1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quyền sở hữu tài sản của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội

20 299 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 3,2 MB

Nội dung

Trang 1

QUYEN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA CÁC TÔ CHỨC CHINH TRI, TO CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

TS Phùng Trung Lập (Trường Đại học Luật Hà Nội) I KHÁI NIỆM TỎ CHỨC CHÍNH TRỊ, TƠ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ

HỘI

Trong một quốc gia nhất định, luôn tổn tại những tổ chức thuộc mọi lĩnh vực khác nhau: Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tôn giáo, tổ chức của những

nghiệp đoàn Sự xuất hiện các tổ chức trong một xã hội nhất định như một tắt

yếu khách quan nhằm đáp ứng những nhu cầu, và thậm chí sự hình thành các tổ

chức còn là đòi hỏi của xã hội đề giải quyết van đề xã hội, vấn đề lịch sử Ở Việt Nam, đưới chế độ xã hội chủ nghĩa các tơ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được hình thành và phát triển như một thực thể của các quan hệ xã hội Với tư cách là một thực thể trong các quan hệ xã hội, do vậy các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam có tư cách chủ thể trong các quan

hệ xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và do nhiều ngành luật điều chỉnh Bộ

luật dân sự năm 1995 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, qui định

sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tại các Điều từ 214 đến

Điều 216, Bộ luật dân sự năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ

Trang 2

tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp Là chủ thể của bất kỳ quan hệ xã hội thuộc bắt kỳ lĩnh vực nào thì tổ chức chính trị, tơ chức chính trị - xã hơi đó phải được xác định về tên gọi, mục đích được thành lập, phạm vi hoạt động, tôn chỉ và mục đích hoạt động (thoả mãn các điều kiện của chủ thể trong quan hệ xã hội và pháp luật)

Trong bài viết này, chúng tôi tập trung nghiên cứu tư cách chủ thể của các tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội gồm Cơng đồn Việt Nam và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bài viết này tập trung phân tích làm sáng tỏ bản chất của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tư cách chủ thể của các tổ chức này trong quan hệ về quyền sở hữu tài sản, tư cách của tổ chức là chủ sở hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu, được Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam điều chỉnh

1 Đảng Cộng sản Việt Nam là tơ chức chính trị

Trang 3

giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật"

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, theo Điều lệ Cơng đồn thì "Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là tơ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức và những người lao động trong các thành phần kinh tế, các đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, phan đấu xây dựng nước Việt Nam, dân chủ và giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động"

Theo các qui định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ Cơng đồn Việt Nam và Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thì các tổ chức chính trị, tỏ chức chính trị - xã hội này là thực thể của quan hệ xã hội về mọi lĩnh vực, do vậy cũng tương tự như các tô chức khác, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là một thé thống nhát về tô chức và tồn tại độc lập về mặt chủ thể Cơ cấu tổ chức của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội luôn chặt chẽ ở cơ chế điều hành, cơ chế kết nạp thành viên và cương lĩnh, mục tiêu hoạt động ln ln bảo đảm tính thống nhất và phục tùng của cơ quan lãnh đạo cao nhất Tính thống nhất về cơ cấu, tổ chức, về mục đích hoạt động của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có những nét đặc thù, khác biệt so với các tổ

chức kinh tế và tổ chức xã hội khác

Đảng Cộng sản Việt Nam là một tơ chức chính trị, do Vậy sự thống nhất ý chí và mục đích hoạt động trong Đảng luôn luôn được coi trọng Sự thống nhất đó được khẳng định trên thực tiễn như:

- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;

Trang 4

- Kết hợp sức mạnh dân tộc, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế Về cơ cấu tổ chức, Đảng Cộng sản Việt Nam ln thể hiện tính thống nhất từ Trung ương đến cơ sở

2 Tổ chức chính trị - xã hội là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự a Cơng đồn Việt Nam là tơ chức chính trị - xã hội

