1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện sa pa

134 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 227,51 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii MỤC LỤC ...................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 3 5. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3 6. Giới hạn nghiên cứu.................................................................................................. 3 8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ........................................5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề............................................................................ 5 1.1.1. Trên thế giới....................................................................................................... 5 1.1.2. Ở Việt Nam...................................................................................................... 10 1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài ............................................................... 16 1.2.1. Quản lý............................................................................................................. 16 1.2.2. Xâm hại, xâm hại tình dục, phòng chống xâm hại tình dục ............................ 17 1.2.3. Kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục................................... 19 1.2.4. Học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ....................................... 20 1.2.5. Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở........................................................................ 20 1.2.6. Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở.............................................................. 20 iv 1.3. Một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ..................... 21 1.3.1. Đặc điểm của học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trụng học cơ sở ..... 21 1.3.2. Mục đích, ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ........ 23 1.3.3. Nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở........................................... 24 1.3.4. Phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ..................... 25 1.4. Một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở .... 28 1.4.1. Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở với công tác quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh .......... 28 1.4.2. Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở................................ 29 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở .......................................................................................................... 36 1.5.1. Yếu tố khách quan ............................................................................................ 36 1.5.2. Yếu tố chủ quan ................................................................................................ 40 Kết luận chương 1....................................................................................................... 43 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI................................................................................ 44 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ..................................................................... 44 2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát .......................................................................... 44 2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng............................................................................. 45 2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai............................................................................................................. 47 v 2.2.1. Thực trạng nhận thức về xâm hại tình dục và kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ...................................................................... 47 2.2.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ....... 50 2.2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai............................................................................................................. 51 2.3. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai................................................................................................ 59 2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ........ 59 2.3.2. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai............................................................................................................. 61 2.3.3. Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở............... 63 2.3.4. Thực trạng quản lý hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa...................................................................................................... 65 2.3.5. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ...................................................................... 67 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai........................................................................... 69 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai................................................................................ 71 vi 2.5.1. Về ưu điểm........................................................................................................ 71 2.5.2. Hạn chế ............................................................................................................. 71 2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng ............................................................................. 72 Kết luận chương 2....................................................................................................... 73 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI................................................................................ 74 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ................................................................... 74 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ................................................................. 74 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .................................................................. 74 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..................................................................... 75 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện .................................................. 75 3.2. Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai............. 75 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở .................................... 75 3.2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở dựa trên các văn bản pháp lý, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông; đặc điểm môi trường bán trú và học sinh người dân tộc thiểu số........................................... 77 3.2.3. Bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.............. 80 3.2.4. Chỉ đạo phát huy thế mạnh của các môn học chiếm ưu thế và hoạt động ngoại khóa trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở............................................... 82 3.2.5. Xây dựng môi trường bán trú an toàn, lành mạnh, phòng chống xâm hại tình dục học sinh .............................................................................................. 85 3.2.6. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở................................................................................................................. 87 vii 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất ............................................................. 88 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất....................... 89 3.4.1. Tính cần thiết của các biện pháp....................................................................... 90 3.4.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất............................................................. 91 Kết luận chương 3....................................................................................................... 94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 95 1. Kết luận................................................................................................................... 95 2. Khuyến nghị............................................................................................................ 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 100 PHỤ LỤC iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý CSVC : Cơ sở vật chất GD : Giáo dục GV : Giáo viên HS : Học sinh KSN : Kỹ năng sống PCXHTD : Phòng chống xâm hại tình dục PTDTBT : Phổng thông dân tộc bán trú THCS : Trung học cơ sở v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Quy ước xử lý thông tin thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai...........47 Bảng 2.2. Nhận thức về xâm hại tình dục của học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở................................................................47 Bảng 2.3. Thực trạng kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (tính theo %)...............................................................................49 Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.........................51 Bảng 2.5. Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ...................................52 Bảng 2.6. Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (theo đánh giá của CBQL, GV).........56 Bảng 2.7. Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của những hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (theo đánh giá của CBQL, GV)..................58 Bảng 2.8. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa (theo đánh giá của CBQLGD, GV).....................................59 Bảng 2.9. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở .........................................................................................................61 Bảng 2.10. Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa..............................................................................64 vi Bảng 2.11. Thực trạng quản lý hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa ....................................................................................66 Bảng 2.12. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở.............................................................................68 Bảng 2.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ...................................................................................70 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Sa Pa................................................90 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai...........92 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lứa tuổi học sinh THCS (tuổi thiếu niên) có vị trí, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển tâm lý của trẻ em. Trước tiên, lứa tuổi này có sự phát triển nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần, làm xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới, đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp của các em từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành, tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… Đồng thời, đây cũng là giai đoạn phát triển đầy khó khăn, phức tạp và chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Do đó, mọi tổn thương về thể chất và tinh thần ở lứa tuổi này có thể để lại dấu ấn trong suốt cuộc đời đứa trẻ. Theo số liệu từ thống kê của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, chỉ trong vòng 2 năm, từ 2014 2016, có tới hơn 4.000 trẻ em tại Việt Nam bị xâm hại tình dục. Trong đó, 80% nạn nhân là trẻ em nữ, các trẻ từ 13 16 tuổi chiếm nhiều nhất trong tổng số này. Theo thống kê của Bộ công an, riêng năm 2016 cơ quan công an đã phát hiện 1.641 vụ gồm 1.807 đối tượng, xâm hại 1.627 em. Trong đó xâm hại tình dục trẻ em là 1.248 vụ, chiếm 76,5% số vụ xâm hại trẻ em nói chung. Riêng 6 tháng đầu năm 2017, cơ quan công an phát hiện 696 vụ với 716 đối tượng, xâm hại 710 em. So với cùng kỳ năm 2016 tăng 43 vụ (7%), 56 đối tượng (8 vụ) và 22 nạn nhân (3%). Năm 2018 toàn quốc phát hiện 1269 vụ xâm hại tình dục 1141 trẻ em. Đáng chú ý, trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân trong gia đình (bố đẻ, bố dượng, anh, em họ...) là 21,3%, bởi thầy giáo, nhân viên nhà trường là 6,2%, bởi người quen, hàng xóm là 59,9%, người lạ là 12,6%. Nhiều nạn nhân là trẻ em dưới 10 tuổi, còn quá non nớt, không có khả năng tự vệ, dễ dàng bị đối tượng lợi dụng dụ dỗ, cưỡng bức xâm hại. Tháng 4 năm 2019, dư luận cả nước chấn động trước vụ việc một thầy giáo ở tỉnh Lào Cai xâm hại tình dục học sinh lớp 8 nhiều lần dẫn đến mang thai. Trước báo động về nạn xâm hại tình dục ở trẻ em, hầu hết các trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai đều đã lồng ghép chủ đề phòng, chống xâm hại tình dục trong các bài học, hoạt động ngoại khóa, các buổi học về kỹ năng sống. Tại các trường học trên địa bàn huyện Sa Pa, thông qua các tiết chào cờ, học ngoại khóa, kỹ năng sống, nhà trường đều chú trọng lồng ghép chủ đề về trang bị kiến thức về sức khỏe giới tính, phòng chống xâm hại tình 2 dục... cho học sinh. Đặc biệt, nhà trường còn tổ chức các buổi tọa đàm, mời các chuyên gia tâm lý, Trung tâm Dân số kế hoạch hóa giá đình về nói chuyện, trả lời những thắc mắc của các em về vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải trường nào cũng chủ động triển khai vấn đề này một cách bài bản, khoa học và hiệu quả. Với văn hóa phương Đông truyền thống, đối với nhiều người, thậm chí cả giáo viên và phụ huynh còn xem công tác giáo dục giới tính, phòng, chống xâm hại tình dục là vấn đề “nhạy cảm”. Khi đề cập đến vấn đề giáo dục giới tính, trong đó có phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh, nhất là bậc tiểu học, không ít phụ huynh vẫn còn lảng tránh. Hiện nay trường phổ thông dân tộc bán trú THCS ở các huyện vùng cao nói chung và huyện Sa Pa nói riêng là mô hình được đánh giá là phù hợp, góp phần nâng cao tỷ lệ chuyên cần hàng ngày và nâng cao chất lượng học sinh. Bên cạnh đó việc huy động các em về ở tại trường từ đầu tuần tới cuối tuần cũng đặt ra thực trạng học sinh dễ trở thành đối tượng bị xâm hại tình dục. Việc tìm ra các biện pháp để phát huy những kết quả tích cực đã đạt được, khắc phục hạn chế trong quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa là rất cần thiết, nhằm góp phần giúp các em có thêm kiến thức và kỹ năng tự phòng vệ để bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại tình dục. Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn đề tài: “Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này, góp phần giúp các em tự biết bảo vệ bản thân trước nguy cơ và thoát hiểm khi bị xâm hại tình dục. 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THCS. 4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. 4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. 5. Giả thuyết khoa học Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường học trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai trong những năm gần đây đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên kết quả chưa được như mong muốn, điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về yếu tố quản lý. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường phổ thông dân tộc bán trú, phù hợp đặc điểm học sinh người dân tộc thiểu số các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh, góp phần phòng tránh và giảm thiểu việc học sinh bị xâm hại tình dục. 6. Giới hạn nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh của Hiệu trưởng các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa theo cách tiếp cận nội dung: quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục, kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS. Đề tài được triển khai nghiên cứu tại 06 trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, bao gồm các trường PTDTBT THCS: Bản Phùng, Sa Pả, Thanh Kim, Suối Thầu, Trung Chải, Bản Hồ. 4 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết để nghiên cứu các văn bản, tài liệu, công trình khoa học có liên quan đến đề tài, từ đó xây dựng cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường PTDTBT THCS. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra: Sử dụng hệ thống câu hỏi để khảo sát trên CBQL, GV và HS các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh. 7.2.2. Phương pháp đàm thoại:Trò chuyện với một số CBQL, GV và học sinh với nội dung xoay quanh vấn đề giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh. 7.2.3. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia, những nhà giáo dục trực tiếp làm công tác giáo dục học sinh về các biện pháp quản lý hoạt động GDKNPCXHTD cho HS. 7.3. Phương pháp sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu Sử dụng công thức tính tỷ lệ, tần suất để xử lý các dữ kiện thu được phục vụ cho việc phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở. Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Quản lý giáo dục kỹ năng sống nói chung và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Các công trình đó không phản ảnh mặt trái xã hội mà gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh lỗ hổng công tác giáo dục. Có thể kể đến một số nghiên cứu sau đây về giáo dục kỹ năng sống và phòng chống xâm hại tình dục như sau: Tầm quan trọng của kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống được khẳng định và nhấn mạnh trong Kế hoạch hành động DaKar về giáo dục cho mọi người (Senegan 2000). Theo đó, mỗi quốc gia cần đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp. Khi đề cập đến đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã có một số chương trình hành động, tài liệu, công trình nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích mà có thể kể đến các công trình như sau: + Tại diễn đàn giáo dục thế giới Dakar trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện chiến lược và chương trình giáo dục với UNESCO tại Hà Nội; + Trong việc thực hiện Công ước Quyền trẻ em; + Trong Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển và giáo dục cho mọi người. + Trong Tuyên bố về cam kết của Tiểu ban đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về HIVAIDS (Nguồn: Unicef life skills). Từ những năm 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ “Kỹ năng sống” đã xuất hiện trong một số chương trình giáo dục của UNICEF, trước tiên là chương trình “giáo dục những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ. Những nghiên cứu về kỹ năng sống trong giai đoạn này mong muốn thống nhất được một quan niệm chung về kỹ năng sống cũng như đưa ra được một bảng danh mục các kỹ năng sống cơ bản mà thế hệ trẻ cần có. Phần lớn các công trình nghiên cứu về kỹ năng sống ở 6 giai đoạn này quan niệm về kỹ năng sống theo nghĩa hẹp, đồng nhất nó với các kỹ năng xã hội. Nghiên cứu xâm hại tình dục dưới góc độ sinh học Quan tâm đến tác động của những cơ quan trong cơ thể là hướng nghiên cứu chính của các học giả nghiên cứu về xâm hại tình dục dưới góc độ sinh học. Đó là việc giải thích về hành vi tình dục như lượng hooc môn hay quá trình hình thành các nhiễm sắc thể trong cơ thể; bên cạnh đó là các kích thích tố nam thúc đẩy bản năng tình dục, khoái cảm tình dục và điều khiển tình dục, nhận thức, tình cảm và tính cách của nam giới. Khi nam giới đến tuổi dậy thì, lượng kích thích tố sinh dục nam tăng lên và động cơ tình dục sẽ tăng mạnh trong giai đoạn này. Để giải thích mang tính thuyết phục, các nhà khoa học Đức đã mổ xẻ não những người mắc chứng ấu dâm nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu ở bộ phận y học tình dục của Trung tâm Y khoa Trường Đại học SchleswigHolstein (UKSH) tại thành phố Kiel (Kiel là thủ phủ bang SchleswigHolstein của Đức) đã công bố những phát hiện mới nhất về bộ não của những người mắc chứng ấu dâm với kỹ thuật cộng hưởng từ (MRT). Thế nhưng, những công trình nghiên cứu các chức năng của não bộ còn quá ít. Y học xếp ấu dâm là một chứng rối loạn về tình dục đối với trẻ vị thành niên. Theo hệ thống xếp hạng mới của khoa bệnh học tâm thần Mỹ, chỉ những người có ham muốn tình dục lâu dài và liên tục đối với trẻ em mới được coi là người mắc bệnh ấu dâm. Trái lại, theo bác sĩ Ponseti, nếu có ham muốn tình dục lệch lạc đó nhưng không thực hiện hành vi ấu dâm thì gọi là thiên hướng tình dục. “Kỹ thuật MRT cho phép chúng ta biết ai mắc chứng ấu dâm nhưng thật không may, nó không thể giải thích tại sao con người mắc bệnh đó” 21. Quan điểm của thuyết hành vi về xâm hại tình dục Theo lý thuyết hành vi thì hành vi tình dục lệch chuẩn là kết quả của một quá trình học hỏi. Còn lý thuyết tình cảm gắn bó thì cho rằng, con người thường hình thành các mối quan hệ tình cảm chặt chẽ với người khác. Nếu bố mẹ quan tâm đầy đủ, giảng giải, hướng dẫn con trong giai đoạn dậy thì, con trai sẽ có nhận thức tốt để kiểm soát hành vi tình dục và tính cách của mình. Nam giới có quan hệ tình dục với 7 trẻ em thường có kỹ năng sống kém và không có sự tự tin cần thiết để xây dựng các mối quan hệ thân thiết với bạn bè đồng trang lứa. Vì vậy, những người này có thể tìm kiếm cảm giác tình dục với những người nhỏ tuổi 21. Lý thuyết nhận thức và hành vi về xâm hại tình dục Lý thuyết này nghiên cứu suy nghĩ của người xâm hại tình dục trẻ em có tác động như thế nào đến hành vi của họ. Theo đó, khi một người có hành vi lệch chuẩn về tình dục, họ cố gắng xua đi cảm giác tội lỗi và xấu hổ bằng việc suy nghĩ lệch lạc hoặc méo mó về