0
Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

xuất xây dựng qui trình dạy đọc hiểu cho 2 tác phẩm văn xuô

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI “PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN XUÔI NƯỚC NGOÀI SGK NGỮ VĂN 11” PDF (Trang 37 -66 )

xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11)

Từ thực trạng dạy và học tác phẩm văn xuôi nước ngoài như trên, tôi có đề xuất về qui trình dạy đọc hiểu những tác phẩm này. Trên thực tế, các bước trong qui trình chỉ là sự thực hiện triệt để những gì mà giáo viên THPT vốn đã từng thực hiện nhưng không triệt để, và muốn phương pháp dạy đọc hiểu có hiệu quả thì các bước này cần phải được chú trọng. Qui trình dạy đọc hiểu gồm có 2 bước:

Bước 1: Giáo viên tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, đặt ra câu hỏi có vấn đề giao cho học sinh trước khi lên lớp giảng bài.

Bước 2: Tiến hành giảng dạy theo tiến trình đề ra. Trong khâu này, cần chú ý

- Yêu cầu sự hiểu biết, bổ sung của học sinh

- Chú ý liên hệ đến toàn bộ tác phẩm (nếu giảng đoạn trích), hoặc các tác phẩm khác (nếu là truyện ngắn).

Bước 3: Giao bài luyện tập cho học sinh

Từ đề xuất ấy, tôi xây dựng mẫu 2 qui trình cho 2 tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11.

I. “Người trong bao”- Sê-khôp

Bước 1: Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà

- Trả lời câu hỏi trong SGK

- Tự tìm hiểu về đặc trưng văn hóa Nga

- Tìm thông tin về xuất thân, phong cách nghệ thuật của tác giả Sê-khôp.

- GV: Giao các câu hỏi đơn giản, yêu cầu học sinh tìm chi tiết theo nội dung câu hỏi yêu cầu. Cụ thể là học sinh phải trả lời các câu hỏi sau:

+ Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của nhân vật Bê-li-côp? + Nêu những biểu hiện của Bê-li-côp mà em cho là quái dị?

+ Tại sao Bê-li-côp lại tự thu mình lại? Điều này thể hiện tâm lí gì? + Hình ảnh “cái bao” nói lên điều gì ở Bê-li-côp?

+ Nhân vật Bê-li-côp đáng ghét hay đáng thương? Vì sao?

+ Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật làm nên tính chất biếm họa và hài hước ở hình tượng nhân vật Bê-li-côp?

+ Theo em, nội dung chủ đạo của truyện ngắn “Người trong bao” là gì?

- HS: Soạn bài theo câu hỏi trong sách và theo hướng dẫn của GV

Bước 2: Giảng bài trên lớp, tổng hợp những nguồn thông tin học sinh thu được và chốt lại những đặc điểm cần lưu ý

A. Những điểm cần lưu ý

GV: Yêu cầu học sinh dựa vào bài soạn ở nhà, rút ra những điểm cần lưu ý về tác giả Sê-khôp và tác phẩm “Người trong bao

HS: Dựa vào bài soạn và trình bày, ý kiến của các học sinh được giáo viên tổng kết lại.

1. Tác giả Sê-khốp: Là một trong những đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga, bước vào văn học Nga như một nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch nói.Tác phẩm của Sê-khốp đã nghiêm khắc lên án chế độ bất công, thói cường bạo và cuộc sống ăn hại của những tầng lớp cầm quyền nuớc Nga đương thời, đồng thời phê phán sự bất lực của giới trí thức và sự sa đọa về tinh thần của một bộ phận trong số họ. Sê-khốp đồng cảm sâu sắc, trân trọng đối với những người dân nghèo, người nông dân Nga, yêu thắm thiết và tin tưởng mạnh mẽ vào tương lai của nhân dân Nga, đất nước Nga.

2. Truyện ngắnNgười trong bao”

- Một trong ba truyện ngắn (Khúc phúc bồn tử, Một chuyện tình yêu, Người trong bao) chung chủ đề phê phán lối sống tầm thường, dung tục tiểu tư sản (mêsian), lối sống của một kiểu người, một bộ phận trí thức trong xã hội Nga những năm cuối thế kỉ XIX.

- Nhìn chung, chuyện ngắn Sê-khốp thâm trầm, kín đáo, ý tứ sâu sắc, chủ đề tư tưởng thường được gửi gắm qua hình tượng nhân vật, nhân vật người kể chuyện, nhan đề truyện. Tác giả thường tỏ ra kìm nén, lạnh lùng,khách quan như đứng ngoài để người đọc tự ngẫm, tự hiểu. Nhưng cũng có khi ông trực tiếp bày tỏ thái độ của mình một cách dứt khoát, quyết liệt nhưng vẫn với giọng văn bình tĩnh, mỉa mai, châm biếm đượm buồn. Người trong bao là một truyện ngắn như thế.

