1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay trung và dài hạn doc

15 269 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 372,26 KB

Nội dung

Đề tài: ‘Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay trung và dài hạn’ Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay trung và dài hạn K17_NH ngày 1 GVHD: TS Lại Tiến Dĩnh 1 HV thực hiện: Vũ Chu Bảo Ngọc bài viết số 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI QTDTW CHI NHÁNH LONG AN. Giảng viên: TS LẠI TIẾN DĨNH Học viên: Vũ Chu Bảo Ngọc Lớp: Ngân hàng 4 - ngày 1- K17 PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG VÀ QUYẾT ĐỊNH CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN. 1. Mục tiêu, đối tượng thẩm định tín dụng trung và dài hạn: Tín dụng trung hạn là những khoản tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Tín dụng dài hạn là những khoản tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Ngân hàng cấp tín dụng trung hoặc dài hạn cho khách hàng nhằm mục đích tài trợ cho đầu tư vào tài sản cố định hoặc đầu tư vào các dự án đầu tư. Khi có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn, khách hàng sẽ liên hệ và lập hồ sơ vay vốn gửi vào ngân hàng. Một dự án đầu tư thường bao gồm các nội dung chính sau đây:  giới thiệu chung về khách hàng vay vốn và về dự án.  phân tích sự cần thiết phải đầu tư dự án.  phân tích sự khả thi về tài chính của dự án.  phân tích các yếu tố kinh tế xã hội của dự án. Một trong những nhân tố quan trọng nhất là “phân tích sự khả thi về tài chính của dự án”. Để thấy được sự khả thi về tài chính của dự án, khách hàng phải nêu bật được những căn cứ như sau: - phân tích và đánh giá tình hình nhu cầu thị trường và giá cả tiêu thụ để làm căn cứ dự báo doanh thu từ dự án. - phân tích và đánh giá tình hình thị trường và giá cả chi phí để làm căn cứ chi phí dự báo chi phí đầu tư ban đầu và chi phí trong suốt quá trình hoạt động của dự án. - phân tích và dự báo dòng tiền ròng thu được từ dự án. - phân tích và dự báo chi phí huy động vốn cho dự án. - xác định các chỉ tiêu (NPV, IRR, PP) dùng để đánh giá và quyết định sự khả thi về tài chính của dự án. Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay trung và dài hạn K17_NH ngày 1 GVHD: TS Lại Tiến Dĩnh 2 HV thực hiện: Vũ Chu Bảo Ngọc - nếu dự án lớn và phức tạp cần có thêm các phân tích về rủi ro thực hiện dự án như phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng. Nhìn chung, đối tượng cần thẩm định khi cho vay dự án đầu tư là tính khả thi của dự án về mặt tài chính. Mục tiêu thẩm định là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng sinh lợi của một dự án, qua đó, xác định được khả năng thu hồi nợ khi ngân hàng cho vay để đầu tư vào dự án đó. 2. Các nội dung thẩm định tín dụng trung và dài hạn: Thẩm định tín dụng trung hoặc dài hạn là việc thẩm định dự án đầu tư, do khách hàng lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn, dựa trên quan điểm của ngân hàng. Nhiệm vụ của Nhân viên tín dụng khi thẩm định dự án đầu tư là phát hiện những điểm sai sót, những điểm đáng nghi ngờ hay những điểm chưa rõ ràng của dự án và cùng với khách hàng thảo luận, làm sáng tỏ thêm nhằm đánh giá chính xác và trung thực được thực chất của dự án. Quy trình phân tích và ra quyết định đầu tư của khách hàng :  xác định dự án  Đánh giá dự án (ước lượng ngân lưu liên quan và suất chiết khấu hợp lý).  