Làm rõ những thuật ngữ liên quan tới mô hình tài trợ thƣơng mại phân tán. Phân tích đánh giá thực trạng mô hình tài trợ thƣơng mại phân tán của Agribank, từ đó rút ra những mặt mạnh cũng nhƣ những điểm cần khắc phục trong tƣơng lai nhằm hoàn thiện hơn nữa mô hình tài trợ. Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những nhƣợc điểm trong mô hình tài trợ.
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Bộ Tài chính
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
-
NGUYỄN THỊ THÁI 18A4050209
MÔ HÌNH TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI PHÂN TÁN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Trang 2NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
-
NGUYỄN THỊ THÁI 18A4050209
MÔ HÌNH TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI PHÂN TÁN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế
Mã số: 734.01.20 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths Ngô Dương Minh
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả
nêu trong chuyên đề là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác Nếu
không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình
Người cam đoan
Trang 4MỤC LỤC
TÊN ĐỀ TÀI: MÔ HÌNH TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI PHÂN TÁN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Danh mục k tự viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ
Lời nói đầu……… …………1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI PHÂN TÁN 3 1.1 thu ết về mô hình tài trợ phân tán 3
1.1.1 Khái niệm mô hình tài trợ phân tán 3
1.1.2 Đặc điểm mô hình tài trợ phân tán 3
1.2 Ưu nhược điểm của mô hình phân tán 4
1.2.1.Ưu điểm 4
1.2.2 Nhược điểm 5
1.3 Điều kiện triển khai mô hình tài trợ phân tán 6
1.3.1.Điều kiện chủ quan 6
1.3.1.1.Điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ 7
1.3.1.2.Điều kiện về quy mô nguồn vốn 7
1.3.1.3.Điều kiện về quy trình 7
1.3.1.4.Điều kiện về chiến lược quản trị rủi ro 8
1.3.1.5.Điều kiện về định hướng phát triển hoạt động tài trợ thương mại 8
1.3.1.6.Điều kiện về nguồn nhân lực 8
1.3.1.7.Điều kiện về khối lượng giao dịch và quy mô khách hàng 9
1.3.2.Điều kiện khách quan 9
1.3.2.1.Điều kiện về môi trường công nghệ thông tin quốc gia 9
1.3.2.2.Điều kiện về ph p l 9
1.3.2.3.Điều kiện về nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 10
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VẬN DỤNG MÔ HÌNH TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI PHÂN TÁN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK 11
2.1 Vài nét về ngân hàng Agribank 11
2.1.1 Vài nét về ngân hàng Agribank 11
2.1.2.Cơ cấu tổ chức 12
Trang 52.1.3 Kết quả hoạt động tài trợ thương mại của Agribank trong thời gian qua 14
2.1.3.1 Danh mục sản phẩm tài trợ thương mại tại Agribank 14
2.1.3.2 Doanh số hoạt động tài trợ thương mại của Agribank giai đoạn 15
2.2 Đánh giá thực trạng áp dụng mô hình tài trợ thương mại phân tán tại ngân hàng Agribank 18
2.2.1 Mô hình tài trợ thương mại 18
2.2.2.1 Công nghệ Core Banking IPCAS 19
2.2.2.2 Hệ thống kho dữ liệu DW-BI 19
2.2.3 Hệ thống nhân sự và công tác đào tạo 20
2.2.3.1 Hệ thống nhân sự 20
2.2.3.2 Công t c đào tạo 21
2.2.4 Quy trình tác nghiệp 22
2.2.5 Đánh giá thực trạng 24
2.2.5.1 Thành tựu 24
2.2.5.2 Hạn chế 26
2.2.5.3 Nguyên nhân 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 31
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI PHÂN TÁN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK 32
3.1 Định hướng phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng Agribank 32
3.1.1 Định hướng chung 32
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động tài trợ thương mại 34
3.2 Giải pháp phát triển mô hình tài trợ thương mại phân tán tại ngân hàng Agribank 35
3.2.1 Giải pháp về quy trình nghiệp vụ 35
3.2.1.1 Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi quy trình 35
3.2.1.2 Thực hiện các biện pháp linh hoạt trong quá trình tác nghiệp 35
3.2.2 Giải pháp về công nghệ 36
3.2.2.1 Hoàn thiện công tác vận hành hệ thống Core Banking IPCAS 36
3.2.2.2 Tiếp tục hoàn thiện các công nghệ hỗ trợ và cơ sở hạ tầng kĩ thuật 36
3.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực 37
3.2.3.1 Quản l đội ngũ nhân sự một cách hiệu quả 37
Trang 63.2.3.2 Phát triển c c phương n đào tạo phù hợp 38
3.3 Kiến nghị 40
3.3.1 Đối với ngân hàng Agribank 40
3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước 40
