Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮTTiếng Anh Tiếng ViệtAFTA Asian Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do AseanASEANAssosiasion of South East Asean Nations Hiệp hội các quốc gia Đông nam ÁBộ KH& ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tưFDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoàiFII Foreign Indirect Investment Đầu tư gián tiếp nước ngoàiIMFInternational Moneytary FundQuỹ tiền tệ quốc tếM&A Mergers and Acquisitions Mua lại và sáp nhậpODAOfficial Development AssistanceHỗ trợ phát triển chính thứcPERCThe Property and Environment Research CentreTrung tâm nghiên cứu đất đai và môi trườngR&D Research and Development Ngiên cứu và phát triểnTNCs Transnational Corporations Các tập đoàn đa quốc giaUSAIDUnited States Agency for International DevelopmentCơ quan phát triển quốc tế Hoa KỳWB World Bank Ngân hàng thế giớiWTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới1 DANH MỤC BẢNG - BIỂU - HỘPBảngTrangBảng 2.1. Đầu tư nước ngoài theo ngành ở Việt Nam giai đoạn 1988-200828Bảng 2.2. Tình hình vốn đầu tư nước ngoài vào ngành y tế Việt Nam giai đoạn 1989-200840Bảng 2.3. Tình hình thu hút FDI vào ngành y tế Việt Nam phân theo đối tác đầu tư giai đoạn 1989-200844Bảng 2.4. Vốn đăng ký, vốn thực hiện và địa bàn chủ yếu của các dự án FDI trong ngành y tế phân theo mục tiêu đầu tư47BiểutrangBiểu 1.1. Tổng chi tiêu cho y tế theo nguồn tài chính 21Biểu 2.1. Cơ cấu FDI đăng ký theo ngành giai đoạn 1988-2005 và 2006-200827Biểu 2.2. Tăng trưởng vốn FDI đăng ký và FDI thực hiện giai đoạn 2005-200830Biểu 2.3. Tình hình thu hút FDI vào ngành y tế giai đoạn 1989-2008 39Biểu 2.4. Tình hình thu hút FDI vào ngành y tế phân theo hình thức đầu tư (1989-2008)45Biểu 2.5. Xếp hạng mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư562 HộpTrangHộp 1.1. Các phương thức cung cấp dịch vụ 24Hộp 2.1. Tiềm năng du lịch chữa bệnh tại Việt Nam rất lớn 52Hộp 2.2. M&A ở Việt Nam cần nhiều hơn 1 khung pháp lý 58Hộp 2.3. Đơn vị công “chảy máu chất xám” vì đâu 613 LỜI MỞ ĐẦU1. Tính tất yếu của đề tàiTrong thời đại ngày nay, cùng sự phát triển của thương mại quốc tế, liên kết kinh tế quốc tế, không một quốc gia nào dù lớn hay nhở, từ những cường quốc kinh tế lớn mạnh nhất như Mỹ, Nhật Bản, EU đến các nước chậm phát triển lại không cần nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và coi đó là nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước. Nhu cầu về vốn đầu tư của tất cả các quốc gia đều rất lớn, vượt xa khả năng cung cấp của thế giới là nguyên nhân dẫn đến cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong việc tìm kiếm vốn. Quốc gia nào có môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, sử dụng vốn hiệu quả hơn sẽ giành được ưu thế trong cuộc cạnh tranh này. Thu hút FDI đã trở thành một tất yếu mang tính quy luật chung đối với tất cả các nước. Quy luật này ngày càng bức bách hơn đối với những nước đang phát triển như nước ta. FDI được coi là chìa khoá của sự phát triển, là giải pháp chiến lược giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn lớn cho quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá và nguồn vốn trong nước eo hẹp. Sự kiện chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO càng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc thu hút FDI từ các nước phát triển, đặc biệt là thu hút FDI vào ngành y tế - một lĩnh vực mới nhưng rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cho yếu tố con người là yếu tố hàng đầu cho phát triển kinh tế đất nước một cách toàn diện.Sau khi gia nhập WTO, với cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, ngành y tế của Việt Nam càng có cơ hội lớn để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đánh giá thị trường ngành y tế nước ta rất tiềm năng do nhu cầu khám chữa bệnh của người dân rất lớn, đặc biệt là nhu cầu dịch vụ y tế chất lượng cao mà các cơ sở y tế trong nước hiện tại chưa đáp ứng được. Chính vì thế ngày càng có nhiều đối tác nước ngoài quan tâm đến thị trường này của Việt Nam với nhiều dự định đầu tư vào các lĩnh vực như kinh doanh bệnh viện, phòng khám, sản xuất dược phẩm, thiết bị y tế… Dự báo trong thời gian tới, thị trường ngành y tế Việt Nam sẽ rất sôi động và chắc chắn nhiều cơ hội phát triển.4 Với những lý do nêu trên, em đã chọn đề tài: “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam” là đề tài nghiên cứu khoa học.