Chiến thuật điều tra hình sự trong quá trình tố tụng hình sự

MỤC LỤC

NHẬN THỨC CHUNG VỀ CHIẾN THUẬT ĐIỀU TRA HÌNH SỰ

KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA CTĐTHS

    Chứng cứ không những là cơ sở để nhận định tính chất vụ án, phương thức thủ đoạn của đối tượng gây án mà còn là căn cứ quan trọng để cơ quan điều tra quyết định các biện pháp ngăn chặn, cơ quan thực hành quyền công tố quyết định việc truy tố tại toà án v.v…Tội phạm sau khi đã hoàn thành luôn ý thức được việc xoá bỏ những dấu vết gây án khiến cho việc phát hiện ra thủ phạm gặp rất nhiều khó khăn. Như vậy, nhiệm vụ chung của CTĐTHS là xây dựng những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật trên cơ sở các văn bản pháp luật; sử dụng rộng rãi những tri thức của KHĐTHS và những khoa học khác; tổng kết những kinh nghiệm tiên tiến đồng thời tích cực ứng dụng những thủ thuật và những chỉ dẫn chiến thuật trong hoạt động thực tiễn của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử.

    MỐI LIÊN HỆ VỚI NHỮNG LĨNH VỰC KHOA HỌC KHÁC VÀ KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CTĐTHS

      Ví dụ, BLTTHS quy định: “Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án”4. Còn đối với CTĐTHS, việc nghiên cứu các biện pháp điều tra nhằm xây dựng những thủ thuật có mối liên hệ hữu cơ với nhau, do Điều tra viên và những người theo luật định tiến hành nhằm phát hiện, mô tả, thu thập những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra và phòng ngừa tội phạm. Những luận điểm lý luận của khoa học tổ chức lao động, khoa học lãnh đạo chính là cơ sở khoa học để không ngừng hoàn thiện những hình thức và biện pháp của hoạt động điều tra, thực hiện những biện pháp trinh sát bổ trợ trong quá trình điều tra đồng thời tổ chức hệ thống cơ quan điều tra trên cơ sở sử dụng những thành tựu mới nhất của khoa học lãnh đạo.

      Như vậy, trong suốt quá trình phát triển của mình, CTĐTHS có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều ngành khoa học khác nhau và việc sử dụng những thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học đó giúp cho CTĐTHS đã có những bước tiến vững chắc để trở thành một trong bốn bộ phận quan trọng không thể thiếu của KHĐTHS. Những nhiệm vụ đặt ra cho CTĐTHS chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở khai thác và sử dụng triệt để những thành tựu của những lĩnh vực tri thức khác nhất là những thành tựu của tâm lý học, lôgic học, khoa học lãnh đạo v.v… và đó chính là một trong những khuynh hướng phát triển của khoa học CTĐTHS. Bởi vậy, một yêu cầu cấp bách đã đặt ra cho CTĐTHS là phải nhanh chóng xây dựng được những thủ thuật chiến thuật mới trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn của hoạt động điều tra kết hợp với sử dụng những thành tựu của các lĩnh vực tri thức khác nhằm đối phó có hiệu quả với các loại tội phạm phát sinh đó.

      NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG CTĐTHS

        Cơ sở khoa học của việc áp dụng những thủ thuật chiến thuật chung quy lại thể hiện ở chỗ: Những tài liệu của khoa học chuyên ngành được sử dụng để xây dựng, áp dụng những thủ thuật chiến thuật đóng vai trò là cơ sở nhận thức khoa học của những thủ thuật đó và đảm bảo mức độ xác thực của kết quả thu thập được. Để giải quyết vấn đề này, cần phải làm rừ những thủ thuật chiến thuật được áp dụng trong thực tiễn hoạt động điều tra và tác dụng của chúng thông qua trao đổi, toạ đàm v.v… giữa những Điều tra viên, cán bộ trinh sát nhằm tìm tòi những biện pháp, phương tiện và thủ thuật mới để nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra. Khi xây dựng những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật cần phải xác định: Dựa trên cơ sở những tài liệu của những khoa học nào sẽ đảm bảo cho quá trình tiến hành biện pháp điều tra đạt được hiệu quả cao với chi phí ít nhất về thời gian, sức lực, phương tiện và tài chính; những tài liệu nào của những khoa học chuyên ngành sẽ tạo điều kiện nâng cao tính hợp lý và tính hiệu quả của những thủ thuật chiến thuật được áp dụng trong phạm vi tiến hành những biện pháp điều tra đó.

