MỤC TIÊU MÔN HỌC Môn học này sẽ giúp bạn: Hiểu biết về các vấn đề kinh tế vĩ mô được nhắc đến hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng, như: GDP, lạm phát, thất nghiệp, cá
Trang 1GIÁO TRÌNH
KINH TẾ VĨ MÔ
TS TRẦN NGUYỄN NGỌC ANH THƯ
Trang 2GIỚI THIỆU
1 MÔN HỌC NÀY CẦN THIẾT CHO AI?
Là một bộ phận của kinh tế học, là cơ sở lý luận của kinh tế thị trường, môn kinh tế học vĩ mô cần thiết cho:
Sinh viên thuộc khối ngành kinh tế
Sinh viên nghiên cứu lĩnh vực quản trị ở các ngành kỹ thuật, y tế, giáo dục,
…
Ngoài ra, các nhà quản lý cũng cần hiểu biết về môn học này
Môn học này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng thể về kinh tế vĩ mô, hiểu biết
về các vấn đề vĩ mô như GDP, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại… Ngoài ra, môn học cũng giới thiệu các công cụ mà chính phủ
sử dụng để điều tiết kinh tế vĩ mô trong kinh tế thị trường và tác động của những chính sách này để từ đó các nhà quản trị có thể dự báo kinh tế, làm cơ sở để đưa
ra các quyết sách kinh tế
2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC
Số đơn vị học trình dành cho môn học: 4 đơn vị học trình (tương đương 60 tiết)
Số buổi phát hình, phát thanh: 14 buổi
Điều kiện tiền đề: Để nghiên cứu môn học này, các bạn không nhất thiết phải có những kỹ năng mang tính bắt buộc, chỉ cần có sự yêu thích kiến thức và
nỗ lực bản thân
Nội dung môn học: 9 chương, chia ra làm 3 phần
Phần 1: Những khái niệm nhập môn của kinh tế học vĩ mô và cơ sở hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô Phần này bao gồm 3 chương: chương 1, chương 2 và chương 3
Phần 2: Các công cụ kinh tế vĩ mô Là các chính sách kinh tế vĩ mô, bao gồm: chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách hạn chế lạm phát,
Trang 3chính sách giải quyết thất nghiệp Nội dung này được trình bày trong 5 chương: chương 4, chương 5, chương 6, chương 7 và chương 8
Phần 3: Nghiên cứu kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở Nội dung của phần này được trình bày trong chương 9 Chính sách ngoại thương, tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại, cán cân thanh toán, tác động của các chính sách vĩ
mô sẽ là nội dung nghiên cứu của phần này
3 MỤC TIÊU MÔN HỌC
Môn học này sẽ giúp bạn:
Hiểu biết về các vấn đề kinh tế vĩ mô được nhắc đến hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng, như: GDP, lạm phát, thất nghiệp, cán cân thương mại, cán cân thanh toán…
Biết các tiêu chí để đo lường nhanh một nền kinh tế, là cơ sở để chính phủ hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô và các doanh nghiệp đề ra các quyết sách kinh tế
Đánh giá ảnh hưởng của các thông tin kinh tế vĩ mô đối với nền kinh tế để kịp thời có đối sách cho doanh nghiệp
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
4.1 BẠN NÊN HỌC Ở ĐÂU?
Bạn có thể học ở bất cứ nơi nào Nhưng để việc học đạt kết quả tốt, bạn cần thật tập trung khi học, tránh những tác động của môi trường xung quanh
4.2 BẠN NÊN HỌC KHI NÀO?
Bạn có thể có thời gian thích hợp riêng để nghiên cứu môn học này Nhưng bạn nên có kế hoạch để nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định Đừng học dồn một lúc, mà nên có kế hoạch học đều đặn, như vậy kết quả sẽ tốt hơn Ví
Trang 4Để việc nghiên cứu môn Kinh tế vĩ mô đạt kết quả tốt, các bạn nên:
Trước hết, đọc nội dung tóm tắt lý thuyết của chương đang nghiên cứu để nắm bắt mục tiêu và các nội dung chính của chương
Sau đó, đọc lại nội dung của chương này trong giáo trình chính và các tài liệu tham khảo khác (nếu có)
Ví dụ: nếu bạn đang nghiên cứu chương 2: Cách xác định sản lượng quốc gia, thì trước tiên, bạn cần đọc nội dung của chương 2 ở cuốn Kinh Tế Vĩ
Mô – Tóm tắt Lý thuyết và câu hỏi để nắm bắt mục tiêu và ý chính của chương Sau đó, bạn đọc lại toàn bộ nội dung của chương 2 trong giáo trình Kinh Tế Vĩ Mô
Cuối cùng, bạn hãy làm những câu hỏi và bài tập, trắc nghiệm ở cuối mỗi chương, cuối mỗi phần để tự kiểm tra sự hiểu biết của mình Hãy lưu ý rằng
có phần đáp án ở cuối cuốn giáo trình chính để bạn có thể tự đánh giá những
nỗ lực của bản thân
Một số lưu ý khác:
Bạn nên đọc sách theo thứ tự đã được trình bày, vì nội dung giáo trình đã được trình bày theo kết cấu chặt chẽ, lôgíc Chương trước là tiền đề để hiểu chương sau
Khi đọc, các bạn nên tự tóm tắt lại trên giấy A4, hoặc vở, hoặc sổ tay… để
dễ nhớ Đừng đọc như đọc tiểu thuyết hay đọc báo, tức đọc mà không ghi chú lại, vì như thế bạn sẽ dễ quên
Khi làm bài tập hoặc câu hỏi, bạn nên ghi chú cách giải ra giấy, hoặc vở, để
tự kiểm tra hoặc thảo luận với các bạn đồng nghiệp Điều này sẽ giúp bạn học rất nhanh và nhớ lâu
Nên tìm người cùng học để bạn duy trì tinh thần học tập cho đến hết môn học
4.4 AI CÓ THỂ GIÚP BẠN HỌC?
Rất nhiều người!
Chính bản thân bạn Khi gặp những vấn đề khó hiểu, hãy cố gắng đọc lại nhiều lần Nếu vẫn chưa hiểu, hãy thư giãn, rồi đọc lại Đừng bỏ cuộc!