3.3.2.1 Tạo điều kiện thuận lợi cho c c ngân hàng thương mại khi thay đổi công nghệ để phù hợp với yêu cầu của mô hình phân tán 40
3.3.2.2 Trở thành cầu nối giúp c c ngân hàng thương mại có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng trên thế giới 41
3.3.3 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng dịch vụ tài trợ thương mại của ngân hàng 41
3.3.3.1 Sắp xếp thời gian giao dịch tại ngân hàng một cách hợp l 41
3.3.3.2 Chủ động lắng nghe và thực hiên theo c c tư vấn của ngân hàng 42
3.3.3.3 Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ ngoại thương 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 42
KẾTLUẬN… ……… … 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
Trang 7
DANH MỤC K TỰ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
2 Hình 2.1 Bộ máy tổ chức ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
6 Hình 2.5 Số lƣợng chi nhánh và nhân viên của Agribank giai
Trang 9ỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã từng là một nước phong kiến lạc hậu, Việt Nam cũng đã từng là một quốc gia với nền kinh tế bao cấp, nền kinh tế nghèo nàn Trải qua một thời kì lịch sử dài, cho đến nay Việt Nam đã có một bộ mặt hoàn toàn mới Đại hội Đảng lần thứ VI là một bước ngoặt quan trọng trên mọi mặt, đánh dấu sự thay đổi rõ rệt của Việt Nam, đưa nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Với những thay đổi của thời kì mới, Việt Nam hiểu rằng việc mở rộng buôn bán, quan hệ với nước ngoài là hết sức cần thiết L thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
đã chỉ ra rằng một quốc gia muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động trao đổi những hàng hóa mà quốc gia đó có lợi thế so sánh hơn lấy những hàng hóa mà quốc gia đó ít lợi thế hơn là một điều kiện hết sức quan trọng L thuyết này là tiền đề định hướng cho hoạt động XNK giữa các quốc gia này
Đối với Việt Nam để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh XNK cần phải nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các mặt hàng, muốn vậy cần có sự đầu tư thích đáng cho quá trình sản xuất kinh doanh như đổi mới công nghệ, máy móc, trang thiết bị…
Trên thực tế, một khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải là vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực này ít ỏi, không thể giúp cho các doanh nghiệp tự đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng Các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn, bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thì nguồn vốn hỗ trợ thương mại cũng có nghĩa quan trọng để giúp doanh nghiệp
có đủ vốn duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Xuất phát từ thực tế này và
để đạt được mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra thì các tổ chức tín dụng mà chủ đạo là Ngân hàng thương mại đóng một vai trò quan trọng
Ngân hàng thương mại với chức năng và nhiệm vụ của mình cũng cần có những
mô hình hoạt động tài trợ phù hợp Hiểu rõ thực tế và những đòi hỏi cấp thiết này, ngân hàng thương mại phát huy những ưu điểm và phải phát hiện kịp thời, đầy đủ những mặt yếu kém trong mô hình TTTM quốc tế của mình Nhận thức được tầm quan trọng đó đối với nền kinh tế nói chung và với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói
Trang 10riêng, trong quá trình thực tập tại ngân hàng Agribank chi nhánh II Bắc Ninh em đã chọn
đề tài: “ Mô hình tài trợ thương mại phân tán tại ngân hàng Agribank - Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu
1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những thuật ngữ liên quan tới mô hình tài trợ thương mại phân tán
Phân tích đánh giá thực trạng mô hình tài trợ thương mại phân tán của Agribank,
từ đó rút ra những mặt mạnh cũng như những điểm cần khắc phục trong tương lai nhằm hoàn thiện hơn nữa mô hình tài trợ
Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những nhược điểm trong mô hình tài trợ
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu mô hình tài trợ thương mại của ngân hàng Agribank
Phân tích đánh giá thực trạng mô hình tài trợ thương mại phân tán quốc tế tại ngân hàng Agribank
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tiếp cận hệ thống và phân tích hệ thống; dùng l luận để đánh giá thực tiễn, ứng dụng l luận và thực tiễn vào khoa học quản l kinh doanh; phương pháp so sánh và phân tích kết hợp với phương pháp chọn mẫu và hệ thống hóa khóa học