hành vi. Và thông thường, những người này sẽ chối bỏ hoàn toàn việc họ đã có hành vi đó, cho rằng người bị hại tự xây dựng nên câu chuyện hoặc đơn giản nói rằng họ không nhớ chuyện gì đã xảy ra hoặc chối bỏ phần nào trách nhiệm bằng việc cho rằng nạn nhân cố tình hoặc gợi ý có hành vi tình dục với họ, hoặc chống cự không theo cách là họ không đồng ý… bên cạnh đó, họ có xu hướng hiểu sai về lời nói hoặc hành động của trẻ em theo nhiều cách khác nhau. Họ coi đó là những hành động tình cảm tự nhiên có sẵn, chính trẻ em khuấy động, chính trẻ em tò mò về tình dục, muốn biết về tình dục và họ giảng dạy cho chúng bằng chính những trải nghiệm thực tế 21. Mô hình lý thuyết về xâm hại tình dục của David Finkelhor Nội dung mô hình này cho rằng 4 yếu tố: cảm xúc, khoái cảm tình dục, sự cản trở và việc mất đi phản xạ có điều kiện. Yếu tố cảm xúc ở đây là mối liên hệ giữa nhu cầu tình cảm của người xâm hại tình dục trẻ em với tính cách của đứa trẻ. Ví dụ, một người xem mình giống như một đứa trẻ hoặc có nhu cầu tình cảm như đứa trẻ nên anh ta muốn xây dựng mối quan hệ với một đứa trẻ. Và nếu anh ta không có đầy đủ các kỹ năng sống để phát triển các mối quan hệ bình thường, anh ta có thể cảm thấy thoải mái hơn nếu anh ta có mối quan hệ với trẻ em do có cảm giác về quyền lực và kiểm soát. Yếu tố khoái cảm tình dục đánh giá nguyên nhân tại sao trẻ em lại gợi khoái cảm tình dục ở một người lớn (trích lại từ Tony Ward và Richard J.Seigert, 2002). Để giải thích hiện tượng này, ông đã sử dụng thuyết học hỏi xã hội. Theo đó, người có hành vi xâm hại tình dục trẻ em đã từng bị lạm dụng khi còn là một đứa trẻ và khi lớn lên người đó lại tìm đến trẻ em để lạm dụng. Yếu tố cản trở ở đây muốn nói đến khả năng của người xâm hại tình dục trẻ em cảm thấy nhu cầu tình cảm và tình dục 8 không được thỏa mãn trong mối quan hệ với người lớn. Ông sử dụng lý thuyết phân tích tâm lý và lý thuyết tình cảm gắn bó để giải thích về yếu tố này. Lý thuyết phân tích tâm lý mô tả những kẻ gạ gẫm trẻ em là những người bất hòa sâu sắc với mẹ khiến họ không thể hiểu và gắn bó được với phụ nữ. Trong mối quan hệ với những người lớn, những người này không có đầy đủ các kỹ năng xã hội và sự tự tin cần thiết để xây dựng các mối quan hệ. Finkelhor chia sự cản trở thành 2 loại là sự cản trở về mặt phát triển và sự cản trở về mặt hoàn cảnh. Sự cản trở về mặt phát triển là việc một cá nhân bị cản trở về mặt tâm lý khi bước vào giai đoạn phát triển tình dục. Sự cản trở về hoàn cảnh muốn nói đến việc một cá nhân có những nhu cầu tình dục trưởng thành bị cản trở thể hiện tình dục bình thường do những mất mát trong một mối quan hệ, hoặc do một sự kiện nào đó xảy ra khiến họ bị khủng hoảng về tinh thần. Yếu tố cuối cùng của mô hình là mất đi phản xạ có điều kiện, ở đây có nghĩa là có những yếu tố thúc đẩy người xâm hại tình dục trẻ em vượt qua những suy nghĩ thông thường của mình và tự cho phép mình có hành vi gạ gẫm xâm hại tình dục trẻ em. Như vậy, với sự kết hợp của 4 yếu tố trong mô hình này có thể thấy người ta có thể có những suy nghĩ ủng hộ sự lạm dụng tình dục, và như vậy nó làm tăng nguy cơ gây ra hành vi xâm hại tình dục trẻ em bởi vì hệ thống niềm tin của họ đã vượt qua được những chế ngự về tình cảm và đạo đức (trích lại từ Tony Ward và Richard J. Seigert, 2002) (dẫn theo 21). Tác giả Grandy Ron’’O, chuyên gia của tổ chức ECPAT một tổ chức hoạt động vì mục tiêu chống nạn lạm dụng tình dục ở trẻ em vào những năm 1990 tại Thái Lan, đã viết trong cuốn sách “Lạm dụng tình dục ở Trẻ em nỗi phẫn uất của cộng đồng The rape of innocent”: có một cái gì đó rất nghiêm trọng đang xảy ra trong xã hội châu Á. Và điều nghiêm trọng ấy chính là nạn lạm dụng tình dục trẻ em. Cuốn sách của Grandy Ron”O là bức tranh miêu tả sắc nét thực tế đáng sợ mà tất cả chúng ta buộc phải thừa nhận, hàng nghìn trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái trên khắp châu Á đang trở thành nạn nhân của vấn nạn lạm dụng tình dục. Hầu hết các câu chuyện mà Grandy Ron’’O phơi bày trong cuốn sách của mình đều là những câu chuyện chân thật về những đứa bé nghèo, bị lừa, bị bán vào các ổ mại dâm. Từ Mianma cho tới Thái Lan, từ Ấn Độ sang đến Pakistan, Bangladesh, từ Philipin cho đến Trung Quốc, Hồng Kông, Ma cao… trong bất kỳ một nhà chứa nào, chúng ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh của những đứa trẻ đang bị 9 ép phải bán thân, phải trở thành gái mại dâm trong những “sex tour”, phải trở thành đồ chơi trong những cuộc vui xác thịt của người lớn… Cái kết chung cho những đứa trẻ bị lạm dụng tình dục nếu không phải là HIVAIDS thì cũng là sự tàn phế suốt đời về tâm lý, tinh thần. Trẻ em bị lạm dụng tình dục hầu như không có cơ hội để trở về với cuộc sống bình thường như bao trẻ em khác. Thông qua cuốn sách, Grandy Ron’’O còn gửi tới chúng ta một thông điệp đáng trân trọng: hãy cứu lấy những đứa trẻ này vì trẻ em là tất cả của chúng ta (dẫn theo 16). Năm 2002, nhóm tác giả người Mỹ: Ellen J.Hahn, Urelody Power Noland, MaryKay Rayens, Dawn Myers Christie đã công bố kết quả nghiên cứu của mình về kỹ năng sống và chỉ ra hiệu quả của giáo dục và độ tin cậy của việc thực hiện những chương trình giáo dục kỹ năng sống. Tuy nhiên, chương trình mới chỉ dừng lại ở góc độ giáo dục và đánh giá chương trình giáo dục kỹ năng sống chứ chưa có đánh giá về mức độ của từng kỹ năng cụ thể (dẫn theo 16). Một nhà trị liệu tâm lý trẻ em nổi tiếng của Mỹ là Natasha Daniels đã đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh về việc dạy con các kỹ năng cần thiết để tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục trước khi quá muộn (dẫn theo 9). Xâm hại tình dục trẻ em là vấn đề toàn cầu. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới, nhất là tổ chức Unicef và Liên hiệp quốc đã rất quan tâm đến vấn đề này. Ông Cornelius Williams, Trưởng Ban Bảo vệ Trẻ em của UNICEF cho biết “Tổn hại đối với trẻ em trên toàn thế giới thực sự rất đáng lo ngại. Trẻ nhỏ bị tát vào mặt; trẻ em gái và trẻ em trai bị ép tham gia các hành vi tình dục; trẻ vị thành niên bị giết hại tại chính cộng đồng của các em bạo lực đối với trẻ em không chừa một ai và không có ranh giới” 35. “Một gương mặt quen thuộc: Bạo lực trong cuộc sống của trẻ em và trẻ vị thành niên” sử dụng những dữ liệu mới nhất để cho thấy trẻ em đang bị bạo lực trong tất cả các giai đoạn ấu thơ và trong mọi hoàn cảnh nói chung và bạo lực tình dục đối với trẻ em gái và trẻ em trai nói riêng là: Trên toàn thế giới, khoảng 15 triệu trẻ em gái vị thành niên độ tuổi 1519 từng bị ép quan hệ tình dục hoặc bị ép tham gia hành vi tình dục. Chỉ 1% trẻ em gái vị thành niên từng bị bạo lực tình dục nói rằng các em đã tìm đến các dịch vụ chuyên nghiệp để được giúp đỡ. 10 Tại 28 quốc gia có dữ liệu, trung bình 90% trẻ em gái vị thành niên từng bị ép quan hệ tình dục nói rằng thủ phạm của vụ xâm hại đầu tiên là người quen của các em. Dữ liệu từ 6 quốc gia cho thấy thủ phạm của bạo lực tình dục với trẻ em trai vị thành niên thường là bạn bè, bạn cùng lớp và bạn tình. Như vậy, qua tiến trình thời gian nghiên cứu về trẻ bị xâm hại trên thế giới, có thể thấy, nhìn chung, vấn đề phòng chống xâm hại tình dục trẻ đều rất được quan tâm và được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, đưa ra những hướng giải quyết khác nhau nhằm hướng đến giải pháp cần quan tâm đó là phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em. 1.1.2. Ở Việt Nam Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của trẻ em là một trong số các kỹ năng sống. Ở Việt Nam, các đề tài và các nghiên cứu về xâm hại tình dục, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em chưa nhiều và chưa sâu, thường dừng lại ở các chuyên đề hoặc các tài liệu. Ngày 28 tháng 02 năm 2014 Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 042014TTBGDĐT ban hành Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, theo đó hoạt động giáo dục kỹ năng sống được hiểu là “hoạt động giáo dục gúp cho người học hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội”. Ngày 28 tháng 01 năm 2015, Bộ GDĐT đã ban hành văn bản số 463BGDĐTGDTX về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục KNS tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, theo đó nội dung giáo dục kỹ năng sống là “Giáo dục cho người học những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp người học thành công, đảm bảo vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công nghiệp hoá đất nước. Nội dung giáo dục KNS phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần” Theo tài liệu trên trang web của Hệ thống trường tiểu học THCS Gateway (Hà Nội), có nêu các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh, cụ thể: 11 Dạy trẻ ranh giới tiếp xúc cơ thể nguy hiểm: Dạy trẻ em đâu là ranh giới tiếp xúc cơ thể. Không cho ai chạm vào vùng kín của mình cũng như không chạm vào vùng kín của bất cứ ai. Cần phải ghi nhớ cả 2 trường hợp này vì nhiều bậc phụ huynh bỏ quên trường hợp thứ 2 và không ngờ rằng đây mới là điều kẻ lạm dụng xúi giục con làm đầu tiên. Khuyến khích trẻ kể về hoạt động hàng ngày của chúng: Sẽ là quá khó với trẻ để nhận ra đâu là tình huống nguy hiểm và cần phải tránh xa. Thay vào đó, hãy thường xuyên tâm sự với trẻ về những hoạt dộng hàng ngày của con. Tạo thói quen giúp trẻ có thể thoải mái chia sẻ bất kỳ chủ đề nào với bố mẹ. Nếu nhận thấy hành vi không được chấp nhận hoặc hành vi đáng ngờ qua lời kể của trẻ, bạn có trách nhiệm phải xử lý các hành vi đó. Dạy trẻ về các bộ phận cơ thể: Nhiều bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng do quá non nớt. Cha mẹ cần phải sớm dạy cho trẻ về các bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả vùng kín của con. Việc này nên được thực hiện từ sớm, khi trẻ khoảng 3 tuổi cho tới khi lớn. Với mỗi độ tuổi, cả cha mẹ và nhà trường cần có cách thức cũng như mức độ dạy sao cho phù hợp. Ví dụ như những trẻ còn nhỏ, không cần phải giải thích kỹ mà chỉ dạy trẻ nhớ kỹ tên các bộ phận cơ thể, với những trẻ lớn hơn bắt đầu dạy trẻ nhiều hơn về các bộ phận trên cơ thể, nơi nào nhạy cảm không ai được nhìn hay sờ vào,… Kỹ năng xử lý khi gặp phải tình huống nguy hiểm: Trẻ em thường ngại khi từ chối người khác, đặc biệt là bạn hơn tuổi hoặc người lớn vì sợ hay e ngại bị ghét, bị cô lập và dễ hoảng sợ khi bị dọa nạt…Cần phải dạy trẻ những kỹ năng từ chối người khác, kỹ năng thoát khỏi các tình huống nguy hiểm. Ở nhà, cha mẹ có thể dạy con bằng cách đưa ra các tình huống và hỏi con sẽ xử lý thế nào nếu gặp phải, hướng dẫn con cách xử lý tốt nhất. Ở trường học hiện nay cũng đã tổ chức các buổi chia sẻ, tọa đàm về vấn đề này để trẻ có thể đặt câu hỏi cho các chuyên gia và được hướng dẫn cách thoát khỏi tình huống nguy hiểm. Dạy trẻ cách nói chuyện với bố mẹ, người thân khi bị xâm hại: Trẻ em biết rõ thủ phạm xâm hại mình là ai. Nhưng vì nhiều lý do, trẻ thường giữ im lặng về việc bị xâm hại. Nói với trẻ rằng con sẽ không gặp phải bất kỳ rắc rối gì nói chuyện với bạn, 12 và hãy làm theo lời hứa này, tránh trừng phạt vì những điều con lên tiếng. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết. Một điều rất hiệu quả trong việc để con thông báo tình huống của mình chính là tạo ra ám hiệu riêng giữa mình và trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ em cảm thấy an tâm hơn khi đối tượng là những người thân thuộc và thường xuất hiện ở nhà của trẻ. Ngoài việc để trẻ nói ra khi bị xâm hại, cha mẹ nên chú ý đến biểu hiện của trẻ, ví dụ như đột nhiên hoảng sợ khi ai đó chạm vào người, không thích tiếp xúc hay tránh xa những người mà trước đây bé rất quý mến,…chú ý đến hành vi sẽ giúp bố mẹ và nhà trường nhanh chóng phát hiện ra tình huống mà trẻ gặp phải. Nói cho trẻ biết nguy hiểm có thể đến từ những người quen biết: Nói với trẻ rằng nguy hiểm có thể đến từ bất kỳ đâu: Hàng xóm, người thân, trường học,… Những người bé yêu quý và tin tưởng. Người Việt thường có thói quen cấu, véo hay sờ những vùng nhạy cảm của trẻ và cho đó chỉ là một hành động bình thường, thế hiện tình yêu thương. Tuy nhiên, đó là một dạng xâm hại trẻ em và có thể khiến trẻ tưởng lầm đó là cách thể hiện tình yêu thương và không nhận ra sự nguy hiểm. Cha mẹ cần kiểm soát ngay những hàng động đó và dặn con thông báo nếu có bất kỳ ai thực hiện động chạm như vậy. Với một loạt các bài báo, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và giáo trình, tài liệu tham khảo 4, 5, tác giả Nguyễn Thanh Bình đã góp phần đáng kể vào việc tạo ra những hướng nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em đã được nhiều tác giả tiến hành, chẳng hạn như Lương Thị Hằng (2010) (“Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên”); Lê Anh Tuấn (2011) (“Biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống cho trẻ ở trường trung học phổ thông huyện Thạch Thất, Hà Nội”); Lê Thị Thanh Xuân (2014) (“Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường THCS thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh”); Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội (Hoàng Thúy Nga, 2016)… Trong các công trình này, các tác giả đã làm rõ các khái 13 niệm, các cách tiếp cận về giá trị sống, kỹ năng sống, biện pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho trẻ em, học sinh. Đề tài “Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học” của tác giả Nguyễn Thanh Dũng đã nêu lên những giải pháp để có thể nâng cao kỹ năng sống cho học tiểu học. Bài viết đã nêu lên thực trạng thực tế tại trường tiểu học Lê Hồng Phong, Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai về vấn đề này. Từ thực trạng nghiên cứu, tác giả đã nêu ra những biện pháp để nâng cao kỹ năng sống cho trẻ thông qua những việc cần làm của giáo viên và phụ huynh học sinh. Đề tài này mới chỉ đề cập đến một số kỹ năng sống cơ bản như kỹ năng tự lập, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp,… chưa đề cập đến các kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng phòng chống xâm hại 10. Nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên (2012), trong cuốn sách “Phương pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ trung học phổ thông”, các tác giả đã tập trung nghiên cứu, luận giải vấn đề lồng ghép giữa giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống, trong đó giáo dục giá trị sống được coi là nền tảng, còn kỹ năng sống là công cụ và phương tiện để tiếp nhận và thể hiện. Nghiên cứu của các tác giả đã giúp cho giáo viên trung học phổ thông định hướng tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường, theo đó, giáo viên có thể tổ chức các giờ dạy hay hoạt động giáo dục kỹ năng sống một cách riêng biệt hoặc lồng ghép việc giáo dục kỹ nang sống vào trong dạy học các môn học mà giáo viên đó đang đảm nhận 15. Cũng trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu đê xuất biện pháp đổi mới, đa dạng hóa phương pháp giáo dục và phát triển kỹ năng sống đáp ứng nhu cầu, hứng thú và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh. Trẻ em bị xâm hại tình dục, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em… không phải là một vấn đề mới, đã được mổ xẻ, được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như dưới góc độ tâm lý học, triết học, xã hội học, hành chính học hoặc luật học,… và có thể được đề cập trong các giáo trình, tài liệu, bản tin, bài báo hay các luận văn, luận án… tuy nhiên, ở góc độ này hay góc độ khác vấn đề trên còn nhiều tranh cãi, nhiều cách hiểu hay nhiều bình luận khác nhau, mỗi nhà nghiên cứu có thể dựa vào đặc điểm tâm lý, độ tuổi hay dựa vào mối quan hệ của trẻ em để xem xét, đây chính là cơ sở để luận văn có thể tìm hiểu và phân tích các khái niệm được chặt chẽ hơn, từ đó phát triển và bổ sung thêm theo hướng nghiên cứu và hoàn thiện dưới góc độ quản lý giáo dục. 14 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã tiến hành khảo sát trẻ em bị xâm hại tình dục tại 13 tình của Đồng bằng sông cửu long từ năm 2009 đến 2010 kết quả cho thấy, trẻ em dưới 06 tuổi chiếm 13,5% tổng số trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em từ 6 đến dưới 13 tuổi chiếm 37,2% 3. Trong khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội, tác giả Đặng Thị Thùy Linh (2017) cho thấy rằng đa số GV trong trường đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tiểu học, tuy nhiên vẫn có 7.5% GV tham gia khảo sát cho rằng việc giáo dục là không quan trọng cho thấy rằng có một số người vẫn mang tâm lý chủ quan và chưa coi trọng việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em với việc dành ít thời gian để giáo dục các em kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục. Bên cạnh đó phân tích thực trạng thực hiện nội dung giáo dục và thấy rằng các nội dung trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em chưa được cụ thể và thống nhất với nhau có thể dẫn đến việc giáo dục thừa hoặc thiếu khiến cho việc giáo dục kỹ năng không đạt được hiệu quả. Kế đến là nhà trường đã sử dụng rất nhiều các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em và cần phải vận dụng linh hoạt hơn nữa các biện pháp tạo cơ hội cho trẻ dễ dàng tiếp nhận nội dung kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục hơn 16. Trong luận văn Thạc sĩ của mình, tác giả Nguyễn Tuấn Thiện (2015) đã nghiên cứu về tính hình loại tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội để có những đề xuất kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về nhóm tội phạm xâm hại tình dục trẻ em 26. Với đề tài: “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục ở nước ta thời kỳ 2000 2010”, các chuyên gia của Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đưa ra những nhận định, đánh giá và quan điểm của mình về cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn trong nước để từ đó xây dựng một chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục thời kỳ 2000 2010. Đề tài luận văn “Phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Lưu Hải Yến đã đi sâu phân tích tình hình tội phạm của 15 nhóm tội xâm phạm tình dục (bao gồm 7 tội: tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm trẻ em, tội giao cấu với trẻ em, tội dâm ô với trẻ em, tội mua dâm người chưa thành niên) trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 7 năm (2001 2007), đưa ra một số nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm phù hợp với đặc điểm cụ thể và yêu cầu phòng ngừa tình hình tội phạm của các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới 33. “Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và giải pháp khắc phục” (2005), một nghiên cứu của tác giả Dương Tuyết Miên, giảng viên khoa Luật Hình sự, trường Đại học Luật Hà Nội được đăng tải trên Đặc san về Bình đẳng giới, tạp chí Luật học. Trong bài viết, tác giả đã đi sâu vào phân tích những tổn hại về mặt tinh thần mà nạn nhân của tội hiếp dâm gặp phải. Ngoài sự đau đớn về mặt thể xác, nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh tình dục, HIV AIDS, có thai ngoài ý muốn,… nạn nhân của tội hiếp dâm còn bị chấn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần mà shock chỉ là một trong số ít các biểu hiện. Tác giả cũng trích dẫn kết quả nghiên cứu của Patricia A.Resick, sau khi bị hiếp dâm có 96% nạn nhân rơi vào trạng thái hoảng sợ, lo lắng và hay giật mình; 92% rơi vào trạng thái sợ hãi, có những rối loạn tâm lý, có vấn đề trong điều chỉnh hành vi về mặt xã hội. Theo tác giả thì ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào về trạng thái tâm lý của nạn nhân tội hiếp dâm được tiến hành. Tuy nhiên những hậu quả là không thể phủ nhận; đặc biệt với những bé gái bị chính người thân trong gia đình xâm hại 17. Sách “Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con Cha mẹ cần biết trước khi quá muộn” chủ yếu được biên soạn bởi tác giả Phạm Thị Thúy. Sách cung cấp những hiểu biết cơ bản về vấn đề XHTD trẻ em, cách dạy trẻ phòng chống XHTD, những việc cần làm khi thấy trẻ có dấu hiệu bị XHTD, tâm sự của những người từng bị XHTD. Ngoài ra còn có phần dành cho trẻ em với tựa “Những bảo bối của Hiệp sĩ TANI Trẻ em bảo vệ trẻ em” do Trần Lê Thảo Nhi và Đào Trung Uyên là những học sinh tiểu học cùng với cố vấn là Phạm Thị Thúy cùng tham gia thực hiện cuốn sách này. Nội dung chính của cuốn sách giới thiệu những kỹ năng phòng tránh XHTD dành cho bé với những câu thơ dễ thuộc, dễ nhớ; nhiều câu chuyện thoát hiểm thiết thực và tranh minh họa sinh động 28. 16 Bài viết “Về vấn đề giáo dục giới tính trong gia đình” của Nguyễn Thị Tố Uyên cho rằng trong sự phát triển tình dục, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng, làm sao để giáo dục giới tính trong gia đình trở thành một việc làm bình thường, tự nhiên như các nội dung giáo dục khác và thật sự đạt hiệu quả trong khi giáo dục giới tính có sự truyền đạt thông tin hai chiều thường xuyên giữa bố mẹ và con cái 30. Tác giả Lò Mai Hạnh (2018) với luận văn thạc sĩ “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” đã chỉ ra thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục này 11. Như vậy, nhìn chung, tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về xâm hại tình dục trẻ em, những biện pháp phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em,… Các công trình nghiên cứu trên đã có những tác động nhất định đối với việc hỗ trợ phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ, nhưng vẫn còn thiếu những nghiên cứu sâu, hoặc có nghiên cứu chỉ ra hay đánh giá về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS. Thực tế đòi hỏi cần phải nghiên cứu một cách tổng quát về vấn đề này để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS. Vì vậy, có thể nói, nghiên cứu về Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Đây chính là lý do mà đề tài của chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu: “Quản l