Trang 5 Người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp Hãy trao đổi với mọi người
về những vấn đề bạn đang khó khăn khi tìm hiểu Bạn luôn có thể thu được những gợi ý, hoặc kinh nghiệm rất tốt
Ban giảng huấn của Chương trình đào tạo từ xa của Trường Đại học Dân lập Bình Dương Bằng email, hoặc điện thoại, hoặc fax (Bạn có thể tìm thấy địa chỉ liên lạc với trường ở trang bìa cuốn sách)
5 TÀI LIỆU THAM KHẢO MÔN HỌC
Để nghiên cứu môn học này, bạn cần có:
Giáo trình chính của môn học là sách KINH TẾ VĨ MÔ do TS Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Ths Phan Nữ Thanh Thủy biên soạn
Sách Kinh Tế Vĩ Mô – Tóm tắt Lý thuyết và Câu hỏi, tức cuốn sách này
Băng cassette, băng video hoặc đĩa VCD, đĩa CD thu hình, thu thanh các buổi phát sóng của chương trình về môn học này
Tất cả những tài liệu này bạn có thể tìm thấy ở Chương trình đào tạo từ xa của Trường Đại học Dân Lập Bình Dương
Ngoài các tài liệu tham khảo chính kể trên, bạn cũng có thể nghiên cứu các sách viết về Kinh Tế Vĩ Mô do các giảng viên khác biên soạn, hoặc ở một số địa chỉ trên mạng Internet
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
Trang 6CHƯƠNG 1
NHẬP MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
Mục tiêu của chương:
Hiểu biết một số khái niệm cơ bản nhất của kinh tế học
Hiểu biết một số khái niệm cơ bản nhất của kinh tế học vĩ mô
Xác định mục tiêu của kinh tế vĩ mô
Các vấn đề chính của chương:
Một số khái niệm cơ bản của kinh tế học
Sản lượng tiềm năng và định luật okun
Tổng cung – tổng cầu
Mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu chính: Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Phan Nữ Thanh Thủy, Kinh Tế Vĩ Mô, chương 1
Các tài liệu khác:
David Begg và N.D., Kinh tế học, tập hai, chương 20
Paul Samuelson, Kinh tế học, tập một, phần hai, chương 5
Dương Tấn Diệp, Kinh tế học vĩ mô, chương 1
Trần Văn Hùng và các đồng nghiệp, Kinh tế học vĩ mô – Đại cương
và nâng cao, chương 1
Nguyễn Văn Luân và các đồng nghiệp, Kinh tế học vĩ mô, chương 1…
1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1 Kinh tế học
Là một môn khoa học xã hội nhằm nghiên cứu sự lựa chọn của con người trong việc sử dụng những nguồn tài nguyên có giới hạn để sản xuất hàng hoá và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người
1.1.2 Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
Trang 7Kinh tế vi mô là một bộ phận của kinh tế học, nghiên cứu từng bộ phận hợp thành của nền kinh tế, chú trọng đến hành vi ứng xử của người tiêu dùng và nhà sản xuất trên từng loại thị trường
Kinh tế vĩ mô là một bộ phận của kinh tế học, nghiên cứu nền kinh tế như là một tổng thể thống nhất qua những chỉ tiêu như: Giá trị tổng sản lượng, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, cán cân ngoại thương, cán cân ngân sách… và quan hệ giữa chúng Từ đó, đề xuất chính sách để ổn định hoá và tăng trưởng kinh tế
1.1.3 Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
Kinh tế học thực chứng đi vào mô tả và giải thích các sự kiện xảy ra trong thực tế khách quan
Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra các kiến nghị dựa trên những đánh giá chủ quan của các nhà kinh tế học
1.2 ĐƯỜNG GIỚI HẠN VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT (Production Possibility Frontier: PPF)
Ở mỗi thời điểm, mỗi quốc gia sẽ có giới hạn nhất định về các nguồn lực sử dụng trong sản xuất (sức lao động, trình độ công nghệ, vốn, các loại tài nguyên),
do đó, có một giới hạn nhất định về khả năng sản xuất Để mô tả sự giới hạn này, người ta dùng đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)
Đường PPF biểu hiện trên đồ thị các sự lựa chọn mà xã hội có thể đạt được khi sử dụng hết một cách hợp lý các nguồn lực
Trang 81.3 BA VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ
Do nguồn lực luôn có giới hạn nên mọi tổ chức kinh tế luôn phải giải quyết
ba vấn đề cơ bản là:
Sản xuất cái gì?
Sản xuất cho ai?
Sản xuất như thế nào?
Các mô hình kinh tế khác nhau sẽ có cách giải quyết khác nhau đối với 3 vấn đề này về: Cơ chế giải quyết và thứ tự giải quyết 3 vấn đề
Mô hình kinh tế thị trường: Quan hệ cung – cầu trên thị trường giải quyết 3 vấn đề cơ bản
Mô hình kinh tế chỉ huy: Nhà nước giải quyết 3 vấn đề cơ bản
Mô hình kinh tế hỗn hợp: Quan hệ cung cầu giải quyết 3 vấn đề cơ bản, nhưng có sự điều tiết của nhà nước nhằm khắc phục những nhược điểm của kinh tế thị trường
2 SẢN LƯỢNG TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH LUẬT OKUN
2.1 SẢN LƯỢNG TIỀM NĂNG (Yp hay Qp)
2.1.1 Khái niệm
Trang 9Là mức sản lượng tối ưu mà nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng hết một cách hợp lý các nguồn lực của nền kinh tế mà không gây áp lực làm lạm phát tăng cao
Sản lượng tiềm năng còn được gọi là sản lượng toàn dụng hay sản lượng hữu nghiệp Khi nghiên cứu về sản lượng tiềm năng ta cần lưu ý:
Ở sản lượng tiềm năng vẫn còn thất nghiệp, đó là tỉ lệ thất nghiệp chuẩn hay
tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên (Natural rate of unemployment) Gọi Yp là sản lượng tiềm năng:
2.1.2 Đồ thị của Yp theo mức giá
Sản lượng tiềm năng không phụ thuộc vào mức giá mà phụ thuộc vào các nguồn lực của nền kinh tế Do đó, đồ thị của sản lượng tiềm năng theo mức giá
Trang 103.1 TỔNG CUNG (AS: Aggregate Supply)
Là giá trị của toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước
mà các doanh nghiệp muốn cung ứng tại mỗi mức giá nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định