Theo qui định tại khoản l, Điều 1 Luật Cơng đồn Việt Nam, "Cơng đồn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động" Cơng đồn Việt Nam có hai tính chất là tính giai cấp và tính quần chúng, do vậy Cơng đồn hoạt động theo nguyên tắc tập trung đân chủ, nguyên tắc tổ chức của giai cấp công nhân Việt Nam Mối quan hệ giữa cơng đồn Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở những hoạt động của Cơng đồn khơng thể thiếu sự lãnh đạo của Đảng Đảng lãnh đạo Cơng đồn bằng đường lối, bằng chủ trương Cơng đồn với chức năng của mình triển khai đường lối, chủ trương của Đáng thành chương trình cơng tác của tổ chức mình

Cơng đồn cịn có mối quan hệ với Nhà nước, Nhà nước luôn tạo điều kiện cho Cơng đồn hoạt động có hiệu quả nhất về điều kiện vật chất, ban hành

các văn bản pháp luật dé tạo ra hành lang pháp lý cho Cơng đồn hoạt động Giữa Cơng đồn và Nhà nước khơng có sự đối lập Với những tính chất nêu trên, vị trí của Cơng đồn Việt Nam là chủ thể trong quan hệ xã hội, là mối quan hệ của tổ chức công đoàn với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, xã hội Cơng đồn là tổ chức của giai cấp công nhân, là thành viên trong hệ thống chính trị - xã hội, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện đội ngũ công nhân viên chức và lao động

Trang 5

sử dụng các tài sản và chịu trách nhiệm trước Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và trước pháp luật về việc sử dụng và quản lý các tài sản đó" Như vậy, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội có tư cách chủ thể trong các quan hệ pháp luật và xã hội

+ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp:

- Cap cơ sở (Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở); - Cấp huyện và tương đương:

- Cấp tỉnh và tương đương; - Cap trung ương

Việc thành lập hoặc giải thể một tổ chức Đoàn do Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định (Điều 6, Điều Lệ Đoàn)

Trang 6

II QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA CÁC TƠ CHỨC CHÍNH TRI, TO CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Các căn cứ xác lập quyền sở hữu của các tơ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội Theo qui định tại Điều 172 Bộ luật Dân sự năm 2005, thì sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là một trong những hình thức sở hữu được pháp luật qui định thực hiện Bên cạnh những hình thức sở hữu trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được pháp luật thừa nhận sự ton tại bình đẳng trong các quan hệ tài sản và

xã hội như đối các hình thức sở hữu khác: sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu

nhà nước, sở hữu chung, sở hữu của tơ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Tại Điều 227 Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 214, Bộ luật dân sự năm

1995) qui định: "Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là sở

hữu của tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung qui định trong điều lệ" "Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng cho chung và từ các nguồn khác phù hợp với qui định của pháp luật là tài sản

thuộc sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội" Những "tài sản

thuộc hình thức sở hữu nhà nước đã chuyển giao quyền sở hữu cho tổ chức

chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức đó"

(khoản 1, Điều 228 Bộ luật dân sự năm 2005) Như vậy, căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm:

1) Theo qui định tại Điều 46 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, "Tài

chính của Đảng gồm đảng phí đo đảng viên đóng góp, từ ngân sách nhà nước và các khoản thu khác"

Như vậy, căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định trên ba căn cứ cơ bản:

- Từ ngân sách nhà nước

Trang 7

đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy Đề duy trì và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đề thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ của Đảng, nguồn kinh phí hoạt động của Đảng phải do ngân sách nhà nước cấp Đây là một căn cứ cơ bản và có vai trị quyết định đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của Đảng Tài sản của Đảng do ngân sách nhà nước cấp tùy thuộc vào qui mô hoạt động của Đảng trên các lĩnh vực lãnh đạo:

- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân Xây dựng nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội bằng pháp luật Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng tăng cường vai trò lãnh đạo các cơ quan nhà nước kịp thời thể chế hố đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, đổi mới thể chế kinh tế, củng có nâng cao hiệu quả kinh tế của nhà nước, xây đựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa

- Kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên trong các đoanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác, các tổ chức sự nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang đối với việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, các qui định của Nhà nước, về quản lý kinh tế, bảo quản vốn và tài sản của Nhà nước

Trang 8

nhu cầu hoạt động của mình và đây cũng là căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của tổ chức Đảng Theo chức năng, mục đích thành lập và hoạt động của Đảng

Cộng sản Việt Nam, thì Đảng khơng phải là tổ chức kinh tế, mà là tổ chức chính trị, do vậy việc tổ chức Đảng tạo ra của cải vật chất không phải là căn cứ bắt buộc nhằm xác lập quyền sở hữu của Đảng

+ Căn cứ xác lập quyền sở hữu của Đảng từ đảng phí đo đảng viên đóng Theo qui định tại khoản 4 Điều 2, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng viên có nghĩa vụ đóng đảng phí đúng qui định

Về đảng phí, theo Quyết định số 09/QĐÐ - TW ngày 24 - 9 - 2001 của Bộ

chính trị ban chấp hành qui định về chế độ đảng phí và qui định về chế độ đảng phí (ban hành kèm theo Quyết định số 09/QĐÐ - TW), va theo Hướng dẫn số 724/HD - TCQT ngày 12-10-2001 cua Ban tài chính quản trị trung ương (hướng

dẫn thực hiện Quyết định số 09/QĐÐ-TW của Bộ Chính trị về chế độ đảng phí),

thì đóng đảng phí là nhiệm vụ của đảng viên theo qui định của Điều lệ Đảng, là vấn đề có tính ngun tắc và có ý nghĩa chính trị quan trọng Mục đích sử dụng đảng phí cũng đã được xác định: "Được sử dụng cho hoạt động công tác đảng ở cơ sở và cấp trên cơ sở, khơng tính vào định mức kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị dự toán ngân sách đảng" (Nghị định về chế độ đảng phí)

Theo những quy định tại các văn bản trên, đối tượng và mức đóng đảng phí hàng tháng của đảng viên là căn cứ xác lập quyền sở hữu của tổ chức chính tri

Đối với Đảng viên hưởng tiền lương, sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước (kể cả trong và ngoài nước); đảng viên hưởng tiền lương, tiền công theo cấp bậc, sản phẩm, hoặc theo hợp đồng, có nghĩa vụ đóng đảng phí bằng 1% tiền lương, tiền công, sinh hoạt phí và các khoản phu cấp tiền lương, tiền cơng, sinh hoạt phía chưa trừ thuế thu nhập cá nhân và các khoản phải nộp (nếu có)

Đối với những đảng viên khó xác định được mức thu nhập từ tiền lương,

Trang 9

đang ở trong nước hay đảng viên đang học tập, cơng tác ở nước ngồi, theo đó mức đảng phí đảng viên có nghĩa vụ đóng được xác định

Đảng viên ở trong nước: Đảng viên lao động, sản xuất thuộc các ngành, nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tiêu thủ công nghiệp, là học sinh, sinh viên khơng có sinh hoạt phí, đảng viên tự tìm việc làm hưởng tiền công theo thoả thuận và các đảng viên có hồn cảnh kinh tế khó khăn thuộc các vùng, miền khác nhau đóng đảng phí theo các mức 1000 đồng, 1.500 đồng hoặc 3000

đồng/tháng

Đảng viên đang công tác, lao động, học tập ở nước ngồi đóng đảng phí theo những phương thức sau:

Đảng viên đi đi học tự túc, theo gia đình, đảng viên làm cơng ăn lương và các đảng viên khác khó xác định được mức tiền lương, tiền cơng đóng đảng phí mức tương đương 0,5USD hoặc 1 USD/tháng