4 Kết cấu chu ên đề
Nội dung của chuyên đề sẽ được trình bày trong ba phần:
Chương 1: Tổng quan về mô hình tài trợ thương mại phân tán
Chương 2: Thực trạng vận dụng mô hình tài trợ thương mại phân tán tại ngân hàng Agribank
Chương 3: Giải pháp phát triển mô hình tài trợ thương mại phân tán tại ngân hàng Agribank
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI PHÂN TÁN
1.1 THUYẾT VỀ MÔ HÌNH TÀI TRỢ PHÂN TÁN
1.1.1 Khái niệm mô hình tài trợ phân tán
Mô hình phân tán là mô hình mà nghiệp vụ TTTM được triển khai trên toàn hệ thống trong đó các chi nhánh là những đơn vị kinh doanh trực tiếp thực hiện toàn bộ nghiệp vụ từ tiếp nhận hồ sơ , thẩm định hồ sơ, ra quyết định và quản l rủi ro phát sinh
Hình 1: Sơ đồ tổ chức mô hình xử l phân tán
1.1.2 Đặc điểm mô hình tài trợ phân tán
Công việc chính của hội sở là ra chính sách tài TTTM và các quy định, quy trình nghiệp vụ chung cho toàn bộ hệ thống, kiểm tra báo cáo của chi nhánh và giải quyết những nghiệp vụ TTTM phát sinh tại hội sở
Các chi nhánh trở thành những đơn vị kinh doanh độc lập với hội sở Mỗi chi nhánh thực hiện toàn bộ công việc từ tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, phân tích và
ra quyết định Cuối k tuần, tháng, qu hay năm , chi nhánh báo cáo kết quả hoạt động tài trợ về cho hội sở
Trang 12Cơ chế thông tin giữa hội sở và chi nhánh lỏng và rời rạc Hội sở không tham gia vào quá trình kinh doanh của chi nhánh và chỉ biết kết quả thông qua các báo cáo của chi nhánh gửi về
Rủi ro tài TTTM đƣợc quản trị phân tán, bởi chi nhánh tự mình ra quyết định và tự chịu trách nhiệm với quyết định đó
1.2 ƢU NHƢỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH PHÂN TÁN
1.2.1.Ƣu điểm
Mô hình phân t n có chi phí đầu tư thấp không đòi hỏi công nghệ
Độc lập trong thực hiện nghiệp vụ ngân tài TTTM, các chi nhánh không phải chuyển hồ sơ mà chỉ báo cáo kết quả cuối k nên không đòi hỏi công nghệ quá hiện đại
để luân chuyển hồ sơ ngày trong ngày Do vậy, ngân hàng không cần bỏ ra khoản chi lớn
để đầu tƣ hiện đại hóa công nghệ
Thời gian xử l giao dịch nhanh chóng
Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định và đƣa ra quyết định có tài trợ hay không mà không cần chuyển hồ sơ về hội sở đợi phê chuẩn nên giải quyết hồ sơ của khách hàng nhanh chóng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhanh nhất
Không gây hiện tượng ứ đọng công việc
Hồ sơ của khách hàng đƣợc giải quyết ngay tại chi nhánh mà không chuyển về hội
sở, không tập trung về hội sở nên tránh đƣợc hiện tƣợng dồn đọng công việc cho hội sở Các cán bộ tại hội sở có thời gian tập trung vào việc điều hành chung hoạt động của hệ thống, đƣa ra các quyết sách có tính chiến lƣợc cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng
Tận dụng đội ngũ lao động
Mô hình phân tán đòi hỏi cán bộ chi nhánh phải tham gia vào tất cả quy trình tài trợ, do vậy phát huy đƣợc kiến thức, kinh nghiệm, tính năng động và sang tạo của đội ngũ
và nhân viên chi nhánh Đồng thời, công tác quản trị rủi ro đòi hỏi những cán bộ nà phải
có tinh thần trách nhiệm cao khi đƣa ra quyết định tài trợ
Trang 13Am hiểu khách hàng
Các chi nhánh là những người trực tiếp bán sản phẩm, họ đã nghiên cứu thị trường,
dễ dàng có thông tin về khách hàng trong địa bàn kinh doanh, có những khách hàng thân quen Do vậy, để chi nhánh ra quyết định có thể bám sát với thị trường đảm bảo tính cạnh tranh cho ngân hàng
Tính linh hoạt cao
Mô hình phân tán dễ thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh Với
mô hình này, các chi nhánh kinh doanh độc lập nên khi có sự thay đổi của các chính sách hay môi trường kinh doanh thì chi nhánh với quy mô nhỏ hơn sẽ dễ dàng và nhanh chóng điều chỉnh thích nghi hơn là cả một hệ thống thay đổi
Làm gia tăng chi phí hoạt động của ngân hàng
Yêu cầu về trình độ của cán bộ tài trợ đòi hỏi chi phí trả lương phải lớn tương xứng Với số lượng lớn cán bộ biên chế, ngân hàng sẽ phải chi trả chi phí lương rất lớn, đẩy chi phí hoạt động của ngân hàng tang lên Mặt khác, để có đội ngũ cán bộ thực sự chất lượng ngân hàng sẽ phải bỏ ra nhiều thời gian và chi phí lớn cho đào tạo và tái đào tạo
Chất lượng dịch vụ không đồng đều
Mỗi chi nhánh có đội ngũ cán bộ với trình độ không đồng đều do vậy chất lượng dịch vụ mà khách hàng hưởng tại mỗi chi nhánh là khác nhau
Quyết định của chi nhánh mang tính chủ quan và phụ thuộc vào trình độ của cán