Vì vậy, đồ thị đường tổng cung ngắn hạn có dạng dốc lên, khi vượt qua sản lượng tiềm năng độ dốc càng tăng và sau đó thì thẳng đứng
Trang 11Chúng ta gọi đây là tổng cung dài hạn vì nền kinh tế phải có thời gian đủ dài
để thực hiện quá trình điều chỉnh đồng thời này Cho nên ngắn hạn hay dài hạn trong khi xem xét tổng cung không được đánh giá bằng thời gian mà phải bằng
sự điều chỉnh kinh tế
Khi mức giá đầu ra tăng bao nhiêu lần thì giá đầu vào tăng bấy nhiêu lần, lúc đó các doanh nghiệp không còn động cơ gia tăng sản lượng vì dù có gia tăng sản lượng thì tỷ suất lợi nhuận cũng không tăng Mặt khác, doanh nghiệp còn chịu nhiều thiệt hại do sử dụng các nguồn lực quá mức, lúc đó doanh nghiệp cũng không duy trì sản lượng dưới mức tiềm năng vì như vậy, chi phí cố định trên một sản phẩm là rất lớn
3.1.3 Những yếu tố làm dịch chuyển đường cung
Giá sản phẩm
Chính sách vĩ mô
Nguồn lực sản xuất…
3.2 TỔNG CẦU (AD: Aggregate demand)
Là giá trị của toàn bộ lượng hàng hoá và dịch vụ nội địa mà hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ, người nước ngoài… muốn mua tại mỗi mức giá nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định
Quan hệ giữa tổng cầu và mức giá là quan hệ nghịch biến nghĩa là khi mức giá chung tăng lên thì giá trị hàng hoá và dịch vụ nội địa được yêu cầu giảm đi
Trang 12Để biểu thị mối quan hệ giữa tổng cầu và mức giá, người ta dùng đồ thị tổng cầu theo mức giá
Thu nhập của dân chúng
Khối lượng tiền
Trang 13Khi có các nhân tố không phải là mức giá tác động làm thay đổi AS, hoặc
AD, hoặc cả AS và AD, thì điểm cân bằng sẽ thay đổi theo Khi đó, mức giá cân bằng và sản lượng cân bằng cũng sẽ thay đổi
4 MỤC TIÊU ỔN ĐỊNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
4.1 MỤC TIÊU ỔN ĐỊNH KINH TẾ TRONG NGẮN HẠN
Hình 1.7: Các trạng thái cân bằng tổng cung – tổng cầu
Trong ngắn hạn, sự cân bằng tổng cung – tổng cầu có 3 trường hợp có thể xảy ra:
E1: cân bằng khiếm dụng hay suy thoái
E2: cân bằng toàn dụng
E3: cân bằng nhưng có lạm phát cao
Để đạt mục tiêu ổn định kinh tế, chính phủ phải dùng các chính sách kinh tế
để giữ tổng cầu ở AD2 Tại giao điểm E2, nền kinh tế đạt được trạng thái cân bằng toàn dụng (vì cung, cầu cân bằng tại sản lượng tiềm năng Yp) ở đây vẫn còn
E
Y
Trang 14một mức lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp chấp nhận được Đó là mức lạm phát 1 con
số và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
4.2 MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG DÀI HẠN
Trong dài hạn, chính phủ cần dùng các chính sách điều tiết tổng cung, đẩy tổng cung AS và sản lượng tiềm năng Yp sang phải Muốn vậy cần thực hiện các chính sách gia tăng về chất và lượng của nguồn nhân lực, trình độ công nghệ, vốn, các loại tài nguyên của quốc gia đồng thời với chính sách giảm thuế
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG1
1 Kinh tế học là gì?
2 Hãy phân biệt khái niệm kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
3 Sản lượng tiềm năng, tổng cung, tổng cầu là gì?
4 Mục tiêu của kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn và trong dài hạn là gì?
5 Có thể đạt mục tiêu kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn và trong dài hạn như thế nào?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
1 Xem giáo trình chính, chương 1, trang 7
2 Xem giáo trình chính, chương 1, trang 7 và trang 8
3 Xem giáo trình chính, chương 1:
Sản lượng tiềm năng: xem trang 10 và trang 11
Tổng cung: xem từ trang 14 đến trang 16
Tổng cầu: xem từ trang 17 đến nửa đầu trang 19
4 Xem giáo trình chính, chương 1, từ trang 19 đến nửa đầu trang 21
5 Xem giáo trình chính, chương 1:
Trong ngắn hạn: xem trang 20
Trong dài hạn: xem trang 21
Trang 15CHƯƠNG 2
ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA
Mục tiêu của chương:
Hiểu được ý nghĩa của chỉ tiêu sản lượng quốc gia đối với nền kinh tế
Tìm hiểu cách tính sản lượng quốc gia và các chỉ tiêu liên quan
Các vấn đề chính của chương:
Khái niệm về GDP và GNP
Tính toán GDP
GDP, GNP và các chỉ tiêu có liên quan
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu chính: Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Phan Nữ Thanh Thủy, Kinh Tế Vĩ Mô, chương 2
Các tài liệu khác:
David Begg và N.D, Kinh tế học, tập hai, chương 21
Paul Samuelson, Kinh tế học, tập một, phần hai, 6
Dương Tấn Diệp, Kinh tế học vĩ mô, chương 2
Trần Văn Hùng và các đồng nghiệp, Kinh tế học vĩ mô – Đại cương
và nâng cao, chương 2
Nguyễn Văn Luân và các đồng nghiệp, Kinh tế học vĩ mô, chương 2
1 KHÁI NIỆM VỀ GDP VÀ GNP
1.1 KHÁI NIỆM
Tổng sản phẩm quốc nội viết tắt là GDP (Gross Domestic Product) là giá trị của toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên lãnh thổ một nền kinh tế tính trong một thời kỳ (thường là 1 năm)
Tổng sản phẩm quốc dân viết tắt là GNP (Gross Nationnal Product) là giá trị của toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra được tính trong một thời kỳ (thường là một năm)
Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng là những hàng hóa và dịch vụ mà người sử dụng cuối cùng mua bao gồm hàng tiêu dùng và dịch vụ mà các hộ gia đình mua,
Trang 16hàng xuất khẩu và các tư liệu lao động như máy móc, thiết bị mà các doanh nghiệp mua về