- Tuy chỉ học trích nhưng những đoạn lược đều đã được tóm tắt đầy đủ. GV chú ý đến việc đọc – kể những đoạn tóm tắt này để nội dung truyện liền mạch. Có thể và nên tổ chức HS đọc tham khảo một số truyện ngắn của Sê-khốp, ít nhất là hai truyện đã nêu trên và một số truyện nổi tiếng khác: Anh béo và anh gầy, Con kìnhông, Lão quản Bi, Phòng số 6…

B. Đọc hiểu tác phẩm Hoạt động 1. DẪN VÀO BÀI

Hoạt động 2. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU KHÁI QUÁTVỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

HS: Đọc và tóm tắt Tiểu dẫn –SGK tr.156

GV: Nhấn mạnh về vị trí vai trò của Sê-khốp trong văn học hiện thực Nga; đóng góp xuất sắc của ông về hai thể loại truyện ngắn và kịch nói. Giải thích tại sao lại xem ông là Pu-skin trong văn xuôi. Một vài nét về cuộc đời và tính cách trung thực, dịu dàng, trầm tĩnh của ông.

2. Truyện ngắn “Người trong bao” (1898) HS: Đọc, nhắc lại nội dung đoạn 2 mục Tiểu dẫn.

GV: Bổ sung theo mục Những điểm cần lưu ý ở trên.

3. Đọc –kể tóm tắt

- Giọng đọc, kể nói chung chậm, buồn, thoáng chút mỉa mai, châm biếm như nụ cười mỉm để phù hợp với văn phong Sê-khốp. Chú ý thay đổi giọng đọc khi thể hiện những lời thọai của Bê-li-cốp, Va-ren-ca, Cô-va-len-cô.

- Sau khi đọc –kể, có thể yêu cầu HS tóm tắt thật gọn nội dung toàn truyện.

4. Bố cục

HS: thảo luận, tìm hiểu bố cục truyện ngắn

GV: Định hướng: Có những cách phân chia bố cục khác nhau: - Cách 1: (1)Bê-li-cốp khi còn sống;

(2) Bê-li-cốp khi đã qua đời - Cách 2: (1) Một đoạn đời của Bê-li-cốp;

(2) Cuộc sống vẫn buồn khi Bê-li-cốp ra đi vĩnh viễn.

- Cách 3: (1) Mở truyện (hoàn cảnh kể chuyện –cuộc trò truyện trong đêm trăng, trong nhà kho);

(2) Thân truyện (về cuộc đời và tính cách Bê-li- cốp);

(3) Kết truyện (nhận xét của người nghe truyện – bác sĩ thú y I-van I-va-nứt.)

Hoạt động 3. HƯỚNG DẪN ĐỌC –HIỂU CHI TIẾT

1. Chân dung và tính cách của nhân vật người trong bao – người mang vỏ ốc Bê-li-cốp

GV: Đưa ra vấn đề:

- Chân dung nhân vật chính được cụ thể hóa bằng những nét vẽ như thế nào? Có điều gì đặc biệt trong bức chân dung ấy?

- Tìm hiểu và phân tích lối sống của Bê-li-cốp.

- Câu nói cửa miệng của y là câu nói nào? Nói lên điều gì? - Nét nổi bật nhất của tính cách kì quái ấy là gì? Vì sao? - Nhận xét, đánh giá lối sống ấy của y.

HS: Tìm ra các chi tiết trong đoạn trích, thảo luận để rút ra nhận xét và trả lời lần lượt từng câu hỏi.

GV: Khái quát bằng câu hỏi:

- Có thể khái quát con người tính cách của Bê-li-cốp bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

- Lối sống của Bê-li-cốp có ảnh hưởng như thế nào đến những người xung quanh, đến cư dân thành phố nơi y sống và làm việc? Vì sao vậy?

HS: Làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

2. Cái chết của Bê-li-cốp

HS: Đọc lại đoạn văn dẫn đến cái chết của Bê-li-cốp

GV: Đưa ra vấn đề:

- Vì sao Bê-li-cốp chết? (phân tích những nguyên nhân xa gần khác nhau)

- Phân tích ý nghĩa cái chết của Bê-li-cốp.

