LOI GIGI THIEU
CHUONG 1 TONG QUAN VE KINH TE VI MO 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1 Kinh tế học
1.1.2 Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
1.1.3 Phân tích thực chứng và chuẩn tắc
1.1.4 Những vấn để cơ bản trong kinh tế và hệ thống kinh tế 1.2 MƠ HÌNH KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ 1.2.1 Mô hình kinh tế 1.2.2 Môi trường kinh doanh 1.2.3 Kinh tế học quản lý _CHƯƠNG2_ CUNG, CẦU VÀ CẦN BẰNG THỊ TRƯỜNG 2.1 THỊ TRƯỜNG 22 CẦU 2.2.1 Khai niém 2.2.2 -_ Luật cầu 2.2.3 ; Đường cầu 2.2.4 Hàm số cầu
2.2.5 Sự di chuyển và dịch chuyển đường cầu
2.2.6 Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu
2.2.6.1 Sở thích của người tiêu dùng
2.2.6.2 Số lượng người tiêu dùng
2.2.6.3 Thu nhập
2.2.6.4 Kỳ vọng của người tiêu đùng về giá
2.2.6.5: Giá cả hàng hóa liên quan
Trang 42.3.4 Ham s6 cung
2.3.5 Sự di chuyển và dịch chuyển đường cung 2.3.6 Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung
2.3.6.1 Giá của các yếu tố đầu vào 2.3.6.2 Công nghệ sản xuất 2.3.6.3 Giá cả hàng hóa liên quan 2.3.6.4 Số lượng nhà sẵn xuất 2.3.6.5 Kỳ vọng của nhà sẵn xuất 2.3.6.6 Các chính sách, quy định của chính phủ
2.4 CAN BANG THI TRUONG
2.4.1 Thặng dư, thiếu hụt và cân bằng thị trường 2.4.2 Những thay đổi trong cân bằng thị trường
2.4.2.1 Cung không đổi, cầu thay đổi 2.4.2.2 Cầu không đổi, cung thay đổi 2.4.2.3 Cung và cầu cùng thay đổi
2.5 THANG DU TIEU DUNG VA THẶNG DƯ SẢN XUẤT _
2.5.1 Thặng dư tiêu dùng
2.5.2 Thang du san xuất
CHƯƠNG3_ ĐỘ CO GIÃN
3.1 BO CO GIAN CUA CẦU VÀ CUNG 3.2 ĐỘ CO GIÃN CUA CAU THEO GIÁ
3.2.1 Độ co giãn của cầu theo giá
3.2.2 Mối quan hệ giữa độ co giãn và độ dốc đường cầu 3.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu theo giá
3.3 ĐỘ CO GIÃN CHÉO CỦA CẦU THEO GIÁ
3.3.1 Phương pháp tính độ co giãn chéo của cầu
3.3.2 Mục đích của việc tính độ co giãn chéo của cầu
3.4 ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU THEO THU NHẬP
3.4.1 Phương pháp tính độ co giãn của cầu theo thu nhập
3.4.2 Ý nghĩa của độ co giãn của cầu theo thu nhập
3.5 ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG
3.5.1 Khái niệm và phương pháp tính
3.5.2 Các yếu tố quyết định độ co giãn của cung
3.6 UNG DUNG CUA ĐỘ CO GIÃN
3.6.1 Mối quan hệ giữa doanh thu và giá cả 3.6.2 Tác động của thuế
3.6.3 Lợi ích của các khoắn trợ cấp
CHƯƠNG4 LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 4.1 LÝ THUYẾT HỮU DỤNG 4.1.1 Các khái nệm , 4.1.1.1 Hữu dụng 4.1.1.2 Tổng hữu dụng 4.1.1.3 Hữu dụng biên
_4.1.2 Qui luật hữu dụng biên giảm dẫn
4.2 SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DUNG
4.2.1 Đường ngân sách
4.2.1.1 Phương trình đường ngân sách
4.2.1.2 Sự thay đổi của đường ngân sách
Trang 55.2.2.3 Tổng chỉ phí cố định 5.2.2.4 Các loại chỉ phí đơn vị 5.2.3 Chi phí sản xuất đài hạn 5.2.3.1 Tổng chỉ phí dài hạn 5.2.3.2 Chi phí trung bình dài hạn
5.2.3.3 Chi phí biên dài hạn 5.2.3.4 Qui mô sản xuất tối ưu
CHUONG 6 THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO
6.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
6.1.1 Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo 6.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
6.2 PHAN TICH TRONG NGAN HAN
6.2.1 Dac diém
6.2.2 Tối đa hóa lợi nhuận
6.2.3 Tối thiểu hóa lỗ 6.2.4 Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp
6.2.5 Thặng dư sản xuất của thị trường
6.2.5.1 Thặng dư sản xuất của doanh nghiệp 6.2.5.2 Thặng dư sẵn xuất của thị trường
6.3 PHAN TÍCH TRONG DÀI HẠN
6.3.1 Quyết định gia nhập hay rời bỏ ngành
6.3.2 Đường cung dài hạn của doanh nghiệp
6.3.3 Trạng thái cân bằng trong dài hạn cửa thị trường
cạnh tranh hoàn hảo /
6.3.4 Sự thay đổi đường cung — cầu của thị trường
trong đài hạn
6.3.4.1 Giá sản phẩm đầu vào không thay đối 6.3.4.2 Giá sản phẩm đầu vào tăng dần 6.3.4.3 Giá sản phẩm đầu vào giảm 132 132 134 134 135 135 136 145 145 145 146 148 148 149 150 151 152 152 153 154 154 155 156 157 157 159 160
6.4 ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO 161
7.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘC QUYỀN
7.1.1 Đặc điểm của thị trường độc quyển
7.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyển 72 QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT 171 E71 172 176
7.3 SOSANH THI TRUONG ĐỘC QUYEN VÀ THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO
7.4 PHÂN BIỆT GIÁ
7.4.1 Phân biệt giá cấp một 7.4.2 Phân biệt giá cấp hai
7.4.3 Phân biệt giá cấp ba
7.5 KIỂM SOÁT THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN
7.5.1GiátnỀn — _
7.5.2 Luật chống độc quyển
CHUONG 8 THI TRUONG CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN 8.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN 8.2 HANH VI CUA DOANH NGHIỆP CẠNH TRANH BOC QUYEN 8.2.1 Trong ngắn hạn 8.2.2 Trong dài hạn 8.3 ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN
CHUONG 9 THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN NHÓM
9.1 ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN NHÓM `
Trang 6
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế vi mô là môn học nền tầng cho những ai muốn học tập và nghiên cứu các ngành kinh tế - xã hội bởi lẽ môn này cung cấp cho người học một nền tầng kiến thức vững chắc nhằm giúp người học khám phá
và tiếp cận các môn học thuộc ngành kinh tế - xã hội Người học sẽ được
trang bị các kỹ năng phân tích cơ chế thị trường để thiết lập giá cả tương
đối giữa các hàng hóa và dịch vụ; phân tích sự phân phối các nguồn lực
hiệu quả, sự thất bại của thị trường cũng như mô tả những điều kiện cần
có trong lý thuyết cho việc cạnh tranh; phân tích lý thuyết trò chơi và
chiến lược cạnh tranh
Với mong muốn cung cấp các kiến thức về kinh tế vi mô, giáo trình này được thiết kế chín chương cơ bản về kinh tế vi mô như sau Chương l
cung cấp cho học viên các khái niệm cơ bản về kinh tế học, kinh tế vĩ mô
và kinh tế vi mô Ngoài ra còn để cập đến các vấn để cơ bản của kinh tế
vi mô và giúp học viên lầm quen với một số công cụ thường dùng trong
phân tích kinh tế Chương 2 trình bày và phân tích mô hình cung — cầu, „ là mô hình cơ bản để tư duy về sự vận hành của thị trường Chương 3 tập
trung đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi giá cả và thu nhập lên
lượng cầu, lượng cung Ngoài ra, chương này còn giúp học viên xác định được đặc tính của từng loại hàng hóa thông qua hệ số co giãn Chương 4
trình bày các khái niệm của độ hữu dụng và giải thích sự hình thành đường
cầu thị trường của sản phẩm trên cơ sở phân tích hành vi của người tiêu
dùng Từ đó, giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ một cách
hợp lý trong khoản thu nhập nhất định và không đổi nhằm thỏa mãn tối
Trang 7hoàn hảo Nghiên cứu các quyết định ngắn hạn và dài hạn của doanh
nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn háo Chương 7 định nghĩa độc
quyền và phân tích các lý do gây nên tình trạng độc quyển; phân biệt thị
trường độc quyền với thị trường cạnh tranh hoàn hảo Đối với các doanh
nghiệp độc quyển, chương này phân tích các quyết định về sản xuất và
giá cả của doanh nghiệp Chương 8 xác định các đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyển và xem xét các quyết định ngắn hạn và dài hạn của
doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền Chương 9 phân tích