Hàng hóa và dịch vụ trung gian là những hàng hóa và dịch vụ dùng làm đầu vào cho quá trình sản xuất ra hàng hóa khác và được sử dụng hết một lần trong quá trình đó bao gồm: nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng, bán thành phẩm… Và các dịch vụ mua ngoài như vận tải, bưu điện, ngân hàng dùng vào sản xuất Trong GDP và GNP chỉ tính giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng không tính giá trị hàng hóa và dịch vụ trung gian để tránh hiện tượng tính trùng 1.2 MỐI LIÊN HỆ GIỮA GDP VÀ GNP
GDP là giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng tạo ra trên lãnh thổ một nước, không kể quốc tịch nào Nên trong GDP bao gồm:
Giá trị do công dân một nước tạo ra trên lãnh thổ gọi tắt là (A)
Giá trị do công dân nước khác tạo ra trên lãnh thổ gọi tắt là (B) Phần này còn gọi là thu nhập do nhập khẩu các yếu tố sản xuất từ nước ngoài
Vậy GDP = A + B (1)
GNP là giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra không kể họ đang ở đâu, nên trong GNP cũng bao gồm:
Giá trị do công dân một nước tạo ra trên lãnh thổ (A)
Giá trị do công dân một nước tạo ra trên lãnh thổ nước khác, gọi tắt là (C) Phần này còn được gọi là thu nhập do xuất khẩu các yếu tố sản xuất ra nước ngoài
Vậy GNP = A + C (2)
Từ (1) và (2) ta có:
GNP = GDP + (C - B) Hay
GNP = GDP + Thu nhập do xuất khẩu các yếu tố sản xuất – Thu nhập do nhập khẩu các yếu tố sản xuất
Vậy: GNP = GDP + NIA
Trang 17D GDPn
Với NIA (Net Income Abroad): Thu nhập ròng từ nước ngoài, là hiệu số của thu nhập do xuất khẩu yếu tố sản xuất và thu nhập do nhập khẩu yếu tố sản xuất
2 TÍNH TOÁN GDP
2.1 GIÁ ĐỂ TÍNH GDP
Giá hiện hành: Là loại giá hiện đang lưu hành ở mỗi thời điểm Tính GDP theo giá hiện hành ta được chỉ tiêu GDP danh nghĩa (Nominal GDP) Như vậy, sự gia tăng của GDP danh nghĩa qua các năm có thể do lạm phát gây nên
Giá cố định: Là giá hiện hành của năm gốc Đó là năm có nền kinh tế tương đối ổn định nhất Giá của năm đó là giá gốc để ban hành bảng giá cố định Tính GDP theo giá cố định ta được chỉ tiêu GDP thực tế (Real GDP) Trong thực tế, người ta tính GDP thực tế bằng cách:
Chi phí cho yếu tố sản xuất hay giá yếu tố sản xuất (fc-factor cost): Là chi phí của các yếu tố sản xuất đã sử dụng để tạo ra sản phẩm, dịch vụ
Như vậy, giá thị trường và giá yếu tố sản xuất phản ánh cơ cấu của giá và chúng chênh lệch nhau bởi bộ phận thuế gián thu
Trang 18Trong các loại giá trên để tính GDP, đầu tiên các nhà kinh tế tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường, sau đó tính GDP theo các loại giá khác thông qua mối liên hệ của chúng
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP DANH NGHĨA THEO GIÁ THỊ TRƯỜNG
2.2.1 Phương pháp sản xuất
Tập hợp tổng giá trị gia tăng tạo ra trên lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ
GDP = VAi Với V.Ai (V.A - Value Added) giá trị gia tăng của doanh nghiệp i
V.Ai = giá trị sản xuất của doanh nghiệp i - chi phí trung gian của doanh nghiệp i
Giá trị sản xuất của doanh nghiệp là giá trị của toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất đuợc trong năm (ký hiệu là GO: Gross Outputs)
Chi phí trung gian: là chi phí cho hàng hoá và dịch vụ trung gian
2.2.2 Phương pháp chi tiêu
Tập hợp tổng chi tiêu xã hội để mua hàng hóa và dịch vụ tạo ra trên lãnh thổ gồm:
Chi tiêu trong nước để mua hàng nội địa: C + I + G – M
Chi tiêu nước ngoài để mua hàng nội địa: X
Vậy: GDP = C + I + G + X - M
2.2.3 Phương pháp thu nhập
Tập hợp tổng thu nhập phát sinh trên lãnh thổ bao gồm: tiền lương, tiền lãi, tiền thuê và lợi nhuận Tuy nhiên, đây chỉ là GDP theo chi phí cho yếu tố sản xuất, nó sẽ không đồng nhất với 2 cách tính trên Vì vậy, cần điều chỉnh bằng cách cộng thêm vào GDP theo chi phí yếu tố sản xuất các khoản:
Thuế gián thu (Ti)
Trang 19 Khấu hao (De – Depreciation) là giá trị tài sản cố định đã hao mòn trong sử dụng…
Vậy: GDP = w + i + r + Pr + Ti + De
Trong đó, bốn dòng thu nhập w, r, i, Pr đều chứa cả thuế trực thu Phần lợi nhuận Pr bao gồm: lợi nhuận nộp ngân sách (dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp), lợi nhuận không chia (để lập quỹ cho doanh nghiệp như quỹ tái đầu tư, quỹ phúc lợi, khen thưởng ) cuối cùng là phần lợi nhuận chia cho chủ doanh nghiệp và cổ đông
2.3 HẠN CHẾ CỦA VIỆC TÍNH TOÁN GDP
Tính GDP theo 3 công thức trên trong thực tế thường không cho ra một đáp
số vì số liệu thu được không chính xác Vì vậy, các nhà thống kê sau khi tính sẽ tiến hành điều chỉnh, lựa chọn con số hợp lý duy nhất
GDP không phản ảnh đầy đủ giá trị các hoạt động trong nền kinh tế Như hoạt động: “kinh tế ngầm”, phi thương mại
GDP không phải là một chỉ tiêu hoàn hảo để đo lường phúc lợi kinh tế…
3 CÁC CHỈ TIÊU KHÁC
3.1 GDP VÀ CÁC CHỈ TIÊU LIÊN HỆ
GDP danh nghĩa theo giá yếu tố sản xuất:
GDP fc = GDPmp - Ti
GDPfc: GDP danh nghĩa theo giá yếu tố sản xuất
GDPmp: GDP danh nghĩa theo giá thị trường
Ti: Thuế gián thu
Sản phẩm quốc nội ròng (NDP: Net domestic Product)
NDPmp = GDP mp – De
NDP mp: Sản phẩm quốc nội ròng tính theo giá thị trường
NDPfc = GDP fc – De
Trang 20 NDP fc: Sản phẩm quốc nội ròng tính theo giá yếu tố sản xuất
3.2 GNP VÀ CÁC CHỈ TIÊU LIÊN HỆ
GNP
GNP mp = GDP mp + NIA GNPmp: GNP danh nghĩa theo giá thị trường
GNP fc = GDP fc + NIA GNPfc: GNP danh nghĩa theo giá yếu tố sản xuất
Sản phẩm quốc dân ròng (NNP: Net National Product)
NNP mp = GNP mp - De NNPmp: Sản phẩm quốc dân ròng tính theo giá thị trường
NNP fc = GNP fc - De NNPfc: sản phẩm quốc dân ròng theo giá yếu tố sản xuất
Thu nhập quốc dân (NI: National Income)
Quỹ an sinh xã hội (Quỹ ASXH): như quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…
Thu nhập khả dụng (Yd):
Trang 21Yd = PI - Td
Td: Thuế trực thu (đối với cá nhân)