        Trong BLTTHS, các nguyên tắc của bộ luật mang những sắc thái đạo đức, chế ước mối liên hệ và sự phụ thuộc qua lại lẫn nhau của mối quan hệ giữa pháp luật với những chuẩn mực của đạo đức XHCN – những tiêu chuẩn thừa nhận xây dựng và áp dụng những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật trong hoạt động điều tra. Ví dụ, khi áp dụng một thủ thuật chiến thuật nào đó, Điều tra viên không chỉ cân nhắc xem thủ thuật đó có hợp pháp hay không mà còn phải cân nhắc đến đặc điểm của những thói quen, truyền thống của dân tộc và địa phương, những kỹ năng nếu như tất cả chúng không trái với những quy tắc của cuộc sống. Chức năng nay thể hiện ở sự lập luận một cách khoa học trên phương diện đạo đức khả năng sử dụng trong quá trình điều tra tội phạm những thủ thuật và những chỉ dẫn chiến thuật, bảo vệ danh dự, lòng tự trọng của những người tham gia tố tụng và uy tín của những cơ quan bảo vệ pháp luật.

        CHIẾN THUẬT TỔ CHỨC, TIẾN HÀNH BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

        CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CTTC&THBPĐT

          Điều này không chỉ ghi nhận thời gian làm việc của Điều tra viên mà trong một số trường hợp còn ghi nhận những sai sót của Điều tra viên như kéo dài thời gian tiến hành những biện pháp điều tra, tiến hành biện pháp điều tra vào ban đêm v.v…Theo quy tắc, thời gian ghi trong biên bản tính bằng giờ, phút trong ngày. Như vậy, không thể loại trừ những trường hợp tiến hành lấy lời khai của người bị hại, lời khai của người làm chứng, hỏi cung bị can tại nơi làm việc, nơi cư trú của một người nào đó, trong bệnh viện, tại trụ sở những cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội v.v…Địa điểm tiến hành những biện pháp điều tra cần phải thoả mãn những điều kiện nhất định như ở đó không có những người khác, cách âm, yên tĩnh và có những điều kiện thuận lợi khác để làm việc. Những lực lượng Công an này có nghĩa vụ giúp đỡ Điều tra viên trong quá trình tiến hành những biện pháp điều tra như bảo vệ hiện trường, bảo vệ địa điểm tiến hành những biện pháp điều tra đồng thời phát hiện, mô tả, thu thập những dấu vết và tiến hành những công việc cụ thể theo yêu cầu của Điều tra viên.

          Pháp luật quy định những chuyên gia của những lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác có thể tham gia vào quá trình tiến hành những biện pháp điều tra như khám nghiệm hiện trường, khám xét, thực nghiệm điều tra v.v… Những chuyên gia này không có liên quan đến vụ án và phải có thái độ vô tư khi tham gia vào quá trình tiến hành những biện pháp điều tra. Do vậy, xây dựng sự phối kết hợp giữa các lực lượng trong quá trình tiến hành các biện pháp điều tra cộng với sự giúp đỡ của quần chúng nhân dân là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của biện pháp điều tra được tiến hành và luôn cần được quán triệt xuyên suốt trong quá trình điều tra. ● Luôn luôn ưu tiên tiến hành các hoạt động điều tra có tính cấp bách trước như: Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, cấp cứu người bị hại, bị nạn; ngăn chặn các hậu quả do tội phạm gây ra; truy bắt thủ phạm theo dấu vết nóng; thu thập các dấu vết, tài liệu của vụ án v.v… Đối với các tội phạm về kinh tế cần tiến hành phong toả các nguồn tài liệu, tài sản có liên quan đến hành vi phạm tội, phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả các hành vi tiêu huỷ, tẩu tán, cất giấu tài liệu, tài sản có liên quan v.v… Các hoạt động trên phải được tiến hành kịp thời, bất kể ban ngày hay ban đêm.

          ● Công tác chỉ đạo của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải đảm bảo tính trực tiếp, cụ thể, đặc biệt là đối với các hướng, các hoạt động điều tra then chốt tạo điều kiện cho các cán bộ điều tra chủ động thực hiện linh hoạt, dứt điểm từng khâu, từng bước công tác và toàn bộ kế hoạch điều tra. Trong từng giai đoạn, Điều tra viên cần căn cứ vào những yêu cầu cụ thể cũng như nhiệm vụ trong từng giai đoạn mà lựa chọn, ỏp dụng những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật phự hợp để làm rừ sự thật khách quan của vụ án, vạch trần những hành vi phạm tội của tội phạm, đảm bảo không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm.