1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11” pdf

66 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 282,5 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI “PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN XUÔI NƯỚC NGOÀI SGK NGỮ VĂN 11” Mục lục Phần mở đầu…………………………………………………………… Phần nội dung ……6 Chương 1: Cơ sở lí luận về đọc hiểu và phương pháp đọc hiểu 1.1.Quan điểm về đọc tác phẩm văn chương 1.2. Những thành tựu nghiên cứu trong hoạt động đọc tác phẩm văn chương 1.3. Đọc hiểu tác phẩm văn chương 1.4. Qui trình cơ bản của đọc hiểu 1.5. Phương pháp đọc hiểu, dạy đọc hiểu trong nhà trường THPT Chương 2: Thực trạng giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài ở trường THPT 2.1. Những khó khăn khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài ở trường THPT 2.2. Thực trạng và tồn tại trong giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài ở trường THPT Chương 3: Đề xuất qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) 3.1. Ý nghĩa việc lập qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) 3.2. Những điểm giáo viên cần lưu ý khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) 3.3. Đề xuất xây dựng qui trình dạy đọc hiểu cho 2 tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn Phần kết luận Tài liệu tham khảo Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Kí hiệu Chữ viết tắt 1 THTP Trung học phổ thông 2 THCS Trung học cơ sở 3 SGK Sách giáo khoa 4 KHTN Khoa học tự nhiên 5 VHDG Văn học dân gian 6 NT Nghệ thuật 7 XHNV Xã hội nhânvăn 8 VH Văn học 9 VHNN Văn học nước ngoài 10 Nxb Nhà xuất bản Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn Lời cảm ơn Tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Bích đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo của Khoa Văn học, trường Đại học KHXH & NV và các thầy cô giáo của Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã nhiệt tình giảng dạy tôi trong suốt 4 năm học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô và các em học sinh của trường THPT Kim Liên và THPT Cao Bá Quát (Hà Nội) đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và tiến hành nghiên cứu khóa luận. Tôi xin cảm ơn bố mẹ đã động viên, khích lệ tôi, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi xin cảm ơn những người bạn tốt đã tin tưởng, cùng tôi chia sẻ, vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2007 Tác giả Trương Thị Thùy Linh Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ngữ văn luôn luôn đóng vai trò là một trong những bộ môn chính yếu trong trường THPT. Hơn thế nữa, với đặc thù riêng về sự chính xác tương đối, sự phụ thuộc vào cảm xúc của người dạy và người học mà vấn đề dạy và học Ngữ văn luôn được quan tâm đặc biệt. “Mục tiêu chung của môn Ngữ văn ở THPT là trên cơ sở đã đạt được của chương trình Ngữ văn THCS, bồi dưỡng thêm một bước năng lực Ngữ văn cho học sinh, bao gồm năng lực đọc hiểu các văn bản thông dụng (văn, thơ, truyện), năng lực viết một số văn bản thông dụng…đồng thời cung cấp một hệ thống tri thức về văn học dân tộc và văn học thế giới” [1, tr.78]. Học sinh luôn tiếp xúc trước hết với văn bản và chính vì thế mà định hướng phương pháp đọc hiểu là vô cùng cần thiết. 1.2. Hoạt động đọc của học sinh hiện nay đã trở thành trọng tâm khi bình giá, phân tích, cắt nghĩa tác phẩm văn chương. Trong cuốn Phương pháp dạy văn học ở trường phổ thông, A. Nhikônxki cho rằng “học sinh là độc giả tác phẩm văn học” [41, tr.35]. Vấn đề đọc hiểu cũng đã được đề cập đến trong Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức lần 4 tại Bristane-Australia với tiêu đề “Focus on Comprehension”. Mỗi nền văn học, mỗi thể loại, giai đoạn văn học khác nhau lại cần có những đặc trưng về kĩ năng đọc hiểu riêng. Phần Văn học nước ngoài trong SGK cũng là một phần quan trọng nhưng vốn không được giáo viên chú ý nhiều trong giảng dạy. Dạy bản dịch như nguyên tác, không tính đến sự hỗ trợ của các yếu tố khác, đó chính là nguyên nhân dẫn tới sự hiểu sai lệch nghiêm trọng. Nguyễn Thanh Hùng đã viết “Dạy đọc hiểu là nền tảng văn hóa cho người đọc” [25, tr.13]. Điều này đặc biệt đúng khi áp dụng vào giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài. Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn 1.3. Khi xét nội dung của tác phẩm cần tìm hiểu một cách tương đối kĩ về những kinh nghiệm văn hóa lịch sử, phát hiện được những mối tương đồng tạo điều kiện cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩm. Từ trước đến nay trong nhà trường việc dạy văn học nước ngoài áp dụng qui trình và phương pháp như dạy văn học Việt Nam, trong khi đó về phương diện lí luận chúng ta coi tính dân tộc như một thuộc tính. Việc dạy đọc hiểu để khám phá, để hiều đúng văn bản chính là một yêu cầu quan trọng trong quá trình giảng dạy phần văn học nước ngoài nói chung và các tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11 nói riêng. 1.4. Bộ SGK lớp 10 Nâng cao vốn bao gồm 2 bài học “Đọc hiểu văn bản văn học” và “Đọc hiểu văn bản trung đại” nhưng thiết nghĩ như thế vẫn chưa đủ để có thể giúp học sinh khái quát kiến thức và áp dụng cho mọi loại văn bản, đặc biệt là văn bản văn học nước ngoài với nhiều khó khăn và rào cản về ngôn ngữ, văn hóa. Các tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11, mỗi tác phẩm đều có rất nhiều vấn đề cần chú ý, vì thế việc xây dựng được qui trình và phương pháp đọc hiểu hợp lí chính là chìa khóa để hiểu đúng và sâu những vấn đề cốt lõi của tác phẩm. Từ những lí do như trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích cơ bản của đề tài này là hình thành phương pháp và qui trình dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11. Qua đó, giáo viên có thể có cái nhìn bao quát về quá trình giảng dạy đọc hiểu đối với tác phẩm văn học nước ngoài; đồng thời học sinh có được phương pháp đọc hiểu cơ bản khi tiếp xúc với những văn bản này, nhờ vậy tránh được những cách hiểu sai lệch vấn đề trọng tâm trong các tác phẩm. 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy đọc hiểu - Khách thể nghiên cứu: Các tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11. Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn - Phạm vi nghiên cứu + Chương trình SGK Ngữ văn 11 + Học sinh: Lớp 11A4 THPT Kim Liên-Hà Nội (Ban KHTN) Lớp 11A1 THPT Cao Bá Quát-Hà Nội (Ban cơ bản) + Giáo viên Ngữ văn trường THPT Kim Liên, THPT Cao Bá Quát 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong đề tài này, tôi tập trung hoàn thành những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu về lí thuyết phương pháp đọc hiểu văn bản văn học - Nghiên cứu về những đặc trưng của tác phẩm văn học nước ngoài nói chung. Từ đó tôi đưa ra những đánh giá về thực trạng dạy và học phần văn học nước ngoài hiện nay trong hệ thống các trường THPT. - Xây dựng được qui trình giảng dạy đọc hiểu các tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng 2 nhóm phương pháp: 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết. - Phương pháp nghiên cứu lí luận về đọc hiểu văn bản văn học. Với phương pháp này, tôi chủ yếu vận dụng các thao tác: nghiên cứu SGK Ngữ văn 10 (Nâng cao) và SGK Ngữ văn 11, nghiên cứu tài liệu về đọc hiểu văn bản văn học… Các tài liệu trong quá trình nghiên cứu sẽ được phân tích, tổng hợp một cách có hệ thống. - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết về văn học nước ngoài. Tôi sẽ tìm hiểu đặc trưng của các tác phẩm văn học nước ngoài được đưa vào SGK nói chung và tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK 11 nói riêng để giáo viên và học sinh có cái nhìn bao quát, toàn diện khi tiến hành đọc hiểu văn bản văn học nước ngoài. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Tôi dự kiến tiến hành dự một số giờ học về văn học nước ngoài ở lớp 11 của 2 trường THPT Cao Bá Quát và Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn THPT Kim Liên để có thể rút ra những nhận xét thực tế, khách quan về giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11. - Phương pháp phỏng vấn: Với đối tượng là giáo viên Ngữ văn của trường THPT Kim Liên, tôi sẽ tiến hành phỏng vấn (khoảng 10 giáo viên) để tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi, phương pháp áp dụng khi dạy học tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11. - Phương pháp điều tra bảng hỏi: Đề tài