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
1 Tại sao phải tính GDP và GNP?
2 Xem giáo trình chính, chương 2, trang 27+ 28 và trang 34 + 35
3 Xem giáo trình chính, chương 2, từ trang 27 đến trang 29
4 Xem giáo trình chính, chương 2, từ cuối trang 28 đến trang 29
5 Xem giáo trình chính, chương 2, trang 30 và trang 31
6 Xem giáo trình chính, chương 2, từ cuối trang 35 đến đầu trang 37
7 Xem giáo trình chính, chương 2, giữa trang 37
8 Xem giáo trình chính, chương 2, trang 37 và trang 38
Trang 22CHƯƠNG III
XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG QUỐC GIA
Mục tiêu của chương:
Hiểu được ý nghĩa của chỉ tiêu sản lượng cân bằng quốc gia đối với việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô
Biết cách tính sản lượng cân bằng quốc gia
Các vấn đề chính của chương:
Xác định tổng cầu ad
Xác định sản lượng cân bằng quốc gia
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu chính: Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Phan Nữ Thanh Thủy, Kinh Tế Vĩ Mô, chương 3
Các tài liệu khác:
David Begg và N.D., Kinh tế học, tập hai, chương 22
Paul Samuelson, Kinh tế học, tập một, phần hai, 7 và 8
Dương Tấn Diệp, Kinh tế học vĩ mô, chương 3 và chương 4
Trần Văn Hùng và các đồng nghiệp, Kinh tế học vĩ mô – Đại cương
và nâng cao, chương 3 và chương 4…
Sản lượng cân bằng quốc gia là sản lượng quốc gia tại đó thỏa điều kiện:
AS = AD Hay:
Tổng thu nhập = Tổng chi tiêu Khi sản lượng thực tế, tức GDP, khác với sản lượng cân bằng, sản lượng thực tế có xu hướng quay trở về mức sản lượng cân bằng theo quy luật điều tiết của thị trường Do đó, để xác định các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm ổn định hoá nền kinh tế, các nhà kinh tế cần xác định sản lượng cân bằng quốc gia
1 XÁC ĐỊNH AD
AD = C + I + G + X - M 1.1 CƠ CẤU CỦA AD
Trang 23AD = C + I + G + X - M
AD = C + I + G + NX (Với NX = X – M) Tổng cầu AD gồm 4 thành phần, ta sẽ lần lượt tìm hiểu sau đây
1.1.1 Chi tiêu tiêu dùng của các hộ gia đình C
a Khái niệm
Chi tiêu tiêu dùng C của các hộ gia đình là lượng chi tiêu của các hộ gia đình để mua sắm những tư liệu sinh hoạt hằng ngày của hộ gia đình trong giới hạn của thu nhập khả dụng (Yd) có được
Khi nền kinh tế có chính phủ can thiệp:
Yd = Y – Tx + Tr Với: Y là thu nhập quốc gia hay sản lượng quốc gia
Tx là thuế, Tx = Ti + Td
Tr là chi chuyển nhượng
Hay
Yd = Y – T Với T = Tx – Tr T là thuế ròng, là phần còn lại của thuế sau khi chính phủ
đã chi chuyển nhượng
Khi chính phủ không can thiệp vào luồng chu chuyển kinh tế:
Yd = Y Các hộ gia đình sẽ dùng thu nhập khả dụng để tiêu dùng và tiết kiệm:
Trang 24 C0: Là chi tiêu tự định của các hộ gia đình Là lượng chi tiêu tối thiểu của các hộ gia đình cho những tư liệu sinh hoạt thiết yếu, trong trường hợp thu nhập khả dụng bằng 0 Vậy C0 > 0, vì khi thu nhập bằng 0, mọi người vẫn phải ăn
Cm (còn được ký hiệu là MPC): là khuynh hướng tiêu dùng biên của hộ gia đình Là đại lượng phản ảnh lượng thay đổi của chi tiêu tiêu dùng của các hộ gia đình khi thu nhập khả dụng thay đổi 1 đơn vị, 0 < Cm < 1, Cm = C /Yd
S0 là nhu cầu tiết kiệm tự định của các hộ gia đình, S0 = - C0
Sm (MPS) là khuynh hướng tiết kiệm biên, là đại lượng phản ảnh lượng thay đổi của tiết kiệm khi thu nhập khả dụng thay đổi 1 đơn vị, Sm = 1 -
Trang 25Hàm đầu tư theo sản lượng quốc gia Y: Khi sản lượng tăng, chi tiêu đầu tư
tư nhân sẽ tăng Nên hàm đầu tư theo sản lượng quốc gia là:
I = f(Y+) I = I0 + ImY
I0 là chi tiêu đầu tư tự định
Im là khuynh hướng đầu tư biên, là đại lượng phản ảnh lượng thay đổi của chi tiêu đầu tư khi sản lượng quốc gia thay đổi 1 đơn vị, 0< Im<1, Im =
I/Y