Lựa chọn tiêu chuẩn quyết định (theo NPV, IRR, PP).  Ra quyết định (chấp nhận hay từ chối dự án ) 3. Thẩm định các thông số dự báo thị trường và doanh thu: Thông số dự báo thị trường là những thông số dùng làm căn cứ để dự báo tình hình thị trường và thị phần của doanh nghiệp chiếm lĩnh trên thị trường. Các thông số dự báo thị trường sử dụng rất khác nhau tùy theo từng ngành cũng như từng loại sản hẩm. nhìn chung, các thông số thường gặp bao gồm:  dự báo tăng trưởng của nền kinh tế.  dự báo tỉ lệ lạm phát.  dự báo tỉ giá hối đoái.  dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu.  dự báo tốc độ tăng giá.  dự báo nhu cầu thị trường về loại sản phẩm dự án sắp đầu tư. Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay trung và dài hạn K17_NH ngày 1 GVHD: TS Lại Tiến Dĩnh 3 HV thực hiện: Vũ Chu Bảo Ngọc  ước lượng thị phần của doanh nghiệp.  ngoài ra còn có nhiều loại thông số dự báo khác nữa tùy theo từng dự án, chẳng hạn như công suất máy móc thiết bị…. Các loại thông số này có thể chia làm 2 loại: các thông số có thể thu thập được từ dự báo kinh tế vĩ mô và các thông số chỉ có thể thu thập từ kết quả nghiên cứu thị trường. Từ những khó khăn khi phân tích các thông số trong thực tế mà nhân viên tín dụng nên làm những việc sau: o Nhận thẩm định dự án thuộc những ngành nào mà mình có kiến thức và am hiểu kĩ về tình hình thị trường của ngành đó. o Tổ chức tốt cơ sở dữ liệu lưu trữ những thông tin liên quan đến ngành mà mình phụ trách. o Liên hệ các thông số của dự án đang thẩm định với các thông số tương ứng ở các dự án đã triển khai hoặc cơ sở sản xuất tương tự đang hoạt động. o Viếng thăm, quan sát, thảo luận và trao đổi thêm với các bộ phận liên quan của doanh nghiệp để có thêm thông tin, hình thành kỳ vọng hợp lý về các thông số đang thẩm định. 4. Thẩm định các thông số xác định chi phí: Các thông số này dùng để làm căn cứ dự báo chi phí hoạt động của dự án. Các thông số này rất đa dạng và thay đổi tùy theo đặc điểm công nghệ sử dụng trong từng loại dự án. Các thông số dùng để làm cơ sở xác định chi phí thường thấy bao gồm: - công suất máy móc thiết bị; - định mức tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, sử dụng lao động,…. - đơn giá các loại chi phí như lao động, nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng… - phương pháp khấu hao, tỉ lệ khấu hao. - ngoài ra còn có nhiều loại thông số dự báo khách nữa tùy theo từng dự án, chẳng hạn như công suất máy móc thiết bị… 5. Thẩm định dòng tiền hay ngân lưu dự án: Ngân lưu hay dòng tiền tệ là bảng dự báo thu chi trong suốt thời gian tuổi thọ của dự án, nó bao gồm những khoản thực thu hay dòng tiền vào và thực chi dòng tiền ra của dự án tính theo từng năm. Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay trung và dài hạn K17_NH ngày 1 GVHD: TS Lại Tiến Dĩnh 4 HV thực hiện: Vũ Chu Bảo Ngọc Trong công tác lập và phân tích dự án đầu tư, người ta quy ước ghi nhận dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án đều ở thời điểm cuối năm. Dòng tiền này là dòng tiền dự báo chứ không phải là dòng tiền đã xảy ra nên thường được gọi là dòng tiền kỳ vọng. 5.1. Thẩm định cách thức xử lý các loại chi phí khi ước lượng ngân lưu: 5.1.1 Chi phí cơ hội: Là những khoản thu nhập mà công ty phải mất đi do sử dụng nguồn lực của công ty vào dự án. Chi