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM MẠNH THẮNG

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH

Ở CÁC TRƯỜNG PHỒ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ

TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trìnhi nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trìnhi nào khác

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2022

Tác giả luận văn

Phạm Văn Lợi

LỜI CẢM ƠN

Với tìnhi cảm chân thànhi, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kínhi trọng tới Lãnhiđạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp nhiững kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trìnhi học tập và nghiên cứu tại nhià trường

Đặc biệt, với tấm lòng thànhi kínhi, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhiất đến

PGS.TS Phí Thị Hiếu, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tìnhi giúp đỡ

em trong suốt quá trìnhi học tập, nghiên cứu và hoàn thànhi luận văn

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn Lãnhi đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnhi LàoCai, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Pa, tỉnhi Lào Cai, Ban giám hiệu và cácthầy cô giáo ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Sa Pa, tỉnhi Lào Caicùng bạn bè, người thân đã tạo điều kiện cả về thời gian, vật chất, tinhi thần cho tácgiả trong suốt quá trìnhi học tập, nghiên cứu và hoàn thànhi luận văn

Trong quá trìnhi học tập, nghiên cứu và hoàn thànhi luận văn, mặc dù bản thân

em đã luôn cố gắng nhiưng chắc chắn không tránhi khỏi nhiững khiếm khuyết.Kínhimong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp

Em xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2022

Tác giả luận văn

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii

DANHi MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANHi MỤC CÁC BẢNG v MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Nhiiệm vụ nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Giới hạn nghiên cứu 3

8 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ 5 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Trên thế giới 5

1.1.2 Ở Việt Nam 10

1.2 Một số khái niệm công cụ của đề tài 16

1.2.1 Quản lý 16

1.2.2 Xâm hại, xâm hại tìnhi dục, phòng chống xâm hại tìnhi dục 17

1.2.3 Kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục 19

1.2.4 Học sinhi Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 20

1.2.5 Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 20

1.2.6 Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi Phổ

Trang 5

1.3 Một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho

học sinhi trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 21

1.3.1 Đặc điểm của học sinhi các trường Phổ thông dân tộc bán trú trụng học cơ

sở 21

1.3.2 Mục đích, ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dụccho học sinhi các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 23 1.3.3.Nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi

trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 24 1.3.4 Phương pháp và hìnhi thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 25

1.4 Một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi

dục cho học sinhi ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 28

1.4.1 Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở với công tác

quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi 28

1.4.2 Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học

sinhi ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 29

1.5 Các yếu tố ảnhi hưởng đến kết quả quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm

hại tìnhi dục cho học sinhi ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung

học cơ sở 36

1.5.1 Yếu tố khách quan 36

1.5.2 Yếu tố chủ quan 40

Kết luận chương 1 43

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG

CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG

PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN

SA PA, TỈNH LÀO CAI 44

2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 44

2.1.1 Vài nét về khách thể khảo sát 44

2.1.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 45

2.2 Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi các

trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh

Trang 6

Lào Cai 47

2.2.1 Thực trạng nhiận thức về xâm hại tìnhi dục và kỹ năng phòng chống xâm hại

tìnhi dục của học sinhi các trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học

cơ sở huyện Sa Pa, tỉnhi Lào Cai 47

2.2.2 Thực trạng nhiận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường Phổ thông dân

tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnhi Lào Cai về tầm quan trọng củagiáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi 50

2.2.3 Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi các

trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnhi

Lào Cai 51

2.3 Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học

sinhi các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa

Pa, tỉnhi Lào Cai 59

2.3.1 Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục

cho học sinhi các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 59

2.3.2 Thực trạng quản lý nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục

cho học sinhi các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Sa Pa, tỉnhi

Lào Cai 61

2.3.3 Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi

dục cho học sinhi các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 63 2.3.4 Thực trạng quản lý hìnhi thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục

cho học sinhi các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

huyện Sa Pa 65

2.3.5 Thực trạng kiểm tra đánhi giá kết quả giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tìnhi dục cho học sinhi các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học

cơ sở huyện Sa Pa, tỉnhi Lào Cai 67

2.4 Các yếu tố ảnhi hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi

dục cho học sinhi các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ

sở huyện Sa Pa, tỉnhi Lào Cai 69

2.5 Đánhi giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

Trang 7

huyện Sa Pa, tỉnhi Lào Cai 71

2.5.1 Về ưu điểm 71

2.5.2 Hạn chế 71

2.5.3 Nguyên nhiân của thực trạng 72

Kết luận chương 2 73

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI 74 3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 74

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tínhi mục đích 74

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tínhi thực tiễn 74

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tínhi khả thi 75

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tínhi đồng bộ, toàn diện 75 3.2 Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi ở các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Sa Pa, tỉnhi Lào Cai 75

3.2.1 Nâng cao nhiận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 75

3.2.2 Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở dựa trên các văn bản pháp lý, phù hợp với chương trìnhi giáo dục phổ thông; đặc điểm môi trường bán trú và học sinhi người dân tộc thiểu số 77 3.2.3 Bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục trẻ em 80