Đáng viên là chủ hoặc đồng chủ sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại, dịch vụ, cửa hàng đóng đảng phí mức tối thiểu tương đương 3 USD/tháng Số tiền đảng phí thu được ở trong nước theo những mức đã đề cập ở trên, được trích nộp theo các mức sau:

- Đối với các chỉ bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở được trích lại từ 30% đến

50%, nộp 50% đến 70% theo qui định lên cấp uý cấp trên Đối với tổ chức đảng ở xã, phường, thị trấn được trích lại 90%, nộp 10% lên cấp uỷ cấp trên Các tổ chức cơ sở khác của Đảng được trích lại 70%, nộp 30% lên cấp uỷ cấp trên Các cấp trên cơ sở, mỗi cấp được trích lại 50%, nộp 50% lên cấp uỷ cấp trên

- Đối với đảng phí mà đảng viên đang ở nước ngồi đóng được xác định tỷ lệ trích để lại 30%, nộp 70% lên cấp uý cấp trên Đảng uỷ nước sở tại được trích để lại 50%, nộp 50% về Ban cán sự đảng ngoài nước

Trang 10

Cán sự đảng ngoài nước nộp 100% số đảng phí thu được về Ban Tài chính - Quản trị trung ương

Tỷ lệ từ tổng số tiền đảng phí thu được của từng đảng viên trong tổ chức đảng cơ sở và các cấp trên cơ sở mà các tô chức đảng đó được trích đề lại là căn cứ vào qui định về chế độ đảng phí ban hành theo Quyết định số 09/QÐ - TW, phần còn lại nộp lên cấp uỷ cấp trên, về Ban cán sự đảng ngồi nước, về Ban Tài chính - Quản trị Trung ương

Căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của tổ chức chính trị đối với đảng phí của đảng viên có nghĩa vụ thực hiện hàng tháng, đã góp phần không nhỏ vào khối tài sản của tổ chức chính trị Đây là một căn cứ xác lập quyền sở hữu tài

sản đặc biệt, nó là yếu tố cá biệt hố tổ chức chính trị với tổ chức kinh tế khác Đóng đảng phí khơng những là nghĩa vụ, mà còn là quyền lợi của mỗi đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng phí là tài sản nhằm đề góp phần duy trì sự hoạt động chỉ đạo của Đảng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng, văn hố, y tế Ngồi ra, đảng phí được trích để lại cịn là điều kiện kinh tế để các tổ chức đảng cơ sở thực hiện những nhiệm vụ chính trị và chức năng chỉ đạo, chức năng xã hội của mình

+ Căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của tơ chức chính trị - xã hội Trong phần thứ nhất của bài viết này, chúng tôi đã xác định trên cơ sở

Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh là tổ chức chính trị - xã hội Các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của các tổ chức này theo qui định của pháp luật và Điều lệ, được xác định như sau:

Theo qui định tại Điều 35 Điều lệ Cơng đồn, tài chính của cơng đồn gồm các nguồn thu từ:

- Đoàn phí cơng đồn do đồn viên đóng hàng tháng bằng 1% tiền lương hoặc tiền công

Trang 11

- Tài sản đo Nhà nước chuyền giao quyền sở hữu cho công đoan là tài sản

thuộc sở hữu cơng đồn (Điều 37 Điều lệ Cơng đồn)

Tài sản của cơng đồn là điều kiện vật chat của tố chức cơng đồn nhằm để xây dựng tổ chức cơng đồn và phục vụ cho các hoạt động của tố chức cơng đồn Căn cứ vào các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của tổ chức cơng đồn, các mối quan hệ kinh tế giữa tổ chức cơng đồn và các cơng đoàn viên, phát sinh nghĩa vụ đóng cơng đồn phí cho tổ chức cơng đồn, theo qui định tại Điều 35, Điều lệ Cơng đồn Ngồi mối quan hệ trên, các mối quan hệ giữa tô chức cơng đồn cịn được thể hiện trong những quan hệ sau đây:

- Quan hệ tài sản giữa tổ chức cơng đồn với các tổ chức kinh tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp được xác lập trong trường hợp các tô chức này trích nộp kinh phí cơng đồn, cho tổ chức cơng đồn trên cơ sở luật định

- Quan hệ tài sản giữa tơ chức cơng đồn với Nhà nước được xác lập khi Nhà nước cấp kinh phí cho tổ chức cơng đoàn hoạt động

- Quan hệ tài sản giữa các cấp cơng đồn được xác lập khi tổ chức cơng

đồn phân phối, điều hoà kinh phí cho các tổ chức cơng đồn hoạt động

- Quan hệ tài sản giữa tổ chức cơng đồn với các đơn vị kinh tế đo cơng

đồn tổ chức, quản lý hoặc các cá nhân, tổ chức đóng góp ủng hộ quỹ cơng đồn Quyền sở hữu của tổ chức cơng đồn cịn được xác lập trong trường hợp tổ chức cơng đồn cấp vốn từ ngân sách cơng đồn cho các đơn vị kinh tế do cơng đồn tổ chức, quản lý hoạt động, huy động vốn từ các đơn vị kinh tế cơng đồn vào ngân sách cơng đồn

Trang 12

Thu kinh phí cơng đoàn theo qui định của Luật cơng đồn và các văn bản dưới luật là 2% tổng quĩ lương phải trả, khoản thu này được hạch toán vào giá thành sản phẩm hay phí lưu thơng (đối với các doanh nghiệp) và được ngân sách

nhà nước cấp (đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp) Theo hướng dẫn tại

Thông tư liên tịch số 76/1999/TTLT - TLD ngay 16 - 6 - 1999 giữa Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Bộ Tài chính, hướng dẫn trích nộp kinh phí cơng đồn, được thực hiện theo cách phân loại cơ quan hành chính sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cô phần, hợp tác xã và các doanh nghiệp khác theo qui định của pháp luật

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thu đủ 2% quĩ tiền lương và các khoản phụ cấp lương theo qui định tại Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 và Nghị định số 175/1999/NĐ - CP ngày 15 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ Các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước ở trung ương do Bộ Tài chính trích chuyển Mức thu trên cũng được áp dụng đối với Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là thu đủ 2% quï lương và phụ cấp lương của các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước ở địa phương do cơ quan tài chính địa phương trích chuyển

Đối với các cơ quan, tổ chức không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, cơng đồn cơ sở trực tiếp thu đủ 2% quĩ tiền lương, tiền công và phụ cấp phải trả của đơn vi

Trang 13

hoá, thể thao, hoạt động xã hội, hoạt động của các dự án trong và ngoài nước, sự hỗ trợ của cơ quan, doanh nghiệp và chính quyền Nhà nước các cấp, các khoản thu này phát sinh ở cấp nào thì cấp đó thu

+ Các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của tổ chức chính trị - xã hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Theo qui định tại Điều 36 Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tài sản của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được hình thành từ những căn cứ pháp lý sau:

- Tài sản của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do ngân sách Nhà nước cấp Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tơ chức chính trị - xã hội, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hoà Xã

hội Chủ nghĩa Việt Nam Nhưng tổ chức Đồn khơng phải là tổ chức kinh tế, do

vậy để bảo đảm cho Đoàn hoạt động và phát huy vai trò tiên phong đưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng tương tự như tơ chức chính trị - xã hội khác, Nhà nước cấp kinh phí cho Đoàn hoạt động để thực hiện tốt những nhiệm vụ chính trị của Đồn

Đồn phí đo đồn viên đóng hàng tháng là căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Các khoản thu hợp pháp khác là căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của tổ chức Đồn

