ngoài ở trường THPT
2.1.1. Vấn đề bản dịch
Đối với các bản dịch tác phẩm VHNN, người dịch với tư cách là người tái tạo lại tác phẩm nguyên bản bằng ngôn ngữ thứ hai phần lớn là của dân tộc mình hoặc đôi khi bằng một chuyên ngữ khác. Trong khi chuyển dịch VHNN, sự tinh tế và chính xác của ngôn ngữ gốc không còn được bảo lưu nguyên dạng. Cái gì cần giữ và có thể thay đổi để tạo ra bản dịch làm thỏa nguyện tác giả và làm thỏa mãn người đọc thì người dịch đều nghĩ tới và làm. Để thực hiện được nhiệm vụ kép đó, người dịch phải có tài năng song ngữ, đồng thời cũng phải có năng lực văn học, trình độ văn hóa của hai xứ sở của tác phẩm chính bản và tác phẩm thứ bản.
Chất lượng của bản dịch là nhân tố tác động trực tiếp đến người đọc. Dù thế nào đi nữa, chúng ta thấy một sự thật là khi đọc tác phẩm dịch là nghe hai lời trong một lời, là đọc một phiên bản khác có độ chênh lệch
nhiều khi khá lớn. Tuy nhiên ngôn ngữ được dịch ra không phải là một thứ ngôn ngữ ít có khả năng chuyển tải ý nghĩa. Lời dịch phần lớn là dài hơn ngôn ngữ gốc. Ngoài nghĩa chính của sự kiện, hiện tượng được mô tả trong nguyên tác còn có cả ý tưởng, cảm xúc ngôn ngữ nguyên tác, người dịch còn phải sáng tạo và tái tạo hình thức diễn đạt của lời dịch sao cho sự thấu hiểu và đồng cảm diễn ra trên nền một thứ ngôn ngữ mẹ đẻ cũng chính xác, hấp dẫn và đầy cảm xúc nghệ thuật như bất cứ tác phẩm văn chương nào.
2.1.2. Vấn đề ngôn ngữ
Tính pha tạp ngôn ngữ hai nền văn hóa làm cho kiểu tư duy của tác giả, dịch giả và độc giả không còn thuần nhất. Đặc điểm cần phân tích, bình giá trong tác phẩm dịch khi giảng dạy VHNN vì thế không thể bắt đầu và chuyên chú vào ngôn ngữ dịch mà phải dựa vào hình tượng NT vì nó ít bị pha tạp và tổn thương. Trong bản dịch, hình tượng NT được nhận thức trong lớp ngôn ngữ dịch chứ không phải là lớp ngôn từ của nguyên tác. Do đó cần tận dụng phương pháp đối chiếu so sánh ngôn từ trong hai văn bản khi giảng dạy văn học nước ngoài.
Sự không hoàn toàn đồng nhất của hình tượng NT giữa hai văn bản gốc và văn bản dịch ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tính tư tưởng thẩm mĩ của hình tượng NT. Trong trường hợp này khi giảng dạy văn học nước ngoài, người giáo viên cần tìm hiểu kĩ tư tưởng NT, phong cách nhà văn và đặc điểm tư duy văn học của họ để tiếp cận, phân tích, cắt nghĩa, bình giá trong mối quan hệ toàn vẹn với nguyên tác là vô cùng quan trọng. Người đọc dựa vào đặc điểm cá nhân mà tiếp xúc một cách phù hợp và đồng hóa những phương diện cơ bản của tác phẩm gốc. Đồng hóa đến mức độ có đạt sự nhuần nhị không, còn phụ thuộc vào hứng thú và thị hiếu thẩm mĩ, kiến
thức văn học và văn hóa của người đọc. Đồng hóa một tác phẩm nước ngoài tức là qua người mà hiểu được ta và ngược lại.
Tiếp nhận một tác phẩm VHNN là quá trình cái tôi và cái ta nhân loại cùng cất tiếng. Đó là cuộc đối thoại giao lưu văn hóa nghệ thuật để có sự gặp gỡ để học hỏi tinh hoa văn hóa qua tác phẩm văn chương, để suy ngẫm về cái đẹp và về vấn đề con người của các thời đại và lịch trình tiến hóa tinh thần của nó.
2.1.3. Vấn đề phân phối chương trình
Những tác phẩm văn xuôi nước ngoài được chọn để giảng dạy trong trường THPT hiện nay hầu hết là những tác phẩm kinh điển, hoặc là tác phẩm của những nhà văn lớn. Chẳng hạn như đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” của tác giả Vích-to Huy-gô được trích trong cả bộ tiểu thuyết đồ sộ Những người khốn khổ thế nhưng giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn trích trong 2 tiết học, bao gồm cả giới thiệu tác giả, tác phẩm, tóm tắt tiểu thuyết. Như vậy, có thể nói rằng giảng dạy phần văn xuôi nước ngoài mới chỉ là tìm hiểu ở phần bề nổi của tác phẩm mà thực sự chưa có điều kiện đi sâu, mở rộng do hạn chế về mặt thời gian, chương trình dạy và học.
2.1.4. Vấn đề quan niệm của người dạy và người học
Thực tế, một khó khăn hiện nay trong dạy và học tác phẩm văn xuôi nước ngoài nói chung, đó là quan niệm của người dạy và người học vẫn còn xem nhẹ phần VHNN. Cũng phải thừa nhận rằng, hầu hết các tác phẩm văn học nước ngoài không nằm trong giới hạn của các bài kiểm tra, thi học kì quan trọng. Vì thế, học sinh không chú trọng vào học tập những tác phẩm này.
Đối với giáo viên, dù hiểu rõ những tác phẩm văn học nước ngoài đang giảng dạy là hay, có nhiều vấn đề cần phải được đem ra phân tích nhưng do hạn chế về thời gian, sự gò bó của qui định về chương trình nên cuối cùng cũng mang tâm lí không coi trọng tác phẩm VHNN.
2.2. Thực trạng và tồn tại trong giảng dạy văn xuôi nước ngoài ở trường THPT
Vấn đề dạy học văn học nước ngoài trong nhà trường hiện nay khá nan giải. Do khối lượng lớn, tư liệu hạn chế, vốn liếng tri thức của giáo viên và học sinh còn rất ít ỏi. Vì vậy mà việc dạy và học văn xuôi nước ngoài ở trường THPT còn nhiều tồn tại
2.2.1. Tồn tại trong giảng dạy văn xuôi nước ngoài ở trường THPT
a. Quan niệm dân tộc còn áp dụng vào đọc hiểu tác phẩm
Trước hết, nói về quan niệm hiện tại làm thước đo thế hệ đến sau dễ đi đến một cái nhìn nghiệt ngã và hạn chế tính hiện đại của nó. Đất nước nhiều năm chiến tranh, hình ảnh người công dân tương lai vẫn bị chi phối bởi chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tất nhiên vấn đề yêu nước và nhân đạo như hai nội dung chủ đạo của văn học nước nhà. Nhưng ý thức sâu sắc về nhân quyền con người và tự do cá nhân, tôn trọng cá tính thì còn cần phải bổ sung nhiều hơn nữa.
b. Giáo viên chưa chỉ rõ sự khác biệt về văn hóa
Do phông văn hóa có những độ vênh nhất định, nên quá trình khai thác tác phẩm, thường nặng nề màu sắc chủ quan của người dạy.
c. Qui trình dạy học hầu như không thay đổi
Ở THPT tác phẩm văn học nước ngoài cũng như văn học nước nhà, thậm chí thầy cô còn chưa hiểu sâu sắc đến mức cần thiết chủ nghĩa Phục hưng để mà dạy văn học Phục hưng. Không ít thầy giáo xem Đônkihôtê
như một tên điên cuồng. Dự hết giờ văn cả thầy và trò không rõ dạy, học tác phẩm này để làm gì (Vì chưa được đọc trọn vẹn tác phẩm).
2.2.2. Thực trạng về phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11)
Phần văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11 bao gồm 2 tác phẩm: - Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích Những người khốn khổ )
- Truyện ngắn “Người trong bao”- Sê-khôp
Đây là hai tác phẩm tiêu biểu cho phong cách hai tác giả lớn trong văn học thế giới. Tuy nhiên, việc học tập và giảng dạy hai tác phẩm này lại chưa xứng tầm, chưa được giáo viên và học sinh nhận thức đúng đắn.
a. Về phần giáo viên,
Tiến trình dạy học gần như không thay đổi, đồng thời chưa kích thích được vai trò của học sinh trong tự nghiên cứu,tìm hiểu trước khi đến lớp.