3.2.4 Chỉ đạo phát huy thế mạnhi của các môn học chiếm ưu thế và hoạt động ngoại khóa trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 82

3.2.5 Xây dựng môi trường bán trú an toàn, lànhi mạnhi, phòng chống xâm hại tìnhi dục học sinhi 85

Trang 8

3.2.6 Phối hợp giữa nhià trường và gia đìnhi trong việc giáo dục kỹ năng phòng

chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi phổ thông dân tộc bán trú trung học

cơ sở 87

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 88 3.4 Khảo nghiệm tínhi cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 89

3.4.1 Tínhi cần thiết của các biện pháp 90 3.4.2 Tínhi khả thi của các biện pháp đề xuất 91 Kết luận chương 3 94

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95

1 Kết luận 95

2 Khuyến nghị 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lý CSVC : Cơ sở vật chất

GV : Giáo viên

HS : Học sinhiKSN : Kỹ năng sống

PCXHTD : Phòng chống xâm hại tìnhi

dục PTDTBT : Phổng thông dân tộc bán trú THCS : Trung học cơ sở

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Quy ước xử lý thông tin thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ

năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi các trường Phổ thôngdân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnhi Lào Cai 47

Bảng 2.2 Nhiận thức về xâm hại tìnhi dục của học sinhi các trường Phổ thông dân tộc

bán trú trung học cơ sở 47

Bảng 2.3 Thực trạng kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục của học sinhi các

trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnhi

Lào Cai (tínhi theo %) 49

Bảng 2.4 Nhiận thức của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường Phổ thông dân tộc

bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnhi Lào Cai về tầm quan trọng củagiáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi 51

Bảng 2.5 Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của các nội dung

giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi các

trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 52

Bảng 2.6 Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của phương pháp giáo

dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi trường Phổthông dân tộc bán trú trung học cơ sở (theo đánhi giá của CBQL,GV) 56

Bảng 2.7 Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của nhiững hìnhi thức

giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi Phổ thôngdân tộc bán trú trung học cơ sở (theo đánhi giá của CBQL, GV) 58 Bảng 2.8 Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tìnhi dục cho học sinhi Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

huyện Sa Pa (theo đánhi giá của CBQLGD, GV) 59

Bảng 2.9 Thực trạng quản lý nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tìnhi dục cho học sinhi các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học

cơ sở 61

Bảng 2.10 Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm

Trang 11

hại tìnhi dục cho học sinhi các trường phổ thông dân tộc bán trú trung

học cơ sở huyện Sa Pa 64

Bảng 2.11 Thực trạng quản lý hìnhi thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tìnhi dục cho học sinhi các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học

cơ sở huyện Sa Pa 66 Bảng 2.12 Thực trạng kiểm tra, đánhi giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng

chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi các trường Phổ thông dân tộc

bán trú trung học cơ sở 68

Bảng 2.13 Các yếu tố ảnhi hưởng đến kết quả quản lý giáo dục kỹ năng phòng

chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi ở trường Phổ thông dân tộc bán

trú trung học cơ sở 70

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục kỹ

năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi các trường phổ

thông dân tộc bán trú THCS huyện Sa Pa 90

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục

kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi các trường phổ

thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnhi Lào Cai 92

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lứa tuổi học sinhi THCS (tuổi thiếu niên) có vị trí, ý nghĩa vô cùng quan trọngtrong sự phát triển tâm lý của trẻ em Trước tiên, lứa tuổi này có sự phát triển nhiảyvọt cả về thể chất lẫn tinhi thần, làm xuất hiện nhiững cấu tạo tâm lý mới, đánhi dấugiai đoạn chuyển tiếp của các em từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thànhi, tạo nên nộidung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tìnhi cảm, đạođức… Đồng thời, đây cũng là giai đoạn phát triển đầy khó khăn, phức tạp và chứađựng nhiiều mâu thuẫn Do đó, mọi tổn thương về thể chất và tinhi thần ở lứa tuổi này

có thể để lại dấu ấn trong suốt cuộc đời đứa trẻ

Theo số liệu từ thống kê của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, chỉ trong vòng 2năm, từ 2017 - 2019, có tới hơn 4.000 trẻ em tại Việt Nam bị xâm hại tìnhi dục Trong

đó, 80% nạn nhiân là trẻ em nữ, các trẻ từ 13 - 16 tuổi chiếm nhiiều nhiất trong tổng sốnày Theo thống kê của Bộ công an, riêng năm 2019 cơ quan công an đã phát hiện

1.641 vụ gồm 1.807 đối tượng, xâm hại 1.627 em Trong đó xâm hại tìnhi dục trẻ em

là 1.248 vụ, chiếm 76,5% số vụ xâm hại trẻ em nói chung Riêng 6 tháng đầu năm

2020, cơ quan công an phát hiện 696 vụ với 716 đối tượng, xâm hại 710 em So vớicùng kỳ năm 2019 tăng 43 vụ (7%), 56 đối tượng (8 vụ) và 22 nạn nhiân (3%) Năm

2021 toàn quốc phát hiện 1269 vụ xâm hại tìnhi dục 1141 trẻ em Đáng chú ý, trẻ em

bị xâm hại tìnhi dục bởi người thân trong gia đìnhi (bố đẻ, bố dượng, anhi, em họ ) là21,3%, bởi thầy giáo, nhiân viên nhià trường là 6,2%, bởi người quen, hàng xóm là59,9%, người lạ là 12,6% Nhiiều nạn nhiân là trẻ em dưới 10 tuổi, còn quá non nớt,không có khả năng tự vệ, dễ dàng bị đối tượng lợi dụng dụ dỗ, cưỡng bức xâm hại

Tháng 4 năm 2022, dư luận cả nước chấn động trước vụ việc một thầy giáo ởtỉnhi Lào Cai xâm hại tìnhi dục học sinhi lớp 8 nhiiều lần dẫn đến mang thai Trước báođộng về nạn xâm hại tìnhi dục ở trẻ em, hầu hết các trường trên địa bàn tỉnhi Lào Caiđều đã lồng ghép chủ đề phòng, chống xâm hại tìnhi dục trong các bài học, hoạt độngngoại khóa, các buổi học về kỹ năng sống Tại các trường học trên địa bàn huyện Sa

Trang 13

Pa, thông qua các tiết chào cờ, học ngoại khóa, kỹ năng sống, nhià trường đều chútrọng lồng ghép chủ đề về trang bị kiến thức về sức khỏe giới tínhi, phòng chống xâmhại tìnhi dục cho học sinhi Đặc biệt, nhià trường còn tổ chức các buổi tọa đàm, mờicác chuyên gia tâm lý, Trung tâm Dân số - kế hoạch hóa giá đìnhi về nói chuyện, trảlời nhiững thắc mắc của các em về vấn đề xâm hại tìnhi dục ở trẻ em

Tuy nhiiên, trên thực tế, không phải trường nào cũng chủ động triển khai vấn

đề này một cách bài bản, khoa học và hiệu quả Với văn hóa phương Đông truyềnthống, đối với nhiiều người, thậm chí cả giáo viên và phụ huynhi còn xem công tácgiáo dục giới tínhi, phòng, chống xâm hại tìnhi dục là vấn đề “nhiạy cảm” Khi đề cậpđến vấn đề giáo dục giới tínhi, trong đó có phòng, chống xâm hại tìnhi dục cho họcsinhi, nhiất là bậc tiểu học, không ít phụ huynhi vẫn còn lảng tránhi

Hiện nay trường phổ thông dân tộc bán trú THCS ở các huyện vùng cao nóichung và huyện Sa Pa nói riêng là mô hìnhi được đánhi giá là phù hợp, góp phần nângcao tỷ lệ chuyên cần hàng ngày và nâng cao chất lượng học sinhi Bên cạnhi đó việchuy động các em về ở tại trường từ đầu tuần tới cuối tuần cũng đặt ra thực trạng họcsinhi dễ trở thànhi đối tượng bị xâm hại tìnhi dục

Việc tìm ra các biện pháp để phát huy nhiững kết quả tích cực đã đạt được,khắc phục hạn chế trong quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục chohọc sinhi các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa là rất cần thiết, nhiằm góp phầngiúp các em có thêm kiến thức và kỹ năng tự phòng vệ để bảo vệ bản thân trước nguy

cơ bị xâm hại tìnhi dục

Xuất phát từ nhiững lý do trên tác giả chọn đề tài: “Quản lý giáo dục kỹ năng

phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú

Quản lý giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý giáo dục kỹ năngphòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnhi

Trang 14

Lào Cai, đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hạitìnhi dục cho học sinhi các trường PTDTBT THCS nhiằm nâng cao hiệu quả của hoạtđộng này, góp phần giúp các em tự biết bảo vệ bản thân trước nguy cơ và thoát hiểmkhi bị xâm hại tìnhi dục

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tìnhi dục cho học sinhi các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnhi Lào Cai

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tìnhi dục cho học sinhi ở các trường THCS

chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi ở các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnhiLào Cai

4.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tìnhi dục cho học sinhi các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnhi Lào Cai

5 Giả thuyết khoa học

Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi các trường họctrên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnhi Lào Cai trong nhiững năm gần đây đã được quan tâmthực hiện, tuy nhiiên kết quả chưa được nhiư mong muốn, điều này do nhiiều nguyên

nhiân, trong đó có nguyên nhiân thuộc về yếu tố quản lý Nếu đề xuất được các biệnpháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi một cáchkhoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhià trường phổ thông dân tộc bán trú,phù hợp đặc điểm học sinhi người dân tộc thiểu số các trường PTDTBT THCS huyện

Sa Pa thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục chohọc sinhi, góp phần phòng tránhi và giảm thiểu việc học sinhi bị xâm hại tìnhi dục

6 Giới hạn nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hạitìnhi dục cho học sinhi của Hiệu trưởng các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa theo

Trang 15

cách tiếp cận nội dung: quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp và hìnhi thức giáodục, kiểm tra đánhi giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho

HS PTDTBT THCS

Đề tài được triển khai nghiên cứu tại 06 trường PTDTBT THCS trên địa bànhuyện Sa Pa, tỉnhi Lào Cai, bao gồm các trường PTDTBT THCS: Bản Phùng, Sa Pả,Thanhi Kim, Suối Thầu, Trung Chải, Bản Hồ

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết đểnghiên cứu các văn bản, tài liệu, công trìnhi khoa học có liên quan đến đề tài, từ đóxây dựng cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dụccho học sinhi ở các trường PTDTBT THCS

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra: Sử dụng hệ thống câu hỏi để khảo sát trên

CBQL, GV và HS các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa nhiằm tìm hiểu thực trạnggiáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi

với nội dung xoay quanhi vấn đề giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục,quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi

trực tiếp làm công tác giáo dục học sinhi về các biện pháp quản lý hoạt độngGDKNPCXHTD cho HS

7.3 Phương pháp sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu

Sử dụng công thức tínhi tỷ lệ, tần suất để xử lý các dữ kiện thu được phục vụcho việc phân tích số liệu trong quá trìnhi nghiên cứu

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danhi mục tài liệu tham khảo và

Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương:

Trang 16

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tìnhi dục cho học sinhi ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhidục cho học sinhi các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnhi Lào Cai

Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dụccho học sinhi các trường PDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnhi Lào Cai

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG

PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ

THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Trên thế giới

Quản lý giáo dục kỹ năng sống nói chung và quản lý giáo dục kỹ năng phòngchống xâm hại tìnhi dục trẻ em được quan tâm nghiên cứu ở nhiiều nước trên thế giới.Các công trìnhi đó không phản ảnhi mặt trái xã hội mà gióng lên hồi chuông cảnhi tỉnhi

lỗ hổng công tác giáo dục Có thể kể đến một số nghiên cứu sau đây về giáo dục kỹnăng sống và phòng chống xâm hại tìnhi dục nhiư sau:

Tầm quan trọng của kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống được khẳng địnhi

và nhiấn mạnhi trong Kế hoạch hànhi động DaKar về giáo dục cho mọi người (Senegan2000) Theo đó, mỗi quốc gia cần đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trìnhigiáo dục kỹ năng sống phù hợp

Khi đề cập đến đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã có một số chươngtrìnhi hànhi động, tài liệu, công trìnhi nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích mà có thể kể đếncác công trìnhi nhiư sau:

+ Tại diễn đàn giáo dục thế giới Dakar trong khuôn khổ hợp tác giữa Việnchiến lược và chương trìnhi giáo dục với UNESCO tại Hà Nội;

+ Trong việc thực hiện Công ước Quyền trẻ em;

+ Trong Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển và giáo dục cho mọi người

Trang 17

+ Trong Tuyên bố về cam kết của Tiểu ban đặc biệt của Liên Hiệp Quốc vềHIV/AIDS (Nguồn: Unicef life skills)

Từ nhiững năm 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ “Kỹ năng sống” đã xuất hiện trongmột số chương trìnhi giáo dục của UNICEF, trước tiên là chương trìnhi “giáo dục

nhiững giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ Nhiững nghiêncứu về kỹ năng sống trong giai đoạn này mong muốn thống nhiất được một quan niệmchung về kỹ năng sống cũng nhiư đưa ra được một bảng danhi mục các kỹ năng sống

cơ bản mà thế hệ trẻ cần có Phần lớn các công trìnhi nghiên cứu về kỹ năng sống ởgiai đoạn này quan niệm về kỹ năng sống theo nghĩa hẹp, đồng nhiất nó với các kỹnăng xã hội

- Nghiên cứu xâm hại tình dục dưới góc độ sinh học

Quan tâm đến tác động của nhiững cơ quan trong cơ thể là hướng nghiên cứuchínhi của các học giả nghiên cứu về xâm hại tìnhi dục dưới góc độ sinhi học Đó làviệc giải thích về hànhi vi tìnhi dục nhiư lượng hooc - môn hay quá trìnhi hìnhi thànhi các

nhiiễm sắc thể trong cơ thể; bên cạnhi đó là các kích thích tố nam thúc đẩy bản năngtìnhi dục, khoái cảm tìnhi dục và điều khiển tìnhi dục, nhiận thức, tìnhi cảm và tínhi cáchcủa nam giới Khi nam giới đến tuổi dậy thì, lượng kích thích tố sinhi dục nam tănglên và động cơ tìnhi dục sẽ tăng mạnhi trong giai đoạn này