các đặc điểm của thị trường độc quyền nhóm và trạng thái cân bằng trong
thị trường độc quyền nhóm Ngoài ra, chương này còn đi sâu phân tích lý
thuyết trò chơi và các chiến lược cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong thị trường độc quyên nhóm
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện giáo trình này nhưng
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các bạn đọc và các đồng nghiệp nhằm hoàn thiện
giáo trình này cho các lần xuất ban sau Moi đóng góp ý kiến xin gửi về
cho tác giả theo địa chỉ email và điện thoại sau: TS Phan Đình Nguyên Điện thoại: 0925555669 Email: nguyenpdinh @ yahoo.com 10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VI MÔ 11.1 Kinh tế học
Cuộc sống của con người là tổng hợp các hoạt động nhằm thỏa mãn
các nhu cầu về tổn tại, giàu có về vật chất, quyền lực và danh vọng, kiến
thức, và hoàn thiện về tinh than Để thỏa mãn nhu câu của mình, con người tận dụng các nguồn lực sẵn có trong tự nhiên hoặc kết hợp với nguồn lực
con người, máy móc, kiến thức, sự sáng tạo để tạo ra các sản phẩm và
dịch vụ phù hợp với nhu cầu
Tuy nhiên, nhủ cầu của con người thì vô hạn trong khi tài nguyên và
nguồn lực trong một xã hội hay trong một quốc gia luôn khan hiếm Tài nguyên và nguồn lực được phân chia thành bốn nhóm: đất đai, nhân lực, vốn và kỹ năng kinh doanh Đất đai bao gồm tất cả các tài nguyên tự nhiên bên trên và bên dưới mặt đất được sử dụng trong sắn xuất sản phẩm
và dịch vụ như đất sản xuất, đất trồng trọt, tài nguyên rừng, quặng mỏ, nước, khí đốt, dầu mỏ, Nhân lực là năng lực về trí tuệ và thể chất tham
gia vào quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ như là nhân lực tham gia
vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, công nhân lắp ráp, công nhân cơ khí, nhân viên marketing Vốn bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết
Trang 8Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô
bị dùng để tạo ra sản phẩm và dịch vụ Vốn ở đây không có-nghĩa là tiễn, bản thân tiền chỉ có giá trị khi được dùng để mua sắm máy móc, thiết bị
phục vụ cho sản xuất Kỹ năng kinh doanh là năng lực sáng tạo của cá nhân trong việc đổi mới hoặc tạo ra những bước đột phá trong sản phẩm và dịch vụ
Su khan hiếm là tình trạng nhu cầu của con người luôn lớn hơn tài nguyên và nguồn lực của xã hội Sự khan hiếm giới hạn khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người và buộc con người phải đưa ra các lựa chọn Sự lựa chọn là hoạt động cân bằng các nhu cầu của con người để sử dụng
các tài nguyên và nguồn lực một cách hiệu quả Khi đưa ra một quyết
định, con người phẩi cân nhắc.giữa các lựa chọn khác nhau, để nhận
được một lợi ích nào đó con người phải đánh đổi hoặc bỏ ra một chỉ phí nhất định gọi là chi phí cơ hội Một ví dụ đơn giản của chỉ phí cơ hội là
khi một người gửi tiền vào ngân hàng, người đó bỏ qua cơ hội hưởng lợi
từ việc đầu tư vào lĩnh vực khác như chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, Như vậy, chỉ phí cơ hội của phương án được lựa chọn là giá trị của
phương án tốt nhất bị bổ qua khi thực hiện lựa chọn đó (những lợi ích bị
mất đi khi lựa chọn phương án này và bổ qua phương án khác) Chi phi cơ hội không chỉ là việc mất tiền bạc hay chỉ phí tài chính, mà còn bao
gồm thời gian, sở thích hay các lợi ích khác Vì vậy, chỉ phí cơ hội là giá trị lớn nhất của các lựa chọn khác mà chúng ta phải hy sinh để đạt được
cái gì đó Hình 1.1 mô tả vấn để cơ bản của nền kinh tế
Theo một khái niệm chung nhất, kinh tế học là môn khoa học xã
hội nghiên cứu về sự lựa chọn của cá nhân và xã hội trong việc sử
dụng các nguồn lực khan hiếm để thỏa mãn nhu cầu của con người Đặc biệt, kinh tế học nghiên cứu hành vi trong sản Xuất, phân phối và
tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong tình trạng khan hiếm tài nguyên và
nguồn lực
Nhìn chung, kinh tế học quan tâm đến hành vi của nền kinh tế tổng thể và hành vi của các chủ thể riêng lẻ trong nền kinh tế, bao gồm các doanh
nghiệp, hộ tiêu dùng, cá nhân và chính phủ Mỗi chủ thể kinh tế đều có
mục tiêu để hướng tới, đó là tối đa hóa lợi ích kinh tế của họ Mục tiêu 12 Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô Dat dai - Sản phẩm Nhân lực "Tài nguyên Nhu câu và địch vụ Vốn _ Si Quản lý Khan hiếm Vô hạn Lựachọn [-—y Chi phi co hội
Hình 1.1: Vấn đề cơ bản của kinh tế
của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu của các hộ tiêu
- dùng là tối ưu hóa mức độ thỏa dụng, mục tiêu của người lao động là tối
đa hóa tiển công và mục tiêu của chính phủ là tối đa hóa lợi ích xã hội
Kinh tế học có nhiệm vụ giúp các chủ thể kinh tế giải quyết bài toán tối đa hóa lợi ích kinh tế năy
1.1.2 Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô — _ |
Với mục tiêu nghiên cứu cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung
và hành vi của từng chủ thể trong nền kinh tế nói riêng, hoạt động kinh tế
của xã hội có thể xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau Căn cứ vào đối
tượng nghiên cứu, kinh tế học được phân thành hai nhánh: kinh tế học vi
mô và kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học vỉ mô tập trung nghiên cứu các quyết định của cá nhân
và doanh nghiệp, cũng như mối quan hệ tương tác và ảnh hưởng của các
quyết định lên từng thị trường riêng biệt Khi nghiên cứu về sự lựa chọn
trong nên kinh tế, kinh tế học vi mô xem xét những lựa chọn này trong bối cảnh một thị trường cụ thể và tạm thời bổ qua những tác động từ thị trường khác Đông thời, kinh tế học vi mô giả định các đại lượng kinh tế
Trang 9
chung như lạm phát, tỉ lệ thất nghiệp, lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng là đã
xác định và không đổi Khi nghiên cứu một thị trường cụ thể, với giả định
độc lập với các thị trường khác, các nhà kinh tế học tập trung trả lời các
vấn để sau: cá nhân và doanh nghiệp trong thị trường lựa chọn như thế nào? Những yếu tế nào ảnh hưởng đến quyết định của cá nhân và doanh
nghiệp? Mối quan hệ tương tác giữa cá nhân và doanh nghiệp trong thị
trường và ảnh hưởng của mối quan hệ tương tác này lên thị trường Mối
quan hệ tương tác giữa các chủ thể tham gia vào thị trường ảnh hưởng đến giá cả trong thị trường, đồng thời giá cả của thị trường cũng ảnh hưởng
ngược lại đến quyết định của các chủ thể trong thị trường đó Do đó, lý
thuyết kinh tế học vi mô còn được gọi là lý thuyết giá cả
_ Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự vận hành của nền kinh tế dưới góc độ
tổng thể, toàn diện cấu trúc của nền kinh tế và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế Do đó, kinh tế học vĩ mô không nhìn nền kinh tế thông qua từng thị trường hàng hóa cụ thể mà quan tâm đến những đại _ lượng hay biến số tổng hợp của nền kinh tế Cũng là nghiên cứu về sản
lượng, nhưng thay vì nghiên cứu về sản lượng của từng loại hàng hóa cụ
thể, kinh tế học vĩ mô nghiên cứu tổng sản lượng hàng hóa của quốc gia
hay của xã hội Tương tự cho phân tích về giá cả, kinh học vĩ mô không đi vào phân tích giá cả của từng loại hàng hóa cụ thể mà tập trung vào
nghiên cứu sự giao động của mức giá chung và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi mức giá chung
Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mồ thể hiện cách tiếp cận vấn để ở các góc độ khác nhau Tuy nhiên, để hiểu rõ các hoạt động kinh tế ở PP Quy nạp PP Suy diễn Hình 1.2: Mối quan hệ giữa thực tế, nguyên lý và chính sách trong kinh tế 14
phạm vi tổng thể ta cần nắm vững hành vi kinh tế của cá nhận và doanh
nghiệp Ngược lại, hành vi kinh tế của cá nhân và doanh nghiệp bị chỉ
phối bởi các chính sách kinh tế vĩ mô Như vậy, để có thể phân tích và
nghiên cứu một cách thấu đáo các hiện tượng kinh tế, chúng ta cần nắm
rõ mối quan hệ tương tác giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô 1.1.3 Phân tích thực chứng và chuẩn tắc
Phương pháp nghiên cứu kinh tế học được mô tả trong Hình 1.2 Khi
xem xét một vấn để kinh tế học, các nhà kinh tế học tổng hợp, xử lý và
phân tích dữ liệu và các sự kiện có liên quan, hoạt động này được gọi là kinh tế học mô tả hay kinh tế học thực chứng ĐI sâu hơn nữa, các nhà kinh tế học còn khái quát hoạt động, hành vi của cá nhân và xã hội nhằm
_ rútra các nguyên lý kinh tế Cuối cùng, dữ liệu tổng hợp từ các hoạt động
kinh tế cùng các nguyên lý kinh tế được sử dụng trong xây dựng chính
sách kinh tế, bao gồm định hướng sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm và đưa ra hướng giải quyết cho các mâu thuẫn kinh tế
Trong phân tích các hành vi kinh tế, các nhà kinh tế học sử dụng song
song phương pháp quy nạp và phương pháp suy diễn Với phương pháp quy nạp, dữ liệu về thị trường và hoạt động kinh tế của cá nhân và xã
hội được tổng hợp và khái quát thành các học thuyết và nguyên lý kinh tế Nói cách khác, phương pháp quy nạp sẽ đi từ cái cụ thể, thực tiễn đến nguyên lý và học thuyết Đối với phương pháp suy diễn, các nhà kinh tế
học đưa ra những giả thuyết kinh tế thông qua trực giác và quan sát trực
quan, các giả thuyết này sau đó sẽ được kiểm chứng lại một cách có hệ
thống Phương pháp suy diễn đi từ cái tổng quát đến cụ thể
Hai phương pháp phân tích: quy nạp và suy diễn bổ sung cho nhau Giả thuyết hình thành bởi phương pháp suy diễn định hướng cho hoạt động tổng hợp và hệ thống đữ liệu thực tế Đồng thời, các quan sát trực
quan và dữ liệu thực tế là cơ sở và là điều kiện tiên quyết cho việc hình
thành giả thuyết
Khi đi từ thực tế đến các nguyên lý kinh tế và cuối cùng lập ra các chính sách kinh tế, các nhà kinh tế học tiếp cận các hiện tượng kinh tế:
Trang 10Chương 1: Téng quan vé kinh té vi mé
theo hai hướng khác nhau: phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc Phân tích thực chứng là cách phân tích trong đó người ta tìm cách lý giải
khách quan về bản thân các vấn để hay các sự kiện kinh tế Chẳng hạn,
lý thuyết kinh tế thực chứng sẽ giải thích việc phân bổ tài nguyên cho
các bộ phận của nền kinh tế Động cơ của phân tích thực chứng là cắt
nghĩa, lý giải và dự đoán quá trình và các sự kiện kinh tế Câu hỏi trung tâm của phân tích thực chứng là nh⁄ thế nào? Đối lập với kinh tế
học thực chứng là kinh tế học chuẩn tắc, kinh tế học chuẩn tắc đưa ra
các gợi ý, và kiến nghị dựa trên ý kiến chủ quan của người phân tích
Kinh tế học chuẩn tắc nghiên cứu và đưa ra gợi ý nên phân bổ nguồn tài nguyên khan hiếm như thế nào Câu hỏi trung tâm của kinh tế học
chuẩn tắc là nên như thế nào?
1.1.4 Những vấn đề cơ bản trong kinh tế và hệ thống kinh tế” Do nguồn tài nguyên có hạn mà nhu cầu của con người thì vô hạn nên
Hình 1.3: Các vấn đề kinh tế cơ bản
16 lo
Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô
nguồn tài nguyên và những yếu tố được dùng để sản xuất hàng hóa và
dịch vụ được xem là khan hiếm Hình 1.3 mô tả các vấn để cơ bản kinh
tế học phải giải quyết:
Sdn xuất hàng hóa và dịch vụ gì và sản xuất bao nhiêu? Sự khan hiếm tài nguyên buộc cá nhân và xã hội phải cân bằng các nhu cầu của mình
để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ có lợi nhất cho mình Một khi đã
chọn được sản phẩm và dịch vụ nên sản xuất, chúng ta phải xác định số
lượng cần sản xuất cho từng loại hàng hóa và dịch vụ Nếu chúng ta sản
xuất thêm một loại hàng hóa này thì chúng ta phải giảm bớt sản lượng
của hàng hóa khác Vì thế, số lượng hàng hóa được sản xuất ra trong nền
kinh tế phải phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng
Hàng hóa và dịch vụ được sẵn xuất như thế nào? Vấn đề được giải quyết
thông qua việc xác định tài nguyên và nguồn lực cần dùng và phương pháp
hiệu quả để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ Việc lựa chọn phương pháp sản xuất phù hợp còn tùy thuộc vào hiệu quả kinh tế - xã hội, nguồn lực và trình độ khoa học kỹ thuật của mỗi quốc gia
Sdn phẩm và dịch vụ sản xuất cho ai? Sản phẩm và dịch vụ sau khi
sản xuất được phân phối cho ai và phân phối như thế nào cũng là một
vấn đề trọng tâm của kinh tế học Ai sẽ là người nhận được sắn phẩm va
dịch vụ? Ai sẽ nhận được phần nhiều hơn và ai sẽ nhận phần ít hơn) Sản phẩm và dịch vụ có nên phân phối đồng đều giữa các cá nhân và nhóm xã hội hay chấp nhận sự phân biệt đẳng cấp, giàu — nghèo? Tình trạng khan hiếm làm tăng tầm quan trọng của việc phân phối sản phẩm và dịch
vu trong x4 hội Khi tình trạng khan hiếm không tổn tại, con người có thể dễ dàng có được các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm giới hạn việc phân bổ sản phẩm và dịch vụ trong xã hội Do đó, xã hội cần lựa chọn cách thức phân bổ sản phẩm
và dịch vụ thích hợp nhằm tạo ra động lực để duy trì sự tổn tại và phát
triển không ngừng của mình
Sản xuất cái gì, cho ai và như thế nào? Mỗi hệ thống kinh tế có
cách giải quyết các vấn đề trên khác nhau Do đó, chúng ta có thé phân
Trang 11biệt được các hệ thống kinh tế thông qua phương thức xử lý các vấn để kinh tế cơ bản Hệ thống kinh tế của các nền kinh tế phát triển được phân biệt bởi hai yếu tố:
- _ Sở hữu tài nguyên và nguồn lực
- _ Phương pháp kết hợp các hoạt động kinh tế
Có ba loại hình hệ thống kinh tế: kinh tế chỉ huy, kinh tế thị trường tự do và kinh tế hỗn hợp Ki Kym Kinh té nh té hôn hợp chỉ huy Kinh tế thị trường Hình 1.4: Các hệ thống kinh tế
Kinh tế chỉ huy (kinh tế kế hoạch hóa tập trung) được đặc trưng bởi
sở hữu công cộng nguồn tài nguyên và nhà nước là tổ chức duy nhất đưa
ra quyết định về sản xuất và phân phối sản phẩm và dịch vụ Thông qua các cơ quan của mình, nhà nước đưa ra những quyết định chủ chốt về mức
độ sử dụng tài nguyên, quyết định loại hình sản phẩm và dịch vụ cần san
xuất, quyết định số lượng cần sản xuất và phương thức sản xuất, cũng như
quyết định việc phân phối sản phẩm và dịch vụ Nhà nước sở hữu và chỉ
đạo việc sản xuất của tất cả doanh nghiệp trong nến kinh tế
Mục tiêu sản xuất của từng doanh nghiệp được xác định bởi các cơ quan kế hoạch của nhà nước Kế hoạch sản xuất quy định cụ thể số lượng tài nguyên được phân bổ cho từng doanh nghiệp để các doanh nghiệp có
thể hoàn thành được mục tiêu kế hoạch được để ra cho mình Vốn được
phân bổ cho các ngành công nghiệp dựa trên kế hoạch phát triển dài hạn
của nhà nước Nhà nước giữ vai trò trung tâm trong việc giải quyết các vấn dé kinh tế của xã hội
18
Kinh tế thị trường tự do được đặc trưng bởi sở hữu tư nhân về tài sản và các nguồn lực, tự do của doanh nghiệp trong việc lựa chọn và đưa ra
quyết định, và sử dụng lực lượng thị trường để phối hợp và chỉ đạo các hoạt động kinh tế Trong hệ thống kinh tế thị trường, mỗi thành viên tham
gia được thúc đẩy bởi mục đích cá nhân Mỗi đơn vị kinh tế tìm cách tối đa hóa lợi nhuận của mình thông qua lực lượng thị trường
