Nội dung chính của khóa luận là tìm hiểu các vấn đề cơ bản về du lịch cộng đồng, phương hướng phát triển của du lịch hiện nay, đánh giá những tiềm năng và thực trạng hoạt động và du lịch cộng đồng tại khu vực này. Từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp góp pần đẩy mạnh và phát triển hơn nữa khu du lịch trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong thời gian tới.
Trang 1
Tr-êng §¹i häc V¨n ho¸ Hµ Néi Khoa qu¶n lý v¨n hãa
-
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI BẢN ÁNG 2 XÃ ĐÔNG SANG HUYỆN MỘC CHÂU
KH ÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Líp : VHDL 15B
Hµ Néi - 2010
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Bố cục đề tài 9
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 10 1.1 Du lịch cộng đồng trong sự phát triển bền vững 10
1.2 Lý thuyết phát triển du lịch dựa vào cộng đồng 11
1.2.1 Các quan điểm về du lịch cộng đồng 11
1.2.2 Một số khái niệm cơ bản về du lịch dựa vào cộng đồng 13
1.2.3 Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng 14
1.2.4 Các nguyên tắc tham gia phát triển du lịch dựa vào cộng đồng 15
1.2.5 Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng 16
1.2.6 Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng hiện nay 16
1.3 Nhu cầu thị trường khách du lịch đối với các sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng ở trong nước 17
1.3.1 Nhu cầu khách du lịch trong nước 17
1.3.2 Nhu cầu khách du lịch quốc tế 18
1.4 Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng của khu vực Châu Á và Việt Nam 19
1.4.1 Một số mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của khu vực châu Á 19
Trang 31.4.2 Một số mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại một số khu sinh
thái ở Việt Nam 23
1.4.3 Nhận xét chung 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI BẢN ÁNG XÃ 2 ĐÔNG SANG HUYỆN MỘC CHÂU 27
2.1 Những nét khái quát về Mộc Châu 27
2.2 Tiềm năng du lịch ở Mộc Châu 29
2.2.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên 29
2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 32
2.3 Thực trạng khai thác du lịch cộng đồng tại Bản Áng 2 xã Đông Sang huyện Mộc Châu .33
2.3.1 Những nét khái quát về tiềm năng du lịch xã Đông Sang 33
2.3.2 Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại Bản Áng 2 xã Đông Sang 36
2.3.3 Thực trạng về nguồn nhân lực du lịch 39
2.3.4 Thực trạng về phát triển tài nguyên và phát triển các sản phẩm du lịch 42
2.3.5 Thưc trạng khai thác các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trong hoạt động du lịch .43
2.3.6 Tình hình thu hút khách du lịch và doanh thu từ du lịch 51
2.3.7 Nhận định những tác động của việc phát triển du lịch đối với cộng đồng và tài nguyên du lịch .52
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI BẢN ÁNG 2, XÃ ĐÔNG SANG, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA 55
3.1 Định hướng chung cho sự phát triển du lịch cộng đồng tại bản Áng 2, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 55
Trang 43.2 Mục đích,mục tiêu và quan điểm của du lịch cộng đồng tại Bản Áng 2
xã Đông Sang huyện Mộc Châu 56
3.2.1 Mục đích .56
3.2.2 Mục tiêu 56
3.2.3 Quan điểm 56
3.3 Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Áng 2 xã Đông Sang huyện Mộc Châu .57
3.3.1 Giải pháp về cơ chế chính sách đầu tư du lịch 57
3.3.2 Giải pháp về nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tâng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .59
3.3.3 Giải pháp về nguồn nhân lực 59
3.3.4 Giải pháp về bảo tồn, tôn tạo và phát triển bản sắc văn hóa 62
3.3.5 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và các chương trình du lịch của khu vực .64
3.3.6 Giải pháp nghiên cứu thị trường, tiếp thị và quảng bá hình ảnh khu du lịch 68
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Commented [P1]:
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Từ những năm xa xưa trong lịch sử nhận loại, du lịch đã được biết đến như một sở thích du ngoạn, khám phá nghỉ ngơi, giải trí hết sức thú vị của con người Ngày nay, trong điều kiện xã hội hiện đai, đời sống kinh tế phát triển hơn, hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng thì du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của con người trên khắp thế giới
Ở nhiều quốc gia hiện nay, ngành du lịch được ví như “con gà đẻ trứng vàng” –
ngành công nghiệp không khói đem lại lợi ích to lớn về nhiều mặt: một mũi nhọn trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, góp phần tăng ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân, nâng cao đời sống tinh thần của cong người, là cầu nối tạo nên tình hữu nghị, sự hiểu biết, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc và nền văn hóa khác nhau
Ngày nay, du lịch không chỉ đơn thuần phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn của con người như trước đây, mà nó còn mang những giá trị tiềm ẩn sức lôi cuốn kỳ diệu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách như: văn hóa tri thức, hoạt động xã hội, tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, cũng như khám phá vẻ đẹp bản sắc văn hóa tinh túy của mọi vùng miền trên khắp thế giới
Do điều kiện khách quan ấy mà rất nhiều loại hình du lịch đã ra đời, đáp ứng những nhu cầu đó của du khách: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch MICE, du lịch chữa bệnh, du lịch cộng đồng
Trong bối cảnh chung của du lịch thế giới, Việt Nam – đất nước của nhiều cảnh đẹp, lịch sử lâu đời và bản sắc văn hóa đa dạng đặc sắc của 54 dân tộc hội tụ trên khắp vùng miền của tổ quốc, được biết đến như một trong những điểm du lịch lý tưởng cho du khách Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam liên tục tăng trưởng với tố độ cao Theo thống kê của Tổng cục du lịch 2010 ngành du lịch Việt Nam đã đón hơn 28 triệu lượt khách nội địa và 5,21 triệu lượt khách quốc tế, Việt Nam cũng được dự báo là