bộ TTTM chi nhánh Mỗi chi nhánh có thể có những đánh giá khác nhau về cùng một khách hàng dẫn đến tình trạng một hồ sơ bị từ chối tại chi nhánh này nhưng lại trở thành
Trang 14hồ sơ khách hàng tốt ở chi nhánh khác và được tài trợ ưu đãi Điều này gây ra tình trạng thông tin chồng chéo, mâu thuẫn giữa các chi nhánh về cùng một khách hàng
Cơ chế thông tin lỏng lẻo
Mối liên hệ giữa hội sở và chi nhánh rời rạc Các chi nhánh độc lập độc lập trong việc ra quyết định tài trợ mà không có sự can thiệp của hội sở, hội sở quản l các chi nhánh chủ yếu thông qua cơ chế báo cáo định k của chi nhánh Điều này khiến cho hội
sở chậm nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động của chi nhánh, từ đó chậm đề ra chiến lược, chính sách và làm giảm hiệu quả giám sát trên toàn hệ thống
Rủi ro đạo đức của nhân viên chi nhánh rất lớn
Trình độ và đạo đức của cán bộ chi nhánh là yếu tố quyết định mức độ rủi ro của ngân hàng bởi họ có quyền đưa ra quyết định có cấp tài trợ hay không Khách hàng có thể lợi dụng mối quan hệ của mình với nhân viên chi nhánh người thân, hối lộ để đề nghị tài trợ trong khi không đáp ứng được các yêu cầu về tư cách pháp l , tài chính, tài sản đảm bảo Thậm chí có một số trường hợp cán bộ chi nhánh cấu kết với khách hàng để lừa đảo tiền của ngân hàng và tổn thất của ngân hàng là rất lớn
Quản trị rủi ro ngân hàng kém hiệu quả
Các chi nhánh tự quản l khách hàng và khoản tài trợ cho khách hàng cũng như chịu rủi ro từ khoản tài trợ Với cơ chế quản trị phân tán như vậy, rủi ro dễ xảy ra do năng lực thẩm định và quản trị rủi ro của các chi nhánh không tốt, phụ thuộc vào đạo đức của người ra quyết định Các chi nhánh có thể vì mục tiêu lợi nhuận mà bỏ qua công tác quản trị rủi ro bằng việc tài trợ cho cả những khách hàng rủi ro cao Cộng với cơ chế liên lạc yếu kém thì việc quản trị rủi ro trên toàn hệ thống sẽ không đạt hiệu quả Mà rủi ro trong ngân hàng có tính hệ thống, khi rủi ro xảy ra tại một chi nhánh có thể làm ảnh hưởng đến
cả ngân hàng, tổng thu nhập của ngân hàng giảm sút, uy tín suy giảm và hội sở sẽ phải cấp vốn hỗ trợ không để chi nhánh chết
1.3 ĐIỀU KIỆN TRIỂN KHAI MÔ HÌNH TÀI TRỢ PHÂN TÁN
1.3.1.Điều kiện chủ quan
Trang 151.3.1.1.Điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ
Mô hình phân tán đòi hỏi một cơ sở hạ tầng công nghệ thấp, thế nên nếu một chi nhánh gặp vấn đề về công nghệ thì chỉ ảnh hưởng đến cụm xung quanh nó, còn các chi
nhánh khác vẫn có thể tiếp tục hoạt động
1.3.1.2.Điều kiện về quy mô nguồn vốn
Nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng trong hoạt động ngân hàng, nó là nền tảng
để ngân hàng tiến hành các hoạt động của mình Khi triển khai và vận hành một mô hình tài trợ nào đó, chi phí là vấn đề không thể tránh khỏi Nếu như các mô hình khác không yêu cầu phải có nguồn lực mạnh để vận hành thì mô hình phân tán lại yêu cầu ngân hàng phải có nguồn vốn đủ lớn, tiềm lực kinh tế mạnh để có thể đầu tư và vận hành mô hình hiệu quả Ngân hàng cần hiểu rằng, mô hình tài trợ phân tán đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất cao, thêm nữa chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân lực cũng không nhỏ mới có thể đáp ứng được yêu cầu về nhân sự của mô hình Vì vậy, nếu ngân hàng không có quy mô nguồn vốn lớn, đủ tiềm lực để đầu tư vào công nghệ hiện đại cũng như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng thì sẽ gặp khó khăn trong triển khai mô hình
1.3.1.3.Điều kiện về quy trình
Ngân hàng cần phải xây dựng một quy trình khép kín và hiệu quả cao Nhiệm vụ của trung tâm xử l và các chi nhánh phải được phân công rõ ràng, tối ưu hóa hiệu quả triệt để, tránh tình trạng chồng chéo trong tác nghiệp, dư thừa các bước thực hiện nghiệp
vụ không cần thiết, gây tốn kém và lãng phí tài nguyên, cũng như kéo dài thời gian xử l giao dịch, giảm hiệu quả hoạt động
Mỗi nhân viên cũng cần hiểu rõ được trách nhiệm và mối quan hệ của mình với các cá nhân, phòng ban khác, từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tập trung vào phần việc của mình cũng là giúp các phần việc khác được diễn ra trôi chảy và hiệu quả
Quá trình xử l các giao dịch cần được ghi chép lại cẩn thận trong nhật k hệ thống
kĩ thuật và trên sổ sách giao nhận giữa các khâu nghiệp vụ Từ đó dễ dàng tìm kiếm, phát hiện các sai sót hay điểm gây chậm trễ, tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời Trên cơ sở đó, ngân sách sẽ định mức thời gian xử l cho từng khâu nghiệp vụ
và xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm thanh toán quốc tế và TTTM
Trang 161.3.1.4.Điều kiện về chiến lược quản trị rủi ro
Mô hình quản trị rủi ro phân tán cho phép các chi nhánh tự quyết định quản trị rủi
ro phát sinh từ các nghiệp vụ đã thực hiện Tuy việc này giảm ấp lực cho hội sở, nhưng nó làm suy giảm vai trò điều hành ở hội sở, liên kết giữa hội sở và chi nhánh lỏng lẻo, rời rạc gây khó khăn trong việc kiểm soát hệ thống và nhận diện, phòng ngừa rủi ro
1.3.1.5.Điều kiện về định hướng phát triển hoạt động tài trợ thương mại
Thanh toán quốc tế và TTTM là hoạt động đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng, nhất là trong bối cảnh hiện nay, doanh thu từ các hoạt động tín dụng thuần tu có xu hướng giảm, thì khoản phí thu từ các loại hình dịch vụ lại đang trở thành nguồn thu ổn định mà ngân hàng cần phát triển Toàn cầu hóa đang ngày càng sâu rộng, các hoạt động ngoại thương đang diễn ra từng ngày từng giờ, đòi hỏi dịch vụ TTTM cũng cần phát triển theo để phục vụ kịp thời nhu cầu của các doanh nghiệp XNK Định hướng phát triển hoạt động này của ngân hàng là vô cùng quan trọng trong việc tạo điều kiện phát huy hiệu quả
mô hình tài trợ phân tán Nếu một ngân hàng không có định hướng phát triển mảng TTTM, thì sẽ không chú trọng vào đầu tư xây dựng mô hình do chi phí đầu tư ban đầu lớn, lợi ích thu lại nhất thời không kịp bù đắp vốn bỏ ra, ngân hàng không có chiến lược cạnh tranh với các ngân hàng khác trong việc cung ứng dịch vụ TTTM quốc tế
Tuy nhiên, xét về lâu dài thì đầu tư xây dựng và vận hành mô hình tài trợ phân tán
là điều kiện cần thiết và không thể tránh khỏi, khi TTTM đang trở thành một dịch vụ thiết yếu cần phát triển của ngân hàng đặc biệt là Agribank
1.3.1.6.Điều kiện về nguồn nhân lực
Trong bất kì một hoạt động nào, nhân lực là yếu tố quan trọng không thể thiếu và nhất là trong các nghiệp vụ phức tạp như TTTM thì nguồn nhân lực chất lượng cao là điều cần thiết hơn cả Với mô hình phân tán yêu cầu nhân lực trình độ chuyên môn hóa cao ở cả chi nhánh và hội sở, các chuyên viên TTTM phải am hiểu chuyên môn nghiệp vụ ngoài ra còn phải có kĩ năng giao tiếp, tư vấn và thuyết phục khách hàng, thẩm định, giải quyết hồ sơ hoàn hảo, đưa ra quyết định tài trợ đúng đắn Ngân hàng cần phải hiểu được yêu cầu về lao động đặc thù này của mô hình để có thể xây dựng chương trình đào tạo hiệu quả và đúng trọng tâm
Trang 171.3.1.7.Điều kiện về khối lượng giao dịch và quy mô khách hàng
Chi phí đầu tư ban đầu lớn luôn là vấn đề cần cân nhắc, liệu lợi nhuận thu được từ hoạt động TTTM có bù đắp được lượng vốn bỏ ra, và sau bao lâu thì thu lại được Chính khối lượng giao dịch và quy mô khách hàng sẽ trả lời cho câu hỏi này Quy trình nghiệp
vụ trong mô hình phân tán đã được thiết kế chặt chẽ, nhân viên được đào tạo bài bản và làm việc độc lập giúp gia tăng năng suất lao động đẩy nhanh hiệu quả công việc, cùng với nền tảng công nghệ kĩ thuật cao giúp lưu trữ được khối lượng dữ liệu lớn, thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối Vì vậy, với một ngân hàng có quy mô, lượng khách hàng có nhu cầu về dịch vụ TTTM nhiều, thì mô hình phân tán mới là lựa chọn tối ưu
1.3.2.Điều kiện khách quan
1.3.2.1.Điều kiện về môi trường công nghệ thông tin quốc gia
Mô hình tài trợ phân tán không đòi hỏi một cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, thế nên môi trường công nghệ thông tin quốc gia như thế nào thì sẽ không cản trở quá trình vận hành hệ thống
1.3.2.2.Điều kiện về ph p l
Nếu môi trường pháp l có quy định cụ thể về mô hình tài trợ phải áp dụng thì các ngân hàng phải tuân theo quy định, còn nếu không, các ngân hàng hoàn toàn có thể linh hoạt lựa chọn mô hình phù hợp với bản thân nhưng cũng cần phải lưu đến các quy định hiện hành khác để đưa ra quyết định lựa chọn mô hình cho phù hợp
Hiện nay NHNN không có quy định cự thể về mô hình tài trợ mà các ngân hàng thương mại phải áp dụng, tuy nhiên, theo các văn bản hiện tại về cung ứng hoạt động thanh toán, cụ thể Văn bản hợp nhất 43/VBHN-NHNN của NHNN ban hành ngày 14 tháng 7 năm 2016 tại điều 21, 22 chương 4 về thông tin, báo cáo và bảo mật thông tin có nêu rõ, NHNN có quyền yêu cầu các ngân hàng thương mại cung cấp thông tin có liên quan đến thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại theo định kì và đột xuất Đối với việc báo cáo định kì dài hạn, bất kì mô hình nào cũng có thể chuẩn bị số liệu để báo cáo, tuy nhiên nếu NHNN yêu cầu báo cáo đột xuất hoặc định kì ngắn (15-30 ngày) thì mô hình phân tán lại không chiếm được ưu thế