nghiên cứu của tôi sẽ bao gồm cả bảng hỏi đối với 10 giáo viên của trường THPT Kim Liên. Bảng hỏi bao gồm những câu hỏi đã được chọn lựa kĩ lưỡng, sát đề tài nghiên cứu. - Phương pháp phân tích kết quả nghiên cứu: + Những phần phỏng vấn tôi ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ , tổng hợp và sau đó hỏi ý kiến chính những giáo viên được phỏng vấn để xác định được những ý kiến chung nhất, đánh giá xác đáng nhất về thực trạng liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Đồng thời tôi cũng tham khảo ý kiến của các giảng viên, chuyên gia trong ngành giáo dục. + Những số liệu điều tra bảng hỏi sẽ được tổng hợp, tính tỉ lệ phần trăm, tính số liệu cụ thể để làm minh chứng cho những kết luận đưa ra. Như vậy, đề tài nghiên cứu sẽ có được những nhận xét xác đáng về thực trạng việc dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11 với mục đích cuối cùng là tôi có thể xây dựng được qui trình giảng dạy đọc hiểu những tác phẩm này sao cho có hiệu quả cao nhất. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về đọc hiểu và phương pháp đọc hiểu. Chương 2: Thực trạng giảng dạy tác phẩm văn học nước ngoài ở trường THPT. Chương 3: Đề xuất qui trình dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11. Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn Chương I CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỌC HIỂU VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐỌC HIỂU Cái mới trong nội dung môn Ngữ vănvấn đề đọc hiểu. Đọc hiểu là khái niệm cơ bản của môn học có nội dung mới. Trước kia ta xem đọc là phương pháp trong giảng văn mà thôi và lại thường nhấn mạnh một cách cường điệu phương pháp đọc diễn cảm. Hiểu việc đọc văn như thế chưa thấy hết được hoạt động đọc văn là con đường duy nhất để học sinh tự mình cảm nhận cái hay cái đẹp của hình thức tồn tại của văn bản nghệ thuật; từ đó tiến tới hiểu nội dung tư tưởng khái quát về nhân tâm thế sự. Có thể nói rằng, đọc hiểu là mục đích cuối cùng của các giai đoạn đọc và mức độ đọc. Đọc hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa của văn bản. Ý nghĩa ấy hình thành và sáng tỏ dần nhờ sự soi chiếu tổng hợp, khái quát hóa từ ý nghĩa tồn tại trong hình thức hóa nghệ thuật của tác phẩm, từ ý đồ sáng tạo, quan niệm nghệ thuật của nhà văn và ý nghĩa phái sinh thông qua khả năng tiếp nhận của người đọc. Đọc hiểu tuân theo lôgic khoa học, đã làm giảm đi tính chất “mơ hồ, đa nghĩa” của tác phẩm văn chương để sự giao tiếp nghệ thuật đi tới chiều hướng thỏa thuận nào đó. Cũng có thể nói, đọc hiểu là hoạt động cơ bản của học sinh đem tích hợp các tầng ý nghĩa của văn bản. Tùy theo loại văn bản mà người đọc cần Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn [...]... Ngữ văn Chương III ĐỀ XUẤT QUI TRÌNH GIẢNG DẠY ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN XUÔI NƯỚC NGOÀI (SGK NGỮ VĂN 11) 3.1 Ý nghĩa của việc lập qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) Như tôi đã đề cập ở phần trước, hiện trạng dạy đọc hiểu văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) còn nhiều vấn đề đáng bàn luận Một tác phẩm được dịch từ thứ ngôn ngữ khác, dù là những tác phẩm kinh điển và... thầy giáo xem Đônkihôtê Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn như một tên điên cuồng Dự hết giờ văn cả thầy và trò không rõ dạy, học tác phẩm này để làm gì (Vì chưa được đọc trọn vẹn tác phẩm) 2.2.2 Thực trạng về phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) Phần văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11 bao gồm 2 tác phẩm: - Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích... sẵn khi giảng dạy tác phẩm văn chương: Thời lượng như nhau đối với mỗi phần tác giả, xuất xứ tác phẩm khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài cũng như tác phẩm văn học Việt Nam Điều này cần phải xem xét lại Mọi tác phẩm văn chương đều cần phải được tìm hiểu về cuộc đời nhà văn, phong cách sáng tác, các yếu tố khách quan tác động đến tư tưởng, giá trị tác phẩm Tuy nhiên, với các tác giả văn học dân... của đọc văn, nội dung bản chất của đọc văn, khả năng vận dụng đọc văn vào nghiên cứu phê bình văn học đến giảng dạy học tập