Giả định của hệ thống kinh tế thị trường tự do 1a san phẩm và dịch
vụ cùng các nguôn lực để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ được phân bổ
trong điều kiện cạnh tranh, có nghĩa là bàn tay vô hình của của thị trường
sẽ hướng người ta đi đến các quyết định về các vấn để kinh tế cơ bản mà
không cần đến sự can thiệp của nhà nước |
Kinh tế hỗn hợp: trong thực tế, nền kinh tế nằm giữa hai thái cực của kinh tế chỉ huy và kinh tế thị trường tự do Quan hệ tương tác giữa
thị trường và nhà nước đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế
hỗn hợp và trong việc giải quyết ba vấn để cơ bản của nền kinh tế:
sản xuất cái gì, như thế nào và sản xuất cho ai? Thị trường đóng vai
trò chỉ phối, dẫn dắt các quyết định của các chủ thể trong nền kinh tế Tuy nhiên, chính phủ đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự ổn
định và tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo sản lượng hàng hóa và
dịch vụ cho nhu câu của một quốc gia Trong nên kinh tế hỗn hợp, sản
phẩm và dịch vụ vẫn được sản xuất và phân phối theo tín hiệu của thị
trường, dựa trên mối quan hệ tương tác, tự nguyện của người mua và
người bán Tuy nhiên, nhà nước vẫn có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến việc giải quyết các vấn để của nền kinh tế Nhà nước tham gia trực tiếp vào sản xuất một số mặt hàng như điện, nước, quốc phòng, dịch vụ
viễn thông hay gián tiếp ảnh hưởng hoạt động của thị trường như hạn chế kinh doanh một số mặt hàng như bia, rượu, thuốc lá; khuyến khích
việc sản xuất, kinh doanh các mặt hàng như sách, thực phẩm sạch, sản
phẩm công nghệ thông tin; cấm sản xuất, buôn bán vũ khí, ma túy, văn
hóa phẩm đổi trụy
Trang 12
Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô
1.2.1 Mô hình kinh tế
Nền kinh tế bao gồm hàng triệu người tham gia vào nhiều hoạt động
mua, bán, làm việc, tuyển dụng, sản xuất Để hiểu hoạt động của nền
kinh tế, các nhà kinh tế tìm một số cách để đơn giản hóa các hoạt động
này Nói cách khác, các nhà kinh tế tìm các mô hình để giải thích, mô tả
một cách tổng quát hoạt động kinh tế và vai trò của các chủ thể trong nén
kinh tế Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét hai mô hình kinh tế: vòng
luân chuyển kinh tế và đường giới hạn khả năng sản xuất
Hình 1.5 trình bày mô hình trực quán của nền kinh tế được gọi là vòng
luân chuyển kinh tế Trong mô hình này, nên kinh tế được đơn giản hóa
để bao gồm quyết định của doanh nghiệp và hộ gia đình Các cơng ty sản xuất hàng hố và dịch vụ sử dụng các yếu tố đầu vào, chẳng hạn như lao
động, đất đai, và vốn (nhà xưởng và máy móc) Những yếu tố đầu vào
này được gọi là các yếu tố sản xuất Hộ gia đình SỞ hữu các yếu tố sản xuất và tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ mà các công ty sản xuất
Hộ gia đình và doanh nghiệp tương tác thông qua hai thị trường: thị
trường sản phẩm và dịch vụ và thị trường các yếu tố sản xuất Trong thị
trường sản phẩm và dịch vụ, hộ gia đình là người mua và tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra Còn trong thị trường yếu tố sản xuất, doanh nghiệp mua các yếu tố sẩn xuất mà hộ sở hữu và bán ra
Doanh nghiệp sử dụng các yếu tố sản xuất đó để sản xuất ra sản phẩm
và dịch vụ bán cho các hộ gia đình Vòng luân chuyển đơn giản hóa việc tổ chức các giao dịch kinh tế giữa các hộ gia đình và doanh nghiệp trong
nền kinh tế
Hình 1.5 còn biểu thị dòng chảy của các yếu tố đầu vào và đầu ra cũng
như dòng chảy của tiền Hai dòng chảy này độc lập nhưng lại có mối quan
hệ tương tác Dòng chảy bên trong thể hiện sự luân chuyển của các yếu tố đầu vào và đầu ra, hộ gia đình bán nguồn lực của họ bao gồm nhân
lực, đất đai và vốn cho các doanh nghiệp Doanh nghiệp mua hoặc thuê
các yếu tố đầu vào đó để sản xuất và bán sản phẩm và dịch vụ cho các
20
Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô
hộ gia đình Vòng bên ngoài tương ứng cho dòng chảy của tiền trong nền kinh tế Hộ gia đình sử dụng một phần thu nhập của họ để mua các sản
phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp làm ra Doanh thu doanh nghiệp thu được từ việc bán sắn phẩm và dịch vụ cho các hộ gia đình được trích ra để chỉ trả cho các yếu tố đầu vào của sản xuất như tiền lương cho nhân viên,
tiền thuê mặt bằng, trang thiết bị Lợi nhuận giữ lại thuộc về chủ doanh
nghiệp — cũng chính là thành viên của hộ gia đình Mô hình trên là một
trong những mô hình đơn giản của nền kinh tế Mô hình kinh tế phức tạp hơn có thể bao gồm thêm nhiều yếu tố khác như sự tham gia của chính phủ, giao thương quốc tế, ảnh hướng của thuế, Tuy nhiên, biểu đổ trên
Trang 13Thay vì sử dụng biểu đồ lưu chuyển kinh tế như trên, một số mô hình kinh tế sử dụng các công thức toán học để minh họa một số ý tưởng kinh tế cơ bản Đường giới hạn năng lực sản xuất là một trong những mô hình
kinh tế minh họa rõ ràng tính khan hiếm của nguồn lực và sự lựa chọn
kinh tế, Đường giới hạn năng lực sản xuất là đường mô tả các tổ hợp sản lượng hàng hóa tối đa mà xã hội có thể sản xuất ra được khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực sẵn có
Giả sử nên kinh tế chỉ sản xuất hay loại hàng hóa: điện thoại và máy tính, và để sản xuất hai loại sản phẩm trên, chúng ta phải sử dụng tất cả các yếu tố sắn xuất của nền kinh tế Đường giới hạn năng lực sản xuất trong điểu kiện nền kinh tế có hai sản phẩm được mô tả trong Hình 1.6 Điện thoại 3000 2200 2000 1000 600 700 1000 ,Máy tính
Hình 1.6: Đường biên năng lực sản xuất
Nếu như xã hội dùng tất cả tài nguyên trong xã hội để sản xuất máy
tinh, thì có thể sản xuất được 1000 máy tính và không sản xuất được điện
thoại nào Tương tự, nếu xã hội sử dụng tất cả tài nguyên để sản xuất
điện thoại thì xã hội có thể sản xuất được 3000 điện thoại và không sản
22
xuất được máy tính nào Hai trường hợp trên là hai thái cực của nền kinh tế Tuy nhiên, nên kinh tế phân bổ tài nguyên cho việc sản xuất hai sản
phẩm dẫn đến các điểm khác nhau trên đường giới hạn năng lực sản xuất Thí dụ tài nguyên có thể được phân phối giữa hai ngành để sản xuất 600
máy tính và 2200 điện thoại (điểm A) hay 700 máy tính và 2000 điện thoại (điểm B) Những điểm A, B, E, F và tất cả các điểm trên đường
biên năng lực sản xuất đều cho ta biết sản lượng tối đa của điện thoại mà nên kinh tế có thể sản xuất ra được trong điểu kiện nó đã sản xuất ra một
lượng máy tính nhất định
Tuy nhiên, nền kinh tế không thể sản xuất ra được tổ hợp sản phẩm
nằm ngoài đường giới hạn năng lực sản xuất (điểm C) Điểm C nằm ngoài
năng lực sẵn xuất của xã hội, ta gọi là điểm không khả thi Xã hội chỉ có
thể sản xuất các tổ hợp sản phẩm nằm trên hay nằm bên trong đường giới
Trang 14
Chương I: Tổng quan về kinh tế vỉ mô
xuất là những điểm hiệu quả của thị trường, do các nguồn lực khan hiếm đều đã được sử dụng nên tại những điểm này để tăng sản lượng của một sản phẩm chúng ta bắt buộc phải giảm sản lượng của sản phẩm còn lại Trong trường hợp sản lượng của xã hội được biểu thị bằng điểm D nằm bên trong của đường giới hạn năng lực sắn xuất, tại điểm này xã hội không sử dụng hết tài nguyên của xã hội nên được gọi là điểm không hiệu quả Đường giới hạn năng lực sản xuất thể hiện số lượng hàng hóa tối đa mà xã hội có thể sản xuất được tại một thời điểm nhất định Điểm C là điểm không khả thi do nằm ngoài đường giới hạn năng lực sản xuất, xã hội không có đủ tài nguyên và nguồn lực để sản xuất tổ hợp sản phẩm tại điểm này Tuy nhiên, xã hội có thể sản xuất tại điểm C nếu có nhiều yếu tố sản xuất hơn, hoặc có công nghệ sản xuất tiên tiến tiết kiệm tài nguyên và nguồn lực Khi các nguồn lực gia tăng, đường giới hạn sản xuất của xã hội dịch chuyển ra phía ngoài (Hình 1.7) Khi đường giới hạn năng lực sản xuất dịch chuyển ra ngoài, xã hội có nhiều nguồn lực hơn để có thể sản xuất được nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn Liên tục mở rộng năng lực sản xuất chính là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế
1.22 Môi trường kinh doanh Môi trường vĩ mô Kinh tế Văn hóa-xã hội Khách hàng Đối thủ cạnh tranh Đơn vị trung gian Công nghệ Tự nhiên Nhà cung cấp Công chúng
Chính trị - pháp luật Môi trường vi mô
Hình 1.8: Môi trường kinh doanh
24
Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô
Môi trường kinh doanh là những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động và quyết định của doanh nghiệp Các yếu tố này có phạm vi
và mức độ ảnh hưởng đến doanh nghiệp khác nhau nên tùy theo mức độ
ảnh hưởng đến doanh nghiệp, các yếu tố được chia thành hai nhóm: môi
trường vĩ mô và môi trường vi mô Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố bên ngoài, có tác động gián tiếp lên hoạt động của doanh nghiệp Phạm
vi ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô là lên hoạt động của toàn ngành Các yếu tố bao gồm: kinh tế, văn hóa - xã hội, công nghệ, tự nhiên và chính
trị - pháp luật Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố bên ngoài, tác động
trực tiếp lên hoạt động của doanh nghiệp Tùy vào hoạt động của mình,
doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau và mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố vi mô lên doanh nghiệp khác nhau Môi trường kinh doanh tác động đến doanh nghiệp theo các chiều hướng khác nhau,
đôi khi là thuận lợi cho doanh nghiệp này nhưng là khó khăn của doanh
nghiệp khác Do đó, các doanh nghiệp cần nhạy bén nắm bắt các yếu tố của môi trường để định hướng hoạt động và phát triển doanh nghiệp
1.2.3 Kinh tế học quản lý
Bản thân doanh nghiệp luôn đối mặt với những lựa chọn và đưa ra các
quyết định, các quyết định mà doanh nghiệp thường phải cân nhắc là lựa
chọn sản phẩm, định giá tài sản, quyết định sản lượng, quyết định loại hình doanh nghiệp, các quyết định về đầu tư và tài trợ, hoặc các quyết
định về phát triển sản phẩm mới Như vậy, các lý luận về kinh tế đóng
vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng và giải quyết các vấn
đề của mình Kinh tế học quân lý vận dụng lý thuyết và các phương pháp
định lượng để điều hành và ra quyết định kinh doanh Kinh tế hoc quan lý liên kết ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế và các phương pháp định
lượng nhằm phát triển các công cụ quản lý Hình 1.9 mô tả tiến trình của
kinh tế học quản lý
Các quyết định quản lý liên quan đến các vấn để ngắn hạn và dài hạn
của doanh nghiệp Các quyết định ngắn hạn như xác định giá của sản
phẩm hay sản lượng cần sản xuất được hỗ trợ bởi quy luật cung cầu của
Trang 15Hinh 1.9; M6 hinh kinh té hoc quan lý thị trường, kết hợp với dự báo thống kê về tình hình kinh tế vĩ mô, mức
độ cạnh tranh của thị trường Các quyết định dài hạn của doanh nghiệp
bao gồm các quyết định về xác định loại hình doanh nghiệp, quyết định
đầu tư liên kết, phát triển và mở rộng thị trường cho sản phẩm mới được
xác định thông qua nghiên cứu về kinh tế ngành, lý thuyết về đầu tư cũng
như các lý thuyết toán hay lý thuyết tối ưu ;
Chương này mô tả và phân tích các định nghĩa về kinh tế học, kinh tế
vi mô, kinh tế vĩ mô cũng như xác định các vấn để cơ bản của nền kinh
tế Các khái niệm được để cập trong bài bao gồm Kinh tế học là môn
khoa học xã hội nghiên cứu về sự lựa chọn của cá nhân và xã hội trong
26
việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm để thỏa mãn nhu cầu của con
người Đặc biệt, kinh tế học nghiên cứu hành vi trong sản xuất, phân phối
và tiêu dùng hàng hóa trong tình trạng khan hiếm tài nguyên và nguồn lực Kinh tế học vi mô tập trung nghiên cứu các quyết định của cá nhân và doanh nghiệp, cũng như mối quan hệ tương tác và ảnh hưởng của các quyết định lên từng thị trường riêng biệt Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự vận hành của nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, toàn diện cấu trúc
của nên kinh tế và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế
Phân tích thực chứng là cách phân tích trong đó người ta tìm cách lý giải
khách quan về bắn thân các vấn để hay các sự kiện kinh tế Kinh tế học
chuẩn tắc, đưa ra các gợi ý, và kiến nghị dựa trên ý kiến chủ quan của
người phân tích Sản xuất cái gì, cho ai và như thế nào? là những vấn để chủ chốt trong kinh tế học Mỗi hệ thống kinh tế có giải quyết các vấn để trên khác nhau Do đó, chúng ta có thể phân biệt được các hệ thống kinh tế thông qua phương thức xử lý các vấn để kinh tế cơ bản Có ba
loại hình hệ thống kinh tế: kinh tế chỉ huy, kinh tế thị trường tự do và
kinh tế hỗn hợp Mô hình kinh tế giải thích, mô tả một cách tổng quát hoạt động kinh tế và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế Vòng luân chuyển kinh tế: trong mô hình này, nên kinh tế được đơn giản hóa để
bao gồm quyết định của doanh nghiệp và hộ gia đình Các công ty sản xuất hàng hoá và dịch vụ sử dụng các yếu tố đầu vào, chẳng hạn như lao động, đất đai, và vốn (nhà xưởng và máy móc) Những yếu tố đầu vào
này được gọi là các yếu tố sản xuất Hộ gia đình sở hữu các yếu tố sản xuất và tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ mà các công ty sản xuất Đường biên năng lực sản xuất là đường mô tả các tổ hợp sản lượng hàng hóa tối đa mà xã hội có thể sản xuất ra được khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực sẵn có Môi trường kinh doanh là những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến
hoạt động và quyết định của doanh nghiệp Môi trường vĩ mô bao gồm các
yếu tố bên ngoài, có tác động gián tiếp lên hoạt động của doanh nghiệp Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố bên ngoài, tác động trực tiếp lên hoạt động của đoanh nghiệp Kinh tế học quan ly van dung ly thuyết và
Trang 16Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô
các phương pháp định lượng để điều hành và ra quyết định kinh doanh
Kinh tế học quản lý liên kết ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế và các
phương pháp định lượng nhằm phát triển các công cụ quần lý
Câu 1: Hãy xác định các phạm trù nghiên cứu chủ yếu của kinh tế học Kinh tế học tập trung nghiên cứu và giải quyết những vấn để gì?
Câu 2: Hãy liệt kê các thị trường chính trong vòng lưu chuyển kinh tế Mô tả vòng lưu chuyển kinh tế
Câu 3: Xác định phạm vi nghiên cứu của kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
Câu 4: Phân biệt kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
Cau 5: Hay định nghĩa tình trạng khan hiếm trong kinh tế học
Câu 6: Phân biệt các hệ thống kinh tế và đặc điểm của từng hệ thống Câu 7: Chi phí cơ hội là gì? Tâm có $10 để chỉ tiêu vào thẻ chơi bóng
chuyển và ăn điểm tâm Giá của thẻ chơi bóng chuyển là $0.5 một trận
Thức ăn điểm tâm có giá $l một món Hãy xác định chi phí cơ hội của
Tâm nếu Tâm dùng $10 để mua thẻ chơi bóng chuyển?
