1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

10 tiểu luận tổ chức xã hội và tổ chức xã hội và tổ chức chính trị xã hội

20 708 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 95 KB

Nội dung

Phân tích, so sánh, làm rõ sự giống và khác nhau giữa tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội mà anh (chị) biết. Lựa chọn phong trào có thật, phân tích sự hình thành và phát triển của phong trào xã hội ở Việt Nam?

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ PHONG TRÀO XÃ HỘI

Họ và tên học viên:

Lớp:

Trang 2

I Tổ chức xã hội và tổ chức chính trị - xã hội

1 Khái quát chung về tổ chức xã hội

Tổ chức xã hội là những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta, được hình thành trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản của người lao động được tổ chức và hoạt động theo điều lệ hay theo các quy định của nhà nước, nhân danh tổ chức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên

Hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành không chỉ bởi các cơ quan nhà nước mà còn được hình thành bởi các tổ chức xã hội và cá nhân Là một bộ phận của hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động Các tổ chức xã hội rất đa dạng

về hình thức, tên gọi, chủng loại như: Ðảng cộng Sản Việt Nam, Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Trọng tài kinh tế, Hội nhà văn, Hội nhà báo, Hội Luật gia

Các tổ chức xã hội được hiểu là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tập hợp các thành viên có chung mục đích, hoạt động theo pháp luật và điều lệ, không vì lợi

Trang 3

nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội

Các tổ chức xã hội có những đặc điểm chung nhất định, phân biệt với các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế Các đặc điểm đó bao gồm:

- Các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên cùng chung một lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, cùng sở thích…

Yếu tố tự nguyện được thể hiện rõ nét trong việc nhân dân được quyền tự do lựa chọn và quyết định tham gia hay không tham gia vào một tổ chức xã hội nào đó Không ai

có quyền ép buộc một người nào đó phải tham gia hay không được tham gia vào các tổ chức xã hội nhất định Tuy nhiên yếu tố tự nguyện ở đây không đồng nghĩa với tự

do vô tổ chức mà mỗi tổ chức xã hội đều đặt ra những tiêu chuẩn nhất định đối với người muốn trở thành thành viên của tổ chức xã hội đó

Yếu tố tự nguyện được hiểu là việc kết nạp hay không khai trừ các thành viên của tổ chức hoàn toàn do tổ chức xã hội

và những thành viên của tổ chức đó quyết định chứ nhà nước không can thiệp cũng như không sử dụng quyền lực nhà nước để chi phối hoạt động đó

- Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, chỉ trong trường

Trang 4

hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước

- Các tổ chức xã hội hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng

- Các tổ chức xã hội hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên

Thứ nhất, có 5 loại tổ chức xã hội ở Việt Nam là tổ chức trính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, các tổ chức tự quản và tổ chức khác

Thứ hai, Điều 104 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định pháp nhân là tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp:

"1 Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,

tổ chức xã hội - nghề nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ và có hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc hội phí nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu chung của hội viên là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

2 Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,

tổ chức xã hội - nghề nghiệp chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình.

Trang 5

3 Trong trường hợp tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp chấm dứt hoạt động thì tài sản của tổ chức đó không được phân chia cho các hội viên mà phải được giải quyết theo quy định của pháp luật."

Theo đó, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có đặc điểm: được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ Hội viên có thể bao gồm cả cá nhân và tổ chức, tài sản của loại tổ chức này được hình thành chủ yếu

từ sự đóng góp tự nguyện của các hội viên hoặc hội phí, nhằm phục vụ cho nhu cầu chung của hội viên và mục đích của tổ chức

Chỉ các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thỏa mãn đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự năm

2005 mới trở thành tổ chức có tư cách pháp nhân và chịu

sự điều chỉnh của các Khoản 2,3 của điều luật này Pháp nhân là tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp phải chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản của mình như các pháp nhân nói chung Khoản 3 Điều 104 Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ nhằm xác định rõ tính chất độc lập trong việc gánh vác trách nhiệm dân sự của tổ chức này: có sự tách biệt rõ ràng giữa tài sản riêng của hội viên và tài sản của tổ chức; hội

Trang 6

viên không có nghĩa vụ phải đem tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ dân sự của tổ chức Như vậy, không có quy định đơn vị cụ thể nào được coi là tổ chức tổ chức chính trị

xã hội - nghề nghiệp

Các tổ chức xã hội có thể là chủ thể của quản lý nhà nước nhưng không phải là chủ thể mặc nhiên Các tổ chức xã hội khi tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước không được quyền nhân danh nhà nước nếu không được pháp luật quy định vì tổ chức xã hội không phải là một thành phần trong cơ cấu bộ máy nhà nước Nhà nước chỉ thừa nhận và bảo hộ sự tồn tại của các tổ chức xã hội bằng việc quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các tổ chức xã hội Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ này, các

tổ chức xã hội nhân danh tổ chức mình chứ không nhân danh nhà nước, không sử dụng quyền lực nhà nước