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tàiMục đích:Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào phát triển ngành y tế của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam cam kết mở cửa thị trường dịch vụ trong những năm tới và bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.Nhiệm vụ:•Hệ thống hoá cơ sở lý luận về thu hút FDI vào phát triển ngành y tế Việt Nam, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.•Phân tích thực trạng thu hút FDI vào phát triển ngành y tế tại Việt Nam từ khi bắt đầu thu hút FDI đến nay, trên cơ sở đó đánh giá những ưu nhược điểm, tìm ra nguyên nhân các tồn tại và tác động kinh tế - xã hội của nguồn vốn FDI trong lĩnh vực y tế.•Phân tích cơ hội, thách thức đối với việc thu hút FDI vào lĩnh vực y tế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, từ đó đưa ra các quan điểm, phương hướng và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút FDI vào phát triển ngành y tế của Việt Nam.3. Đối tượng, phạm vi và giác độ nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài là thu hút FDI vào phát triển ngành y tế của Việt Nam.Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu việc phát triển ngành y tế Việt Nam dưới sự tác động của nguồn vốn FDI từ năm 1989 đến nay.Giác độ nghiên cứu: vĩ mô5 4. Kết cấu đề tàiĐề tài được chia làm 3 chương như sau: Chương I: Những lý luận chung về thu hút FDI vào ngành y tế của Việt NamChương II: Thực trạng thu hút FDI vào ngành y tế của Việt NamChương III: Những giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngành y tế Việt Nam 6 NỘI DUNGChương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT FDI VÀO NGÀNH Y TẾ CỦA VIỆT NAM1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI VÀ THU HÚT FDI. 1.1.1. Các khái niệm1.1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)Trước khi đi tìm hiểu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ta cần làm rõ các khái niệm về đầu tư. Trong thực tiễn quản lý đầu tư hiện nay có khá nhiều quan niệm về đầu tư, đầu tư quốc tế, song mỗi quan niệm lại đứng trên một giác độ khác nhau để định nghĩa. Theo giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, đầu tư được hiểu như sau:“Đầu tư là tập hợp các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư, cho xã hội và cộng đồng.”Việc các nhà đầu tư ở quốc gia này bỏ vốn vào quốc gia khác theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian dài nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường và mang lại lợi ích lớn hơn cho chủ đầu tư và cho xã hội được gọi là đầu tư quốc tế hay đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong hai loại hình đầu tư quốc tế cơ bản (đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp). Hai loại hình này dù khác nhau nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau và trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hoá lẫn nhau.Quỹ tiền tệ quốc tế IMF trong báo cáo cán cân thanh toán hàng năm đã đưa ra định nghĩa về FDI như sau: “FDI là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư – hosting country), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư – source country) với 7 mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp.” Lợi ích lâu dài ở đây ngụ ý sự tồn tại của mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp với doanh nghiệp có vốn FDI và tác động đáng kể của nhà đầu tư đối với việc quản lý doanh nghiệp đó. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD cũng đưa ra định nghĩa FDI tương tự như IMF. Tuy vậy, OECD có quan điểm rất rộng về nhà đầu tư nước ngoài, đó là: cá nhân, tổ chức thuộc cơ quan chính phủ hoặc không thuộc cơ quan chính phủ đầu tư ra nước ngoài.Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển UNCTAD đưa ra khái niệm FDI trong Báo cáo đầu tư thế giới năm 1996: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp).” Theo đó, UNCTAD còn đưa ra một số định nghĩa có liên quan như: - Dòng vốn FDI ra và dòng vốn FDI vào là vốn được nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào doanh nghiệp FDI tại nước tiếp nhận đầu tư.