Trang 14

Tóm lại, các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của các tổ chức chính trị,

tổ chức chính trị - xã hội có những đặc điểm riêng, và những đặc điểm đặc thù này đã là những căn cứ để xác định bản chất của tổ chức Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là những tơ chức mang tính giai cấp và xã hội, và theo bản chất các tổ chức này không phải là tổ chức kinh tế, do tổ chức này không phải là tổ chức kinh tế, do vậy những nguồn thu do hoạt động, sản xuất, kinh doanh của tổ chức không phải là căn cứ cơ bản làm phát sinh quyền sở hữu tài sản của tổ chức Do chức năng, nhiệm vụ và tôn chỉ, mục đích được thành lập và hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chỉ phối, các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của các tổ chức này được xác định trên các căn cứ phổ biến sau:

- Do được Ngân sách nhà nước cấp để hoạt động, thực hiện nhiệm vụ chính trị và chức năng xã hội của tổ chức;

- Những nguồn thu từ nghĩa vụ đóng đảng phí, cơng đồn phí, đồn phí của cá nhân đảng viên, cơng đồn viên, đoàn viên hàng tháng theo qui định trong Điều lệ của tổ chức;

- Do được tặng cho, nhận được tài trợ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước;

- Những khoản thu từ những hoạt động văn hoá, hoạt động kinh tế, xã hội, hoạt động của dự án trong và ngoài nước, các cơng trình tuổi trẻ để có thu nhập gây quỹ Ngoài ra, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội còn nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp và chính quyền Nhà nước các cấp và những khoản thu này cũng là những căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với stài

sản của tổ chức Tổ chức chính tri, t6 chức chính trị - xã hội không với mục đích

Trang 15

2 Nội dung quyền sở hữu của các tổ chức chính trị, tơ chức chính trị - xã

hội

2.1 Quyền chiếm hữu: Quyền chiếm hữu tài sản của các tổ chức chính trị,

tổ chức chính trị - xã hội được thể hiện ở việc quản lý tài sản theo hệ thống

thống nhất từ cơ sở đến Trung ương, do tính chất và đặc điểm của căn cứ xác lập quyền sở hữu chỉ phối (do ngân sách nhà nước cấp, khoản thu từ đảng phi, cơng đồn phí, đồn phí) Những khoản tiền được trích từ đảng phí, cơng đồn phí,

đồn phí cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, thì tổ chức đó có nghĩa vụ quản lý để chi tiêu theo đúng mục đích hoạt động của tố chức mình, theo hướng dẫn của các cơ quan cấp trên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đó

2.2 Quyền sử dụng: Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện

quyền sử dụng tài sản không nhằm mục đích khai thác lợi ích vật chất của tài sản và cũng không nhằm mục đích sinh lợi về tài sản Mục đích kinh tế không phải là cơ bản trong việc sử dụng tài sản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -

xã hội Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sử dụng tài sản của mình

Trang 16

khoản chỉ trên, tuỳ thuộc vào kinh phí dùng cho hoạt động, các cấp uỷ đượcu sử dụng chỉ thăm hỏi đảng viên ốm đau, phúng viếng đảng viên từ trần hoặc hỗ trợ cho các đoàn thể quần chúng và các khoản chi hoạt động khác của cấp uỷ Theo qui định của Bộ chính trị, "tiền thu được từ đảng phí được sử dụng cho hoạt động công tác đảng ở cơ sở và cấp trên sở, không tính vào định mức kinh phí chỉ thường xuyên của các đơn vị dự toán ngân sách đảng", "Qui định về thu, nộp, quản lý và sử dụng đảng phí này được thực hiện thống nhất trong toàn đảng"

+ Đối với tổ chức chính trị - xã hội

Đối với tổ chức Cơng đồn, việc sử dụng tài sản thực chất là dùng tài sản của công đoàn đề chỉ cho các khoản sau đây:

- Chi lương và phụ cấp lương cho cán bộ chuyên trách cơng đồn gồm lương cơ bản, phụ cấp lương, trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo qui định