Bảng 1: Ý kiến so sánh qui trình dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài và tác phẩm văn xuôi Việt Nam
Đối tượng điều tra: Giáo viên Ngữ văn hai trường THPT Kim Liên và THPT Cao Bá Quát
Số lượng: 10 giáo viên
Phân phối thời gian giữa các phần trong bài giảng Yêu cầu sự chuẩn bị bài của học sinh Tìm hiểu về tác giả tác phẩm Liên hệ đến các tác phẩm khác hoặc toàn bộ tác phẩm (nếu bài giảng là
đoạn trích)
Số giáo
viên 2 2 1 1 3 1
Tỉ lệ % 20 % 20 % 10% 10% 30% 10%
Như vậy, ta thấy, vẫn còn có những ý kiến cho rằng qui trình giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài giống hệt với giảng dạy tác phẩm văn xuôi Việt Nam. Giáo viên dạy học tự ý thức được rằng cần phải thay đổi cách dạy đọc hiểu nhưng gần như sự thay đổi ấy chưa được hình thành rõ nét. Học sinh cần phải thực hiện công việc của mình kĩ càng hơn, giáo viên cần phải yêu cầu cao hơn đối với học sinh khi thu thập, xử lí thông tin về tác phẩm văn xuôi nước ngoài.
Trong quá trình giảng dạy, lẽ ra phần liên hệ với toàn bộ tác phẩm khi dạy đọc hiểu đoạn trích, hoặc liên hệ đến các tác phẩm khác, đến phong cách tác giả khi dạy đọc hiểu truyện ngắn phải được chú trọng thì lại bị giáo viên coi nhẹ. Trong quá trình dự giờ tác phẩm “Người trong bao” tại lớp 11A4 trường THPT Kim Liên, giáo viên chỉ đề cập đến tác giả trong phần giới thiệu, rồi sau đó gần như chỉ tập trung vào tình tiết truyện mà hầu như không liên hệ đến một tác phẩm nào khác. Vậy, giáo viên là người giảng dạy mà còn thiếu cái nhìn tổng quát, thì sự hiểu biết của học sinh cũng không thể toàn diện.
Nhìn chung, khi học tập tác phẩm văn học nước ngoài, phần văn xuôi học sinh có cảm nhận là dễ học hơn các tác phẩm thơ. Tuy nhiên, vì thời gian học trên lớp ngắn, sự chuẩn bị bài không đúng yêu cầu nên những gì học sinh thu được thường dễ bị bỏ quên sau một thời gian ngắn. Thậm chí sau khi học xong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những người khốn khổ”- Vichto Huy-gô, phỏng vấn 10 em học sinh lớp 11A1 trường THPT Cao Bá Quát với câu hỏi “Em có nhớ tên nhân vật chính của đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền không?” thì có đến 4 học sinh trả lời “không” ngay lập tức và 2 học sinh cần thời gian mới cố gắng nhớ ra được tên nhân vật.
Vấn đề đối với học sinh ở đây là cần có sự chuẩn bị bài kĩ lưỡng. Ngoài việc trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài, học sinh còn cần được giao nhiệm vụ tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm sẽ học. Đồng thời trong quá trình chuẩn bị bài ấy, học sinh đã bước đầu hiểu về nội dung tác phẩm. Nhờ thế mà quá trình học tập trên lớp trở nên có hiệu quả.
Chương III
ĐỀ XUẤT QUI TRÌNH GIẢNG DẠY ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN XUÔI NƯỚC NGOÀI
(SGK NGỮ VĂN 11)
3.1. Ý nghĩa của việc lập qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11)
Như tôi đã đề cập ở phần trước, hiện trạng dạy đọc hiểu văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) còn nhiều vấn đề đáng bàn luận. Một tác phẩm được dịch từ thứ ngôn ngữ khác, dù là những tác phẩm kinh điển và nổi tiếng của thế giới cũng vẫn rất khó khăn cho giáo viên trong việc hiểu rõ nội dung tư tưởng, chưa nói đến việc còn cần phải truyền thụ những kiến thức thu được cho học sinh. Giảng dạy văn xuôi nước ngoài là sự kết hợp của việc nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa, thể loại văn học, trào lưu văn học,… đồng thời phải tìm ra phương pháp tạo hứng thú, giúp học sinh hiểu và nắm bắt dễ dàng.