- Vốn cổ phần đầu tư trực tiếp nước ngoài là giá trị của cổ phần và vốn dự trữ (gồm cả lợi nhuận giữ lại) thuộc về công ty mẹ, cộng thêm các khoản nợ ròng của các công ty thành viên.Hoa Kỳ là một trong những nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành đầu tư lớn nhất trên thế giới cũng đưa ra định nghĩa: “FDI là bất kỳ dòng vốn nào thuộc sở hữu đa phần của công dân hoặc công ty của nước đi đầu tư có được từ việc cho vay hoặc dùng để mua sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài.” Sở hữu đa phần ở đây theo Mỹ quy định là lớn hơn 10% giá trị của doanh nghiệp nước ngoài. Không phải tất cả các quốc gia đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI. Trong thực tế, có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi có những trường hợp chủ đầu tư sở hữu hơn 10% giá trị tài sản 8 của doanh nghiệp nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp.Quan điểm về FDI của Việt Nam được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi bổ sung năm 2000 như sau: “FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền bạc hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này.” Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là các tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.Từ các định nghĩa FDI trên, ta có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: FDI là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi.1.1.1.2. Thu hút FDI.Cùng với hoạt động ngoại thương, các hoạt động thu hút FDI trên thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với nhiều phương pháp, hình thức tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia. Các phương pháp và hình thức đó chung quy lại cũng là quá trình xây dựng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tạo điều kiện không những cho vốn đầu tư nước ngoài mà cả vốn đầu tư trong nước (phần vốn góp của nước sở tại trong liên doanh) cũng được thực hiện một cách thuận lợi và hiệu quả. Về bản chất, thu hút FDI chính là hình thức nhập khẩu vốn (đối với nước tiếp nhận đầu tư) và xuất khẩu vốn (đối với nước đầu tư ra nước ngoài), một hình thức cao hơn xuất nhập khẩu hàng hoá.1.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoàiXét về bản chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhằm tối đa hoá lợi ích đầu tư hay tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư thông qua di chuyển vốn (tiền, tài sản, công nghệ và trình độ quản lý của nhà đầu tư nước ngoài) từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Đây là đặc điểm cơ bản nhất, là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hình thành hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các quốc gia.9 FDI trước hết cũng là một hoạt động đầu tư nên cũng có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư nói chung. Song nó còn có các đặc trưng mang tính đặc thù so với hoạt động đầu tư trong nước, đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) và thậm chí so với ODA. Đó là:- Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc tự mình quản lý, điều hành đối tượng bỏ vốn. Đặc điểm này giúp phân biệt FDI với FII, cụ thể là: đối với FII thì nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp, mà chỉ góp vốn theo một tỷ lệ nhất định theo quy định của pháp luật.- Các bên tham gia dự án FDI có quốc tịch khác nhau, văn hoá khác nhau, đồng thời sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Do đó, trong các doanh nghiệp FDI thường xảy ra những xung đột, mâu thuẫn do những khác biệt nói trên giữa nhà đầu tư, lao động nước ngoài với nhà đầu tư và lao động nước sở tại.- Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu sự chi phối của đồng thời nhiều hệ thống pháp luật, bao gồm luật pháp của các quốc gia xuất thân của các Bên và luật pháp quốc tế.- FDI được thực hiện thông qua nhiều hình thức đầu tư có tính đặc thù như: hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT,… hoặc tạo ra những khu vự đầu tư tập trung đặc biệt có yếu tố nước ngoài như: khu chế xuất, đặc khu kinh tế mở…- Hầu hết hoạt động đầu tư nước ngoài đều gắn liền với 3 yếu tố: hoạt động thương mại, chuyển giao công nghệ, di cư lao động quốc tế, chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp ở nhiều hình thức và mức độ khác nhau.- FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài của mỗi quốc gia tiếp nhận thể hiện chính sách mở và quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế về đầu tư của quốc gia đó.1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là cách thức nhà đầu tư ở một nước có thể và được phép áp dụng để chuyển đổi quyền sở hữu vốn (bằng tiền hoặc bất 10 [...]