Để giải thích mang tínhi thuyết phục, các nhià khoa học Đức đã mổ xẻ não

nhiững người mắc chứng ấu dâm nghiên cứu Các nhià nghiên cứu ở bộ phận y họctìnhi dục của Trung tâm Y khoa Trường Đại học Schleswig-Holstein (UKSH) tạithànhi phố Kiel (Kiel là thủ phủ bang Schleswig-Holstein của Đức) đã công bố nhiữngphát hiện mới nhiất về bộ não của nhiững người mắc chứng ấu dâm với kỹ thuật cộnghưởng từ (MRT) Thế nhiưng, nhiững công trìnhi nghiên cứu các chức năng của não bộ

còn quá ít

Y học xếp ấu dâm là một chứng rối loạn về tìnhi dục đối với trẻ vị thànhi niên.Theo hệ thống xếp hạng mới của khoa bệnhi học tâm thần Mỹ, chỉ nhiững người cóham muốn tìnhi dục lâu dài và liên tục đối với trẻ em mới được coi là người mắc bệnhi

ấu dâm Trái lại, theo bác sĩ Ponseti, nếu có ham muốn tìnhi dục lệch lạc đó nhiưng

Trang 18

không thực hiện hànhi vi ấu dâm thì gọi là thiên hướng tìnhi dục “Kỹ thuật MRT cho

phép chúng ta biết ai mắc chứng ấu dâm nhưng thật không may, nó không thể giải

thích tại sao con người mắc bệnh đó” [21]

- Quan điểm của thuyết hành vi về xâm hại tình dục

Theo lý thuyết hànhi vi thì hànhi vi tìnhi dục lệch chuẩn là kết quả của một quátrìnhi học hỏi Còn lý thuyết tìnhi cảm gắn bó thì cho rằng, con người thường hìnhithànhi các mối quan hệ tìnhi cảm chặt chẽ với người khác Nếu bố mẹ quan tâm đầy

đủ, giảng giải, hướng dẫn con trong giai đoạn dậy thì, con trai sẽ có nhiận thức tốt đểkiểm soát hànhi vi tìnhi dục và tínhi cách của mìnhi Nam giới có quan hệ tìnhi dục vớitrẻ em thường có kỹ năng sống kém và không có sự tự tin cần thiết để xây dựng cácmối quan hệ thân thiết với bạn bè đồng trang lứa Vì vậy, nhiững người này có thể tìmkiếm cảm giác tìnhi dục với nhiững người nhiỏ tuổi [21]

- Lý thuyết nhận thức và hành vi về xâm hại tình dục

Lý thuyết này nghiên cứu suy nghĩ của người xâm hại tìnhi dục trẻ em có tácđộng nhiư thế nào đến hànhi vi của họ Theo đó, khi một người có hànhi vi lệch chuẩn

về tìnhi dục, họ cố gắng xua đi cảm giác tội lỗi và xấu hổ bằng việc suy nghĩ lệch lạchoặc méo mó về hànhi vi Và thông thường, nhiững người này sẽ chối bỏ hoàn toànviệc họ đã có hànhi vi đó, cho rằng người bị hại tự xây dựng nên câu chuyện hoặc đơngiản nói rằng họ không nhiớ chuyện gì đã xảy ra hoặc chối bỏ phần nào trách nhiiệmbằng việc cho rằng nạn nhiân cố tìnhi hoặc gợi ý có hànhi vi tìnhi dục với họ, hoặcchống cự không theo cách là họ không đồng ý… bên cạnhi đó, họ có xu hướng hiểusai về lời nói hoặc hànhi động của trẻ em theo nhiiều cách khác nhiau Họ coi đó là

nhiững hànhi động tìnhi cảm tự nhiiên có sẵn, chínhi trẻ em khuấy động, chínhi trẻ em tò

mò về tìnhi dục, muốn biết về tìnhi dục và họ giảng dạy cho chúng bằng chínhi nhiững

trải nghiệm thực tế [21]

- Mô hình lý thuyết về xâm hại tình dục của David Finkelhor

Nội dung mô hìnhi này cho rằng 4 yếu tố: cảm xúc, khoái cảm tìnhi dục, sự cảntrở và việc mất đi phản xạ có điều kiện Yếu tố cảm xúc ở đây là mối liên hệ giữa nhiucầu tìnhi cảm của người xâm hại tìnhi dục trẻ em với tínhi cách của đứa trẻ Ví dụ, một

Trang 19

người xem mìnhi giống nhiư một đứa trẻ hoặc có nhiu cầu tìnhi cảm nhiư đứa trẻ nênanhi ta muốn xây dựng mối quan hệ với một đứa trẻ Và nếu anhi ta không có đầy đủcác kỹ năng sống để phát triển các mối quan hệ bìnhi thường, anhi ta có thể cảm thấythoải mái hơn nếu anhi ta có mối quan hệ với trẻ em do có cảm giác về quyền lực vàkiểm soát Yếu tố khoái cảm tìnhi dục đánhi giá nguyên nhiân tại sao trẻ em lại gợikhoái cảm tìnhi dục ở một người lớn (trích lại từ Tony Ward và Richard J.Seigert,2002)

Để giải thích hiện tượng này, ông đã sử dụng thuyết học hỏi xã hội Theo đó,người có hànhi vi xâm hại tìnhi dục trẻ em đã từng bị lạm dụng khi còn là một đứa trẻ

và khi lớn lên người đó lại tìm đến trẻ em để lạm dụng Yếu tố cản trở ở đây muốnnói đến khả năng của người xâm hại tìnhi dục trẻ em cảm thấy nhiu cầu tìnhi cảm vàtìnhi dục không được thỏa mãn trong mối quan hệ với người lớn Ông sử dụng lýthuyết phân tích tâm lý và lý thuyết tìnhi cảm gắn bó để giải thích về yếu tố này Lýthuyết phân tích tâm lý mô tả nhiững kẻ gạ gẫm trẻ em là nhiững người bất hòa sâu sắcvới mẹ khiến họ không thể hiểu và gắn bó được với phụ nữ Trong mối quan hệ với

nhiững người lớn, nhiững người này không có đầy đủ các kỹ năng xã hội và sự tự tincần thiết để xây dựng các mối quan hệ Finkelhor chia sự cản trở thànhi 2 loại là sựcản trở về mặt phát triển và sự cản trở về mặt hoàn cảnhi Sự cản trở về mặt phát triển

là việc một cá nhiân bị cản trở về mặt tâm lý khi bước vào giai đoạn phát triển tìnhidục Sự cản trở về hoàn cảnhi muốn nói đến việc một cá nhiân có nhiững nhiu cầu tìnhidục trưởng thànhi bị cản trở thể hiện tìnhi dục bìnhi thường do nhiững mất mát trongmột mối quan hệ, hoặc do một sự kiện nào đó xảy ra khiến họ bị khủng hoảng về tinhithần Yếu tố cuối cùng của mô hìnhi là mất đi phản xạ có điều kiện, ở đây có nghĩa là

có nhiững yếu tố thúc đẩy người xâm hại tìnhi dục trẻ em vượt qua nhiững suy nghĩthông thường của mìnhi và tự cho phép mìnhi có hànhi vi gạ gẫm xâm hại tìnhi dục trẻ

em Nhiư vậy, với sự kết hợp của 4 yếu tố trong mô hìnhi này có thể thấy người ta cóthể có nhiững suy nghĩ ủng hộ sự lạm dụng tìnhi dục, và nhiư vậy nó làm tăng nguy cơgây ra hànhi vi xâm hại tìnhi dục trẻ em bởi vì hệ thống niềm tin của họ đã vượt qua

Trang 20

được nhiững chế ngự về tìnhi cảm và đạo đức (trích lại từ Tony Ward và Richard J.

Seigert, 2002) (dẫn theo [21])

Tác giả Grandy Ron’’O, chuyên gia của tổ chức ECPAT - một tổ chức hoạtđộng vì mục tiêu chống nạn lạm dụng tìnhi dục ở trẻ em vào nhiững năm 1990 tại Thái

Lan, đã viết trong cuốn sách “Lạm dụng tình dục ở Trẻ em - nỗi phẫn uất của cộng

đồng/ The rape of innocent”: có một cái gì đó rất nghiêm trọng đang xảy ra trong xã

hội châu Á Và điều nghiêm trọng ấy chínhi là nạn lạm dụng tìnhi dục trẻ em Cuốnsách của Grandy Ron”O là bức tranhi miêu tả sắc nét thực tế đáng sợ mà tất cả chúng

ta buộc phải thừa nhiận, hàng nghìn trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái trên khắp châu Áđang trở thànhi nạn nhiân của vấn nạn lạm dụng tìnhi dục Hầu hết các câu chuyện màGrandy Ron’’O phơi bày trong cuốn sách của mìnhi đều là nhiững câu chuyện chânthật về nhiững đứa bé nghèo, bị lừa, bị bán vào các ổ mại dâm Từ Mianma cho tớiThái Lan, từ Ấn Độ sang đến Pakistan, Bangladesh, từ Philipin cho đến Trung Quốc,Hồng Kông, Ma cao… trong bất kỳ một nhià chứa nào, chúng ta cũng có thể bắt gặphìnhi ảnhi của nhiững đứa trẻ đang bị ép phải bán thân, phải trở thànhi gái mại dâmtrong nhiững “sex tour”, phải trở thànhi đồ chơi trong nhiững cuộc vui xác thịt củangười lớn… Cái kết chung cho nhiững đứa trẻ bị lạm dụng tìnhi dục nếu không phải làHIV/AIDS thì cũng là sự tàn phế suốt đời về tâm lý, tinhi thần Trẻ em bị lạm dụngtìnhi dục hầu nhiư không có cơ hội để trở về với cuộc sống bìnhi thường nhiư bao trẻ emkhác Thông qua cuốn sách, Grandy Ron’’O còn gửi tới chúng ta một thông điệp đángtrân trọng: hãy cứu lấy nhiững đứa trẻ này vì trẻ em là tất cả của chúng ta (dẫn theo[16])

Năm 2002, nhióm tác giả người Mỹ: Ellen J.Hahn, Urelody Power Noland,MaryKay Rayens, Dawn Myers Christie đã công bố kết quả nghiên cứu của mìnhi về

kỹ năng sống và chỉ ra hiệu quả của giáo dục và độ tin cậy của việc thực hiện nhiữngchương trìnhi giáo dục kỹ năng sống Tuy nhiiên, chương trìnhi mới chỉ dừng lại ở góc

độ giáo dục và đánhi giá chương trìnhi giáo dục kỹ năng sống chứ chưa có đánhi giá vềmức độ của từng kỹ năng cụ thể (dẫn theo [16])

Trang 21

Một nhià trị liệu tâm lý trẻ em nổi tiếng của Mỹ là Natasha Daniels đã đưa ralời khuyên cho các bậc phụ huynhi về việc dạy con các kỹ năng cần thiết để tránhinguy cơ bị xâm hại tìnhi dục trước khi quá muộn (dẫn theo [9])

Xâm hại tìnhi dục trẻ em là vấn đề toàn cầu Vì vậy, các quốc gia trên thế giới,

nhiất là tổ chức Unicef và Liên hiệp quốc đã rất quan tâm đến vấn đề này

Ông Cornelius Williams, Trưởng Ban Bảo vệ Trẻ em của UNICEF cho biết

“Tổn hại đối với trẻ em trên toàn thế giới thực sự rất đáng lo ngại Trẻ nhỏ bị tát vào mặt; trẻ em gái và trẻ em trai bị ép tham gia các hành vi tình dục; trẻ vị thành niên bị giết hại tại chính cộng đồng của các em - bạo lực đối với trẻ em không chừa một ai

và không có ranh giới” [35]

“Một gương mặt quen thuộc: Bạo lực trong cuộc sống của trẻ em và trẻ vị

tất cả các giai đoạn ấu thơ và trong mọi hoàn cảnhi nói chung và bạo lực tìnhi dục đốivới trẻ em gái và trẻ em trai nói riêng là:

Trên toàn thế giới, khoảng 15 triệu trẻ em gái vị thànhi niên độ tuổi 15-19 từng

bị ép quan hệ tìnhi dục hoặc bị ép tham gia hànhi vi tìnhi dục

Chỉ 1% trẻ em gái vị thànhi niên từng bị bạo lực tìnhi dục nói rằng các em đãtìm đến các dịch vụ chuyên nghiệp để được giúp đỡ

Tại 28 quốc gia có dữ liệu, trung bìnhi 90% trẻ em gái vị thànhi niên từng bị épquan hệ tìnhi dục nói rằng thủ phạm của vụ xâm hại đầu tiên là người quen của các

em Dữ liệu từ 6 quốc gia cho thấy thủ phạm của bạo lực tìnhi dục với trẻ em trai vịthànhi niên thường là bạn bè, bạn cùng lớp và bạn tìnhi

Nhiư vậy, qua tiến trìnhi thời gian nghiên cứu về trẻ bị xâm hại trên thế giới, cóthể thấy, nhiìn chung, vấn đề phòng chống xâm hại tìnhi dục trẻ đều rất được quan tâm

và được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhiau, đưa ra nhiững hướng giải quyết khác

nhiau nhiằm hướng đến giải pháp cần quan tâm đó là phòng chống xâm hại tìnhi dụccho trẻ em

Trang 22

1.1.2 Ở Việt Nam

Kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục của trẻ em là một trong số các kỹ năngsống Ở Việt Nam, các đề tài và các nghiên cứu về xâm hại tìnhi dục, giáo dục kỹnăng phòng chống xâm hại tìnhi dục trẻ em chưa nhiiều và chưa sâu, thường dừng lại ởcác chuyên đề hoặc các tài liệu

Ngày 28 tháng 02 năm 2017 Bộ GD&ĐT đã ban hànhi Thông tư số04/2017/TT-BGDĐT ban hànhi Quy địnhi Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

và hoạt động giáo dục ngoài giờ chínhi khóa, theo đó hoạt động giáo dục kỹ năng sống

được hiểu là “hoạt động giáo dục gúp cho người học hình thành và phát triển những

thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội” Ngày 28 tháng 01 năm 2018, Bộ

GD&ĐT đã ban hànhi văn bản số 463/BGDĐT-GDTX về việc hướng dẫn triển

khai thực hiện giáo dục KNS tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và

giáo dục thường xuyên, theo đó nội dung giáo dục kỹ năng sống là “Giáo dục cho

người học những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp người học thành công, đảm bảo vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công nghiệp hoá đất nước Nội dung giáo dục KNS phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo

mức độ tăng dần”

Theo tài liệu trên trang web của Hệ thống trường tiểu học - THCS Gateway

(Hà Nội), có nêu các kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi, cụ thể:

- Dạy trẻ ranhi giới tiếp xúc cơ thể nguy hiểm: Dạy trẻ em đâu là ranhigiới tiếp

xúc cơ thể Không cho ai chạm vào vùng kín của mìnhi cũng nhiư không chạm vàovùng kín của bất cứ ai Cần phải ghi nhiớ cả 2 trường hợp này vì nhiiều bậc phụ huynhi

bỏ quên trường hợp thứ 2 và không ngờ rằng đây mới là điều kẻ lạm dụng xúi giụccon làm đầu tiên