Tuy nhiên, trong một số trường hợp do pháp luật quy định, nhà nước trao quyền cho các tổ chức xã hội, cho phép các

tổ chức này được thay mặt nhà nước quản lý một số công việc nhất định, lúc này tổ chức xã hội mới được phép nhân danh nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước, các quyết định do tổ chức xã hội đưa ra mới mang tính chất quyền lực nhà nước, có tính chất bắt buộc đối với những đối tượng có liên quan

Ví dụ: tổ chức Công đoàn được nhà nước cho phép thực hiện hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo

Trang 7

hộ lao động, hợp đồng lao động, chế độ tuyển dụng, cho thôi việc, tiền lương

2 Khái quát chung về tố chức chính trị- xã hội

Tổ chức chính trị xã hội ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa

là tập hợp những người có chung mục tiêu về chính trị, có cùng đặc điểm xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng xây dựng Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh

Đó là tổ chức mang màu sắc chính trị với vai trò là đại diện của các tầng lớp trong xã hội đối với hoạt động của nhà nước cũng như đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, cơ sở của chính quyền nhân dân

Tổ chức chính trị - xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và chia thành nhiều lớp hoạt động

Theo quy định tại Điều 9 Hiến pháp năm 2013, các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chính Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam Đây là các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trang 8

Tổ chức chính trị - xã hội là các tổ chức tự nguyện được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có

hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương Các tổ chức xã hội này có điều lệ hoạt động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu các thành viên thông qua

Các tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, động viên và phát huy tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của Nhân dân; Tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và đổi mới xã hội, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức chính trị

-xã hội được quy định cụ thể trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật công đoàn, Luật thanh niên, Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam, Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam

3 So sánh tổ chức xã hội và tổ chức chính trị- xã hội

Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng, tổ chức xã hội

và tổ chức chính trị - xã hội có nhiều điểm giống và khác nhau

Trang 9

Tổ chức chính trị - xã hội là một loại tổ chức xã hội Bởi vậy nó cũng mang những đặc điểm chung của tổ chức xã hội như:

- Đều được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên cùng chung một lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, cùng sở thích…

- Đều nhân danh chính tổ chức mình để tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, chỉ trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước

- Đều hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng

- Đều hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên

Bên cạnh đó, giữa hai tổ chức cũng có sự khác biệt, Cụ thể:

Tổ chức xã hội Tổ chức chính trị

-xã hội Tính chất Tổ chức xã hội thể

hiện tính xã hội của

tổ chức

Tổ chức chính trị

-xã hội thống nhất giữa hai mặt chính trị

và xã hội

Có thể không phải là cấp hành chính

Ví dụ: Thôn, tổ dân phố không phải là

Là cấp hành chính

Trang 10

một cấp hành chính

mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú

Phân loại Gồm 5 tổ chức:

- Tổ chức chính trị

Tổ chức chính trị

-xã hội

Tổ chức chính trị

-xã hội nghề nghiệp

- Các tổ chức tự quản

- Tổ chức khác

Gồm 6 tổ chức:

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Công đoàn Việt Nam

- Hội Nông dân Việt Nam

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chính Minh

- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

chiến binh Việt Nam Bản chất Không trực tiếp thực

hiện các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước

Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước

Vai trò và

Nhiệm vụ

Nhân danh tổ chức mình khi tham gia vào quản lý nhà

Vừa tham gia quản

lý phát triển xã hội, vừa phải bảo vệ lợi

Trang 11

nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên

Tổ chức xã hội có một vai trò quan trọng trong việc đòi hỏi và thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân của mình thông qua giám sát

và phản biện chính sách

ích chính đáng của các thành viên, vừa giám sát, vừa vận động đoàn kết giúp nhau chấp hành tốt đường lối của Đảng, luật pháp và chính sách của Nhà nước

Hệ thống

tổ chức

Một số tổ chức xã hội không được tổ

chức từ trung ương

đến địa phương

Ví dụ như: Đoàn Luật

sư là một tổ chức xã

hội – nghề nghiệp

không được tổ chức

từ trung ương đến địa

phương

Từ trung ương đến địa phương

Hội viên Hội viên có thể bao

gồm cả cá nhân và tổ

Hội viên chỉ bao gồm các cá nhân

Trang 12

chức Ngân sách Từ ngân sách của Nhà

nước, sự đóng góp

của các thành viên

trong tổ chức

Ngân sách nhà nước

hỗ trợ cho các tổ chức

chính trị - xã hội nghề

nghiệp, tổ chức xã

hội, tổ chức xã hội

-nghề nghiệp trên cơ

sở các nguồn thu tự

bảo đảm hoạt động

của các tổ chức này

theo chế độ chi tiêu

tài chính hiện hành và

khả năng của ngân

sách nhà nước các cấp

hàng năm

Một phần từ ngân sách Nhà nước và một phần từ sự đóng góp của các thành viên trong tổ chức

Ví dụ: cá nhân tham gia vào tổ chức công đoàn phải đóng phí Công đoàn Bên cạnh

đó, Nhà nước cũng cấp ngân sách để chi cho các hoạt động của tỏ chức này

II Phong trào xã hội.

