1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã

28 39 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 734,89 KB

Nội dung

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã có nội dung nhằm tìm hiểu vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn thông qua việc các tổ chức này thực hiện triển khai, hỗ trợ các chính sách về thị trường lao động và trợ giúp xã hội trong cộng đồng cư dân nông thôn. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-

NGUYỄN THANH THỦY

VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CHO CƯ DÂN NÔNG THÔN: NGHIÊN CỨU

Trang 2

Công trình được hoạn thành tại: Khoa Xã hội học

Học viện Khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học: PGS TSKH Bùi Quang Dũng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tại Điều 9, Hiến pháp năm 1980 quy định rõ ràng về vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội Từ khi Đổi mới, các văn bản pháp luật, chính sách về các tổ chức chính trị-xã hội (CT-XH) một mặt cho thấy sự thay đổi trong tư duy lý luận của Đảng

về vị trí, vai trò của các tổ chức CT-XH trong bối cảnh đất nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Hiện nay, các tổ chức CT-XH còn chứng tỏ vai trò nhiều hơn trong phát triển kinh tế - xã hội bằng việc tham gia bổ sung,

hỗ trợ các dịch vụ xã hội cho Chính phủ Các tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc điều hành các chương trình tín dụng tại các địa phương và nó thực sự có ý nghĩa khi Ngân hàng Chính sách xã hội bắt đầu giao phó các chương trình tín dụng cho các đoàn thể Sự tham gia của các tổ chức CT-XH vào những chương trình giảm nghèo một mặt nâng cao hiệu quả của chương trình, mặt khác cũng cho thấy những biến đổi về vai trò nhằm thích ứng với bối cảnh mới của các tổ chức này Tuy nhiên, do có những hạn chế nhất định mà cho đến hiện nay vai trò các tổ chức CT-

XH trong việc đảm bảo an sinh xã hội thường chỉ được ghi nhận

ở hợp phần xóa đói giảm nghèo Trong khi ở các hợp phần khác của hệ thống an sinh xã hội chúng ta vẫn nhận thấy được vai trò của các đoàn thể này mặc dù không được ghi nhận một cách trực tiếp và chính thức

Mặt khác, trong hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam hiện nay người ta nói nhiều đến thực tế khi nhà nước không thể (hoặc

Trang 4

chưa thể) đảm bảo độ bao phủ tới hầu hết cư dân đặc biệt là cư dân ở khu vực nông thôn Đặt trong bối cảnh đó, nghiên cứu đề

tài “Vai trò của các tổ chức CT-XH cấp cơ sở trong việc đảm bảo

an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: nghiên cứu trường hợp tại

2 xã” với mong muốn có được những nhìn nhận, đánh giá một

cách rõ ràng và cụ thể về vai trò của các tổ chức CT-XH trong thời điểm hiện tại, cách thức mà họ hướng tới đảm bảo an sinh

xã hội cho cộng động trong tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và biến đổi xã hội hiện nay

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu vai trò của các tổ chức CT-XH cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn thông qua việc thực hiện triển khai, hỗ trợ các chính sách về thị trường lao động

và trợ giúp xã hội trong cộng đồng cư dân nông thôn Trên cơ sở

đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

của các tổ chức CT-XH trong bối cảnh hiện nay

- Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hoạt động của các tổ chức này trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay

Trang 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của các tổ chức CT-XH cấp

cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn Khách thể nghiên cứu: Các hộ gia đình tại khu vực nông

thôn của các xã nghiên cứu cùng với cán bộ chính quyền, các tổ

chức CT-XH và người dân tại hai địa phương trên

Phạm vi nghiên cứu: Cuộc nghiên cứu được tiến hành khảo

sát tại 4 xã: xã Đại Phúc và xã Ninh Lai (Tuyên Quang) và xã

Khánh Lâm và xã Khánh Hòa (Cà Mau) vào năm 2016

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận

án

Câu hỏi nghiên cứu

- Các tổ chức CT-XH đã thực hiện vai trò trong việc hỗ trợ triển khai các chính sách thị trường lao động như thế nào và gặp khó khăn gì trong quá trình thực hiện?