- Khuyến khích trẻ kể về hoạt động hàng ngày của chúng: Sẽ là quá khóvới trẻ để nhiận ra đâu là tìnhi huống nguy hiểm và cần phải tránhi xa Thay vào đó,

Trang 23

hãy thường xuyên tâm sự với trẻ về nhiững hoạt dộng hàng ngày của con Tạo thóiquen giúp trẻ có thể thoải mái chia sẻ bất kỳ chủ đề nào với bố mẹ Nếu nhiận thấyhànhi vi không được chấp nhiận hoặc hànhi vi đáng ngờ qua lời kể của trẻ, bạn có trách

nhiiệm phải xử lý các hànhi vi đó

- Dạy trẻ về các bộ phận cơ thể: Nhiiều bé bị xâm hại mà không thể tự

nhiận biết được sự nghiêm trọng do quá non nớt Cha mẹ cần phải sớm dạy cho trẻ vềcác bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả vùng kín của con Việc này nên được thực hiện

từ sớm, khi trẻ khoảng 3 tuổi cho tới khi lớn Với mỗi độ tuổi, cả cha mẹ và nhiàtrường cần có cách thức cũng nhiư mức độ dạy sao cho phù hợp Ví dụ nhiư nhiững trẻcòn nhiỏ, không cần phải giải thích kỹ mà chỉ dạy trẻ nhiớ kỹ tên các bộ phận cơ thể,với nhiững trẻ lớn hơn bắt đầu dạy trẻ nhiiều hơn về các bộ phận trên cơ thể, nơi nào

nhiạy cảm không ai được nhiìn hay sờ vào,…

- Kỹ năng xử lý khi gặp phải tìnhi huống nguy hiểm: Trẻ em thường ngạikhi từ chối người khác, đặc biệt là bạn hơn tuổi hoặc người lớn vì sợ hay e ngại bịghét, bị cô lập và dễ hoảng sợ khi bị dọa nạt…Cần phải dạy trẻ nhiững kỹ năng từchối người khác, kỹ năng thoát khỏi các tìnhi huống nguy hiểm Ở nhià, cha mẹ có thểdạy con bằng cách đưa ra các tìnhi huống và hỏi con sẽ xử lý thế nào nếu gặp phải,hướng dẫn con cách xử lý tốt nhiất Ở trường học hiện nay cũng đã tổ chức các buổichia sẻ, tọa đàm về vấn đề này để trẻ có thể đặt câu hỏi cho các chuyên gia và đượchướng dẫn cách thoát khỏi tìnhi huống nguy hiểm

- Dạy trẻ cách nói chuyện với bố mẹ, người thân khi bị xâm hại: Trẻ embiết rõ thủ phạm xâm hại mìnhi là ai Nhiưng vì nhiiều lý do, trẻ thường giữ im lặng vềviệc bị xâm hại Nói với trẻ rằng con sẽ không gặp phải bất kỳ rắc rối gì nói chuyệnvới bạn, và hãy làm theo lời hứa này, tránhi trừng phạt vì nhiững điều con lên tiếng.Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha

mẹ và người thân biết Một điều rất hiệu quả trong việc để con thông báo tìnhi huốngcủa mìnhi chínhi là tạo ra ám hiệu riêng giữa mìnhi và trẻ Điều này sẽ khiến trẻ emcảm thấy an tâm hơn khi đối tượng là nhiững người thân thuộc và thường xuất hiện ở

nhià của trẻ

Trang 24

Ngoài việc để trẻ nói ra khi bị xâm hại, cha mẹ nên chú ý đến biểu hiện của trẻ,

ví dụ nhiư đột nhiiên hoảng sợ khi ai đó chạm vào người, không thích tiếp xúc haytránhi xa nhiững người mà trước đây bé rất quý mến,…chú ý đến hànhi vi sẽ giúp bố

mẹ và nhià trường nhianhi chóng phát hiện ra tìnhi huống mà trẻ gặp phải

- Nói cho trẻ biết nguy hiểm có thể đến từ nhiững người quen biết: Nóivới trẻ rằng nguy hiểm có thể đến từ bất kỳ đâu: Hàng xóm, người thân, trường học,

… Nhiững người bé yêu quý và tin tưởng Người Việt thường có thói quen cấu, véohay sờ nhiững vùng nhiạy cảm của trẻ và cho đó chỉ là một hànhi động bìnhi thường, thếhiện tìnhi yêu thương Tuy nhiiên, đó là một dạng xâm hại trẻ em và có thể khiến trẻtưởng lầm đó là cách thể hiện tìnhi yêu thương và không nhiận ra sự nguy hiểm Cha

mẹ cần kiểm soát ngay nhiững hàng động đó và dặn con thông báo nếu có bất kỳ aithực hiện động chạm nhiư vậy

Với một loạt các bài báo, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và giáo trìnhi,tài liệu tham khảo [4], [5], tác giả Nguyễn Thanhi Bìnhi đã góp phần đáng kể vào việctạo ra

nhiững hướng nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam

Trong nhiững năm gần đây, hướng nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống chotrẻ em đã được nhiiều tác giả tiến hànhi, chẳng hạn nhiư Lương Thị Hằng (2010)(“Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống ở trường trung họcphổ thông Nam Phù Cừ, tỉnhi Hưng Yên”); Lê Anhi Tuấn (2011) (“Biện pháp quản lýgiáo dục giá trị sống cho trẻ ở trường trung học phổ thông huyện Thạch Thất, HàNội”); Lê Thị Thanhi Xuân (2017) (“Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinhithông qua hoạt động dạy học ở trường THCS thànhi phố Uông Bí, tỉnhi Quảng Ninhi”);Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinhi tiểu học thànhi phố Hà Nội

(Hoàng Thúy Nga, 2019)… Trong các công trìnhi này, các tác giả đã làm rõ các kháiniệm, các cách tiếp cận về giá trị sống, kỹ năng sống, biện pháp giáo dục giá trị sống,

kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho trẻ em, học sinhi

Đề tài “Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học” của tác

giả Nguyễn Thanhi Dũng đã nêu lên nhiững giải pháp để có thể nâng cao kỹ năng sống

Trang 25

cho học tiểu học Bài viết đã nêu lên thực trạng thực tế tại trường tiểu học Lê HồngPhong, Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai về vấn đề này Từ thực trạng nghiên cứu, tácgiả đã nêu ra nhiững biện pháp để nâng cao kỹ năng sống cho trẻ thông qua nhiữngviệc cần làm của giáo viên và phụ huynhi học sinhi Đề tài này mới chỉ đề cập đến một

số kỹ năng sống cơ bản nhiư kỹ năng tự lập, kỹ năng nhiận thức, kỹ năng giao tiếp,…chưa đề cập đến các kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng phòng chống xâm hại [10]

Nhióm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinhi Thị Kim Thoa, Trần Văn Tínhi, VũPhương Liên (2015), trong cuốn sách “Phương pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năngsống cho trẻ trung học phổ thông”, các tác giả đã tập trung nghiên cứu, luận giải vấn

đề lồng ghép giữa giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống, trong đó giáo dục giá trịsống được coi là nền tảng, còn kỹ năng sống là công cụ và phương tiện để tiếp nhiận

và thể hiện Nghiên cứu của các tác giả đã giúp cho giáo viên trung học phổ thôngđịnhi hướng tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống trong nhià trường, theo đó, giáoviên có thể tổ chức các giờ dạy hay hoạt động giáo dục kỹ năng sống một cách riêngbiệt hoặc lồng ghép việc giáo dục kỹ nang sống vào trong dạy học các môn học màgiáo viên đó đang đảm nhiận [15] Cũng trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu đêxuất biện pháp đổi mới, đa dạng hóa phương pháp giáo dục và phát triển kỹ năngsống đáp ứng nhiu cầu, hứng thú và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinhi

Trẻ em bị xâm hại tìnhi dục, phòng chống xâm hại tìnhi dục trẻ em… khôngphải là một vấn đề mới, đã được mổ xẻ, được nghiên cứu ở nhiiều góc độ khác nhiau

nhiư dưới góc độ tâm lý học, triết học, xã hội học, hànhi chínhi học hoặc luật học,… và

có thể được đề cập trong các giáo trìnhi, tài liệu, bản tin, bài báo hay các luận văn,luận án… tuy nhiiên, ở góc độ này hay góc độ khác vấn đề trên còn nhiiều tranhi cãi,

nhiiều cách hiểu hay nhiiều bìnhi luận khác nhiau, mỗi nhià nghiên cứu có thể dựa vàođặc điểm tâm lý, độ tuổi hay dựa vào mối quan hệ của trẻ em để xem xét, đây chínhi là

cơ sở để luận văn có thể tìm hiểu và phân tích các khái niệm được chặt chẽ hơn, từ đóphát triển và bổ sung thêm theo hướng nghiên cứu và hoàn thiện dưới góc độ quản lýgiáo dục

Trang 26

Bộ Lao động Thương binhi và Xã hội đã tiến hànhi khảo sát trẻ em bị xâm hạitìnhi dục tại 13 tìnhi của Đồng bằng sông cửu long từ năm 2009 đến 2010 kết quả chothấy, trẻ em dưới 06 tuổi chiếm 13,5% tổng số trẻ em bị xâm hại tìnhi dục, trẻ em từ 6đến dưới 13 tuổi chiếm 37,2% [3]

Trong khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài Thực trạng giáo dục kỹ năng phòngchống xâm hại tìnhi dục cho trẻ em tại quận Thanhi Xuân, Hà Nội, tác giả Đặng ThịThùy Linhi (2020) cho thấy rằng đa số GV trong trường đã nhiận thức được tầm quantrọng của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho trẻ em tiểu học,tuy nhiiên vẫn có 7.5% GV tham gia khảo sát cho rằng việc giáo dục là không quantrọng cho thấy rằng có một số người vẫn mang tâm lý chủ quan và chưa coi trọng việcgiáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho trẻ em với việc dànhi ít thời gian

để giáo dục các em kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục Bên cạnhi đó phân tíchthực trạng thực hiện nội dung giáo dục và thấy rằng các nội dung trong giáo dục kỹnăng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho trẻ em chưa được cụ thể và thống nhiất với

nhiau có thể dẫn đến việc giáo dục thừa hoặc thiếu khiến cho việc giáo dục kỹ năngkhông đạt được hiệu quả Kế đến là nhià trường đã sử dụng rất nhiiều các biện phápgiáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho trẻ em và cần phải vận dụng linhihoạt hơn nữa các biện pháp tạo cơ hội cho trẻ dễ dàng tiếp nhiận nội dung kỹ năngphòng chống xâm hại tìnhi dục hơn [16]

Trong luận văn Thạc sĩ của mìnhi, tác giả Nguyễn Tuấn Thiện (2018) đã nghiêncứu về tínhi hìnhi loại tội phạm này trên địa bàn thànhi phố Hà Nội để có nhiững đề xuấtkiến nghị hoàn thiện các quy địnhi của Bộ luật Hìnhi sự về nhióm tội phạm xâm hạitìnhi dục trẻ em [26]

Với đề tài: “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chiến lược bảo vệ, chăm

sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục ở nước ta thời kỳ 2000 - 2010”, các

chuyên gia của Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động -Thương binhi và Xã hội

đã đưa ra nhiững nhiận địnhi, đánhi giá và quan điểm của mìnhi về cơ sở lý luận cũng

nhiư cơ sở thực tiễn trong nước để từ đó xây dựng một chiến lược bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục trẻ em bị xâm hại tìnhi dục thời kỳ 2000 - 2010

Trang 27

Đề tài luận văn “Phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn thành

nhióm tội xâm phạm tìnhi dục (bao gồm 7 tội: tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em, tộicưỡng dâm, tội cưỡng dâm trẻ em, tội giao cấu với trẻ em, tội dâm ô với trẻ em, tộimua dâm người chưa thànhi niên) trên địa bàn thànhi phố Hà Nội trong 7 năm (2001-2007), đưa ra một số nguyên nhiân và đề xuất được các giải pháp góp phần nâng caohiệu quả phòng ngừa tìnhi hìnhi tội phạm phù hợp với đặc điểm cụ thể và yêu cầuphòng ngừa tìnhi hìnhi tội phạm của các tội xâm phạm tìnhi dục trên địa bàn thànhi phố

Hà Nội trong thời gian tới [33]

“Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em

và giải pháp khắc phục” (2005), một nghiên cứu của tác giả Dương Tuyết Miên,

giảng viên khoa Luật Hìnhi sự, trường Đại học Luật Hà Nội được đăng tải trên Đặcsan về Bìnhi đẳng giới, tạp chí Luật học Trong bài viết, tác giả đã đi sâu vào phân tích

nhiững tổn hại về mặt tinhi thần mà nạn nhiân của tội hiếp dâm gặp phải Ngoài sự đauđớn về mặt thể xác, nguy cơ bị lây nhiiễm các bệnhi tìnhi dục, HIV - AIDS, có thaingoài ý muốn,… nạn nhiân của tội hiếp dâm còn bị chấn thương nghiêm trọng về mặttinhi thần mà shock chỉ là một trong số ít các biểu hiện Tác giả cũng trích dẫn kết quảnghiên cứu của Patricia A.Resick, sau khi bị hiếp dâm có 96% nạn nhiân rơi vào trạngthái hoảng sợ, lo lắng và hay giật mìnhi; 92% rơi vào trạng thái sợ hãi, có nhiững rốiloạn tâm lý, có vấn đề trong điều chỉnhi hànhi vi về mặt xã hội Theo tác giả thì ở ViệtNam hiện nay chưa có nghiên cứu nào về trạng thái tâm lý của nạn nhiân tội hiếp dâmđược tiến hànhi Tuy nhiiên nhiững hậu quả là không thể phủ nhiận; đặc biệt với nhiững

bé gái bị chínhi người thân trong gia đìnhi xâm hại [17]

Sách “Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con - Cha mẹ cần biết trước khi

hiểu biết cơ bản về vấn đề XHTD trẻ em, cách dạy trẻ phòng chống XHTD, nhiữngviệc cần làm khi thấy trẻ có dấu hiệu bị XHTD, tâm sự của nhiững người từng bịXHTD Ngoài ra còn có phần dànhi cho trẻ em với tựa “Những bảo bối của Hiệp sĩ

Trang 28

học sinhi tiểu học cùng với cố vấn là Phạm Thị Thúy cùng tham gia thực hiện cuốnsách này Nội dung chínhi của cuốn sách giới thiệu nhiững kỹ năng phòng tránhi XHTDdànhi cho bé - với nhiững câu thơ dễ thuộc, dễ nhiớ; nhiiều câu chuyện thoát hiểm thiếtthực và tranhi minhi họa sinhi động [28]