phí cơ hội không phải là một khoản thực chi nhưng vẫn được tính vào ngân lưu, vì đó là một khoản thu nhập mà công ty phải mất đi khi thực hiện dự án. 5.1.2. Chi phí chìm: Là những chi phí đã phát sinh trước khi có quyết định thực hiện dự án. Vì vậy, dù dự án có được thực hiện hay không thì chi phí này cũng đã xảy ra rồi. Do đó, chi phí chìm không được tính vào ngân lưu dự án. Chi phí chìm không được tính vào ngân lưu dự án vì loại chi phí này không ảnh hưởng đến quyết định đầu tư hay không đầu tư dự án. 5.1.3. Chi phí lịch sử: Là chi phí cho những tài sản sẵn có của công ty, được sử dụng cho dự án. Chi phí này có được tính vào ngân lưu của dự án hay không tùy thuộc vào chi phí cơ hội của tài sản. Nếu chi phí cơ hội của tài sản bằng không thì không tính, nhưng nếu tài sản có chi phí cơ hội thì sẽ được tính vào ngân lưu dự án như trường hợp chi phí cơ hội. Khi thẩm định cần chú ý loại chi phí này thường bị khách hàng bỏ qua khi ước lượng ngân lưu. 5.1.4. Nhu cầu vốn lưu động: Là nhu cầu vốn của dự án cần phải chi để tài trợ cho nhu cầu tồn qũy tiền mặt, các khoản phải thu, tồn kho sau khi trừ đi các khoản phải bù đắp từ các khoản phải trả. Khi thẩm định cần chú ý xem khách hàng có tính đến vốn lưu động hay không. 5.1.5 Thuế thu nhập công ty: Thuế thu nhập công ty được xác định dựa vào bảng dự báo kết quả kinh doanh và được tính vào ngân lưu ra của dự án. Thuế thu nhập công ty chịu tác động bởi phương pháp tính khấu hao và chính sách vay nợ của dự án vì khấu hao và lãi vay là chi phí được trừ ra trước khi tính thuế nên làm giảm đi tiền thuế phải nộp giúp dự án tiết kiệm được thuế. 5.1.6.Các chi phí gián tiếp: Khi dự án được thực hiện có thể làm tăng chi phí gián tiếp của công ty, vì vậy chi phí gián tiếp tăng thêm này cũng phải được tính toán xác định và đưa vào ngân lưu của dự Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay trung và dài hạn K17_NH ngày 1 GVHD: TS Lại Tiến Dĩnh 5 HV thực hiện: Vũ Chu Bảo Ngọc án. Chi phí gián tiếp có thể kể ra bao gồm tiền lương và chi phí văn phòng cho nhân viên quản lý dự án. 5.1.7 Dòng tiền tăng thêm: Lưu ý trong trường hợp xem xét dự án của một công ty đang hoạt động thì lợi ích và chi phí của dự án đều được xác định trên cơ sở lợi ích và chi phí tăng thêm trong trường hợp có dự án so với trường hợp không có dự án. 5.2. Thẩm định cách xử lý lạm phát: Lạm phát cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của 1 dự án. Khi thẩm định cần chú ý xem khách hàng có xử lý lạm phát ảnh hưởng đồng thời lên doanh thu và chi phí khi ước lượng ngân lưu hay không. Thường khách hàng hoặc là bỏ qua yếu tố lạm phát, hoặc là xử lý lạm phát như là yếu tố làm tăng giá bán. Do đó tăng doanh thu mà vô tình hay cố ý bỏ qua yếu tố lạm phát làm tăng chi phí đồng thời với tăng doanh thu. 5.3 Tách biệt quyết định đầu tư và quyết định tài trợ: Dự án có thể được thực hiện một phần từ vốn vay, một phần từ vốn cổ đông. Tuy nhiên, khi thẩm định để quyết định cho vay chúng ta đánh giá hiệu quả của dự án dựa trên quan điểm của ngân hàng hay quan điểm tổng đầu tư, chứ không phải dựa trên quan điểm của chủ tư. 5.4. Hai phương pháp ước lượng ngân lưu: 5.4.1. phương pháp trực tiếp: 5.4.1. phương pháp gián tiếp: 5.5 Những cạm bẩy thường gặp trong ước lượng ngân lưu: Khi ước lượng ngân lưu cần lưu ý các sai sót chủ quan lẫn khách quan. Các sai sót khách quan có thể do trình độ kinh nghiệm của người lập dự án còn hạn chế. Để tránh những cạm bẫy này, nhân viên thẩm định phải có kinh nghiệm và am hiểu tình hình cụ thể của ngành sản xuất kinh doanh để ước lượng hợp lý về doanh thu và chi phí của dự án. Khi thẩm định ngân lưu cần chú ý những cạm bẫy thường gặp sau đây:  ước lượng không chính xác chi phí đầu tư dự án, đặc biệt là dự án lớn có chi phí đầu tư dàn trải qua nhiều năm.  