quy định của nhà nước, nhân danh
tổ chức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên
Hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành không chỉ bởi các cơ quan nhà nước
mà còn được hình thành bởi các tổ chức xã hội và cá nhân Là một bộ phận của
hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động Các tổ chức xã hội rất đa dạng về hình thức, tên gọi, chủng loại như: Ðảng cộng Sản Việt Nam, Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Trọng tài kinh tế, Hội nhà văn, Hội nhà báo, Hội Luật gia
Trong đời sống xã hội, các tổ chức xã hội là chổ dựa của nhà nước nhằm tuyên truyền, giáo dục quần chúng thực hiện các nhiệm vụ quản lý Các tổ chức xã hội
có những đặc điểm phân biệt với các cơ quan nhà nước
2 Tổ chức Chính trị - xã hội: Ðây là các tổ chức tự nguyện được tổ chức và
hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có hệ thống tổ chức từ trung ương
Trang 2đến cơ sở Các tổ chức xã hội này có điều lệ hoạt động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu các thành viên thông qua Bao gồm các tổ chức như: Ðảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam…
So sánh cụ thể Tổ chức Công đoàn và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
STT Tiêu chí Đoàn Thanh niên Hội Liên hiệp Thanh niên
Giống nhau - Là một tổ chức có đầy đủ các đặc điểm của tổ chức độc lập.
- Tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hướng tới mục đích phát triển xã hội
- Tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tập trung dân chủ
- Cơ quan lãnh đạo các cấp của tổ chức đều do bầu cử lập ra
1 Khái niệm Là tổ chức chính trị - xã
hội của giai cấp công nhân
và người lao động, tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân, đại diện và bảo
vệ các quyền, lợi ích hợp
Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam là tổ
chức chính trị - xã hội trong
hệ thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển
Trang 3pháp, chính đáng của người lao động, có chất quần chúng và tính chất giai cấp công nhân
của phụ nữ và bình đẳng giới
Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên đoàn phụ nữ Dân chủ quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ
nữ ASEAN
2 Chức năng Công đoàn Việt Nam có
tính chất quần chúng và tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và có 3 chức năng sau:
- Chức năng thứ nhất, đại
diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ.
- Chức năng thứ hai, tham gia quản lư Nhà nước, quản lư kinh tế - xă hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của
cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế.
- Chức năng thứ ba, giáo dục, động viên CNVCLĐ phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa
- Đại diện chăm lo, bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước;
- Đoàn kết, vận động, phụ
nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới
Trang 4vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
3 Nhiệm vụ - Tuyên truyền đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn
- Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết và chủ trương công tác của Công đoàn các cấp Tham gia với các cấp ủy Đảng, cơ quan nhà nước các chủ trương phát triển kinh tế xã hội và các vấn đề liên quan đến việc làm, đời sống của CNVC-LĐ
- Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước
- Vận động đoàn viên CNVCLĐ tham gia các hoạt động xã hội, hướng dẫn các hình thức, biện pháp chăm
lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, đấu tranh tiêu cực,
- Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Vận động các tầng lớp phụ
nữ chủ động, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; vận động,
hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ;
- Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp
Trang 5tham nhũng và các tệ nạn xã hội
- Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, giải quyết kiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động giữa người lao động và giới chủ
- Thực hiện công tác phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh
pháp, chính đáng của phụ
nữ, gia đình và trẻ em;
- Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh;
- Đoàn kết, hợp tác với phụ
nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực
và thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình
4 Hệ thống tổ
chức
Công đoàn Việt Nam tổ chức theo ngành nghề và địa phương gồm 4 cấp cơ bản:
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam;
- Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, công đoàn ngành nghề toàn quốc;
- Công đoàn ngành nghề địa phương, Liên đoàn lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và cấp tương đương;
- Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn
Hệ thống tổ chức gồm 4 cấp:
1 Trung ương
2 Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương (gọi chung là cấp tỉnh)
3 Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnhvà tương đương (gọi chung là cấp huyện)
4 Xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi là cấp cơ
sở).