văn học đều được đề cập tới Càng ngày những người quan tâm nghiên cứu vấn đề đọc văn càng nhận ra mối quan hệ biện chứng của quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương Đọc văn vừa là tiền đề cơ bản, vừa là kết quả xác thực của việc hiểu vănđọc mới hiểu và có hiểu thì mới đọc. .. cần cho kĩ năng đọc chỉnh thể văn học, đọc để Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn lấy thông tin cần thiết cho mình, đọc để nhận xét trên cơ sở tư duy phê phán, đọc để ghi chép những nét chính cho quá trình thảo luận Chương II THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN XUÔI NƯỚC NGOÀI Ở TRƯỜNG THPT 2.1 Những khó khăn khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài ở trường THPT 2.1.1 Vấn đề bản dịch Đối... cầu đọc hiểu vào các mức độ đọc văn như: đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm, cân nhắc những hình thức nào của đọc văn như đọc thầm, đọc to, đọc phân vai, đọc đối thoại, đọc bình chú, đọc tóm tắt, đọc dự đoán… Hơn nữa giáo viên cũng cần trao đổi với học sinh mục đích đọc và những yêu cầu đọc hiểu khi đề cập tới việc đọc để phát hiện ra những điều thú vị, hấp dẫn, đọc để tổ chức lại, xây dựng lại tác phẩm. .. giảng dạy các tác phẩm ấy Thực tế ý kiến của rất nhiều giáo viên cho rằng để bớt lúng lúng trong giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) nên có một qui trình cụ thể, rõ ràng Tôi đã thực hiện điều tra đối với 10 giáo viên Ngữ văn 2 trường THPT Kim Liên, THPT Cao Bá Quát và được kết quả như sau: Bảng 2: Ý kiến giáo viên về xây dựng qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài. .. trình dạy của mình, yêu cầu Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn sự làm việc của học sinh nhiều hơn, và chính bản thân giáo viên cũng cần phải tìm tòi, đổi mới 3.2 Những điểm giáo viên cần lưu ý khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) Qua những khó khăn và thực trạng giảng dạy, giải pháp đặt ra đối với giáo viên dạy học văn học nước ngoài, cụ thể là với các tác phẩm văn xuôi nước. .. những tác phẩm như thế có thể chưa hiểu được ngay Nội dung tác phẩm cần phải được hiểu dần dần, rồi từng bước tiến tới hiểu kĩ, hiểu trọn vẹn 1.3.1 Quan điểm về hiểu trong đọc hiểu tác phẩm văn chương Hiểu là nắm vững nội dung và ý nghĩa của văn bản Hiểu đối với việc đọc các văn bản không hư cấu là thế nhưng hiểu trong đọc văn chương với tư cách là văn bản hư cấu, tác phẩm NT ngôn từ thì không chỉ có... lí thông tin về tác phẩm văn xuôi nước ngoài Trong quá trình giảng dạy, lẽ ra phần liên hệ với toàn bộ tác phẩm khi dạy đọc hiểu đoạn trích, hoặc liên hệ đến các tác phẩm khác, đến phong cách tác giả khi dạy đọc hiểu truyện ngắn phải được chú trọng thì lại bị giáo viên coi nhẹ Trong quá trình dự giờ tác phẩm “Người trong bao” tại lớp 11A4 trường THPT Kim Liên, giáo viên chỉ đề cập đến tác giả trong phần . phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích cơ bản của đề tài này là hình thành phương pháp và qui trình dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11 phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) 3.3. Đề xuất xây dựng qui trình dạy đọc hiểu cho 2 tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) Trương Thị Thùy Linh- K49 Sư phạm Ngữ văn Phần kết. xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) 3.1. Ý nghĩa việc lập qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) 3.2. Những điểm giáo viên cần lưu ý khi giảng dạy tác phẩm văn

Ngày đăng: 31/03/2014, 23:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Ban liên lạc các trường Đại học sư phạm toàn quốc, Kỷ yếu Hội thảo khoa học đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở các trường Đại học sư phạm, Hà Nội 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo khoa học đổi mới nội dung và phươngpháp dạy học ở các trường Đại học sư phạm
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Phân phối chương trình môn Ngữ văn 11 (Ban cơ bản), 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân phối chương trình môn Ngữ văn 11(Ban cơ bản)
3. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sách giáo khoa Văn học 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Văn học 11