Bài viết “Về vấn đề giáo dục giới tính trong gia đình” của Nguyễn Thị Tố

Uyên cho rằng trong sự phát triển tìnhi dục, gia đìnhi có vai trò đặc biệt quan trọng,

làm sao để giáo dục giới tínhi trong gia đìnhi trở thànhi một việc làm bìnhi thường, tự

nhiiên nhiư các nội dung giáo dục khác và thật sự đạt hiệu quả trong khi giáo dục giới tínhi có sự truyền đạt thông tin hai chiều thường xuyên giữa bố mẹ và con cái [30]

Tác giả Lò Mai Hạnhi (2021) với luận văn thạc sĩ “Quản lý hoạt động giáo dục

kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho trẻ em mẫu giáo ở các trường mầm nonhuyện Nậm Pồ, tỉnhi Điện Biên” đã chỉ ra thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹnăng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho trẻ mẫu giáo đồng thời đề xuất các biện phápquản lý để nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục này [11]

Nhiư vậy, nhiìn chung, tại Việt Nam đã có một số công trìnhi nghiên cứu về xâmhại tìnhi dục trẻ em, nhiững biện pháp phòng ngừa xâm hại tìnhi dục trẻ em,… Cáccông trìnhi nghiên cứu trên đã có nhiững tác động nhiất địnhi đối với việc hỗ trợ phòngchống xâm hại tìnhi dục cho trẻ, nhiưng vẫn còn thiếu nhiững nghiên cứu sâu, hoặc cónghiên cứu chỉ ra hay đánhi giá về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hạitìnhi dục cho học sinhi các trường PTDTBT THCS Thực tế đòi hỏi cần phải nghiêncứu một cách tổng quát về vấn đề này để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năngphòng chống xâm hại tìnhi dục cho HS PTDTBT THCS Vì vậy, có thể nói, nghiêncứu về Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi cáctrường PTDTBT THCS là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay

Đây chínhi là lý do mà đề tài của chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu: “Quản

lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”

Trang 29

1.2 Một số khái niệm công cụ của đề tài

1.2.1 Quản lý

Đứng trên các góc nhiìn khác nhiau, nhiiều nhià nghiên cứu đã đưa ra tìm hiểubản chất khái niệm quản lý và đưa ra các địnhi nghĩa khác nhiau Dù tiếp cận ở nhiiềuhướng khác nhiau nhiưng các tác giả đều thống nhiất ở các điểm chung sau:

+ Chủ thể quản lý: Có thể là một người hoặc nhiiều người

+ Khách thể quản lý: Đối tượng bị quản lý có thể là một người hoặc nhiiềungười, sự vật, sự việc,…

+ Mục tiêu của quản lý: Điều khiển hoạt động, trạng thái hoạt động của tổ chức

và nâng cao hiệu quả hoạt động nhiằm đạt được mục tiêu hoạt động của tổ chức

+ Chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản lý thông qua các công cụ quản

lý và phương pháp quản lý

Một cách khái quát, quản lý là sự tác động liên tục một cách hệ thống, có địnhihướng, mục đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý để tổ chức vận hànhi hiệuquả và đạt được các mục tiêu đã đề ra

1.2.2 Xâm hại, xâm hại tình dục, phòng chống xâm hại tình dục

1.2.2.1 Xâm hại

Xâm hại là hànhi động hay lời nói cố ý làm tổn hại đến sự cần bằng về tinhithần, tìnhi cảm và xã hội của trẻ, làm hạ thấp nhiân cách, danhi dự và lòng tự trọng củatrẻ [18] Xâm hại trẻ em cũng bao gồm cả việc cố tìnhi tước đoạt nhiững nhiu cầu tồntại cơ bản của trẻ nhiư ăn uống, nhià cửa, làm trẻ bị thương tổn về mặt thể chất - tinhithần đến mức nếu không được can thiệp ngay, thì sẽ ảnhi hưởng nghiêm trọng đến sựtồn tại và phát triển của trẻ hoặc dẫn tới tàn tật hay cái chết Vì vậy, xâm hại trẻ em bịcoi là một tội ác

1.2.2.2 Xâm hại tình dục

Theo địnhi nghĩa của tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Xâm hại tình dục trẻ em

là sự tham gia của một đứa trẻ vào hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó không có ý thức đầy đủ, không có khả năng đưa ra sự chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục

mà đứa trẻ đó chưa đủ phát triển cả về mặt tâm sinh lý để tham gia và không thể

Trang 30

chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục trái với các quy định của pháp luật hoặc các thuần phong mĩ tục của xã hội” (dẫn theo [18])

Theo địnhi nghĩa của Finkelhor (2009), bao gồm toàn bộ hànhi vi phạm tội vềtìnhi dục mà trẻ em dưới 17 tuổi là nạn nhiân Theo địnhi nghĩa này người phạm tộihoặc có hànhi vi xâm hại tìnhi dục trẻ em có thể là người lớn, quen biết hoặc khôngquen biết với trẻ em, thanhi niên hoặc trẻ em khác Bên cạnhi nhiững hànhi vi phạm tộixâm hại tìnhi dục có giao cấu, địnhi nghĩa này bao hàm cả nhiững hànhi vi phạm tội màngười gây tội và nạn nhiân thậm chí không có tiếp xúc với nhiau về mặt thể xác nhiưbắt trẻ em nhiìn các hànhi vi tìnhi dục, sử dụng trẻ em để sản xuất các ấn phẩm khiêudâm, tán tỉnhi, gạ gẫm,… (dẫn theo [21])

Luật Bảo vệ và Hỗ trợ trẻ em bị bạo hànhi của Mỹ (CAPTA) địnhi nghĩa xâmhại tìnhi dục trẻ em bao gồm nhiững hànhi vi sau: “sử dụng, thuyết phục, lôi kéo, hoặc

sử dụng áp lực để bắt trẻ em tham gia vào hoặc hỗ trợ người khác tham gia vào thực hiện hành vi tình dục hoặc hành vi gợi tình vì mục đích có hành vi tình dục hoặc hiếp dâm, và trong trường hợp những người chăm sóc hoặc người thân trong gia đình gạ gẫm, mại dâm, hoặc những hình thức bóc lột tình dục trẻ em hoặc loạn luân với trẻ em” (Child Welfare Information Gateway, 2009) [25]

Theo khía cạnhi pháp lý, xâm hại tìnhi dục trẻ em là một thuật ngữ rộng baogồm nhiững hànhi vi về mặt dân sự và hìnhi sự trong đó người lớn thực hiện hànhi vitìnhi dục với trẻ em hoặc khai thác trẻ em vì mục đích tìnhi dục Hiệp hội sức khỏe tâmthần Hoa kỳ (APA) cho rằng “trẻ em không thể đồng tìnhi để thực hiện hànhi vi tìnhidục với người lớn” và kết tội hànhi vi này vào người lớn “Mọi người lớn thực hiện

hành vi tình dục với trẻ em là đang phạm tội hình sự và là hành vi phi đạo đức mà xã

Theo Luật Trẻ em 2019 quy địnhi: “Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ

lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức” [24]

Theo Tài liệu dự án Tầm nhiìn, Phòng ngừa xâm hại tìnhi dục trẻ em - Dànhi choCán bộ Cộng đồng, [18] thì xâm hại tìnhi dục trẻ em xảy ra khi một ai đó sử dụng

Trang 31

quyền lực hoặc lợi dụng sự tin tưởng của trẻ để lôi kéo trẻ vào hoạt động tìnhi dục.Xâm hại tìnhi dục trẻ em bao gồm tất cả các hànhi vi tìnhi dục không mong muốn, cóthể bao gồm cả hànhi vi xâm hại có tiếp xúc hay hànhi vi xâm hại không tiếp xúc

Xâm hại tìnhi dục trẻ em bao gồm: Làm nhiững hìnhi ảnhi, video có tínhi chấtxâm hại trẻ em; Ép buộc trẻ em xem hay tham gia các hoạt động tìnhi dục; Ép buộc trẻ

em quan hệ tìnhi dục hoặc lôi kéo trẻ em vào các hànhi vi tìnhi dục với trẻ em kháchoặc với người lớn

Nhiìn chung, các cách địnhi nghĩa khác nhiau về xâm hại tìnhi dục thường tậptrung vào ba nội dung chínhi: Tình dục được quan niệm thế nào, những hành vi như

thế nào được coi là xâm hại về tình dục; độ tuổi và mức độ phát triển của trẻ em và người xâm hại; tính chất của xâm hại tình dục đối với trẻ em và mối quan hệ của nó với các hình thức xâm hại hoặc bạo lực khác

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm xâm hại tìnhi dục được trìnhi bày

trong Luật trẻ em làm khái niệm công cụ để nghiên cứu

1.2.2.3 Phòng chống xâm hại tình dục

Theo từ điển Việt - Việt thì phòng chống là phòng bị trước và sẵn sàng chốnglại

Nhiư vậy, căn cứ vào khái niệm xâm hại tìnhi dục và phòng chống, chúng tôi

hiểu phòng chống xâm hại tình dục trẻ em là tổng hợp các biện pháp từ nhà trường,

gia đình và xã hội nhằm phòng ngừa và chống lại tất cả các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức

1.2.3 Kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

Có nhiiều quan niệm khác nhiau về kỹ năng sống Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống là khả năng để có hànhi vi thí chứng (adaptive) và tích cực(positive), giúp các cá nhiân có thể ứng xử hiệu quả rước các nhiu cầu và thách thứccủa cuộc sống hàng ngày.Theo UNICEF, kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi

Trang 32

hoặc hìnhi thànhi hànhi vi mới Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thukiến thức, hìnhi thànhi thái độ, kỹ năng Theo UNESCO, kỹ năng sống gắn với 4 trụcột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know) gồm các kỹ năng tư duy nhiư:

tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết địnhi, giải quyết vấn đề, nhiận thức đượchậu quả ; Học làm người (Learning to be) gồm các kỹ năng cá nhiân nhiư: ứng phóvới căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhiận thức, tự tin, Học để sống với ngườikhác (Learning to live together) gồm các kỹ năng xã hội nhiư: giao tiếp, thương lượng,

tự khẳng địnhi, hợp tác, làm việc nhióm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm (Learningtodo) gồm kỹ năng thực hiện công việc và các nhiiệm vụ nhiư: kỹ năng đạt mụctiêu,đảm nhiận trách nhiiệm,

Theo UNICEF: “Kỹ năng sống là tập hợp nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao

tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ

có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả Từ kỹ năng sống có thể được thể hiện thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh”

Từ nhiững quan niệm trên đây, có thể thấy kỹ năng sống bao gồm một loạt các

kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người Bản chất của kỹnăng sống là kỹ năng tự quản lí bản thân và kỹ năng xã hội nếu cần thiết để cá nhiân

tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả Nhiư vậy, kỹ năng sống là khả

năng mà cá nhân làm chủ được bản thân, biết cách ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội và ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống

i Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

Kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục là một kỹ năng thuộc nhióm kỹ năngbảo vệ bản thân Từ sự phân tích và khái niệm công cụ về kỹ năng sống, theo chúng

tôi, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục là khả năng cá nhân nhận biết được nguy

cơ, biểu hiện của hành vi xâm hại tình dục, từ đó biết cách phòng ngừa, tự bảo vệ mình trước nguy cơ và thoát hiểm khi bị xâm hại

Trang 33

1.2.4 Học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Học sinhi PTDTBT THCS, là nhiững trẻ em nằm trong độ tuổi từ 11,12 đến14,15 tuổi, đang theo học tại các trường PTDTBT THCS Ở lứa tuổi này, sự phát triển

về mọi mặt của trẻ diễn ra nhianhi mạnhi nhiưng thiếu cân đối, thiếu hài hòa, chứa đựng

nhiiều mâu thuẫn Sự phát triển mọi mặt ở lứa tuổi này là tiền đề cho sự phát triển vàhoàn thiện nhiân cách của các em ở lứa tuổi sau

1.2.5 Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Theo chúng tôi, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho HSPTDTBT THCS là quá trìnhi tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chứccủa nhià trường tới các em nhiằm trang bị kiến thức, hìnhi thànhi các kỹ năng cần thiếtgiúp cho người học biết chủ động tự bảo vệ bản thân mìnhi trước nguy cơ và thoáthiểm khi bị xâm hại tìnhi dục

1.2.6 Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho HS PTDTBTTHCS là hoạt động của CBQL nhiằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên,

HS PTDTBT THCS và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực

xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho

HS PTDTBT THCS trong nhià trường Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâmhại tìnhi dục cho HS PTDTBT THCS chínhi là nhiững công việc của nhià trường màngười

CBQL trường học thực hiện nhiững chức năng quản lý để tổ chức, thực hiện công tácgiáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho HS PTDTBT THCS

Theo chúng tôi, Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho

học sinh PTDTBT THCS là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh ở trường PTDTBT THCS nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, giúp

Trang 34

các em biết cách phòng ngừa, thoát hiểm khi bị xâm hại, góp phần phát triển toàn diện nhân cách của các em theo mục tiêu giáo dục

1.3 Một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình

dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

1.3.1 Đặc điểm của học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trụng học cơ

sở

Học sinhi các trường PTDTBT THCS thường sống tại các xã có điều kiện kinhi

tế, xã hội khó khăn của miền núi, hoặc các xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa,vùng đồng bào dân tộc thiểu số Địa hìnhi hiểm trở, phân bố dân cư không đồng đềucho nên giao thông đi lại hết sức khó khăn (nhiiều hộ gia đìnhi cách xã trung tâm xã

hơn 10 km)

Sống xa trung tâm nên học sinhi con em dân tộc ở đây chịu nhiiều thiệt thòi,không được tiếp cận các nguồn thông tin đại chúng nhiư: truyền hìnhi, truyền thanhi,sách báo, Internet, thiếu sách vở Thậm chí nhiiều học sinhi còn ăn chưa được no, ngủchưa được ấm nên nhiiều học sinhi chậm phát triển về thể lực và trí tuệ Môi trườngsống gần thiên nhiiên nên các em thường trầm tínhi, ít hoà đồng Nhiững điều kiện đó

có ảnhi hưởng không nhiỏ tới tâm lý học sinhi dân tộc thiểu số [29]

Học sinhi các trường PTDTBT THCS nhià cách xa trung tâm xã, tham gia laođộng trên nương rẫy sớm nên thường nhiút nhiát và tự ti, thiếu kỹ năng sống đặc biệt là

kỹ năng giao tiếp trong môi trường tập thể Các em rất hay tự ái và nếu không thíchhọc là bỏ trốn về nhià, một số học sinhi lớn tuổi THCS có biểu hiện quan hệ tìnhi dục

tự do và sớm hơn học sinhi phổ thông khác nên khó gần và lầm lì [29]