Cơ quan lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp
do bầu cử lập ra
Trang 6Về cơ cấu, công đoàn
có tổ chức chặt chẽ và được phân cấp để hoạt động trong phạm vi toàn quốc Cơ quan lãnh đạo các cấp của công đoàn đều do bầu cử lập ra
và cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp là Ðại hội công đoàn cấp đó Giữa hai
kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo
là Ban chấp hành công đoàn
do đại hội bầu ra
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên của cấp đó
Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp tổ chức 5 năm một lần
5 Nguyên tắc
tổ chức và
hoạt động
Nguyên tắc hoạt động Công đoàn là: Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, Đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng và mối liên hệ mật thiết với quần chúng Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, liên hiệp, thống nhất hành động
Như vậy, có thể nhận thấy rõ rằng trong hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò vừa là trung tâm đoàn kết, tập hợp đông đảo các lực lượng quần chúng nhân dân (tính chất xã hội), đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các thành viên vừa thực hiện vai trò nền tảng chính trị của chính quyền nhân dân, tổ chức động viên nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước So với các tổ chức xã hội khác, vai trò này của các tổ chức chính trị - xã hội có tính trực tiếp
Trang 7hơn trong việc phục vụ sự nghiệp cách mạng theo đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Trong hệ thống chính trị - xã hội ngày nay, các tổ chức xã hội đóng vai trò năng động tích cực hơn so với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung Các tổ chức
xã hội không phải là kênh biệt lập với hệ thống chính trị mà ngày càng tham gia mạnh mẽ, tác động lớn lao đến kết quả hoạt động của hệ thống chính trị Vì thế
có thể quan niệm rằng hệ thống xã hội là hệ thống phản hồi với hệ thống chính trị, giám sát hoạt động của hệ thống chính trị Nếu nhìn từ góc độ nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa thì cả hai hệ thống chính trị và hệ thống các tổ chức xã hội đều
là những kênh thực hiện quyền lực nhân dân Hệ thống chính trị tác động đến xã hội trên cơ sở quyền lực giai cấp - xã hội, đảm bảo sự định hướng và dẫn dắt, điều hành sự phát triển của cả xã hội Do đó, hệ thống chính trị đảm bảo tính thống nhất của ý chí, nguyện vọng và quyền lực nhân dân Hệ thống xã hội đảm bảo tính nhân bản và tính đa dạng của đời sống xã hội Hệ thống xã hội không phải là hệ thống thụ động chịu sự tác động của hệ thống chính trị, phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống chính trị mà cũng có vai trò, trách nhiệm chung với sự phát triển toàn diện của đất nước Cả hai hệ thống đó không thể thiếu vắng và thay thế vai trò cho nhau Nếu hệ thống này không tốt thì tất yếu dẫn đến sự bấp cập của hệ thống kia và ngược lại Vì vậy, cả hai hệ thống chính trị và hệ thống
xã hội hòa hợp thành thể thống nhất được gọi là hệ thống chính trị - xã hội Tuy nhiên, điểm cần chú ý trong mối liên hệ biện chứng giữa hai hệ thống này là nếu
hệ thống chính trị không có mục đích tự thân thì ngược lại hệ thống xã hội trong khi hoạt động vì mục tiêu cho chính hệ thống mình (mang tính xã hội) có nhu cầu và mong muốn tác động đến hệ thống chính trị một cách tự nhiên Thành ra,
dù khác nhau về phương thức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động nhưng nhìn tổng thể mục tiêu của cả hai hệ thống cuối cùng đều thống nhất ở chỗ vì con người, vì một xã hội tốt đẹp
Điều có ý nghĩa quan trọng có thể rút ra qua những phân tích trên đây là vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội đối với sự hình thành và phát triển của toàn bộ hệ thống chính trị - xã hội của đất nước đã tạo cơ
Trang 8sở khách quan cho các hoạt động tham gia hay phản hồi của các tổ chức này đến
hệ thống chính trị: Đảng và Nhà nước Đó có thể là các loại hoạt động khác nhau như tư vấn, giám định, phản biện xã hội
* Lựa chọn phong trào xã hội có thật, phân tích sự hình thành và phát triển của phong trào xã hội ở Việt Nam:
Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ CNVC-LĐ
Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ CNVC-LĐ được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động năm 1989, đây là phong trào mang tính đặc thù về giới nhằm phát huy được vai trò, tiềm năng to lớn của
nữ CNVCLĐ trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng gia đình no ấm -bình đẳng - tiến bộ - hạnh phúc, góp phần phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu bình đẳng giới
1 Mục tiêu của phong trào:
- Vì sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, động viên nữ
CNVC-LĐ phát huy tiềm năng, trí tuệ, lao động giỏi, lao động sáng tạo, góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước
- Xây dựng người nữ CNVC-LĐ có lòng yêu nước, có tri thức, có sức khỏe, năng động, sáng tạo, có lòng nhân hậu, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng
- Tập hợp đông đảo nữ CNVC-LĐở các thành phần kinh tế tham gia phong trào, góp phần xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh
2 Nội dung của phong trào:
Trang 9- Thi đua lao động và công tác giỏi, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với năng suất, chất lượng và hiệu quả
- Tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế đất nước
- Tổ chức tốt cuộc sống gia đình, nuôi dạy con ngoan học giỏi, thực hiện tồt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, xây dựng tình yêu lành mạnh, xây dựng gia đình no ấm,bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc Tích cực tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội HIV/AIDS
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng
3 Tiêu chuẩn thi đua đạt danh hiệu “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”:
3.1 Nữ CNVC-LĐ khu vực Hành chính sự nghiệp, Doanh nghiệp nhà nước:
- Hàng năm có đăng ký tham gia phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”
- Đạt danh hiệu lao động tiên tiến hàng năm
- Gia đình được địa phương nơi sinh sống công nhận là “Gia đình văn hóa” Ở địa phương nào không tổ chức bình chọn gia đình văn hóa thì xét vế “Đảm việc nhà theo tiêu chí sau:
+ Thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình
+ Xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con ngoan học giỏi
+ Trong gia đình không có thành viên liên quan đến các tệ nạn xã hội
3.2 Nữ CNLĐ khu vực ngoài nhà nước:
- Hàng năm có đăng ký tham gia phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất chất lượng cao
- Chấp hành tốt nội quy đơn vị, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước
Trang 10- Tham gia tích cực các phong trào do công đoàn tổ chức.
- Tích cực học tập nâng cao trình độ
- Có lối sống lành mạnh
Lưu ý: Danh hiệu thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” vẫn được xét tặng cho các đối tượng sau:
- Nữ CNVC-LĐ nghỉ sinh con trong tiêu chuẩn (con thứ nhất và con thứ hai) Trước và sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo chế độ vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, gia đình hạnh phúc
- Nữ thanh niên hoặc nữ CNVC-LĐ chưa lập gia đình: Đạt danh hiệu lao động tiên tiến và là người con hiếu thảo, chăm lo tốt cha mẹ, là người chị, người em trong gia đình
4 Tổ chức phát động phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”
Trên cơ sở mục tiêu, nội dung và tiêu chuẩn thi đua do công đoàn cấp trên định hướng, Ban chấp hành CĐCS tiến hành xây dựng các tiêu chí thi đua phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị
Tổ chức phát động phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ CNVC-LĐ vào dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) và vận động, hướng dẫn chị em đăng ký tham gia
Hàng năm tổ chức bình chọn, tổng khen thưởng các cá nhân đạt danh hiệu thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” CĐCS ra quyết định công nhận và ký giấy chứng nhận các chị đạt danh hiệu
Đây là một trong những phong trào thường xuyên của tổ chức công đoàn trong công tác vận động nữ CNVC-LĐ và phong trào này cũng trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá kết quả hoạt động hàng năm của các cấp công đoàn
Gần 30 năm hình thành và phát triển, phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" ngày càng khẳng định được ý nghĩa to lớn khi đáp ứng được những yêu cầu bức xúc mà lịch sử đặt ra đối với nữ CNVCLĐ trong thời kỳ đổi mới