Nhà XB: NXBGiáo dục
4. Bộ Giáo dục & Đào tạo, trường ĐHSPHN, Kỷ yếu Hội thảo khoa học- Đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá đối với giáo dục phổ thông, cao đẳng và đại học sư phạm, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo khoahọc- Đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá đốivới giáo dục phổ thông, cao đẳng và đại học sư phạm
5. Bộ môn phương pháp và công nghệ dạy học- Khoa sư pham, ĐHQGHN, Bài giảng về phương pháp và công nghệ dạy học, Hà nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng về phương pháp và công nghệ dạy học
6. Bùi Minh Tuân, Cảm xúc văn chương và vấn đề dạy văn ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm xúc văn chương và vấn đề dạy văn ở trườngphổ thông
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. Đặng Hiển, Dạy văn, học văn, NXB Đại học Sư phạm, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy văn, học văn
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
8. Đỗ Ngọc Thống, Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT, NXB Giáo dục, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ vănTHPT
Nhà XB: NXB Giáo dục
9. Hội khoa học tâm lí – giáo dục Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tâm lí học, Giáo dục trong thời kì đổi mới, thành tựu và triển vọng, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo khoahọc Tâm lí học, Giáo dục trong thời kì đổi mới, thành tựu và triểnvọng
11. Jean- Marc Denomme & Madeleine Roy, Tiến tới một sư phạm tương tác, NXB Thanh niên, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến tới một sư phạmtương tác
Nhà XB: NXB Thanh niên
12. Lê Huy Bắc, Dạy- học Văn học nước ngoài- Ngữ văn 11: Cơ bản và nâng cao, NXB Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy- học Văn học nước ngoài- Ngữ văn 11
Nhà XB: NXB Giáo dục
13. Lưu Đức Trung, Giảng văn văn học nước ngoài, NXB Giáo dục, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảng văn văn học nước ngoài
Nhà XB: NXB Giáo dục
14. Lưu Đức Trung, Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường, NXB Giáo dục, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhàtrường
Nhà XB: NXB Giáo dục
15. Mai Nguyễn, Bồi dưỡng giáo viên thay sách, Báo Giáo dục và thời đại, số 46, 2007 (tr 1, tr14) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng giáo viên thay sách
16. Mai Nguyễn, Về chương trình sách giáo khoa mới, Báo Giáo dục và thời đại, số 44, 2007 (tr 1, tr 4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chương trình sách giáo khoa mới
17. Ngô Thu Dung, Tập bài giảng Lý luận dạy học , Khoa sư phạm, ĐHQGHN, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Lý luận dạy học
18. Nguyên An, “Cậu có thích văn học nước ngoài không?”, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 11, 2006 (tr 3- tr 5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cậu có thích văn học nước ngoài không?”
19. Nguyễn Đức Chính, Đinh Thị Kim Thoa, Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Tập bài giảng khoa sư phạm, ĐHQGHN, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường và đánh giátrong giáo dục
20. Nguyễn Đức Khuông, Dạy- học văn học nước ngoài trong trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy- học văn học nước ngoài trong trườngphổ thông
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
21. Nguyễn Hải Châu (Chủ biên), Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11- tập 2, NXB Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11- tập 2
Nhà XB: NXB Hà Nội

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Ý kiến so sánh qui trình dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài và tác phẩm văn xuôi Việt Nam - Đề tài “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11” pdf
Bảng 1 Ý kiến so sánh qui trình dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài và tác phẩm văn xuôi Việt Nam (Trang 29)
Bảng 2: Ý kiến giáo viên về xây dựng qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) - Đề tài “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11” pdf
Bảng 2 Ý kiến giáo viên về xây dựng qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w