Hàm đầu tư theo lãi suất i: Khi lãi suất tăng, doanh nghiệp giảm đầu tư Nên hàm đầu tư theo lãi suất có dạng:
I = f(i-) I = I0 + Imi i
I0 là chi tiêu đầu tư tự định
Imi là khuynh hướng đầu tư biên (theo lãi suất), là đại lượng phản ảnh lượng thay đổi của chi tiêu đầu tư khi lãi suất thay đổi 1 đơn vị Ta có: Imi < 0
Hình 3.2: Hàm đầu tư Hình 3.3: Hàm đầu tư
1.1.3 Chi tiêu của Chính phủ cho hàng hoá và dịch vụ G
Trang 26a Khái niệm:
Là lượng chi tiêu của Chính phủ để: chi tiêu dùng thường xuyên và chi đầu
tư của Chính phủ Vậy, ta có:
G = Cg + Ig Trong cơ cấu chi tiêu của Chính phủ, cần thiết phải giảm chi tiêu dùng thường xuyên Nhưng đối với chi đầu tư của Chính phủ thì cần thiết phải gia tăng Đây cũng là biện pháp để khắc phục những nhược điểm vốn có của kinh tế thị trường
Bên cạnh đó, các nhà kinh tế học ở các nước đang phát triển còn cho rằng, khi tăng chi tiêu Chính phủ, Chính phủ cần ưu tiên chi mua hàng hoá và dịch vụ nội địa
b Hàm chi tiêu của Chính phủ
Hàm chi tiêu của Chính phủ có dạng: G
G = G0
Hình 3.4: Hàm chi tiêu của Chính phủ
Để thực hiện các khoản chi tiêu, chính phủ sử dụng thuế ròng T
c Nguồn thu của chi tiêu Chính phủ: Thuế ròng T
Nhắc lại, ta đã có:
T = Tx – Tr Thuế ròng T đồng biến với sản lượng quốc gia Vì khi sản lượng quốc gia tăng, lượng thuế mà Chính phủ thu được cũng sẽ gia tăng Trong khi đó, các khoản chi chuyển nhượng của Chính phủ hầu như không phụ thuộc vào sản lượng quốc gia mà phần lớn dựa vào quyết định chủ quan của Chính phủ tùy thuộc từng giai đoạn kinh tế – chính trị – xã hội
Nên, hàm thuế ròng T theo Y có dạng:
T = T0 + TmY
T0 là thuế ròng tự định
G = Go
Trang 27 Tm là thuế ròng biên, là đại lượng phản ảnh lượng thay đổi của thuế ròng khi sản lượng quốc gia thay đổi 1 đơn vị (0 < Tm < 1)
Nhập khẩu M là lượng chi tiêu của người trong nước (như: hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) để mua hàng hoá và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài
M0 là nhu cầu nhập khẩu tự định
Mm là khuynh hướng nhập khẩu biên, là đại lượng phản ảnh lượng thay đổi của nhập khẩu khi sản lượng quốc gia thay đổi 1 đơn vị, 0 < Mm < 1,
Mm = M / Y.
T= To +
Trang 28AD
Hình 3.8: Tổng cầu AD và sản lượng quốc gia
Trang 292 XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG QUỐC GIA
2.1 XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG QUỐC GIA THEO PHƯƠNG PHÁP ĐẠI SỐ
Nếu giả định rằng các doanh nghiệp không dự trữ hàng tồn kho thì thị trường hàng hoá và dịch vụ sẽ cân bằng khi:
AS =AD Mà: AS = Y; và AD = C + I + G + X – M
2.2 XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG QUỐC GIA THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỒ THỊ
AD
Đường 450
E
C + I + G + X – M
Trang 30Hình 3.9: Sản lượng cân bằng xét theo điều kiện cân bằng
2.3 XÁC ĐỊNH LẠI SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG KHI TỔNG CẦU AD THAY ĐỔI
2.3.1 Sự thay đổi của tổng cầu
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tổng cầu, làm cho chi tiêu tự định
AD0 thay đổi Chẳng hạn như:
Lãi suất giảm sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp gia tăng đầu tư
Nền kinh tế tăng trưởng liên tục và ổn định sẽ dẫn đến những dự đoán lạc quan về tương lai làm tiêu dùng gia tăng mạnh
Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ trong khu vực có thể sẽ làm các doanh nghiệp giảm đầu tư, dân chúng giảm tiêu dùng
Tổ chức Seagames sẽ làm gia tăng tiêu dùng của dân chúng và khách nước ngoài…
Khi chi tiêu tự định thay đổi sẽ làm thay đổi tổng cầu và dẫn đến sự thay đổi của sản lượng cân bằng
Vấn đề đặt ra là khi đó sản lượng cân bằng sẽ thay đổi bao nhiêu?
Đường 450
AD2 = C + I2 + G + X – M
AD1 = C + I1 + G + X – M
AD0
Y?