Trang 181.3.2.3.Điều kiện về nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Ngày nay, xu hướng mở cửa đang tăng lên, hoạt động XNK trở nên sôi động hơn Các doanh nghiệp XNK đang ngày càng mở rộng hoạt động của mình hơn nữa, điều này đồng nghĩa là nhu cầu về dịch vụ tài trợ thương mại ngày càng tăng, tuy nhiên yêu cầu về chất lượng dịch vụ cung ứng từ ngân hàng cũng vì đó mà cao hơn Sự linh hoạt, nhanh chóng và tiện lợi là những yếu tố cơ bản mà một doanh nghiệp XNK tìm kiếm, ngoài ra
sự cạnh tranh về giá cả và trình độ chuyên môn cũng được xem xét Đây cũng là động lực
để Agribank cải thiện mô hình tài trợ thương mại phân tán
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chính của Chương 1 tập trung đi vào phân tích mô hình tài trợ thương mại phân tán trên những khía cạnh về khái niệm, đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm Chương 1 cũng đánh giá những nhân tố khách quan và chủ quan đềi kiện triển khai mô
hình phân tán
L thuyết là như vậy, nhưng trong thực tiễn, ngân hàng Agribank đã triển khai và vận hành mô hình tài trợ phân tán như thế nào, hiệu quả và những hạn chế của mô hình trong quá trình vận hành ra sao, Chương 2 sẽ giải quyết điều đó
Trang 19CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG MÔ HÌNH TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI PHÂN TÁN
TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK
2.1 VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK
2.1.1 Vài nét về ngân hàng Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam , tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (gọi tắt là Agribank , là ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Ngân hàng được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988 theo Quyết định số 53/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi là Ngân hàng Phát triển và Nông nghiệp Việt Nam Sau đó, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo quyết định số 400/CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Theo quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày 15 tháng
11 năm 1996 và quyết định số 1836/QĐ-TCCB ngày 28 tháng 12 năm 1996, Ngân hàng
đã đổi tên một lần nữa thành Ngân hàng Nộng nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nam như hiện nay Ngân hàng là doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt được tổ chức theo mô hình tổng công ty Nhà nước, có thời hạn hoạt động là 99 năm
Ngày 30 tháng 1 năm 2011, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 214/QĐ-NHNN phê duyệt việc chuyển đổi hình thức sở hữu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu Ngày 26 tháng 4 năm 2012, Ngân hàng thực hiện đăng k kinh doanh là Công ty TNHH một thành viên theo số đăng k kinh doanh 0100686174
Hoạt động chính của Ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng, thực hiện các giao dịch ngoại tệ , các dịch vụ TTTM , chiết khấu thương phiếu, trái phiếu
Trang 20và các giấy tờ có giá khác, và các dịch vụ ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép
Sở giao dịch Chi nhánh
loại I, loại II
Văn phòng đại diện
Đơn vị sự nghiệp Công ty con
Kế toán trưởng
Phòng giao
dịch
Chi nhánh loại II
Phòng giao dịch
Hình 2.1: Bộ máy tổ chức ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt
Nam
Trang 21Sở giao dịch
Tổ chức bộ máy: Giám đốc, các phó giám đốc, các phòng (phòng hành chính nhân
sự, phòng kinh doanh ngoại tệ, phòng thanh toán quốc tế, phòng kế toán và ngân qu , phòng quản l rủi ro, phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp, phòng tín dụng, phòng tín dụng, phòng Swift, phòng quản l và kinh doanh vốn, phòng ngân hàng đại l , phòng dịch
vụ kiều hối)
Chức năng nhiệm vụ:
- Thực hiện các nhiệm vụ đầu mối của hệ thống (quản l kinh doanh vốn, t giá,
dự trữ bắt buộc, quản l trạng thái ngoại tệ, mua bán ngoại tệ trên thị trường liên Ngân hàng, quản l vận hành hệ thống SWIFT, Telex );
- Trực tiếp cung ứng sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng, chủ yếu các doanh nghiệp lớn huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, cung ứng các dịch vụ ngân hàng);
- Đầu mối triển khai, quản l mạng lưới dịch vụ chi trả kiều hối;
- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Agribank;