- Phụ cấp cho cán bộ cơng đồn hoạt động không chuyên trách Theo Quyết định số 69/TƯ, ở những cơ quan, doanh nghiệp có biên chế chủ tịch công đoàn chuyên trách, nhưng chức vụ này không hoạt động chuyên trách thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 10% lương cơ bán

Theo qui định tại Công văn 587/TC - TƯ, nơi không đủ tiêu chuẩn có cán bộ chuyên trách thì chủ tịch cơng đồn hoạt động khơng chun trách được hưởng một khoản phụ cấp trách nhiệm từ 0,3 đến 0,5 mức lương tối thiểu do cấp trên trực tiếp quyết định Ngoài những khoản chỉ trên, các khoản chỉ cho phụ cấp hoạt động cho uỷ viên ban chấp hành, uỷ ban kiểm tra và trưởng tiêu ban chuyên đề, tổ trưởng cơng đồn tùy theo khả năng kinh phí của đơn vị dành cho khoản chi này

Tổ chức cơng đồn dùng tài sản của cơng đồn trong chỉ phí hành chính, chi hoạt động phong trào, chi thăm hỏi cán bộ đoàn viên, các khoản chi khác

Trang 17

khánh tiết, in tài liệu, chi văn phòng phâm, dụng cụ làm việc của văn phịng cơng đồn, cơng tác phí, chi phí tiếp khách

- Chi phí hoạt động phong trào: Chi tuyên truyền, giáo dục, mua sách báo, tạp chí cho cơng đồn cơ sở, cơng đồn bộ phận, tổ cơng đồn và thư viện hoặc tủ sách công đoàn cơ sở

- Chi các buôi tọa đàm, tiếp xúc, động viên đối với đoàn viên tích cực, các cộng tác viên nhằm thực hiện tốt các chủ trương công tác, các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước và của tổ chức cơng đồn

- Khen thưởng cho cá nhân và tập thê có thành tích trong hoạt động phong trào

- Chi về tổ chức phong trào thi dua tir qui khen thưởng của đoanh nghiệp, cơ quan chỉ, nhưng quĩ cơng đồn có thể bổ sung dé chỉ trong việc tổ chức các buổi phát động, sơ kết, tổng kết thi đua Chỉ phí tổ chức các buổi gặp mặt, toạ đàm với chiến sĩ thi đua, lao động giỏi, những người có thành tích xuất sắc về năng suất, chất lượng hiệu quả, có nhiều sáng kiến, tiết kiệm

- Chi huấn luyện cán bộ, bồi dưỡng về nghiệp vụ cơng tác cơng đồn cho uỷ viên ban chấp hành cơng đồn bộ phận, tổ trưởng, tổ phó cơng đồn, các uỷ viên ban quần chúng và mạng lưới đoàn viên tích cực hoạt động các mặt cơng tác cơng đồn

- Chi phi về các hoạt động xã hội, từ thiện do cơng tác đồn tổ chức, xây dựng nhà văn hoá, khu văn hoá của công nhân, viên chức và lao động; phòng chống các tệ nạn xã hội, phong trào uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, giúp người tàn tật

Trang 18

Tóm lại, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện quyền sử dụng tài sản không nhằm mục đích kinh doanh, mà mục đích cơ bản khi sử dụng tài sản của các tổ chức này một mặt là nhằm để duy trì, củng cố sự lớn mạnh của tổ chức trên nhiều lĩnh vực hoạt động, mặt khác là nhằm để thực hiện nhiệm vụ chính trị và xã hội của tổ chức theo Điều lệ và theo pháp luật Việc khai thác những lợi ích vật chất của tài sản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện không nhằm thu được những lợi ích về vật chất, không nhằm

mục đích sinh lợi về tài sản Vì tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