Câu 8: Đường giới hạn khả năng sản xuất là gì? Xác định các yếu tố
làm dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất
Câu 9: Cho biết số liệu của nền kinh tế được giả định chỉ có hai sản
phẩm: cà phê (10,000 tấn) và ô tô (1,000 chiếc)
a Vẽ đường biên năng lực sản xuất
b Xác định các tập hợp của hai loại hàng hóa là có hiệu quả, không hiệu quả và không thể đạt được
28
Chương 1; Tổng quan về kinh tế vi mô
c Giả sử nền kinh tế đang sản xuất 50,000 ô tô và 2,500,000 tấn cà phê, nhưng lại muốn sản xuất thêm 36,000 ô tô Sản lượng cà phê sẽ phải giảm bao nhiêu để có thể sản xuất thêm ô tô?
d Giả sử nền kinh tế đang sẩn xuất 50,000 ô tộ và 2,500,000 tấn cà phê,
nhưng lại muốn sản xuất thêm 500,000 tấn lương thực Sản lượng ô tô
sẽ phải giảm bao nhiêu để có thể sản xuất thêm 500,000 tấn cà phê?
Câu 10: Giá sử nền kinh tế có hai sản phẩm: lúa mì (1,000 tấn) và
máy tính (1,000 cái)
a Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất
b Xác định các tập hợp của hai loại hàng hóa là có hiệu quả, không
hiệu quả và không thể đạt được
c Giả sử nền kinh tế đang sản xuất 10, 000 máy tính và 17,000 tấn lúa
mì, nhưng lại muốn sản xuất thêm 3,000 máy tính Sản lượng lúa r mì sẽ phải giảm bao nhiêu để sản xuất thêm 3,000 máy tính?
d Giả sử nền kinh tế đang sản xuất 22,000 tấn lúa mì và 8,000 máy tính, nhưng lại muốn sản xuất thêm 4,000 tấn lúa mì Sản lượng tháy tính phải giảm bao nhiêu để có thể sản xuất thêm 4,000 tấn lúa mì?
Câu 1: Kinh tế học là một môn khoa học xã hội nghiên cứu nhằm A Giúp người tiêu đùng làm ăn có lãi
B Giúp người sản xuất sản xuất các sản phẩm hay dịch vụ sao cho
thỏa mãn như cầu tối đa của người tiêu dùng
C, Phân bổ nguồn lực khan hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau
D Các câu trên
Trang 17Câu 2: Câu nào dưới đây thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô?
A Tỷ lệ lạm phát cao ở nhiều nước
B Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 1991 — 1997 ở Việt Nam khoảng 8,5%
C Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam dưới 15% mỗi năm trong giai đoạn
1993 — 1997
D Các câu trên đều đúng
Câu 3: Kinh tế học vi mô nghiên cứu
A Lam phat trong nén kinh tế |
B Thất nghiệp diễn ra của mỗi quốc gia
C Cách ứng xử của người tiêu dùng trong từng thị trường
D Mức giá chung của một nền kinh tế
Câu 4: Kinh tế học thực chứng nhằm
A Mô tả và giải thích các hiện tượng, vấn để kinh tế một cách khách
quan có cơ sở khoa học
B Đưa ra những lời chỉ dẫn hoặc những quan điểm chủ quan của các
cá nhân
C Mô tả và giải thích các hiện tượng, vấn để kinh tế một cách chủ quan
D Câu trả lời khác
Câu 5: Nội dung nào dưới đây thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô?
ị A Chính phủ Việt Nam quyết định giảm giá bán các mặt hàng để
kích cầu
B Giá của các công ty địa ốc gần đây giảm mạnh
C Giá gạo của Việt Nam đang giảm nhẹ
D Các câu trên đều đúng
30
Câu 6: Nội dung nào dưới đây thuộc kinh tế học thực chứng?
A Hãng KFC bán thương hiệu sản phẩm cho các công ty nước ngồi B Các cơng ty của Việt Nam mua cổ phiếu tại sàn chứng khoán New
York
C Công ty ô tô Hòa Bình bán cổ phần ra thị trường nước ngoài
D Các câu trên đều đúng
Câu 7: Những nghiên cứu dưới đây, nghiên cứu nào thuộc lĩnh vực kinh
tế vi mô?
A Người tiêu dùng thích mua sản phẩm nào và người sản xuất sản
xuất bao nhiêu
B Lạm phát năm 2012 giảm so với năm trước
C Lao động giảm do số người chết do tai nạn giao thông tăng
D Các câu trên đều đúng
Câu 8: Nghiên cứu nào dưới đây thuộc kinh tế học chuẩn tắc?
, # 2
A Ý thức học tập của học sinh ngày nay được cải thiện đáng kế B Bộ giáo dục nên tìm giải pháp để cải thiện tình trạng giáo dục hiện) nay
C Tình trạng giáo viên giảng dạy dạng đọc - chép con phổ biến tại
hệ cao đẳng — dai hoc D Câu trả lời khác
Câu 9: Cho biết trong các vấn dé dưới đây, vấn để nào thuộc kinh tế
học chuẩn tắc?
A Chuyên gia Việt Nam cho rằng bóng đá Việt Nam thua là do lỗi của Huấn luyện viên trưởng
B Giá các mặt hàng cuối năm 2012 đang chững lại
Trang 18Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô
C Thu nhập bình quân của các giảng viên đại học Việt Nam năm
2012 là 20 triệu đồng/tháng
D Nông dân được vay vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh
Câu 10: Giá cà phê trên thị trường tăng 10% dẫn đến mức cầu về cà phê trên thị trường giảm 5% với những điều kiện khác không đổi Vấn để này
thuộc về?
A Kinh tế học vi mô, chuẩn tắc B Kinh tế học vĩ mô, chuẩn tắc | C Kinh tế học vi mô, thực chứng | ` D Kinh tế học vĩ mô, thực chứng
Câu 11: Chị phí cơ hội của phương án A là?
A, Lợi ích bị mất đi do chọn phương án A mà không chọn phương án khác có lợi nhất B Lợi ích bị mất đi do chọn phương án A mà không chọn một phương án khác C Lợi ích bị mất đi do không chọn phương án A mà chọn một phương án khác
D Các câu trên đều sai
Câu 12: Nội dung nào dưới đây giải thích Kinh tế học thực chứng? A Mô tả và giải thích các hiện tượng một cách khách quan, khoa học
B Đưa ra những chỉ dẫn, những quan điểm cá nhân về cách giải quyết
các vấn để kinh tế
C Nghiên cứu, phân tích từng chủ thể kinh tế
D Nghiên cứu, phân tích nền kinh tế một cách tổng thể Câu 13: Nội dung nào dưới đây giải thích Kinh tế học chuẩn tắc?
A Mô tả và giải thích các hiện tượng một cách khách quan, khoa học
32
Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô
B Đưa ra những chỉ dẫn, những quan điểm cá nhân về cách giải quyết các vấn để kinh tế
C Nghiên cứu, phân tích từng chủ thể kinh tế
D Nghiên cứu, phân tích nền kinh tế một cách tổng thể
Câu 14: Nội dung nào dưới đây giải thích Kinh tế vi mô?
A Mô tả và giải thích các hiện tượng một cách khách quan, khoa học
B Đưa ra những chỉ dẫn, những quan điểm cá nhân về cách giải quyết các vấn để kinh tế
C Nghiên cứu, phân tích từng chủ thể kinh tế
D Nghiên cứu, phân tích nền kinh tế một cách tổng thể
Câu 15: Nội dung nào dưới đây giải thích Kinh tế vĩ mô?
A M6 ta và giải thích các hiện tượng một cách khách quan, khoa học
B Đưa ra những chỉ dẫn, những quan điểm cá nhân về cách giải quyết
các vấn để kinh tế
C Nghiên cứu, phân tích từng chủ thể kinh tế
D Nghiên cứu, phân tích nền kinh tế một cách tổng thể
Câu 16: Đường giới hạn khả năng sản xuất được hiểu là? |
A Là mức sắn lượng tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất được
B Là mức sản lượng tối thiểu mà nền kinh tế có thể sản xuất được
C Là mức sản lượng được sử đụng một cách kém hiệu quả nhất
D Các câu trên đều đúng
Câu 17: Điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất là mức sản
lượng nền kinh tế? A Không thể sản xuất được
B Có thể sản xuất được
Trang 19C Sản xuất có hiệu quả
D Câu trả lời khác
Câu 18: Điểm nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất là mức sản
lượng nền kinh tế?