Trước khi đến trường, học sinhi dân tộc đã được tiếp xúc với cộng đồng dântộc, tiếp thu truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc mìnhi Môi trường giao tiếphẹp, đối tượng giao tiếp chủ yếu trong gia đìnhi, làng bản nhiưng có sức hấp dẫn lớn

Trang 35

đối với học sinhi Thông qua con đường giao tiếp tự nhiiên, học sinhi dân tộc trao đổithông tin, trao đổi tìnhi cảm trong cuộc sống bằng phương tiện chủ yếu là tiếng mẹ đẻ;các phương tiện giao tiếp khác rất hạn chế Khi giao tiếp với người thân, với bạn bè ítquan tâm đến chủ ngữ, hay nói trống không, với giáo viên ít thưa gửi Gặp người lạcác em khó tiếp xúc, ngại trao đổi Đến trường, đến lớp là các em bước đến một môitrường sinhi hoạt hoàn toàn xa lạ, tâm lý rụt rè, e sợ luôn thường trực trong các em.Hạn chế này là một trong nhiững nguyên nhiân dẫn đến việc các em có nguy cơ bị xâmhại tìnhi dục cao hơn học sinhi người Kinhi Hơn nữa, việc học sinhi PTDTBT THCS

được các trường PTDTBT tổ chức cho ăn, ở và sinhi hoạt tập trung tại trường, một số

ít trường do cơ sở vật chất còn hạn chế nên bố trí cho HS PTDTBT THCS ở nhiờ nhiàdân ở xung quanhi trường Mọi hoạt động liên quan đến sinhi hoạt của HS PTDTBTTHCS BT đều do nhià trường quản lý Công tác tổ chức ăn ở, sinhi hoạt cho HSPTDTBT THCS đã được các nhià trường thực hiện theo các phương châm "ba tậptrung" (nhià ở tập trung cho HS PTDTBT THCS, ăn tập trung và quản lý tập trung);

“sáu hơn ở nhià” (ăn ngon hơn, vui hơn, an toàn hơn, lao động tốt hơn, ở tốt hơn vàhọc tập tốt hơn) và thực hiện “ba đủ” cho HS PTDTBT THCS (đủ ăn, đủ mặc, đủsách vở) Việc này hỗ

trợ các em rất tốt về cơ sở vật chất và tinhi thần, nhiưng cũng dẫn đến hạn chế trongviệc giao tiếp với các bạn học sinhi dân tộc Kinhi Vì thế đặc điểm giao tiếp của các

em có thể bị hạn chế vì vấn đề này [29]

Do sống từ nhiỏ trong không gian rộng, tiếp xúc nhiiều với thiên nhiiên, nên

nhiận thức cảm tínhi của học sinhi dân tộc phát triển khá tốt Cảm giác, tri giác của các

em có nhiững nét độc đáo, tuy nhiiên còn thiếu toàn diện, cảm tínhi, mơ hồ, không thấyđược bản chất của sự vật hiện tượng Quá trìnhi tri giác thường gắn với hoạt động trựctiếp, sờ mó, gắn với màu sắc hấp dẫn của sự vật đã tạo ra hưng phấn xúc cảm ở họcsinhi Đối tượng tri giác của học sinhi dân tộc chủ yếu là sự vật gần gũi, cây con, thiên

nhiiên xung quanhi Đặc biệt hơn do vốn từ tiếng Việt của các em rất hạn chế nên quá

Trang 36

trìnhi nhiận thức của các em gặp rất nhiiều khó khăn Có nhiững câu các em đọc nhiưng

chưa hiểu, hoặc hiểu lơ mơ dẫn đến tư duy sai lệch [29]

1.3.2 Mục đích, ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ cung cấp kiến thức là chủ yếusang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hànhi, hìnhithànhi và phát triển nhiững năng lực cần thiết (Nghị quyết 29-NQ/TW) giáo dục kỹnăng sống cho HS PTDTBT THCS nhiằm các mục tiêu sau:

- Trang bị cho HS PTDTBT THCS nhiững kiến thức, giá trị, thái độ và kỹnăng phù hợp Trên cơ sở đó hìnhi thànhi cho HS PTDTBT THCS nhiững hànhi vi, thóiquen lànhi mạnhi, tích cực; loại bỏ nhiững hànhi vi, thói quen tiêu cực

- Tạo cơ hội thuận lợi để HS PTDTBT THCS thực hiện tốt quyền, bổnphận của mìnhi và phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinhi thần và đạo đức

Việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi các trườngphổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở không nằm ngoài mục tiêu chung của mụctiêu GD Việt Nam nói chung

Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi các trường phổthông dân tộc bán trú trung học cơ sở có nhiững ý nghĩa sau:

- Thúc đẩy sự phát triển cá nhiân và xã hội: Trẻ có kỹ năng phòng chốngxâm hại tìnhi dục sẽ biết cách ứng xử, giải quyết vấn đề, tìnhi huống nguy hiểm mộtcách tích cực và phù hợp, có thể tự bảo vệ được bản thân; thúc đẩy ở trẻ nhiững hànhi

vi mang tínhi xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm cácvấn đề xã hội, đồng thời còn giải quyết tích cực nhiu cầu và quyền của trẻ em, quyềncông dân được công nhiận trong luật pháp Việt Nam và Quốc tế

- Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi là yêucầu cấp thiết đối với trẻ: Trẻ em còn thiếu hiểu biết về xã hội, thiếu kinhi nghiệmsống, dễ bị rơi vào các tìnhi huống nguy hiểm, việc giáo dục kỹ năng phòng chốngxâm hại tìnhi dục giúp trẻ có thái độ, hànhi vi, khả năng ứng phó một cách tích cực, antoàn cho bản thân trong các tìnhi huống nguy hiểm trước nguy cơ và khi bị xâm hại

Trang 37

1.3.3 Nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi cáctrường PTDTBT THCS tập trung vào nhiững vấn đề sau:

- Nhiững kiến thức về giáo dục giới tínhi, tìnhi dục (đặc điểm sinhi lý củatuổi dậy thì; quan hệ tìnhi dục an toàn;…)

- Về quyền của các em với cơ thể của mìnhi: Các em có quyền tuyệt đốivới cơ thể của mìnhi, khi các em không muốn, không cho phép, người khác khôngđược phép chạm vào cơ thể của các em

- Về nhiững biểu hiện của hànhi vi xâm hại tìnhi dục, có nguy hại cho sự

an toàn của các em: giới thiệu cho trẻ biết các hànhi vi sau đây là biểu hiện của xâmhại tìnhi dục:

+ Xâm hại tìnhi dục trẻ em bằng cách đụng chạm: đây là dạng xâm hại tìnhi dụcphổ biến nhiất và dễ dàng nhiận ra Đó là nhiững hànhi vi tác động trực tiếp lên cơ thểgiữa trẻ và thủ phạm nhiư: sờ vào vùng kín của trẻ; ép buộc trẻ quan hệ tìnhi dục hoặclôi kéo trẻ vào các hànhi vi tìnhi dục với trẻ em khác hoặc với người lớn; hôn hít hay

sờ mó vào nhiững vùng kín của trẻ hoặc bắt trẻ phải làm vậy với mìnhi; ép trẻ thựchiện hànhi vi mại dâm…

+ Xâm hại tìnhi dục trẻ em bằng cách không đụng chạm: là nhiững hànhi vi tácđộng vào nhiận thức, tinhi thần, tâm lý tìnhi cảm của nạn nhiân Hìnhi thức xâm hại tìnhidục này có thể bao gồm các biểu hiện cụ thể nhiư: dùng lời nói hoặc tranhi ảnhi khiêudâm để làm cho trẻ sốc, làm cho trẻ hưng phấn tìnhi dục hoặc làm cho trẻ quen vớitìnhi dục; bắt trẻ đứng, ngồi theo tư thế gợi dục để chụp ảnhi; dụ dỗ, ép buộc trẻ xem

nhiững loại sách báo, phim ảnhi khiêu dâm; phô bày bộ phận sinhi dục của mìnhi trướcmặt trẻ; nhiìn trộm trẻ trong khi thay quần áo hoặc khi tắm… - Thủ phạm xâm hạitìnhi dục

- Dấu hiệu nhiận biết trẻ có nguy cơ hoặc đang bị xâm hại tìnhi dục

- Các cách phòng, chống nếu bị xâm hại tìnhi dục dưới các hìnhi thức khác

nhiau để trẻ có thể tự tin, mạnhi dạn bảo vệ chínhi mìnhi và bạn bè trước các nguy cơ

Trang 38

đó, bao gồm: Kỹ năng ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ để phòng ngừa sự xâmhại; Kỹ năng thoát hiểm khi bị xâm hại; Kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp để phòng ngừa

và xử lý hậu quả của hànhi vi xâm hại tìnhi dục

Nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi trườngPTDTBT THCS cần được vận dụng linhi hoạt tùy theo từng hoạt động giáo dục vàđiều kiện cụ thể

1.3.4 Phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

1.3.4.1 Phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Phương pháp giáo dục phòng chống XHTD cho HS PTDTBT THCS ở các

trường PTDTBT THCS hiện nay được thực hiện khá đa dạng, phong phú tuy nhiiên cóthể tập trung ở một số các phương pháp sau:

- Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để học sinhi được trao đổi, trìnhibày ý kiến cá nhiân của mìnhi một cách chủ động về một vấn đề nào đó liên quantới việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục cho học sinhi PTDTBTTHCS theo nhióm, nhiằm tạo cơ hội cho người học tham gia chia sẻ kiến thức, kinhinghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề nào đó

+ Giáo viên tổng kết các ý kiến trên

- Một số yêu cầu khi thực hiện phương pháp thảo luận:

+ Khi phân chia số lượng học sinhi trong nhióm phải căn cứ vào điều kiện cơ sởvật chất của lớp học và số lượng học sinhi trong lớp Tuy nhiiên không nên để nhiómquá đông hoặc quá ít

Trang 39

+ Nội dung thảo luận ở các nhióm có thể giống hoặc khác nhiau

+ Các nhióm phải cử người làm thư kí

+ Cần quy địnhi thời gian thảo luận và trìnhi bày ý kiến

+ Giáo viên bao quát toàn bộ nhióm

- Sử dụng phương pháp thảo luận nhióm ngoài tác dụng rèn luyện kỹnăng cần thiết còn rèn luyện cho các em một số kỹ năng cơ bản nhiư: Kỹ năng làmviệc hợp tác; Kỹ năng thương lượng; Kỹ năng chia sẻ; Kỹ năng giải quyết vấn đề;

Kỹ năng ra quyết địnhi; Kỹ năng xử lý tìnhi huống,…

- Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinhi thực hànhi, “làm thử”một số cách ứng xử nào đó trong một tìnhi huống giả địnhi, nhiằm giúp HS suy nghĩsâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thựchiện hoặc quan sát được Việc “diễn” không phải là phần chínhi của phương pháp này

mà điều quan trọng là cách thức, là ứng xử, là đối thoại của nhiân vật

Phương pháp này giúp học sinhi PTDTBT THCS suy nghĩ sâu sắc về nạn xâmhại tìnhi dục bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà học sinhi PTDTBT THCSquan sát được Từ sự trải nghiệm, quan sát và đánhi giá tìnhi huống, học sinhi PTDTBTTHCS được rèn luyện về nhiững kỹ năng giải quyết các vấn đề của bản thân mìnhi

- Cách tiến hànhi: Chọn chủ đề; Chia lớp thànhi nhióm, mỗi nhióm 5-7người; Lần lượt các vai thể hiện; Người ngồi dưới ghi nhiận xét; Mỗi nhióm cử đạidiện thể hiện; Ý kiến của đại diện các nhióm khác; Giáo viên nhiận xét và kết luận

- Yêu cầu khi thực hiện phương pháp đóng vai:

+ Chọn chủ đề phù hợp (do giáo viên gợi ý hoặc nhióm đề xuất)

+ Mỗi nhióm tìm ra phương án chung nhiất, hiệu quả nhiất của nhióm mìnhi trìnhibày

+ Yêu cầu cả về nội dung và hìnhi thức thể hiện

- Tìnhi huống là nhiững sự kiện, vụ việc, hoàn cảnhi có mâu thuẫn, có vấn

đề cần được giải quyết Nghiên cứu tìnhi huống còn gọi là nghiên cứu trường hợp điểnhìnhi (case study) là một trong nhiững phương pháp giáo dục chủ động, được sử dụng

Trang 40

ngày càng phổ biến, nhiằm khắc phục tìnhi trạng thực tế là trong quá trìnhi giáo dục,học sinhi không được tự ra các quyết địnhi; nên khi ra thực tiễn sẽ lúng túng, thiếu suynghĩ, cân nhiắc, không đề ra được quyết địnhi hợp lý khi thực hiện nhiiệm vụ theo chứctrách đảm nhiiệm

- Phương pháp nghiên cứu tìnhi huống thường xuất phát từ một câuchuyện được viết ra nhiằm tạo ra tìnhi huống “thật” để minhi chứng cho một hoặc mộtloạt vấn đề Đôi khi có thể nghiên cứu tìnhi huống trên một đoạn video, hay một băngcát xét, hoặc dưới dạng hìnhi vẽ

- Cách tiến hànhi:

+ Chọn tìnhi huống (có thể một hoặc nhiiều tìnhi huống)

+ Chia nhióm (mỗi nhióm một tìnhi huống càng tốt)

+ Đọc (xem, nghe) tìnhi huống

+ Suy nghĩ về tìnhi huống đó (đưa ra một vài câu hỏi)

+ Cả nhióm thảo luận và thống nhiất ý kiến

+ Trìnhi bày ý kiến của nhióm

+ Ý kiến của các nhióm về nhiững vấn đề đặt ra

+ Giáo viên kết luận

i Ngoài ra, trong quá trìnhi giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhi dục chohọc sinhi trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, giáo viên có thể sử dụngmột số phương pháp khác nhiư: Phương pháp trò chơi, phương pháp phát hiện và giảiquyết vấn đề, phương pháp thuyết trìnhi, phương pháp diễn kịch,…

1.3.4.2 Hình thức giáo dục

Trong quá trìnhi giáo dục thì giáo dục phòng ngừa nạn xâm hại tìnhi dục trẻ emcũng là một hoạt động nằm trong quá trìnhi giáo dục tổng thể, nó được tiến hànhithông qua nhiững hìnhi thức tổ chức sau:

môn khoa học xã hội và nhiân văn nhiư: Văn học, Lịch sử, Giáo dục công dân,…

Nhiững kiến thức các bộ môn khoa học này có liên quan đến nhiận thức nhiững chuẩn

Ngày đăng: 28/07/2022, 21:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w