... đáng kể Vì v y, hướng huy động của Việt Nam trong tư ng lai là bảo hiểm y tế toàn dân, tiếp nhận viện trợ và thu hút đầu tư tư nhân đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 19 1.2.2.2 Nhu cầu vốn FDI để phát triển ngành y tế của Việt Nam Khái niệm đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực y tế là một khái niệm tư ng đối mới mẻ ở một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Trước đ y, y tế thường được... nhà nước Bảo hiểm y tế Chi tiền túi hộ gia đình Viện trợ Các nguồn khác 61% (Nguồn: Tài khoản y tế quốc gia 2003, Bộ Y tế, 2005) Các nguồn tài chính chủ y u cho chi tiêu y tế của Việt Nam hiện nay gồm có ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế, viện trợ, đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân trong nước và chi tiền túi của hộ gia đình Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2003, chi tiền túi của hộ gia đình cho y tế chiếm... của Việt Nam 1.2.2.1 Sự cần thiết phải thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển ngành y tế của Việt Nam a) Vai trò của ngành y tế đối với sự phát triển kinh tế xã hội Được coi là một ngành xã hội hoá, y tế có vai trò hết sức quan trọng đối với việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Ng y nay thì vai trò đó của ngành y tế lại càng quan trọng Bởi trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn... trọng mà các nhà đầu tư nước ngoài tính đến khi quyết định đầu tư hoặc tái đầu tư tại Việt Nam b) X y dựng cơ chế đầu tư và tổ chức quản lý Đối với dịch vụ y tế, việc x y dựng một cơ chế quản lý đặc biệt, khác với cơ chế quản lý thông thường là một trong những nội dung quan trọng trong việc 31 x y dựng môi trường đầu tư Bộ m y quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực y tế của Việt Nam có sự phối... đầu tư của Việt Nam vào lĩnh vực y tế Thông qua đó, ta vừa quảng bá được hình ảnh môi trường đầu tư của đất nước, vừa hướng được dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực, nội dung phù hợp với mục tiêu phát triển chung của ngành và của cả nền kinh tế b) x y dựng các chương trình xúc tiến đầu tư nước ngoài hướng vào phát triển dịch vụ y tế Các chương trình xúc tiến đầu tư vào ngành y tế bao gồm tổ chức... hội thảo về y tế trong và ngoài nước nhằm giới thiệu thị trường ngành y tế Việt Nam tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài; tuyên truyền, phổ biến sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Cụ thể, trong những năm qua ta đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực của Việt Nam bao gồm cả ngành y tế tại một số nước trên thế giới như Hồng Kông, Malaysia, Nga…, nhiều diễn đàn đầu tư và kinh... chính sách về đầu tư nước ngoài của Việt Nam đối với ngành n y, nên 35 từ khi thu hút đến nay, vốn đầu tư cho phát triển ngành y tế chủ y u là vốn ODA với tỷ trọng và khối lượng lớn hơn nhiều so với vốn FDI Vì v y mà tính từ khi Việt Nam bắt đầu thu hút FDI đến nay, tức là đã gần 20 năm, tổng vốn đăng ký vào ngành y tế chỉ đạt hơn 921,7 triệu USD với 123 dự án, chiếm 1,61% tổng vốn đăng ký ngành dịch... m y móc, nguyên liệu, vật tư để tạo ra m y móc, vật tư x y dựng trong nước chưa sản xuất được; và miễn thu nhập khẩu 5 năm đầu đối với nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được để phục vụ quá trình sản xuất 34 Như v y, việc x y dựng danh mục các dự án khuyến khích đầu tư sẽ tạo sức thu hút lớn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, giúp họ dễ dàng nắm được chính sách ưu đãi đầu tư của Việt. .. nhất, những người nước ngoài n y hầu hết không tin 20 tư ng các cơ sở y tế của Việt Nam nên đều sang các nước lân cận như Singapore, Malaysia, Hàn Quốc,… để khám chữa bệnh Chính vì v y, các cơ sở y tế chất lượng cao như bệnh viện, phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài sẽ đáp ứng được nhu cầu n y, tạo tâm lý y n tâm, an toàn cho khách nước ngoài khi đến Việt Nam 1.2.3 Một số cam kết của Việt Nam đối với WTO... tư trực tiếp nước ngoài chính là giải pháp hỗ trợ cho vấn đề n y, không những tiết kiệm chi phí mà còn góp phần làm tăng tính xã hội hoá của ngành y tế Việt Nam Một lý do quan trọng nữa cho tính cấp thiết của hoạt động thu hút FDI vào phát triển ngành y tế của Việt Nam đó là: hàng năm Việt Nam đón hàng triệu lượt khách du lịch cùng nhiều đoàn chuyên gia, kỹ sư, doanh nhân và lao động nước ngoài; tuy . về thu hút FDI vào ngành y tế của Việt NamChương II: Thực trạng thu hút FDI vào ngành y tế của Việt NamChương III: Những giải pháp tăng cường thu hút. FDI vào là vốn được nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào doanh nghiệp FDI tại nước tiếp nhận đầu tư. - Vốn cổ phần đầu tư trực tiếp nước ngoài là giá trị của