- Trực tiếp thử nghiệp các dịch vụ mới trong hoạt động kinh doanh của Agribank;
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của Agribank;
- Chấp hành đầy đủ các báo cáo thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc;
- Phối hợp với Trung tâm đào tạo và các Ban chuyên môn nghiệp vụ tại Trụ sở chính và các tổ chức khác có liên quan trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên đề cho cán bộ
Chi nhánh
Tổ chức bộ máy: giám đốc, các phó giám đốc, các phòng chuyên môn nghiệp vụ, phòng kế toán tổng hợp, phòng tín dụng, phòng kế toán và ngân qu , phòng hành chính
và nhân sự, phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ, phòng kinh doanh ngoại hối, phòng dịch vụ
và marketing, phòng điện toán
Nhiệm vụ của các chi nhánh:
Trang 22- Huy động vốn;
- Cho vay;
- Kinh doanh ngoại hối;
- kinh doanh vàng bạc theo quy định cuat Agribank Việt Nam;
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân qu ;
- Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của Agribank;
-Thực hiện dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của Agribank Việt Nam;
- Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng;
- Thực hiện tài trợ, đầu mội đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Agribank Việt Nam;
- Nghiệp vụ bảo lãnh: vay, thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu, đảm bảo chất
lượng sản phẩm, hoàn thanh toán, đối ứng và các hình thức bảo lãnh khác
2.1.3 Kết quả hoạt động tài trợ thương mại của Agribank trong thời gian qua
2.1.3.1 Danh mục sản phẩm tài trợ thương mại tại Agribank
Trong mỗi mô hình tài trợ thương mại, ngân hàng phải xác định cho mình các sản phẩm tài trợ thương mại sẽ cung cấp Xác định được sản phẩm là cơ sở để ngân hàng xây dựng quy định cụ thể phục vụ xử l cho từng nghiệp vụ Trong mô hình tài trợ phân tán của mình ngân hàng Agribank xây dựng một danh mục sản phẩm phân chia thành tài trợ xuất khẩu và tài trợ nhập khẩu
Tài trợ xuất khẩu bao gồm:
Chiết khấu hối phiếu đòi nợ: Agribank cấp tín dụng cho người xuất khẩu trên cơ sở xuất trình hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ xuất khẩu đòi tiền theo L/C hoặc không theo L/C (nhờ thu, chuyển tiền bằng điện…) tại Agribank
Tài trợ xuất khẩu trọn gói: là một gói sản phẩm bao gồm: vay vốn lưu động, ngắn hạn để phục vụ phương án sản xuất kinh doanh hàng XNK theo các hợp đồng đã k với đối tác nước ngoài, dịch vụ thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, các dịch vụ hỗ trợ, tư
Trang 23vấn nghiệp vụ (hoàn thiện bộ chứng từ xuất khẩu, tư vấn điều khoản thanh toán, hợp đồng ngoại thương, điều khoản L/C)
Tài trợ nhập khẩu bao gồm:
Tài trợ nhập khẩu theo thư tín dụng trả chậm có điều khoản cho phép thanh toán trả ngay (UPAS/LC): là sản phẩm tài trợ nhập khẩu, theo đó khách hàng của Agribank được thanh toán L/C theo k hạn trả chậm nhưng người thụ hưởng vẫn được ngân hàng nước ngoài thanh toán trả ngay trên cơ sở chấp thuận cung cấp dịch vụ của ngân hàng đại
l trước khi mở L/C
Chiết khấu, tái chiết khấu Hối phiếu nhận nợ: Agribank cung cấp dịch vụ "chiết khấu, tái chiết khấu hối phiếu nhận nợ" đối với quý khách hàng là tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài được thụ hưởng công cụ chuyển nhượng (cụ thể là hối phiếu nhận nợ) và có nhu cầu chiết khấu công cụ chuyển nhượng đó
Riêng với bảo lãnh quốc tế, Agribank cung cấp đầy đủ các sản phẩm bảo lãnh đáp ứng nhu cầu đa dạng của cả khách hàng là nhà xuất khẩu (bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, hoàn trả tiền ứng trước, đảm bảo chất lượng sản phẩm) và nhà nhập khẩu (bảo lãnh thanh toán) và một số sản phẩm bảo lãnh khác theo yêu cầu của khách hàng
Trên đây là những sản phẩm tài trợ thương mại mà Agribank cung cấp cho khách hàng Do hạn chế về số liệu, sau đây người viết chỉ tập trung phân tích một số kết quả vận hành mô hình trên những khía cạnh về doanh số, rủi ro hoạt động và thu nhập được từ hoạt động tài trợ thương mại:
2.1.3.2 Doanh số hoạt động tài trợ thương mại của Agribank giai đoạn
Phát hành L/C
Trang 24Hình 2.2: Dư nợ cam kết L/C của Agribank giai đoạn 2013-2017 đơn vị: triệu
đồng)
Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán Agribank các năm 2013-2017)