Hình 3.10: Sự thay đổi trong chi tiêu tự định
2.3.2 Số nhân tổng cầu (hay số nhân chi tiêu tự định) k
Trang 31Khái niệm: Số nhân k là hệ số phản ảnh lượng thay đổi của sản lượng cân bằng quốc gia (Y) khi tổng cầu thay đổi trong phần chi tiêu tự định 1 lượng
AD0 bằng 1 đơn vị
k = Y/ AD0 Y = kAD0
Vì giả sử, khi các nhân tố khác trong cơ cấu của tổng cầu không thay đổi, chỉ có tiêu dùng thay đổi một lượng là C, thì khi đó, tổng cầu sẽ thay đổi trong phần chi tiêu tự định một lượng đúng bằng C:
AD0 = C Tương tự, khi I, G, X thay đổi, ta có:
AD0 = I
AD0 = G
AD0 = X Nhưng khi nhập khẩu thay đổi, ta có: AD0 = - M
Công thức tính k: Các nhà kinh tế đã tính được:
k = 1/ (1 – ADm)
Vì 0 < ADm < 1 nên 1 > (1 – ADm) Do đó, k > 1
Khi I AD Y Yd C AD Y
Nhưng cần lưu ý rằng số nhân chỉ luôn lớn hơn 1 trong những điều kiện nhất định như: mức giá, lãi suất và tỷ giá hối đoái không đổi
Như vậy, ta có thể thấy rằng, do k > 1, nên nếu tổng cầu thay đổi trong chi tiêu tự định một lượng là AD0 thì sản lượng sẽ thay đổi một lượng Y lớn hơn
k lần, xét về trị tuyệt đối
Nghịch lý của tiết kiệm: Từ sự nghiên cứu những thay đổi của chi tiêu tự định dẫn đến sự thay đổi của tổng cầu và sản lượng cân bằng ta có thể hiểu biết
về nghịch lý của tiết kiệm
Hầu hết mọi người đều lớn lên với những câu chuyện ngụ ngôn “Ve và kiến” Những người chi tiêu hết thu nhập của mình thường bị phê phán, và hứa
Trang 32hẹn một tương lai nghèo đói Ngược lại, những người biết tiết kiệm hứa hẹn một cuộc sống đầy đủ trong tương lai
Tuy nhiên, nếu giả thiết với một mức thu nhập không đổi, nếu người tiêu dùng quyết định sẽ tiết kiệm nhiều hơn, điều đó cũng có nghĩa là họ sẽ giảm bớt tiêu dùng, làm giảm tổng cầu, nên sản lượng sẽ giảm, thu nhập giảm Như vậy, người ta tiết kiệm vì mong muốn làm tăng thu nhập, nhưng kết quả là tăng tiết kiệm sẽ làm giảm thu nhập Kết quả đáng ngạc nhiên này chính là nghịch lý của tiết kiệm
Nhưng không phải lúc nào cũng tồn tại nghịch lý này Vì nếu lượng tiết kiệm tăng thêm của dân chúng lại được đưa vào đầu tư với một lượng tương đương thì sẽ không làm giảm tổng cầu, không làm giảm sản lượng Hoặc khi dân chúng gia tăng tiết kiệm để mua trái phiếu đầu tư của chính phủ thì cũng sẽ không xảy ra nghịch lý vì lượng tiết kiệm của dân chúng sẽ được chính phủ chi tiêu đầu tư
Do đó, các nhà làm kinh tế cảnh báo: Các chính sách khuyến khích tiết kiệm
có thể làm cho thu nhập cao hơn trong trung hạn và dài hạn, nhưng có thể dẫn tới một cuộc suy thoái trong ngắn hạn
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3
2 Chi tiêu đầu tư của chính phủ là gì? Chi tiêu đầu tư tư nhân là gì?
3 Chi tiêu của chính phủ cho hàng hoá và dịch vụ và chi chuyển nhượng của chính phủ khác nhau như thế nào?
4 Vì sao số nhân tổng cầu k > 1 Khi nào k có thể nhỏ hơn 1?
Trang 335 Nghịch lý của tiết kiệm là gì? Trường hợp nào thì không còn nghịch lý của tiết kiệm?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
1 Xem giáo trình chính, chương 3:
0,8 trong hàm C: Cuối trang 48 và đầu trang 49, hàm C
0,2 trong hàm I: Trang 53, hàm đầu tư I theo biến số sản lượng
0,1 trong hàm T: Trang 56, hàm thuế ròng T theo Y
0,23 trong hàm M: Trang 59, hàm nhập khẩu M theo Y
Xem giáo trình chính, chương 3, trang 59 và trang 60
Xem giáo trình chính, chương 3:
Tính YE theo phương pháp đại số: trang 61 và ví dụ ở cuối trang 62, đầu trang 63
Tính YE theo phương pháp đồ thị: đồ thị trang 63
Xem giáo trình chính, chương 3, trang 65 đến trang 68
2 Xem giáo trình chính, chương 3, trang 55 (khái niệm G) và trang 52 (khái niệm I)
3 Xem giáo trình chính: chương 3, trang 55 (khái niệm G) và chương 2 , trang
33 (chi trợ cấp)
4 Xem giáo trình chính, chương 3, trang 68, từ “Vì 0 <… hối đoái không đổi”
5 Xem giáo trình chính, chương 3, trang 67
Trang 34CHƯƠNG IV
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Mục tiêu của chương:
Tìm hiểu chính sách tài khoá mà chính phủ sử dụng để điều tiết kinh tế
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu chính: Trần Ng Ngọc Anh Thư và Phan Nữ Thanh Thủy, Kinh Tế
Vĩ Mô, chương 4
Các tài liệu khác:
David Begg và N.D., Kinh tế học, tập hai, chương 22
Paul Samuelson, Kinh tế học, tập một, phần hai, 9
Dương Tấn Diệp, Kinh tế học vĩ mô, chương 4
Trần Văn Hùng và các đồng nghiệp, Kinh tế học vĩ mô – Đại cương
và nâng cao, chương5,
…
Sau khi xác định được sản lượng thực (GDP hay Yt) và sản lượng cân bằng (YE), chúng ta có thể tìm hiểu về các chính kinh tế vĩ mô, bắt đầu là chính sách tài khoá
1 NGÂN SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
Khái niệm: Ngân sách chính phủ là một bảng liệt kê một cách hệ thống các khoản chi tiêu của chính phủ và nguồn thu để thực hiện các khoản chi đó Thâm hụt ngân sách chính phủ B (Budget deficit): Thâm hụt ngân sách chính phủ là phần chênh lệch giữa chi tiêu ngân sách và nguồn thu ngân sách của chính phủ Vậy:
B = G - T
Trang 35Thâm hụt ngân sách chính phủ có 3 trường hợp có thể xảy ra:
Khi B > 0 có nghĩa là G > T bội chi ngân sách
Khi B = 0 có nghĩa là G = T cân bằng ngân sách
Khi B > 0 có nghĩa là G < T bội thu ngân sách
2 NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ VÀ TỔNG CẦU
Chính phủ có thể thay đổi thâm hụt ngân sách:
Nếu chính phủ muốn tăng thâm hụt ngân sách thì có thể thực hiện bằng cách: hoặc tăng chi tiêu ngân sách G, hoặc giảm thuế ròng T, hoặc áp dụng đồng thời cả hai
