1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện sa pa

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 799,45 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM VĂN LỢI QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỒ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO[.]

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM VĂN LỢI

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH

Ở CÁC TRƯỜNG PHỒ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM VĂN LỢI

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH

Ở CÁC TRƯỜNG PHỒ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHÍ THỊ HIẾU

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019

Tác giả luận văn

Phạm Văn Lợi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường

Đặc biệt, với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến

PGS.TS Phí Thị Hiếu, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ

em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Ban giám hiệu và các thầy cô giáo ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai cùng bạn bè, người thân đã tạo điều kiện cả về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân

em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết.Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp

Em xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019

Tác giả luận văn

Phạm Văn Lợi

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Giới hạn nghiên cứu 3

8 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Trên thế giới 5

1.1.2 Ở Việt Nam 10

1.2 Một số khái niệm công cụ của đề tài 16

1.2.1 Quản lý 16

1.2.2 Xâm hại, xâm hại tình dục, phòng chống xâm hại tình dục 17

1.2.3 Kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục 19

1.2.4 Học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 20

1.2.5 Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 20

1.2.6 Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 20

Trang 6

1.3 Một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 21

1.3.1 Đặc điểm của học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trụng học cơ sở 21

1.3.2 Mục đích, ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 23

1.3.3 Nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 24

1.3.4 Phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 25

1.4 Một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 28

1.4.1 Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở với công tác quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh 28

1.4.2 Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 29

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 36

1.5.1 Yếu tố khách quan 36

1.5.2 Yếu tố chủ quan 40

Kết luận chương 1 43

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI 44

2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 44

2.1.1 Vài nét về khách thể khảo sát 44

2.1.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 45

2.2 Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 47

Trang 7

2.2.1 Thực trạng nhận thức về xâm hại tình dục và kỹ năng phòng chống xâm

hại tình dục của học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học

cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 47 2.2.2 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường Phổ thông

dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh 50 2.2.3 Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh

các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 51 2.3 Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho

học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa

Pa, tỉnh Lào Cai 59 2.3.1 Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình

dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 59 2.3.2 Thực trạng quản lý nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình

dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 61 2.3.3 Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình

dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 63 2.3.4 Thực trạng quản lý hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình

dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa 65 2.3.5 Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng phòng chống xâm

hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học

cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 67 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ

sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 69 2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm

hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 71

Trang 8

2.5.1 Về ưu điểm 71

2.5.2 Hạn chế 71

2.5.3 Nguyên nhân của thực trạng 72

Kết luận chương 2 73

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI 74

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 74

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 74

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 74

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 75

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện 75

3.2 Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 75

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 75

3.2.2 Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở dựa trên các văn bản pháp lý, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông; đặc điểm môi trường bán trú và học sinh người dân tộc thiểu số 77

3.2.3 Bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em 80

3.2.4 Chỉ đạo phát huy thế mạnh của các môn học chiếm ưu thế và hoạt động ngoại khóa trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 82

3.2.5 Xây dựng môi trường bán trú an toàn, lành mạnh, phòng chống xâm hại tình dục học sinh 85

3.2.6 Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 87

Trang 9

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 88

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 89

3.4.1 Tính cần thiết của các biện pháp 90

3.4.2 Tính khả thi của các biện pháp đề xuất 91

Kết luận chương 3 94

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95

1 Kết luận 95

2 Khuyến nghị 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Quy ước xử lý thông tin thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ

năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 47 Bảng 2.2 Nhận thức về xâm hại tình dục của học sinh các trường Phổ thông

dân tộc bán trú trung học cơ sở 47 Bảng 2.3 Thực trạng kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của học sinh các

trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (tính theo %) 49 Bảng 2.4 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường Phổ thông dân tộc

bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh 51 Bảng 2.5 Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của các nội dung

giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 52 Bảng 2.6 Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của phương pháp giáo

dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (theo đánh giá của CBQL, GV) 56 Bảng 2.7 Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của những hình thức

giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (theo đánh giá của CBQL, GV) 58 Bảng 2.8 Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa (theo đánh giá của CBQLGD, GV) 59 Bảng 2.9 Thực trạng quản lý nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học

cơ sở 61 Bảng 2.10 Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm

hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa 64

Trang 12

Bảng 2.11 Thực trạng quản lý hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học

cơ sở huyện Sa Pa 66 Bảng 2.12 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng

chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 68 Bảng 2.13 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý giáo dục kỹ năng phòng

chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 70 Bảng 3.1 Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục kỹ

năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Sa Pa 90 Bảng 3.2 Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục

kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 92

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lứa tuổi học sinh THCS (tuổi thiếu niên) có vị trí, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển tâm lý của trẻ em Trước tiên, lứa tuổi này có sự phát triển nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần, làm xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới, đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp của các em từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành, tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… Đồng thời, đây cũng là giai đoạn phát triển đầy khó khăn, phức tạp và chứa đựng nhiều mâu thuẫn Do đó, mọi tổn thương về thể chất và tinh thần ở lứa tuổi này

có thể để lại dấu ấn trong suốt cuộc đời đứa trẻ

Theo số liệu từ thống kê của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, chỉ trong vòng 2 năm, từ 2014 - 2016, có tới hơn 4.000 trẻ em tại Việt Nam bị xâm hại tình dục Trong

đó, 80% nạn nhân là trẻ em nữ, các trẻ từ 13 - 16 tuổi chiếm nhiều nhất trong tổng số này Theo thống kê của Bộ công an, riêng năm 2016 cơ quan công an đã phát hiện 1.641 vụ gồm 1.807 đối tượng, xâm hại 1.627 em Trong đó xâm hại tình dục trẻ em là 1.248 vụ, chiếm 76,5% số vụ xâm hại trẻ em nói chung Riêng 6 tháng đầu năm 2017,

cơ quan công an phát hiện 696 vụ với 716 đối tượng, xâm hại 710 em So với cùng kỳ năm 2016 tăng 43 vụ (7%), 56 đối tượng (8 vụ) và 22 nạn nhân (3%) Năm 2018 toàn quốc phát hiện 1269 vụ xâm hại tình dục 1141 trẻ em Đáng chú ý, trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân trong gia đình (bố đẻ, bố dượng, anh, em họ ) là 21,3%, bởi thầy giáo, nhân viên nhà trường là 6,2%, bởi người quen, hàng xóm là 59,9%, người lạ

là 12,6% Nhiều nạn nhân là trẻ em dưới 10 tuổi, còn quá non nớt, không có khả năng

tự vệ, dễ dàng bị đối tượng lợi dụng dụ dỗ, cưỡng bức xâm hại

Tháng 4 năm 2019, dư luận cả nước chấn động trước vụ việc một thầy giáo ở tỉnh Lào Cai xâm hại tình dục học sinh lớp 8 nhiều lần dẫn đến mang thai Trước báo động về nạn xâm hại tình dục ở trẻ em, hầu hết các trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai đều đã lồng ghép chủ đề phòng, chống xâm hại tình dục trong các bài học, hoạt động ngoại khóa, các buổi học về kỹ năng sống Tại các trường học trên địa bàn huyện Sa

Pa, thông qua các tiết chào cờ, học ngoại khóa, kỹ năng sống, nhà trường đều chú trọng lồng ghép chủ đề về trang bị kiến thức về sức khỏe giới tính, phòng chống xâm hại tình

Trang 14

dục cho học sinh Đặc biệt, nhà trường còn tổ chức các buổi tọa đàm, mời các chuyên gia tâm lý, Trung tâm Dân số - kế hoạch hóa giá đình về nói chuyện, trả lời những thắc

mắc của các em về vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải trường nào cũng chủ động triển khai vấn

đề này một cách bài bản, khoa học và hiệu quả Với văn hóa phương Đông truyền thống, đối với nhiều người, thậm chí cả giáo viên và phụ huynh còn xem công tác giáo dục giới tính, phòng, chống xâm hại tình dục là vấn đề “nhạy cảm” Khi đề cập đến vấn đề giáo dục giới tính, trong đó có phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh, nhất là bậc tiểu học, không ít phụ huynh vẫn còn lảng tránh

Hiện nay trường phổ thông dân tộc bán trú THCS ở các huyện vùng cao nói chung và huyện Sa Pa nói riêng là mô hình được đánh giá là phù hợp, góp phần nâng cao tỷ lệ chuyên cần hàng ngày và nâng cao chất lượng học sinh Bên cạnh đó việc huy động các em về ở tại trường từ đầu tuần tới cuối tuần cũng đặt ra thực trạng học

sinh dễ trở thành đối tượng bị xâm hại tình dục

Việc tìm ra các biện pháp để phát huy những kết quả tích cực đã đạt được, khắc phục hạn chế trong quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa là rất cần thiết, nhằm góp phần giúp các em có thêm kiến thức và kỹ năng tự phòng vệ để bảo vệ bản thân trước nguy

cơ bị xâm hại tình dục

Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn đề tài: “Quản lý giáo dục kỹ năng

phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành

Quản lý giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này, góp phần giúp các em tự biết bảo vệ bản thân trước nguy cơ và thoát hiểm khi bị xâm hại tình dục

Ngày đăng: 28/02/2023, 08:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w