- Các tổ chức CT-XH đã thực hiện vai trò trong việc hỗ trợ triển khai các chính sách trợ giúp xã hội như thế nào và gặp khó khăn

gì trong quá trình thực hiện?

Giả thuyết nghiên cứu

- Các tổ chức CT-XH cấp cơ sở đã tham gia một cách tích cực và giải quyết được nhiều vấn đề trong triển khai chính sách thị trường lao động

- Các tổ chức CT-XH cấp cơ sở đã tham gia một cách tích cực và giải quyết được nhiều vấn đề trong triển khai chính sách trợ giúp

xã hội

Phương pháp nghiên cứu

Trang 6

(*) Tổng hợp, so sánh và phân tích tài liệu: luận án sử dụng hai nguồn tài liệu thữ cấp và sơ cấp; (*) Phỏng vấn sâu:

giúp cung cấp, bổ sung các thông tin mà phương pháp phỏng vấn

bằng bảng hỏi còn thiếu; (*) Thảo luận nhóm: nhằm cung cấp các thôn tin cụ thể, chi tiết hơn về quan điểm; (*) Phỏng vấn bảng hỏi: cung cấp các số liệu chung về mặt tần suất liên quan tới vấn

đề nghiên cứu (*) Xử lý và phân tích thông tin: gồm thông tin định tính và định lượng (*) Mẫu nghiên cứu: khảo sát định lượng

gồm 400 bảng hỏi hộ gia đình tại 4 xã: Ninh Lai và Đại Phú của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và Khánh Lâm và Khánh Hòa của huyện U Minh, tỉnh Cà Mau Khảo sát định tính gồm 51 phỏng vấn sâu và 6 cuộc thảo luận nhóm

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Đóng góp mới:

(*) Trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu hệ thống an sinh xã hội sẽ bao phủ toàn dân và đến năm 2020 cơ bản đáp ứng được nhu cầu an sinh xã hội của người dân một cách toàn diện thì vấn đề đảm bảo an sinh xã hội ngày càng trở nên cấp thiết (*) Nghiên cứu này góp phần cung cấp một dữ liệu nghiên cứu có giá trị về vai trò của các tổ chức CT-XH trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn (*) Góp phần hình thành những

ý tưởng ban đầu về bộ môn xã hội học tổ chức và góp phần đóng góp thêm cho bộ môn xã hội học chính trị ở Việt Nam hiện nay

Hạn chế của nghiên cứu

Do đây là một nghiên cứu tiến hành tại nông thôn nên tổ chức Công đoàn không nằm trong nghiên cứu này của chúng tôi

Trang 7

Trong nghiên cứu này, tìm hiểu vể vai trò của các tổ chức CT-XH trong đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn chúng tôi chỉ tìm hiểu hai hợp phần là thị trường lao động và trợ giúp

xã hội Hợp phần bảo hiểm do đây là nghiên cứu tại nông thôn

và xã nghiên cứu thuộc diện được 100% bảo hiểm miễn phí nên

chúng tôi không tìm hiểu hợp phần BHXH trong nghiên cứu này

Chính sách thị trường lao động gồm nhiều chính sách tuy nhiên quan điểm của chúng tôi về hệ thống chính sách thị trường lao động có liên quan trực tiếp và tác động tới các tổ chức CT-

XH chỉ bao gồm các chính sách việc làm, chính sách đào tạo nghề

và chính sách tín dụng

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần kiểm chứng tính phổ

biển cũng như độ chính xác, hợp lý và khả năng ứng dụng của lý thuyết vai trò và lý thuyết xã hội học tổ chức Ngoài ra, luận án cũng nhằm đóng góp thêm các luận cứ cho bộ môn xã hội học chính trị