Ngược lại, nếu chính phủ muốn giảm thâm hụt ngân sách thì có thể thực hiện bằng cách: hoặc giảm chi tiêu ngân sách G, hoặc tăng thuế ròng T, hoặc
áp dụng đồng thời cả hai
Khi chính phủ thay đổi thâm hụt ngân sách có thể lựa chọn một trong ba biện pháp, ta sẽ lần lượt xét tác động của từng biện pháp đối với tổng cầu và đối với sản lượng
2.1 TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CHÍNH PHỦ
2.1.1 Định tính
Nếu chính phủ chỉ tăng chi tiêu của chính phủ, giữ nguyên không đổi nguồn thu ngân sách T thì ta dễ dàng thấy rằng khi đó, tổng cầu AD sẽ gia tăng, làm gia tăng sản lượng cân bằng và ngược lại Có thể tóm tắt như sau:
G –> AD –> Y
G –> AD –>Y
2.1.2 Định lượng qua số nhân của chi tiêu chính phủ kG:
Khái niệm: Số nhân của chi tiêu chính phủ kG là hệ số phản ảnh lượng thay đổi của sản lượng quốc gia (Y) khi chính phủ thay đổi chi tiêu chính phủ một lượng G bằng 1 đơn vị
Tương tự số nhân chi tiêu tự định đã nghiên cứu ở chương 3 ta có:
Trang 36b Định lượng cho tác động của thuế Tx:
Tương tự, ta có: Số nhân của thuế là hệ số phản ảnh lượng thay đổi của sản lượng khi chính phủ thay đổi thuế 1 đơn vị
Y = kTx Tx
2.2.2 Tác động của chi chuyển nhượng chính phủ Tr
Định tính: Tương tự như khi xét tác động của thuế, ta dễ dàng xác định:
Trang 37 Tr (Tx = const) –> T Yd C AD –> Y
Tr (Tx = const) –> T Yd C –> AD –> Y
Định lượng cho tác động của chi chuyển nhượng: Tương tự, ta sử dụng số nhân của chi chuyển nhượng kTr, ta có:
Y = kTr Tr
kTr = kCm 2.3 TÁC ĐỘNG ĐỒNG THỜI CỦA CHI TIÊU CHÍNH PHỦ VÀ THUẾ RÒNG
Khi chính phủ tác động đồng thời vào chi tiêu chính phủ và thuế thì số nhân biến động ngân sách sẽ là tổng của cả hai số nhân
kB = kG + kTx
kB = k – kCm
kB = k (1 – Cm)
Vì 0 < Cm < 1, nên số nhân biến động ngân sách có miền giới hạn: 0 < kB <
1 Điều này cho thấy, nếu chính phủ gia tăng chi tiêu chính phủ và gia tăng thuế với cùng một lượng như nhau thì hệ quả là tổng chi tiêu sẽ gia tăng, tức tổng cầu tăng, sản lượng do đó sẽ tăng
Tương tự, ta có thể xác định số nhân của các thành phần khác của tổng cầu:
Số nhân của các thành phần của tổng cầu: Tương tự, gọi kC, kI, kX, kM lần lượt là số nhân của C, I, X, M Vậy kC, kI, kX, kM sẽ phản ảnh mối quan hệ giữa
sự thay đổi các lượng tự định trong chi tiêu tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu và nhập khẩu với sản lượng Y Ta có:
YC = kC C
YI = kI I
YX = kX X
YM = kMM
Y = ki AD0,i
Lập luận tương tự như đối với số nhân của chi tiêu chính phủ ta dễ dàng suy
ra được:
Trang 38kC = kI = kX = kG = k
kM = -k Tóm lại:
Khi chính phủ tăng thâm hụt ngân sách (bằng cách tăng chi tiêu chính phủ, hoặc giảm thu, hoặc cả hai) thì sẽ làm tổng cầu tăng, và do đó, sản lượng sẽ tăng
Ngược lại, khi chính phủ giảm thâm hụt ngân sách sẽ làm giảm tổng cầu, dẫn đến sản lượng giảm
3 CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Khái niệm: Chính sách tài khoá là những quyết định của chính phủ đối với việc thay đổi thâm hụt ngân sách bằng cách sử dụng hai công cụ là: Chi tiêu G và thuế ròng T
Mục tiêu: Chính sách tài khoá nhằm mục tiêu điều tiết vĩ mô, ổn định hoá nền kinh tế ở mức sản lượng mục tiêu là Yp
Cơ sở xác định chính sách: Thực trạng của nền kinh tế, được phản ảnh qua chỉ tiêu YE hoặc Yt so với sản lượng tiềm năng Yp
3.1 CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CHỦ QUAN
Theo quan điểm này, để xác định chính sách tài khoá cần thực hiện, phải dựa vào thực trạng của nền kinh tế quốc gia (được phản ảnh thông qua GDP/Yt
và YE)
Khi nền kinh tế suy thoái (YE hay Yt < YP), để kích thích tổng cầu tăng lên, làm tăng sản lượng quốc gia, chính phủ cần tăng thâm hụt ngân sách bằng cách tăng chi tiêu G, hoặc giảm thuế ròng T, hoặc vừa tăng chi tiêu G vừa giảm thuế ròng T Người ta gọi đây là chính sách tài khoá mở rộng
Ngược lại, khi nền kinh tế có lạm phát cao (YE hay Yt > YP) để giảm tổng cầu, điều tiết sản lượng quốc gia về mức sản lượng tiềm năng, chính phủ cần giảm thâm hụt ngân sách bằng cách giảm chi tiêu G, hoặc tăng thuế ròng T, hoặc vừa giảm chi tiêu G vừa tăng thuế ròng T đây là chính sách tài khoá thu hẹp
Trang 39 Nếu chỉ thay đổi chi tiêu G (không thay đổi thuế ròng T) thì lượng chi tiêu cần thay đổi là:
G = AD0 = Y/k = (Yp - YE)/k
Nếu chỉ thay đổi thuế ròng T chi tiêu G (không thay đổi chi tiêu G) thì lượng thuế ròng cần thay đổi là:
Thật vậy, nếu nền kinh tế có các nhân tố này được áp dụng thì:
Khi kinh tế suy thoái, thu nhập giảm, thuế thu nhập mà chính phủ thu được
sẽ giảm đi, đồng thời, trợ cấp thất nghiệp phải chi sẽ tự động tăng do tỷ lệ thất nghiệp tăng Do đó, thuế ròng đã tự động giảm
Tương tự với trường hợp ngược lại
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4
1 Ngân sách chính phủ là gì? Thâm hụt ngân sách chính phủ là gì?
2 Thay đổi thâm hụt ngân sách chính phủ tác động thế nào đối với tổng cầu và sản lượng quốc gia?
3 Phân biệt chính sách sách tài khoá chủ quan và chính sách tài khoá tự động?
4 Có mấy loại chính sách tài khoá? Tác động của chúng đối với nền kinh tế là gì?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
1 Xem giáo trình chính, chương 4: từ trang 74 đến trang 76
2 Xem giáo trình chính, chương 4: từ trang 76 đến trang 81
Trang 403 Xem giáo trình chính, chương 4: trang 81 và trang 82
4 Xem giáo trình chính, chương 4: trang 81