A Có thể sẵn xuất được
B Sản xuất không hiệu quả
C Không nên sản xuất
D Tất cả các câu trên đều đúng
34
CHƯƠNG 2: CUNG, CẦU VÀ CẦN BẰNG THỊ TRƯỜNG
Thị trường được định nghĩa là một nhóm người mua và bán một hàng
hóa cụ thể, người mua quyết định cầu hàng hóa và người bán quyết định cung hàng hóa Với đặc điểm hoạt động như trên, thị trường không giới
hạn tại một địa điểm hay không gian cụ thể mà là nơi tập hợp các thỏa
thuận giữa người mua và người bán, nơi nào có thỏa thuận thì nơi đó có thị trường Tuy hình thức thị trường khác nhau nhưng có cùng một chức
năng kinh tế: thị trường xác lập số lượng và giá hàng hóa mà tại đó người mua muốn mua và người bán muốn bán Ứng với một mức giá nhất định,
một lượng hàng hóa sẽ được mua và bán
Tùy theo số lượng nhà cung cấp, kha năng chỉ phối giá hàng hóa và rào cần gia nhập thị trường mà chúng ta có thể phân thị trường thành nhiễu
cấu trúc khác nhau: thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà trong đó người mua và người bán không có khả năng chi phối giá hàng
hóa Ngược lại, trong thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo, người mua
hoặc người bán có khả năng chi phối giá nhất định Thị trường cạnh tranh
không hoàn hảo bao gồm các thị trường có cấu trúc khác nhau: thị trường
độc quyền hoàn toàn, thị trường độc quyền nhóm và thị trường cạnh tranh
độc quyền Bảng 2.1 mô tả đặc điểm của từng thị trường: |
Trang 20
Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường
Bảng 2.1: Phân loại thị trường
2.2.1 Khái niệm
Cầu là khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua
và có khả năng mua tương ứng với các mức giá nhất định trong một thời
điểm cụ thể, giả định các yếu tố khác không đổi
Định nghĩa trên có một số điểm cần lưu ý sau: thứ nhất, cầu không phải là một số lượng cụ thể mà là sự mô tả toàn diện về số lượng hàng
hóa người mua muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá nhất định
Số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua ở một mức giá cụ thể gọi là lượng cầu của hàng hóa tại mức giá đó Khi.giá hàng hóa thay đổi,
lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua cũng thay đổi Thứ hai,
khái niệm câu giả định mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu được xây dựng trên cơ sở các yếu tố khác liên quan đến câu không đổi Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu của người mua bao gồm: thu nhập, giá cả các hàng hóa thay thế, sở thích và thị hiếu, Thứ ba, mức giá hàng hóa để cập đến trong khái niệm cầu là mức giá hiện hành của hàng hóa đó Mức
giá kỳ vọng của hàng hóa đó trong tương lai hoặc mức giá của hàng hóa
thay thế được xem như là các yếu tố khác và coi như đã xác định, không
36
Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường
đổi Cuối cùng, cầu ở đây có thể xem như cầu cá nhân hoặc cũng có thể
a
là cầu thị trường tức là cầu tổng hợp của các cá nhân
Cầu một hàng hóa có thể được biểu thị bằng nhiều phương pháp khác nhau thông qua biểu cầu, đường cầu hay hàm cầu Bắng 2.1 là một biểu cầu thể hiện số lượng sản phẩm X mà một người muốn mua và có thể
mua tại từng mức giá nhất định trong một tháng Ví dụ, khi giá của X là
8 nghìn đồng, người mua có thể mua được 55 sản phẩm trong một tháng:
khi giá của X tăng lên 10 nghìn đồng cái, lượng sản phẩm X mà người
mua có thể mua trong tháng là 20 cái
Bang 2.2: Cầu cá nhân của sản phẩm X trong một tháng
2.2.2 Luật cầu
Biểu cầu trong Bảng 2.2 cho thấy mối quan hệ giữa giá và lượng cầu Khi giá thay đổi, lượng cầu sản phẩm X của người tiêu dùng cũng thay đổi Những thay đổi này tuân theo nguyên tắc nhất định như sau Nếucác điều kiện khác không đổi, lượng câu về một hàng hóa sẽ tăng khi mức giá
giảm và sẽ giảm khi mức giá tăng Nói cách khác, quan hệ nghịch biến tôn
tại giữa giá và lượng cầu trong một thời gian nhất định, giả định các yếu
tố khác không đổi
Luật cầu có thể được giải thích bằng hai ảnh hưởng chính: ảnh hưởng thu nhập và ảnh hưởng thay thế Đối với ảnh hưởng thu nhập, khi giá hàng
hóa tăng lên thì thu nhập thực tế của người tiêu dùng giảm, làm giảm sức mua của người tiêu dùng và vì vậy lượng cầu sẽ giảm Đối với ảnh hưởng
Trang 21thay thế, khi giá cả hàng hóa tăng lên, người tiêu dùng sẽ cảm thấy hàng
hóa này đắt hơn các hàng hóa thay thế khác, người tiêu dùng sẽ sử dụng
hàng hóa khác, làm lượng câu hàng hóa này giảm xuống
-2.2.3 Đường cầu
Mối quan hệ giữa giá và lượng cầu có thể được trình bày bằng một đỗ
thị đơn giản gọi là đường cầu Theo quy ước, lượng cầu (Q,) được biểu
diễn trên trục hoành và giá hàng hóa (P) được biểu diễn trên trục tung Một đường cầu mô tả các kết hợp khác nhau giữa mức giá và lượng cầu
tương ứng Các điểm nằm trên đường cầu cho biết lượng cầu của người mua ở các mức giá nhất định Thí dụ, điểm A nằm trên đường cầu trong
hình 2.1 cho biết lượng cầu hàng.hóa X ở mức giá 8 nghìn đồng là 55 sản
phẩm Khi giá giảm từ 8 nghìn đồng xuống còn 4 nghìn đồng, lượng cầu
đạt mức 125 sản phẩm (điểm B)
Đường cầu thường có dạng dốc xuống từ trái sang phải vì giữa giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch biến Khi giá hàng hóa tăng lên người
_ tiêu dùng sẽ muốn mua ít đi và ngược lại khi giá giảm thì lượng cầu sẽ
tăng lên Trong hình 2.1, đường cầu được thể hiện dưới dạng đường thẳng nhằm làm đơn giản hóa khảo sát về cầu Tuy nhiên, đường cầu không nhất thiết là đường thẳng, trong nhiễu trường hợp đường cầu có thể được
biểu thị dưới dạng đường cong
Hình 2.1: Đường cầu hàng hóa X 12 10 55 125 Qo 38
Đường cầu trong hình 2.1 biểu hiện nhu cầu của một cá nhân đối với
hàng hóa X Tuy nhiên, để phân tích hoạt động của thị trường, chúng ta
cần xác định cầu thị trường, tức là tổng cầu cá nhân cho hàng hóa X Bảng
số liệu trong hình 2.2 thể hiện cầu hàng hóa X của hai cá nhân A và B trong một tháng, giả định một thị trường đơn giản chỉ gồm hai cá nhân A
và B Tại một mức giá cụ thể, biểu cầu của A thể hiện lượng cầu của A và biểu cầu của B cho biết số lượng hàng hóa X mà B sẽ mua tại mức giá đó Cầu thị trường bao gồm tổng cầu của cá nhân A và cá nhân B Biểu
đô trong hình 2.2 minh họa cho quá trình này, tại mức giá 10 nghìn đồng,
cá nhân A mong muốn mua 20 sản phẩm, cá nhân B muốn mua II sản phẩm, và tổng lượng cầu của thị trường là 31 sản phẩm Tương tự, cầu
thị trường tại các mức giá khác được xác định bằng cách tổng lượng cầu
của A và B tại mức giá đó Nguyên tắc phải nắm khi tính cầu thị trường là: câu thị trường được xác định bằng cách cộng tổng lượng cầu của các
cá nhân trong thị trường tại từng mức giá
Trang 22
Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường ' Cầu sản phẩm X của A I Cầu sản phẩm X của B P6 P 6 4 | 4 ; SG 5 SG 0 0 55 125 , 30 70 Qp Qp 12 Câu thị trường của sản phẩm X x : ` > Ă 10 8 P 6 4 2 0 ‹ 85 195 Qp Hình 2.2: Đường cầu thị trường của hàng hóa X 2.2.4 Hàm số cầu