không sử dụng tài sản với mục đích kinh doanh, mà với mục đích bảo đảm cho tổ chức thực hiện được những nhiệm vụ chính trị và chức năng xã hội của mình Mục đích sử dụng tài sản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội luôn tuân theo Điều lệ của tổ chức và phù hợp với những qui định của pháp luật về

những nguyên tắc chiếm hữu, sử dụng tài sản 243 Quyền định đoạt

Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện quyền định đoạt tài sản của mình là nhằm để thực hiện những nhiệm vụ chính trị của tô chức theo Điều lệ và theo qui định của pháp luật Tài khoản kế tốn tài chính của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được áp dụng tài khoản kế tốn hành chính sự nghiệp theo qui định của Bộ tài chính

Tuy nhiên, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội khi thực hiện quyền định đoạt theo Điều lệ và theo nghị quyết của Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu của tổ chức Các chi uỷ viên, thành viên Ban chấp hành của các tơ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có nghĩa vụ triển khai thực hiện quyền định đoạt tài sản của tổ chức theo những kế hoạch hoạt động và thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức Ngoài ra, việc định đoạt tài sản của tổ chức chính trị, tổ

chức chính trị - xã hội phải tuân theo những Chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư hướng dẫn của các cơ quan chức năng cấp trên thuộc hệ thống chính trị

Trang 19

Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là chủ thể của quyền sở hữu

tài sản và có quyền định đoạt tài sản của mình Các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu tài sản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cũng tuân theo những căn cứ chấm dứt quyền sở hữu tài sản theo qui định tại Điều 171 Bộ luật dân sự năm 2005

Quyền sở hữu tài sản của các tơ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

chấm dứt trong các trường hợp sau:

- Tài sản của tổ chức được chỉ cho những hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và những nhiệm vụ chính trị, xã hội

- Tài sản đã chuyên giao quyền sỡ hữu cho chủ thể khác thông qua các giao dịch dân sự;

- Tài sản của tổ chức bị tiêu huỷ do các sự biến pháp ly;

- Tài sản được Nhà nước chuyên giao quyền sở hữu cho tổ chức, nhưng sau đó tổ chức lại chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản đó cho Nhà nước theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc theo Nghị quyết của Ban bí thư, của Bộ Chính trị

Quyền sở hữu tài sản của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Trang 20

KÉT LUẬN

Quyền sở hữu tài sản của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay được pháp luật thừa nhận và bảo vệ Với tư cách là chủ thể của quan hệ xã hội, đồng thời là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền sở hữu tài sản như các chủ thể khác Các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản, nội đung quyền sở hữu tài sản, phương thức bảo vệ quyền sở hữu tài sản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội không những phải tuân theo Điều lệ của tổ chức, mà còn phải tuân theo những qui định của pháp luật Hay nói cách khác, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu tài sản không những phải tuân theo những qui định của pháp luật Hay nói cách khác, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu tài sản không những phải tuân theo những qui định của pháp luật, mà còn phải tuân thủ những qui

định trong Điều lệ của tổ chức và bị chi phối bởi mục đích thành lập tổ chức Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện quyền sở hữu tài sản nhằm dé củng cố sức mạnh, mở rộng ánh hưởng, tăng cường những hoạt động có hiệu qua, thế hiện rõ sự thống nhất với chức năng chỉ đạo và chức năng xã hội của mình trên phạm vi toàn xã hội Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện quyền sở hữu tài sản không nhằm mục đích kinh doanh, mà thực hiện quyền sở hữu nhằm thực hiện những nhiệm vụ chính trị của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, củng cố và nâng cao sức mạnh tổng hợp của tổ chức, thể hiện rõ vai trò của tổ chức trước lịch sử trong đối nội và hoạt động đói ngoại Quyền sở hữu tài sản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ngày càng được củng cố theo qui định của pháp luật Bởi vì, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là chủ thể của quan hệ xã hội, đồng thời là chủ thể của quan hệ

Ngày đăng: 18/12/2014, 17:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w