Hiện nay, đa phần các giáo viên đều giảng dạy theo một qui trình vốn có sẵn khi giảng dạy tác phẩm văn chương: Thời lượng như nhau đối với mỗi phần tác giả, xuất xứ tác phẩm khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài cũng như tác phẩm văn học Việt Nam. Điều này cần phải xem xét lại. Mọi tác phẩm văn chương đều cần phải được tìm hiểu về cuộc đời nhà văn, phong cách sáng tác, các yếu tố khách quan tác động đến tư tưởng, giá trị tác phẩm. Tuy nhiên, với các tác giả văn học dân tộc, học sinh ít nhiều đã quen thuộc, từng đọc tác phẩm hoặc tiếp tục phân tích tác phẩm của tác giả đã học từ cấp THCS. Với những tác giả, tác phẩm ấy,
nguồn tư liệu phong phú, dễ tìm, học sinh dễ tìm hiểu hơn và quá trình tiếp thu nhanh hơn. Còn các tác phẩm VHNN vốn từ lâu ít được chú trọng, không đưa nhiều vào các bài kiểm tra nên học sinh thường ít quan tâm, vì thế cũng không tìm hiểu nhiều thông tin bên ngoài SGK. Điều này có thể giúp giáo viên dễ áp đặt các ý kiến của mình cho học sinh, và kết quả là lối suy nghĩ, cách hiểu đi vào sáo mòn, không có sự tìm tòi đổi mới.
Việc tìm ra một qui trình giảng dạy đọc hiểu riêng cho tác phẩm văn xuôi nước ngoài trong đó đánh giá cao sự tự hiểu, tự đánh giá, sự chuẩn bị kĩ lưỡng của học sinh theo hướng dẫn của giáo viên chính là giải pháp tốt để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy các tác phẩm ấy. Thực tế ý kiến của rất nhiều giáo viên cho rằng để bớt lúng lúng trong giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) nên có một qui trình cụ thể, rõ ràng. Tôi đã thực hiện điều tra đối với 10 giáo viên Ngữ văn 2 trường THPT Kim Liên, THPT Cao Bá Quát và được kết quả như sau:
Bảng 2: Ý kiến giáo viên về xây dựng qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11)
Đối tượng điều tra: Giáo viên Ngữ văn hai trường THPT Kim Liên và THPT Cao Bá Quát
Số lượng: 10 giáo viên
Mức độ Rất cần thiết Khá cần thiết Không cần thiết
Số giáo viên 2 4 4
Tỷ lệ % 20% 40% 40%
Bản điểu tra cho biết, nhiều giáo viên cần có qui trình dạy đọc hiểu rõ ràng. Số còn lại tuy trả lời “không cần thiết” nhưng khi chúng tôi phỏng vấn, đa số đều nói rằng cần phải chỉnh sửa qui trình dạy của mình, yêu cầu
sự làm việc của học sinh nhiều hơn, và chính bản thân giáo viên cũng cần phải tìm tòi, đổi mới.
3.2. Những điểm giáo viên cần lưu ý khi giảng dạy tác phẩm vănxuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11)
Qua những khó khăn và thực trạng giảng dạy, giải pháp đặt ra đối với giáo viên dạy học văn học nước ngoài, cụ thể là với các tác phẩm văn xuôi nước ngoài, đó là:
+ Tăng cường kiến thức lịch sử và văn học của tác phẩm có liên quan.
+ Thường xuyên bổ sung tư liệu mới có liên quan đến tác phẩm (Cho đến nay, rất ít thầy cô được đọc trọn vẹn tác phẩm hoặc hiểu biết rõ về tác giả, mà đã dạy học đoạn trích).
+ Nên giới thiệu tác phẩm trọn vẹn để minh họa cho đoạn trích. Để đi tới qui trình hóa được việc lựa chọn và hoạt động dạy học là một công việc cần tiến hành trong một thời gian dài, với sự tham gia của nhiều người, nhiều chuyên gia, đặc biệt là đội ngũ thầy cô giáo đang đứng lớp.
Giảng VHNN dễ gây hứng thú cho học sinh vì tính chất mới lạ của nó. Nếu thiếu cái nhìn toàn cảnh, chúng ta sẽ không khai thác được triệt để ưu thế này. Cách hướng dẫn học sinh lần đầu đến thăm một vườn hoa không giống như khi đến thăm lần nữa. Đưa học sinh vào một bài VHNN phải tạo một không khí gì khác so với giờ giảng một bài Văn học dân tộc. Nếu không, rút cục học sinh thường chỉ nhớ được những bài văn, bài thơ qua bản dịch, cũng na ná như những bài văn, bài thơ khác; nhớ được họ tên tác gia nhưng cũng không giữ được ấn tượng gì thật lắng đọng, vì chỉ lướt qua như bao họ tên tác gia khác cần phải nhớ; nếu có gì “đặc biệt” với khá đông học sinh, có lẽ chỉ là ở chỗ các danh từ riêng nước ngoài (tên nhà văn, tên nhân vật…) khó đọc, khó nhớ hơn.