ước lượng không chính xác doanh thu của dự án, kể cả không chính xác về số lượng sản phẩm tiêu thụ lẫn đơn giá bán, đặc biệt là những dự án không có hoặc nghiên cứu thị trường không chính xác. Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay trung và dài hạn K17_NH ngày 1 GVHD: TS Lại Tiến Dĩnh 6 HV thực hiện: Vũ Chu Bảo Ngọc  ước lượng không chính xác chi phí hàng năm của dự án, đặc biệt là đối với những dự án được điều hành bởi những công ty không có bộ máy kế toán quản trị được tổ chức tốt. 6. Thẩm định chi phí sử dụng vốn: Một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến việc ra quyết định đầu tư là suất chiết khấu của dự án. Một dự án có NPV dương khi suất sinh lợi mang lại từ dự án vượt quá suất sinh lợi yêu cầu đối với dự án. Vì vậy suất sinh lợi yêu cầu tối thiểu chính là chi phí sử dụng vốn của dự án. Xác định suất sinh lợi yêu cầu của dự án cần chú ý hai vấ đề:  chủ đầu tư sử dụng những loại nguồn vốn nào để tài trợ cho dự án, tỷ trọng của mỗi bộ phận nguồn vốn là bao nhiêu?  chi phí sử dụng vốn của mỗi bộ phận vốn là bao nhiêu? 6.1. Thẩm định cách xác định chi phí sử dụng từng bộ phận vốn: 6.1.1. Thẩm định cách tính chi phí sử dụng nợ: Công ty có thể hy động nợ dưới hình thức vay các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu vay nợ trực tiếp trên thị trường vốn. Dù vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu, chi phí trả lãi đều được tính trừ ra khỏi lợi nhuận trước chịu thuế. Vì vậy, thực chất chi phí sử dụng nợ của công ty là chi phí sử dụng nợ sau khi đã điều chỉnh thuế. Khi thẩm định chi phí sử dụng nợ cần chú ý khách hàng dễ sai sót ở chỗ: - chỉ sử dụng lãi vay ngân hàng làm chi phí sử dụng nợ mà quên rằng nợ vay đó thực sự là vay ngân hàng hay là vay bằng cách phát hành trái phiếu. - thường khách hàng quên rằng sử dụng nợ có thể giúp công ty tiết kiệm được thuế, do đó, sai sót ở chỗ tính chi phí sử dụng nợ trước thuế thay vì tính chi phí sử dụng nợ trước thuế thay vì tính chi phí sử dụng nợ sau thuế - sử dụng lãi vay ngân hàng, tức chi phí sử dụng nợ, làm suất chiết khấu để tính NPV mà quên rằng ngoài nợ ra công ty còn sử dụng các loại nguồn vốn khác để đầu tư dự án. 6.1.2. Thẩm định cách tính chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi: 6.1.3. Thẩm định cách tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường: 6.1.3.1. Mô hình tăng trưởng cổ tức. 6.1.3.2. Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay trung và dài hạn K17_NH ngày 1 GVHD: TS Lại Tiến Dĩnh 7 HV thực hiện: Vũ Chu Bảo Ngọc 6.1.4. Thẩm định cách tính chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC) 6.1.5. Những cạm bẫy thường gặp trong ước lượng chi phí sử dụng vốn của dự án. Khi thẩm định chi phí sử dụng vốn cần lưu ý các sai sót chủ quan lẫn khách quan. Các sai sót khách quan có thể do trình độ và kinh nghiệm của người lập dự án còn hạn chế. Do đó, nhân viên thẩm định phải có kinh nghiệm am hiểu tình hình cụ thể của ngành sản xuất kinh doanh để ước lượng hợp lý về rủi ro của dự án. Khi thẩm định ngân lưu cần chú ý những điều sau:  ước lượng chi phí sử dụng vốn không xem xét đến quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro, chỉ đơn giản lấy lãi suất vay ngân hàng làm suất chiết khấu.  