- Giải thích hiện tượng chẳng bao lâu sau trong thành phố, lối sống của Bê-li-côp lại nhanh chóng phục hồi. Câu nói: Không thể sống

như thế mãi được có phải chỉ là của bác sĩ thú y hay không? Nhà văn muốn cảnh báo điều gì với người đọc đương thời và mai sau?

HS: Thảo luận nhóm về vấn đề giáo viên đưa ra, dựa vào bài soạn để trả lời.

3. Hình ảnh biểu tượng: “cái bao

HS: Đếm số lần từ bao xuất hiện trong truyện?

GV: Đưa ra câu hỏi:

- Hình ảnh cái bao chỉ có ý nghĩa đồ vật mà Bê-li-cốp thường sử dụng.

- Hình ảnh cái bao có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc hơn nhiều. - Em tán thành ý kiến nào? Phân tích cụ thể.

HS: Làm việc cá nhân và nhóm cặp đôi, phát biểu thảo luận để trả lời câu hỏi được đưa ra.

GV: Định hướng và tổng hợp ý kiến học sinh

Hình ảnh cái bao là một trong những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả. Nó có thể bao hàm và gợi ra nơi người đọc những ý nghĩa sau:

+Vật dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hóa,…hình túi, hình hộp. Với nghĩa đen cụ thể này, cái bao là đồ dùng yêu thích và thường xuyên trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của Bê-li-cốp.

+Nghĩa biểu trưng: kiểu người trong bao, lối sống trong bao – một kiểu người, một lối sống đã từng và đang tồn tại ở nước Nga cuối thể kỉ XIX. Cả xã hội Nga, cả nước Nga thời ấy, phải chăng cũng là một cái bao khổng lồ trói buộc, tù hãm, vây bủa, ngăn chặn tự do dân chủ của nhân dân Nga, trí thức Nga chân chính.

4. Chủ đề tư tưởng của truyện

GV: Hỏi khái quát: Từ đó, có thể xác định chủ đề tư tưởng của truyện ngắn này như thế nào?

HS: Xác định , phát biểu. GV: Định hướng:

- Lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với xã hội, văn hóa, đạo đức của nước Nga trong hiện tại và tương lai.

- Bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thường, ích kỉ, hèn nhát, hủ lậu và vô vị, đầy tự mãn.

5. Những đặc sắc nghệ thuật

GV: Nêu vấn đề: Theo em, Sê-khốp trong truyện ngắn Người trong bao đã thành công ở những đặc điểm nghệ thuật nào?

HS: Tìm tòi, suy nghĩ, phân tích, khái quát.

GV: Định hướng:

- Chọn ngôi kể: cần phân biệt nhân vật người chứng kiến, người kể chuyện - nhân vật Bu-rơ-kin - xưng tôi và tác giả (ngôi thứ

ba giấu mình). Tác giả kể chuyện về hai người bạn đi săn muộn, câu chuyện của họ trong ngôi nhà của ông trưởng thôn. Đó là câu chuyện thứ nhất, bao trùm bên ngoài. Câu chuyện thứ hai của nhân vật Bu-rơ-kin –là chuyện chính về Bê-li-cốp , lại nằm bên trong. Như vậy vừa bảo đảm tính khách quan vừa vẫn thể hiện được tính chủ quan, gây cảm giác chân thật, gần gũi của câu chuyện, tạo cấu trúc kể: truyện lồng trong truyện.

- Giọng kể: mỉa mai, châm biếm mà trầm tĩnh, chậm buồn, bên ngoài có vẻ khách quan, bình thản nhưng giấu bên trong sự bức xúc, trăn trở mạnh mẽ, sâu sắc.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình Bê-li-cốp với tính cách riêng kì quái mà vẫn chân thực, có ý nghĩa tiêu biểu: qua lời kể, tả, qua chân dung ngoại hình , lời nói, cử chỉ, hành động, lời bình luận của những người xung quanh: trực tiếp khái quát lối sống, tính cách, triết lí…

- Đối lập tương phản giữa các kiểu người, các tính cách và lối sống trái ngược: Bê-li-cốp và chị em Va-ren-ca, Cô-va-len-cô: Bê-li- cốp và cán bộ, giáo viên trường trung học, nơi y làm việc và nhân dân thành phố nơi y sống.

-Nghệ thuật xây dựng biểu tượng: hình ảnh cái bao, hình tượng người trong bao: cái chết của Bê-li-cốp.