1 Khái quát chung về phong trào xã hội

Phong trào xã hội là sự vận động, chuyển động, huy động của một số người làm thúc đẩy sự thay đổi hoặc cản trở sự thay đổi (trật tự xã hội, văn hóa,…) trong xã hội Phong trào xã hội xuất hiện khi có vấn đề bức xúc trong xã hội

Nó thực chất phải được thực hiện từ dưới lên trên, do

Trang 13

chính người dân tham gia phát hiện và động chạm trực tiếp đến tất cả mọi người Thủ lĩnh của phong trào thường mãi mới xuất hiện mà không xuất hiện từ ban đầu Bộ máy của phong trào xã hội là tổ chức xã hội dân sự

Phong trào xã hội giải quyết vấn đề xã hội trực tiếp với mục tiêu rõ ràng Câu khẩu hiệu của phong trào xã hội thì

cụ thể nên có khả năng huy động lực lượng nhanh, mạnh Kinh phí cho hoạt động của phong trào thường là do tự giác, tự nguyện đóng góp, huy động nguồn lực từ người tham gia, người ủng hộ

Điều này thể hiện sự khác biệt của phong trào xã hội với phong trào chính trị - xã hội Phong trào chính trị - xã hội được thực hiện từ trên xuống dưới Thủ lĩnh của phong trào thường là tổ chức chính trị - xã hội và sự tham gia của

cả hệ thống chính trị, đằng sau là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Kinh phí hoạt động được lấy chủ yếu

từ nguồn ngân sách Nhà nước Tính tự nguyện tham gia vì mục đích có lợi ít

Thực tế ở Việt Nam hiện nay, chỉ có khoảng 10% làm việc trong khu vực Nhà nước Bởi vậy, các phong trào chính trị

- xã hội của nhóm này bị trượt ra khỏi xã hội, không hướng đến toàn bộ cộng đồng

Bản chất của phong trào chính trị - xã hội chủ yếu vì mục tiêu chính trị, với nòng cốt là tổ chức chính trị - xã hội bộ máy quan liêu, bộ máy nhiệm sở

Điều quan trọng là phong trào chính trị - xã hội dó giải quyết vấn đề gì thì chưa được thể hiện rõ, chưa thể hiện

Trang 14

được tính bức xúc trong vấn đề xã hội Các khẩu hiệu đưa

ra thường chung chung, mơ hồ, trừu tượng

Trong khi đó, phong trào xã hội chính là những biểu hiện

cho sự truyền tải ý tưởng và tư tưởng Phong trào xã hội

không đơn thuần là một phong trào chính trị, đó có thể

là phong trào nghệ thuật, phong trào tôn giáo, phong trào

khoa học – công nghệ, phong trào chống phân biệt đối

xử… góp phần làm thay đổi diện mạo xã hội.

Phong trào xã hội trải qua các giai đoạn:

Giai đoạn 1: phát hiện vấn đề xã hội nảy sinh Vấn đề này chưa có thủ lĩnh

Giai đoạn 2: xuất hiện thủ lĩnh

Giai đoạn 3: hình thành tổ chức xã hội có người đứng đầu,

có bộ phận liên lạc, khẩu hiệu,…

2 Sự hình thành và phát triển của một phong trào xã hội cụ thể ở Việt Nam.

Phong trào “Tôi Đồng Ý”, vận động đòi quyền hôn nhân bình đẳng cho người đồng tính, trong năm 2013, 2014 đã gây một tiếng vang lớn trong cả nước

Vào những năm 60, 70 của thế kỷ 20, một phong trào kì dị chưa từng có trong lịch sử loài người đã diễn ra ở California, phong trào đòi quyền bình đẳng cho người đồng tính, do Harvey Milk lãnh đạo

Trong nhiều thế kỷ, trải qua suốt đêm trường Trung Cổ, đồng tính bị coi như một tội lỗi ở phương Tây Bước vào thời Khai Sáng, dù đồng tính không bị coi là tội lỗi nữa nhưng số đông loài người vẫn giữ một thái độ kỳ thị với

Ngày đăng: 12/09/2018, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w