Trang 6một trong những nước có ngành du lịch phát triển mạnh nhất trên thế giới trong giai đoạn
2006 – 2015, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 7,2% đến 9,9%
Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng của du lịch cũng đồng nghĩa với việc môi trường tài nguyên dần bị hủy hoại nghiêm trọng bởi lượng rác thải và những tác động xấu của con người gây ra trong các hoạt động du lich tại các khu du lịch; đặc biệt là tại các khu du lịch có tính đa dạng sinh học cao như: vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu
du lịch sinh thái
Điều này đòi hỏi các nhà hoạch định du lịch cần có những giải pháp hữu hiệu giũa bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển du lịch để dảm bảo sự phát triển du lịch bền vững và dài hạn trong tương lai
Du lich cộng đồng – loại hình du lịch nhằm bảo tồn tài nguyên, môi trường tại điểm du lịch vì sự phát triển du lịch bền vững, đồng thời khuyến khích, tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc tổ chức các hoạt động du lịch, từ đó tạo sinh
kế bền vững góp phần nâng cao thu nhập cho họ; du lịch cộng đồng còn đặc biệt tạo sự hấp dẫn tới khách quốc tế từ những sản phẩm du lịch bản địa của khu du lịch Với những lợi thế nổi bật đó, phát triển du lịch cộng đồng trong giai đoạn hiện nay được xem là công
cụ hữu hiệu giải quyết những tác động tiêu cực mà du lịch mang lại, hướng đến sự phát triển bền vững, dài hạn
Khu du lịch Bản Áng thuộc Bản Áng 2 xã Đông Sang huyện Mộc Châu tỉnh Sơn
La là một khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu mát mẻ, cùng với những nét văn hóa truyền thống, độc đáo của người dân tộc Thái, nơi đây đã và ngày càng thu hút nhiều
du khách đến tham quan hơn
Mô hình du lịch cộng đồng đang được xây dựng tại khu du lịch Bản Áng 2 là một hướng đi mới góp phần thúc đẩy và đa dạng hóa loại hình du lịch của tinh Sơn La, đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên quốc gia, tạo sinh kế bền vững cho đời sống kinh tế cho dân cư địa phương, hướng đến sự phát triển của du lịch bền vững
Là một nhà hoạt động du lịch trong tương lai, tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc phát triển du lịch của nước nhà Qua việc tìm hiểu về khu du lịch
Bản Áng cũng như đời sống dân cư địa phương tôi đã chọn đề tài “Phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Áng 2 xã Đông Sang huyện Mộc Châu” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình
Trang 72 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về khu du lịch Rừng thông Bản Áng và khu vực bản Áng 2 xã Đông Sang huyện Mộc Châu, tuy nhiên chúng chỉ đề cập đến một số vần đề như khai thác tài nguyên du lịch, hay thu hút đầu tư mà chưa đề cập nhiều đến việc phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng như: “Chương trình phát triển du lịch dịch vụ
và bảo vệ môi trường huyện Mộc Châu – phòng tài chính kế hoạch huyện Mộc Châu”, “Giới thiệu tiềm năng thu hút đầu tư vào Mộc Châu – UBND huyện Mộc Châu”, “dự án đầu tư khu
du lịch sinh thái nghỉ dưỡng rừng tông Bản Áng xã Đông Sang huyện Mộc Châu – Đảng bộ tỉnh Sơn la, huyện ủy Mộc Châu” Mặt khác, mô hình du lịch cộng đồng ở đây còn khá non trẻ, vì thế cần có nhiều công trình nghiên cứu để phát triển hơn nữa mô hình này trong tương lai
Vì thế tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết đối với hoạt động của khu du lịch Bản Áng 2 cũng như tổng thể du lịch huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thông qua bài khóa luận của mình, tôi muốn tìn hiểu các vấn đề cơ bản về du lịch cộng đồng, phương hướng phát triển của du lịch hiện nay, đánh giá những tiềm năng và thực trạng hoạt động và du lịch cộng đồng tại khu vực này Từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp góp pần đẩy mạnh và phát triển hơn nữa khu du lịch trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc phát triển hoạt động du lich và du lịch cộng đồng tại khu
du lịch Bản Áng 2 xã Đông Sang, huyện Mộc Châu
5 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng 3 phương pháp chính
- Phân tích tài liệu
- Khảo sát thực tế
Trang 8- Phương pháp tổng hợp
và một số phương pháp khác
6 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương chính
Chương 1: Tổng quan về loại hình du lịch cộng đồng
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Áng 2 xã Đông Sang huyện Mộc Châu
Chương 3: Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Áng 2
xã Đông Sang huyện Mộc Châu
Trang 9DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 UBND huyện Mộc Châu: Giới thiệu tiềm năng thu hút đầu tư vào Mộc Châu -
2010
2 Ban chỉ đạo phát triển du lịch Mộc Châu: Báo cáo kết quả chỉ đạo du lịch huyện Mộc Châu năm 2010, phương hướng, nhiệm vụ năm 2011
3 Nguyễn Đình Hòe: Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục – 2002
4 Pham Trung Lương: Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục
5 Tiến sỹ Võ Quế: Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội – 2006
6 Thạc sỹ Bùi Thanh Thủy: Phát triển du lịch ở những vùng dân tộc thiểu số trong mối quan hệ với cộng đồng, Thông báo khoa học, tập 11, Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội
7 Thạc sỹ Bùi Thanh Thủy: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 2004
8 Tạp chí du lịch Việt Nam
9 Các Webside
- www.mocchautourism.com
- www.dulichmocchau.net
- www.vietnamtourism.com/
- www.vietnamtourism.gov.vn/
- www.dulichvietnam.info