Ý nghĩa thực tiễn: Luận án cũng cung cấp cho các nhà

hoạch định chính sách, chính quyền địa phương và cả người dân đánh giá được hiệu quả tham gia đảm bảo an sinh xã hội của các

tổ chức CT-XH Từ đó đưa ra những chính sách và cơ chế hoạt động phù hợp đồng thời giúp cho các tổ chức CT-XH có thể nhìn lại và đánh giá hoạt động của chính tổ chức mình nhằm đem lại hiệu quả trong quá trình thực hiện của tổ chức

Trang 8

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Chính sách xã hội, các tổ chức đoàn thể có nhiệm vụ

giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội bao gồm: tiếp nhận các ý kiến phản ảnh của nhân dân, trực tiếp tiếp thu các thông tin, tài liệu để xem xét, theo dõi và phát hiện hành

vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân….trong việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội, kiến nghị

trực tiếp tới các tổ chức có thẩm quyền để giải quyết Từ phía người dân cho thấy, bên cạnh những ưu điểm truyền thống, cách

thức hoạt động của các đoàn thể chính trị-xã hội vẫn mang tính

“hành chính hóa” và các đoàn thể này đang làm việc do Ủy ban nhân dân phân công “sai khiến” nên đánh mất các chức năng thực

sự của một hội

Vai trò các tổ chức CT-XH trong vận động dân chủ cơ

sở tại địa phương, thông qua tuyên truyền, giám sát, xây dựng

và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở mà Mặt trận cùng các đoàn thể góp phần hạn chế những xung đột giữa các tầng lớp nhân dân cũng như giữa nhân dân với chính quyền Một cách gián tiếp

thông qua các đoàn thể người dân được giám sát hoạt động của chính quyền, đảm bảo cho nhân dân ở cơ sở được tự bàn bạc, tự quyết định hoạt động của mình trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Dù đang hoạt động cũng như được đầu tư lớn

nhưng các tổ chức CT-XH có xu hướng hành chính hóa và xa dần với cách tiếp cận đi vào quần chúng – cái vốn là đặc trưng của

các tổ chức này lúc mời thành lập Các tổ chức chính trị-xã hội

Trang 9

được tổ chức và hoạt động rập khuôn theo lối “hành chính” và hầu như đã “hành chính hóa”, lệ thuộc vào chính quyền, mất khả năng kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền

Vai trò của các tổ chức CT-XH trong xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội, kể từ khi Đổi mới, các đoàn

thể chứng tỏ vai trò nhiều hơn trong phát triển kinh tế xã hội bằng việc tham gia cung cấp các dịch vụ xã hội cho Chính phủ

Các tổ chức này cho thấy chức năng kép mà họ đang đảm nhận: vừa mang tính chất xã hội và vừa mang tính chất phát triển Các hoạt động giảm nghèo trở thành tâm điểm hoạt động của các tổ chức xã hội nói chung và các đoàn thể chính trị-xã hội nói riêng

Vai trò của các tổ chức này thực sự có ý nghĩa khi Ngân hàng Chính sách xã hội bắt đầu giao phó các chương trình tín dụng cho các đoàn thể địa phương Các nghiên cứu hiện nay cho thấy

ta thấy được vai trò của các tổ chức, các quỹ tín dụng trong việc

hỗ trợ người dân với tư cách như là những tổ chức phúc lợi xã hội hỗ trợ, trợ giúp người dân đặc biệt là những nhóm yếu thế Vai trò của các tổ chức CT-XH cũng được đặc biệt nhấn mạnh như là một trong những giải pháp tích cực góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế, văn hóa và đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn

Trang 10

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Một số khái niệm nghiên cứu

Vai trò theo Từ điển Xã hội học Oxford là một khái niệm

then chốt trong lý thuyết xã hội học Nó nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế hay vị trí nhất định trong xã hội

và nó phân tích sự vận hành của những kỳ vọng ấy Vai trò được hiểu là sự đảm nhận các hoạt động trợ giúp người dân của các tổ chức CT-XH trên hai phương diện của hệ thông an sinh xã hội quốc gia là thị trưởng lao động và trợ giúp xã hội

An sinh xã hội được hiểu là hệ thống các chính sách can

thiệp của nhà nước cùng với sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức (trong khuôn khổ quy định của luật pháp) nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội, nâng cao khả năng ứng phó của người dân đối với các rủi ro, nguy cơ thông qua việc hỗ trợ, trang bị cho họ các phương thức nhằm nâng cao mức sống cá nhân và hộ gia đình” Hệ thống này bao gồm 3 nhóm chính sách chính: i) Chính sách thị trường lao động; ii) Bảo hiểm

xã hội; iii) Trợ giúp xã hội

Thị trường lao động theo cuốn Thuật ngữ an sinh xã hội

Việt Nam là thuật ngữ kinh tế học để chỉ sự trao đổi lao động trong một quốc gia, vùng, ngành nghề Chính sách thị trường lao động bao gồm các chính sách thị trường lao động chủ động và

Trang 11

thụ động Trong nghiên cứu này, chính sách thị trường lao động được chúng tôi quan tâm nghiên cứu ở khía cạnh là các chính sách việc làm, đào tạo (nghề) và tín dụng cho các đối tượng đang

có nhu cầu (tìm việc hay được đào tạo nghề phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế)

Trợ giúp xã hội là những bảo đảm và hỗ trợ của nhà

nước và xã hội (các cá nhân, tổ chức) giúp cho các thành viên của cộng đồng khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài trong cuộc sống và nâng cao mức sống hộ gia đình Hoạt động trợ giúp này được thực hiện thông qua việc cung cấp tài chính, trợ giúp ngày công hay hỗ trợ bằng hiện vật nhằm đảm bảo an sinh cộng đồng

Tổ chức chính trị-xã hội hay còn được gọi là các tổ chức

đoàn thể quần chúng được sáng lập bởi Đảng cộng sản nhằm tiếp cận và vận động quần chúng tham gia, ủng hộ các chính sách của Đảng Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức chính trị -

xã hội được quy định cụ thể trong luật hay điều lệ của từng tổ chức Do nghiên cứu được tiến hành ở nông thôn, nên các tổ chức CT-XH được chúng tôi đề cập đến chỉ bao gồm 5 tổ chức đó là: mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh

và đoàn thanh niên

1.2 Vận dụng một số lý thuyết trong luận án

Lý thuyết vai trò: sự biến đổi về vai trò của các tổ chức,

hội nhóm trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta hiện nay từ giai đoạn tập trung quan liêu bao cấp sang giai đoạn kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đặt ra vấn đề lớn Lúc này vai trò của các tổ chức CT-XH cần phải có những biến

Trang 12

đổi để phù hợp với bối cảnh mới Thực tế cho thấy vai trò thực nhận và kỳ vọng của các tổ chức đang có những mâu thuẫn cần phải xem xét nhằm đảm bảo sự phù hợp giúp các tổ chức này hoạt động có hiệu quả

Lý thuyết về xã hội học tổ chức: Các tổ chức này có

những quy định, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể rõ ràng Và các thành viên tham gia tổ chức đó buộc họ cũng phải có những cách thức, hành vi, ứng xử giao tiếp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ

và quyền hạn của mình trong tổ chức đó với tư cách là một thành viên Việc xây dựng các quy định, các nghị quyết đưa ra trong các kỳ đại hội của các đoàn thể đều có một nhiệm vụ chung nhất

là nhằm đảm bảo lợi ích và phục vụ quyền lợi của tổ chức Với

sự thống nhất và nguyên tắc vận hành rõ ràng giúp các tổ chức này hoạt động hiệu quả hơn