- Kết thúc truyện: Nhân vật nghe truyện - người đọc giả định - trực tiếp phát biểu chủ đề tư tưởng của truyện: Không thể sống như thế mãi được! Trực tiếp tạo ấn tượng mạnh với người đọc.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh tự luyện tập và giờ lên lớp sau kiểm tra phần HS đã thực hiện. Bài tập là trả lời các câu hỏi:

- Em hãy nhập vai Bê-li-côp để tự kể chuyện.

- Hãy tìm cho truyện một tiêu đề khác. Liệu có nên thay đổi tiêu đề của truyện không?

- Tìm những cụm từ, từ có ý nghĩa gần tương đương với “người trong bao” mà ở Việt Nam, dân gian thường hay nói đến?

II. Người cầm quyền khôi phục uy quyền – Vích-to Huy-

(trích “Những người khốn khổ” )

Bước 1:

GV: Chuẩn bị phần tác gia, tác phẩm, nhất thiết giáo viên đã phải đọc hết tác phẩm để có được cái nhìn tổng quát. GV đưa ra câu hỏi mang tính chất tìm hiểu, phát hiện chi tiết để HS soạn bài trước ở nhà. Cụ thể là một số câu hỏi như sau:

+ Xác định bố cục đoạn trích và ý của từng phần? + Ai là người cầm quyền khôi phục uy quyền? Tại sao?

+ Gia-ve được miêu tả qua những chi tiết nào? Gia-ve là hiện thân của hình ảnh gi?

+ Khi phát hiện ra Giăng-van-giăng thì thái độ của Gia-ve như thế nào?

+ Tác giả miêu tả thế giới nội tâm của Gia-ve như thế nào? (đối với người bệnh, đối với tình mẹ con, đối với người chết)

+ Thái độ của Giăng-van-giăng đối với Gia-ve như thế nào? + Nội dung chính của đoạn trích là gì?

HS: Tìm hiểu về văn hóa Pháp, tác giả, tác phẩm trả lời những câu hỏi trong sách và những câu hỏi giáo viên yêu cầu chuẩn bị trả lời.

Bước 2: GV chốt lại những điểm cần lưu ý sau khi đã gọi học sinh trả lời

A. Những điểm cần lưu ý

- Những người khốn khổ không chỉ là tác phẩm tiêu biều nhất của Huy-gô mà còn là một trong những tác phẩm văn học vĩ đại nhất của văn học lãng mạn Pháp thế kỉ XIX, một tác phẩm rất quen thuộc với đông đảo bạn đọc Việt Nam. Nôi dung cốt truyện li kì, phong phú đặc biệt hấp dẫn. Bởi vậy, nên dành một thời lượng thỏa đáng để tóm tắt nội dung toàn tác phẩm và vị trí đoạn trích học: trích phần 1: Phăng tin (quyển 8,chương 4)

- Cần làm rõ những nét tiêu bỉểu của bút pháp lãng mạn Huy-gô qua đoạn trích: lí tưởng hóa nhân vật thiện, cực đoan hóa nhân vật ác, bằng phóng đại và tương phản, so sánh ẩn dụ, đối lập hoàn cảnh và nhân vật…

- Giải pháp lãng mạn lí tưởng và không tưởng của Huy-gô: đem sức mạnh tình thương để cảm hóa và chiến thắng cái ác cần được nhìn nhận cả hai mặt: giá trị và hạn chế.

- GV cần đọc SGV để hiểu thêm nguồn gốc hiện thực và các nguyên mẫu của các nhân vật trong đoạn trích.

B. Đọc hiểu tác phẩm Hoạt động1: TỔ CHỨC KIỂM TRA BÀI CŨ

- Giới thiệu chân dung Huy-gô và tập một tiểu thuyết Những người khốn khổ.

- Tóm tắt nội dung từ đầu đến đoạn trích.

Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU KHÁI QUÁT TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả (1802-1885)

HS: Đọc tóm tắt tỉểu dẫn –SGK tr, 141-142.

GV: Tổng kết sau khi cho học sinh phát biểu ý kiến

- Cuộc đời Huy-gô gắn liền với nước Pháp thế kỉ XIX. Từ một nhà thơ thần đồng, một quí tộc bảo hoàng thành nhà văn lãng mạn có tư tưởng dân chủ, tự do và không tưởng, đứng về phía nhân dân đấu tranh chống lại chính quyền phong kiến phản động, phải sống lưu vong hơn 20 năm. Nhà văn Pháp đầu tiên được chôn cất trong hầm mộ điện Păng-tê-ông (Pari), nơi chỉ dành riêng cho các vua

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI “PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN XUÔI NƯỚC NGOÀI SGK NGỮ VĂN 11” PDF (Trang 37 -66 )

×