Tổng dư nợ cam kết thanh toán L/C từ năm 2013 tới năm 2015 biến động không tốt Chỉ tiêu này giảm liên tục với quy mô 2126834triệu đồng Sang năm 2016 và 2017 có quy mô tăng nh Có thể l giải sự suy giảm này là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khủng hoảng nợ công châu Âu khiến cho đời sống kinh tế - xã hội nước ta gặp khó khan Nhân dân thực hiện chính sách thắt lưng buôc bụng, việc tiêu dùng hàng xa xỉ nhập khẩu nước ngoài cũng vì thế mà giảm Điều này khiến cho nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dung và nguyên vật liệu xản xuất hàng hóa suy giảm hoặc tăng thì chủ yếu
do giá hàng nhập tăng Nhu cầu phát hành L/C của các doanh nghiệp nhập khẩu theo đó
bị ảnh hưởng Bên cạnh đó, cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong TTTM đã dẫn đến sự chia sẻ thị phần của Agribank
Trang 25Hoạt động bảo lãnh
Hình 2.3: Dư nợ cam kết bảo lãnh vay vốn của Agribank giai đoạn 2013-2017
Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán Agribank các năm từ 2013 đến 2017
Có thể thấy giá trị tổng dư nợ cam kết bảo lãnh của Agribank là một con số khá lớn Từ năm 2013 đến 2014, t lệ này giảm 2.92 xuống còn 12.82 Nhưng sang năm
2015, t lệ này đã tăng mạnh lên 14.29 , cho thấy hoạt động bảo lãnh đang phát triển ở giai đoạn này Giai đoạn 2015-2017, t lệ này lại có xu hướng giảm xuống Hoạt động sản xuất khó khăn, các doanh nghiệp đều điêu đứng trước khả năng thanh toán các khoản phí bao gồm tiền hàng nhập khẩu, điều này khiến cho các đối tác xuất khẩu giảm lòng tin vào khả năng tri trả cho hợp đồng Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, bên đối tác nhập khẩu
có nhiều l do để lo lắng rằng nhà xuất khẩu do gặp khó khăn có thể phá sản bất cứ lúc nào, không thể thực hiện được hợp đồng đã k Lòng tin giữa các nhà xuất khẩu và nhập khẩu suy giảm khiến họ sẵn sang bỏ chi phí thêm yêu cầu ngân hàng phát bảo lãnh Danh mục sản phẩm bảo lãnh của Agribank khá đa dạng, ngân hàng cung cấp đầy đủ các sản phẩm gồm bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, thanh toán, vay vốn… Nhưng doanh thu
từ hoạt động bảo lãnh của Agribank đang giảm đây là một điều đáng suy ngẫm của ngân
Trang 262.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI
PHÂN TÁN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK
2.2.1 Mô hình tài trợ thương mại
Hiện nay, ngân hàng Agribank đang áp dụng mô hình tài trợ phân tán, các chi
nhánh được toàn quyền xử l các nghiệp vụ phát sinh từ việc tiếp xúc khách hàng, tiếp
Phòng giao dịch
Phòng giao dịch Phòng giao dịch
Trang 272.2.2 Công nghệ áp dụng
2.2.2.1 Công nghệ Core Banking IPCAS
Với dự án công nghệ Core Banking IPCAS, Agribank tự hào là ngân hàng đầu tiên hoàn thành dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng IPCAS do ngân hàng thế giới tài trợ
Sử dụng công nghệ hàng đầu của M – giải pháp tích hợp đa kênh đồng nhất, cung cấp ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ chuyên nghiệp, hiệ đại Thông qua một tài khoản duy nhất, hệ thống tích hợp đa kênh, đa tiền tệ, hỗ trợ giao dịch 24/7 sẽ góp phần gia tăng
sự tiện dụng cũng như nâng cao trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng của Agribank Core Banking IPCAS có ưu thế về tính sẵn sàng và xử l liên tục, hứa h n sẽ đem đến tốc độ
xử l dữ liệu nhanh, hiệu quả, liên hệ giữa chi nhánh và trung tâm được thông suốt, không tắc nghẽn
Một trong những điểm nổi bật của hệ thống Core Banking IPCAS Agribank là sẽ cung cấp “kênh tự phục vụ chuyên nghiệp dành cho khách hàng tài trợ thương mại” Khách hàng có thể chủ động thực hiện các giao dịch Tài trợ thương mại, nhận kết quả thực hiện giao dijh qua Internet mà không cần đến trụ sở ngân hàng
Ngoài những sản phẩm TTTM truyền thống, Core Banking IPCAS còn giúp cung cấp các sản phẩm TTTM mới như: Tái tài trợ, bao thanh toán, Trade card,… đáp ứng yêu cầu kinh doanh của Agribank hiện tại và tương lai
2.2.2.2 Hệ thống kho dữ liệu DW-BI
Đáp ứng nhu cầu thông tin, báo cáo toàn hệ thống, phục vụ công tác quản trị điều hành và hỗ trợ ra quyết định kinh doanh tại Agribank Hệ thống kho dữ liệu DW-BI đã thay thế hệ thống thông tin quản l MIS ngay sau khi hệ thống Core Banking IPCAS đươc đưa vào vận hành Nếu hệ thống Core Banking IPCAS là trái tim không ngừng nghỉ thì hệ thống DW-BI là khối óc minh mẫn, sáng suốt dẫn dắt thành công nối tiếp thành công
DW-BI là một hệ thống phân tích thông tin báo cáo, có tính năng và giao diện hướng đến người dùng nghiệp vụ Hệ thống DW-BI mở rộng phát triển 16 lĩnh vực nghiệp vụ như: tiền gửi, tiền vay, quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực, quản trị rủi