ước lượng chi phí sử dụng vốn không xuất phát và dựa trên cơ sở lợi nhuận phi rủi ro, tức là lợi nhuận đầu tư vào tín phiếu kho bạc.  ước lượng chi phí sử dụng vốn không dựa trên cơ sở tính trung bình giữa các bộ phận vốn được sử dụng.  đôi khi khách hàng không có ý niệm về thời giá hiện tại va ngay cả không sử dụng các kỹ thuật chiết khấu dòng tiền như NPV và IRR để phân tích dự án. Do đó, khôn5 vốn đề cập gì đến chi phí sử dụng vốn. Khi ấy nhân viên tín dụng cần giải thích thêm để khách hàng có ý niệm về thời giá tiền tệ. 7. Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá dự án và quyết định đầu tư: 7.1. Thẩm định cách tính chỉ tiêu hiện giá ròng (NPV) 7.2. Thẩm định cách tính và sử dụng chỉ tiêu suất sinh lời nội bộ (IRR). Suất sinh lời nội bộ là suất chiết khấu để NPV của dự án bằng 0. Sử dụng chỉ tiêu IRR để đánh giá dự án đầu tư có ưu điểm là có tính đến thời điểm tiền tệ, có thể tính IRR mà không cần biết suất chiết khấu và có tính đến toàn bộ ngân lưu. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có nhược điểm là có thể một dự án có nhiều IRR. Khi thẩm định, nhân viên tín dụng cần chú ý những sai sót có thể xảy ra như sau:  kết luận dự án có hiệu quả khi thấy IRR > 0. Tuy nhiên, IRR>0 chưa chắc dự án có hiệu quả. Đứng trên quan điểm ngân hàng hay quan điểm tổng Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay trung và dài hạn K17_NH ngày 1 GVHD: TS Lại Tiến Dĩnh 8 HV thực hiện: Vũ Chu Bảo Ngọc đầu tư, tỷ suất ngưỡng phù hợp được chọn chính là chi phí sử dụng vốn trung bình WACC.  chấp nhận đầu tư dự án khi IRR lớn hơn lãi suất ngân hàng. Thật ra, dự án đầu tư thường có rủi ro hơn là rủi ro gửi tiền vào ngân hàng, cho nên sẽ sai lầm khi sử dụng lãi suất ngân hàng làm tỷ suất ngưỡng để ra quyết định đầu tư dự án. 7.3. Thời gian hoàn vốn (PP) 7.3.1. Thời gian hoàn vốn không chiết khấu: 7.3.2. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu: 7.4. Suất sinh lợi bình quân trên giá trị sổ sách: suất sinh lợi bình quân sổ sách= Lợi nhuận ròng bình quân năm giá trị sổ sách ròng bình quân 7.5. Chỉ số lợi nhuận (PI): 8. Phân tích và kiểm soát rủi ro của dự án: 8.1. Phân tích độ nhạy: 8.2. Phân tích tình huống: 8.3. Phân tích mô phỏng: 9.Cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp 9.1 Mục đích của tín dụng trung và dài hạn Cho vay trung hạn là các khảon cho vay có thời hạn cho vay đến 60 tháng, cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên. Mục đích của cho vay trung và dài hạn là nhằm đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc đầu tư vào các dự án đầu tư. Mục đích của tín dụng trung và dài hạn được xem xét trên hai góc độ: Đối với khách hàng: các doanh nghiệp có nhu cầu vay trung và dài hạn nhằm để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư vào một phần tài sản lưu động thường xuyên. Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay trung và dài hạn K17_NH ngày 1 GVHD: TS Lại Tiến Dĩnh 9 HV thực hiện: Vũ Chu Bảo Ngọc Đối với ngân hàng: tín dụng trung và dài hạn là một hình thức cấp tín dụng góp phần đem lại lợi nhuận cho hoạt động ngân hàng. 9.2 Thủ tục, phương thức cho vay trung và dài hạn: Để vay vồn trung và dài hạn của ngân hàng, khách hàng phải lập và nộp bộ hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay vốn cũng tương tự như là hồ sơ vay vốn ngắn hạn chỉ khác chỗ khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng dự án đầu tư vốn dài hạn, thay vì nộp cho ngân hàng phương án sản xuất kinh doanh hoặc kế hoạch vay vốn như khi vay ngắn hạn. Về phương thức cho vay trung và dài hạn: dựa vào mục đích vay, ngân hàng có thể cho khách hàng vay vốn dài hạn để đầu tư mua sắm tài sản cố định như máy móc thiết bị hoặc cho khách hàng vay vốn dài hạn để đầu tư vào một dự án đầu tư. PHẦN II: THỰC TRẠNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI QTDTW CN LONG AN. 2.1. Giới thiệu sơ nét về QTDTW CN Long An. - Được chuyển đổi từ Quỹ tín dụng khu vực vào năm 1999. QTDTW CN Long An là một trong những Chi nhánh phía nam của QTD Trung Ương. Mọi hoạt động của QTDTW CN Long An chịu sự kiểm soát và quản lý của Hội sở QTDTW. - Vốn hoạt động của QTDTW CN Long An được điều chuyển từ hội sở và từ nguồn vốn do huy động tại chỗ. 2.2. Đối tượng khách hàng của QTDTW CN Long An - Giai đoạn đầu: khách hàng chủ yếu của QTDTW CN Long An là những khách hàng cũ, những khách hàng đã có quan hệ từ QTD khu vực. Do đó, hầu hết những khách hàng này đều là những khách hàng nhỏ, lẻ. Đặc biệt, một lượng khách hàng lớn là các hội viên của Hội phụ nữ, Hội nông dân- đây là những khách hàng được sự giới thiệu của UBND Tỉnh Long An (Do QTDTW đã có cam kết sẽ hỗ trợ trong công cuộc thực hiện chính sách Xóa đói giảm nghèo ở địa phương. - Giai đoạn sau: sau giai đoạn thành lập, QTDTW CN LA đã vạch ra đường lối, chủ trương phát triển. Xác định khách hàng tiềm năng là các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, do vị trí thuận lợi nên có nhiều khu công nghiệp đã được đặt tại tỉnh, nên có [...]... Ngọc Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay trung và dài hạn K17_NH ngày 1 2008: nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, Việc thẩm định cho vay trung và dài hạn được siết chặt Tuy nhiên, QTD CN Long An vẫn tạo điều kiện thẩm định và giải ngân cho những dự án có hiệu quả PHẦN III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG QUYẾT ĐỊNH CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN... món vay trung và dài hạn đã dần phát huy được hiệu quả đối với các doanh nghiệp, QTDTW đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn  2008: nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, Việc thẩm định cho vay trung và dài hạn được siết chặt, giảm cho vay đầu tư trung và dài hạn nhằm đối phó với tình trạng thay đổi liên tục của tiền tệ Số liệu hồ sơ trung và dài hạn được thẩm định: Năm Số hồ sơ vay trung và dài hạn. .. hiện việc tái thẩm định và kiểm tra chéo trong công tác thẩm định đối với các dự án  Nên thực hiện việc quy định lại thời hạn thẩm định cụ thể theo từng hạn mức vay Việc thẩm định chỉ thực sử phát huy tác dụng khi được thưc hiện đồng bộ tất cả các giải pháp GVHD: TS Lại Tiến Dĩnh 13 HV thực hiện: Vũ Chu Bảo Ngọc Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay trung và dài hạn GVHD: TS... thẩm định 2.5 Số liệu tín dụng cho vay trung và dài hạn: Năm Dư nợ cho vay Dư