Trang 13

Chương 3

CÁC TỔ CHỨC CT-XH THAM GIA TRIỂN KHAI CÁC CHÍNH SÁCH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Ở NÔNG THÔN

3.1 Hỗ trợ thông tin, tư vấn phát triển sản xuất

Thời gian qua các địa phương cũng đã tích cực triển khai các chương trình, tổ chức các cuộc vận động tư vấn về việc làm, phát triển kinh tế xã hội tại Tuyên Quang và Cà Mau Nhưng thực

tế cho thấy chỉ thu hút sự quan tâm của 11,6% người dân với một

số hoạt động chính như: các chương trình phối hợp tư vấn, giới thiệu việc làm Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật chỉ tương đương với 11,8% và tư vấn sản xuất chỉ chiếm 8,4% tỷ lệ người biết đến các hoạt động này và không có sự khác biệt giữa

Cà Mau và Tuyên Quang

Trong số 3 hình thức được các đoàn thể hỗ trợ người dân trong phát triển sản xuất thì những đánh giá tích cực về các hình thức hỗ trợ của Hội PN không có sự chênh lệch lớn (gần 3 điểm phần trăm) nhưng lại chênh lệch khá lớn ở các tổ chức khác như hội ND, hội CCB và đoàn TN (trên 10 điểm phần trăm) Trong

số 3 hình thức trên thì hình thức cung cấp thông tin, lời khuyên,

tư vấn cùng với chuyển giao KHKT trong hỗ trợ phát triển kinh

tế được người dân đánh giá cao hơn so với hình thức còn lại Hoạt động này đặc biệt có ý nghĩa và được đánh giá cao ở hội ND (44,4% và 47,8%) và hội PN (31,2% và 33,9%) Đoàn TN so với

Trang 14

3 tổ chức còn lại cho thấy họ không được người dân đánh giá cao vai trò trong các hình thức trợ giúp này

Bởi vì đánh giá cao vai trò của các tổ chức trong việc cung cấp thông tin, lời khuyên, tư vấn cho người dân trong hỗ trợ phát triển sản xuất mà đây trở thành lý do được người dân đánh giá cao nhất ở cả 4 tổ chức khi hỏi về những điều mà họ cho rằng

sẽ nhận được khi tham gia các đoàn thể trong số 12 giá trị mà mà chúng tôi đưa ra Hội ND và PN là 2 tổ chức được đánh giá cao nhất

Đối với những người đã được nhận hỗ trợ từ các đoàn thể đều chiếm tỷ lệ cao ở cả 5 tổ chức và chỉ xếp sau tỷ lệ đối với hoạt động thăm hỏi, động viên họ khi ốm đau Tỷ lệ cao nhất thuộc về nhóm đầu với hội PN (36,9%) tiếp sau là hội ND (34,4%), trong khi đó nhóm sau với hội CCB là 15,3% còn MTTQ và đoàn TN chưa đến 10%

Nếu so sánh hoạt động hỗ trợ giữa những người là thành viên và không là thành viên của các tổ chức cho thấy thành viên các tổ chức đoàn thể vẫn nhận được hỗ trợ nhiều hơn so với những người không phải là thành viên của các tổ chức (đặc biệt

tỷ lệ chênh lệch tới gần 50% ở hội ND, hội PN và hội CCB

3.2 Đào tạo nghề và giới thiệu việc làm

a) Đào tạo nghề

Hoạt động đào tạo nghề, tập huấn, chuyển giao khoa học

và kỹ thuật hiện nay chủ yếu với vai trò của các đoàn thể trong

đó tập trung chính vào hội ND và hội PN Ở 8 khâu trong hoạt động đào tạo nghề mà các tổ chức CT-XH có thể tham gia Kết quả nghiên cứu cho thấy, NTL đánh giá cao vai trò của các tổ

Ngày đăng: 27/10/2020, 12:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w