nợ cho vay trung – dài hạn 2004 120 tỉ đồng 12 tỉ đồng 2005 160 tỉ đồng 20 tỉ đồng 2006 190 tỉ đồng 28 tỉ đồng 2007 210 tỉ đồng 32 tỉ đồng 2008 200 tỉ đồng 30 tỉ đồng GVHD: TS Lại Tiến Dĩnh 11 HV thực hiện: Vũ Chu Bảo Ngọc Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay trung và dài hạn K17_NH ngày 1  2004: đây... tại về hạn chế về trình độ chuyên môn của Nhân viên tín dụng - thứ 3, do còn mang tính địa phương: “phép vua thua lệ làng” nên việc thẩm định chịu tác động của các mối quan hệ quen biết GVHD: TS Lại Tiến Dĩnh 10 HV thực hiện: Vũ Chu Bảo Ngọc Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay trung và dài hạn K17_NH ngày 1 2.4.3.Thực trạng thẩm định tại QTDTW Long An:  Công tác thẩm định còn... hoạt động cho vay trung và dài hạn được diễn ra mạnh mẽ - Việc thẩm định được thực hiện theo quy định của Ngành Ngân hàng nói chung và theo quy định của QTDTW nói riêng 2.4.2 Những tồn tại trong công tác thẩm định: Tuy nhiên, công tác thẩm định gặp không ít những tồn tại Những tồn tại này vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan - thứ 1, quan điểm của Doanh nghiệp vay vốn trung và dài hạn vẫn... Áp dụng đầy đủ các chuẩn mực, quy định trong công tác thẩm định dự án và quyết định cho vay  Cần phân loại các ngành và các Doanh nghiệp theo từng thời điểm  Loại bỏ được mọi ảnh hưởng mang tính chủ quan trong công tác thẩm định và quyết định cho vay  Đánh giá đúng các loại chi phí, đặc biệt là chi phí cơ hội do các Doanh nghiệp thường bỏ qua trong hoạch định dự án vay vốn  Tạo điều kiện để các Doanh... Trung – dài hạn tại QTDTW CN Long An 2.4.1: Công tác thẩm định: - Được thành lập từ năm 1999, từ QTD Khu vực cho nên QTDTW CN LA kế thừa hầu như toàn bộ đội ngũ nhân viên & lượng khách cũ - Do hạn chế về trình độ chuyên môn của NV tín dụng và cách suy nghĩ làm ăn nhỏ, lẽ nên hoạt động cho vay trung và dài hạn không đạt được hiệu quả cao Công tác thẩm định cho vay không hiệu quả - Từ năm 2003, được sự.. .Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay trung và dài hạn K17_NH ngày 1 rất nhiều Doanh nghiệp đang hoạt động thuộc các ngành nghề khác nhau trên địa bàn tỉnh Long An 2.3 Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu: - Do đặc điểm của Tỉnh Long An là vùng chuyên canh cây lúa, là 1 trong những vùng trồng lúa của Khu vực ĐBSCL, nên các nghành... dụng còn nhiều hạn chế, nên gây khó khăn cho khách hàng Do đó, Công việc thẩm định chậm trễ lại làm mất đi những khách hàng tốt, tiềm năng  Không tiến hành kiểm tra chéo trong công tác thẩm định, vì vậy dẫn đến những trường hợp Nhân viên tín dụng “bắt tay” với khách hàng, cố tình “đánh bóng” số liệu kinh doanh để đáp ứng các điều kiện cho vay Điều này dẫn đến tiêu cực trong công tác thẩm định 2.5 Số . Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay trung và dài hạn Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay trung và dài hạn K17_NH. dụng trung và dài hạn Cho vay trung hạn là các khảon cho vay có thời hạn cho vay đến 60 tháng, cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên. Mục đích của cho vay. cầu vay trung và dài hạn nhằm để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư vào một phần tài sản lưu động thường xuyên. Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay

Ngày đăng: 23/07/2014, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w