Luật cầu phát biểu rằng lượng cầu của một hàng hóa tỉ lệ nghịch với giá cả của hàng hóa đó, nếu các yếu tố khác không đổi Khi giá cả tăng
thì lượng cầu sẽ giảm và ngược lại Ta có thể biểu diễn lượng cầu của
một hàng hóa như hàm số của giá hàng hóa như sau:
Ø@›=/(P)
Để tiện cho việc lý giải các vấn để của kinh tế học vi mô, trong các mô hình lý thuyết thì hàm số cầu của một hàng hóa thường được biểu diễn dưới dạng tuyến tính như sau:
Q,=a+bP hay P=a+t BQ,
Trong d6 Q, 1A lugng cầu, P là giá cả và a,b,a, B 1a cAc hing sé Do mối quan hệ nghịch biến giữa giá cả và lượng cầu, hằng số b và
có giá trị không dương (0, Ø < 0)
40
Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường
2.2.5 Sự di chuyển và dịch chuyển đường cầu
Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi xem xét đường cầu chúng
ta chỉ mới quan tâm đến ảnh hưởng của giá cả lên lượng cầu hàng hóa,
điêu này làm di chuyển các điểm trên đường cầu Sự di chuyển trên đường câu là sự vận động dọc theo đường cầu ứng với sự thay đổi về giá, sự thay đổi của giá sẽ làm thay đổi /ượng cầu nhưng không làm thay đổi câu hàng hóa Sự di chuyển từ điểm A đến điểm B trong hình 2.3 được gọi là sự đi chuyển trên đường cầu Như biểu đồ minh họa, khi giá giảm từ 8 nghìn đồng xuống còn 4 nghìn đồng sẽ làm tăng lượng cầu từ 55 lên 125 sản phẩm 12 10 P Ẹ 4 55 _ _— _ y 125 Qp
Hình 2.3: Sự di chuyển trên đường cầu
Khi thể hiện đường cầu, chúng ta mới chỉ quan tâm đến ảnh hưởng của giá cả lên lượng cầu Tuy nhiên, lượng hàng hóa mà người tiêu dùng
muốn mua và có thể mua còn bị chỉ phối bởi các yếu tố khác ngoài giá như thu nhập, giá cả hàng hóa liên quan, sở thích Khi những yếu tố này thay đổi sẽ làm lượng cầu hàng hóa ở mỗi mức giá cũng sẽ thay đổi Đây chính là nguyên nhân làm đường cầu dịch chuyển Đường cầu dịch chuyển
sang phải phắn ánh lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và có
khả năng mua ở mỗi mức giá tăng lên Đường cầu dịch chuyển sang trái
phan ánh lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng
mua giảm đi Hình 2.4 mô tả sự dịch chuyển của đường cầu
Trang 2312 10 no => BW Oo 0 100 200 300 Qn
Hình 2.4: Sự dịch chuyển của đường cầu
2.2.6 Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu
Trong các phần trước, khi nghiên cứu đường cầu của một loại hàng
hóa chúng ta giả định rằng các yếu tố khác ngồi giá là khơng đổi Tuy nhiên, các yếu tố khác với giá có thể làm thay đổi cầu và dẫn đến dịch
chuyển đường câu Các yếu tố chính làm dịch chuyển đường cầu bao gồm:
sở thích, số lượng người tiêu dùng, kỳ vọng của người tiêu dùng về giá
và thu nhập, thu nhập, giá ca hàng hóa liên quan 2.2.0.1 Sở thích của người tiêu dùng |
Sở thích của người tiêu dùng cực kỳ đa dang va thay đổi theo thời gian, Khi sở thích của người tiêu dùng thay đổi, lượng câu của người tiêu
dùng ở từng mức giá cũng thay đổi và đường cầu trơng trường hợp này sẽ dịch chuyển Khi một hàng hóa được ưa chuộng hơn trước, ví dụ như
Ipad, lượng cầu Ipad sẽ tăng lên tại bất cứ mức giá và lúc này đường câu
sẽ dịch chuyển sang phải Ngược lại, cầu sẽ giảm khi hàng hóa không còn
được ưa chuộng Chẳng hạn, tuyên truyền về ảnh hưởng của chất béo có
trong thức ăn nhanh làm giảm cầu của thức ăn nhanh 42 PA Khi sản phẩm hay dịch vụ được ưa chuộng hơn Khi sản phẩm hay dịch vụ kém được ưa chuộng TM ° =Q
Hình 2.5: Sự dịch chuyển của đường cầu khi sở thích thay đổi
2.2.6.2 Số lượng người tiêu dùng
Đường câu thị trường;được hình thành trên cơ sở tổng hợp các đường
cầu cá nhân nên khi càng có nhiễu người mua tham gia vào thị trường thì cầu thị trường về một loại hàng hóa tăng Khi dân số tăng thì nhu cầu
về thực phẩm, phương tiện đi lại, dịch vụ vui chơi giải trí, đều tăng và
ngược lại dân số giảm sẽ làm giảm cầu hàng hóa
Trong dài hạn, số lượng người mua trong thị trường bị tác động bởi
các yếu tố tự nhiên và cơ hữu Trong ngắn hạn, di chuyển của các
dòng dân cư gắn với các yếu tố như tham quan, du lịch, tị nạn, cũng làm thay đổi số lượng người tiêu dùng trong thị trường và làm cầu thị
trường tăng lên
Trang 24Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường pa Số lượng người Số lượng người tiêu dùng tăng tiêu dùng giảm ~~ 0 "6
Hình 2.6: Sự dịch chuyển của đường cầu
khi lượng người tiêu dùng thay đổi
` 2.2.6.3 Thu nhập
Thu nhập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng, do đó sự thay đổi về thu nhập sẽ làm thay đổi cầu của họ Tùy
vào từng loại hàng hóa, cầu của người tiêu dùng sẽ thay đổi khi thu nhập thay đổi
Đối với các loại hàng hóa thông thường như máy tính, quần áo, ti-vi, cầu thị trường sẽ tăng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, đường cầu
tương ứng cho từng loại hàng hóa trên sẽ dịch chuyển sang phải Hàng hóa
thông thường là loại hàng hóa mà cầu của nó sẽ tăng khi thu nhập tăng P4 Cầu tăng khi thu nhập tăng D > Q Hình 2.7: Đường cầu của hàng hóa thông thường 44
Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường
Tuy nhiên không phải tất cả hàng hóa đều là hàng hóa thông thường,
trong một số trường hợp đặc biệt cầu hàng hóa sẽ giảm khi thu nhập tăng
Loại hàng hóa này được gọi là hàng hóa thứ cấp Chẳng hạn như khi còn
nghèo, thu nhập thấp, một số người sử dụng mỡ động vật để chuẩn bị bữa
ăn Tuy nhiên, khi thu nhập tăng, người tiêu dùng không còn sử dụng mỡ
động vật để nấu ăn, dẫn đến cầu mỡ động vật giảm + Cầu giảm khi thu nhập tăng 0 : >Q
Hình 2.8: Đường cầu của hàng hóa thứ cấp
2.2.6.4 Kỳ vọng của người tiêu dùng về giá
Cầu đối với một hàng hóa còn phụ thuộc vào dự đoán của người tiêu dùng về giá của hàng hóa đó trong tương lai Khi người tiêu dùng kỳ vọng
rằng giá của một hàng hóa trong tương lai sẽ giảm, cầu của hàng hóa đó
sẽ giảm Ngược lại, khi người tiêu dùng dự đoán giá một hàng hóa trong
- tương lai sẽ tăng, cầu hiện tại sẽ tăng Hành vi của người tiêu dùng trước
những đợt thay đổi giá vàng là ví dụ điển hình của ảnh hưởng giá kỳ vọng
lên nhu cầu Người tiêu đùng có xu hướng mua vàng khi dự đoán giá vàng sẽ tăng và ngược lại
Trang 25P4 Cầu giảm do giá Cầu tăng do giá kỳ vọng tăng ky vọng giảm ~~] 0 Q
Hình 2.9: Ảnh hưởng của giá kỳ vọng lên cầu
2.2.6.5 Giá cả hàng hóa liên quan
Đường cầu một hàng hóa mô tả mối quan hệ giữa lượng cầu và giá của
hàng hóa đó Giá của các loại hàng hóa khác được xem là không đổi Tuy nhiên, khi giá của các hàng hóa khác thay đổi, cầu hàng hóa mà chúng ta
đang xem xét cũng có thể thay đổi Khi xem xét ảnh hưởng của dao động
giá các hàng hóa khác, chúng ta cần phân biệt hai dạng hàng hóa: hàng
hóa thay thế và hàng hóa bổ sung
Hàng hóa thay thế là hàng hóa có cùng công dụng và cùng chức năng
nên người tiêu dùng có thể thay thế hàng hóa này bằng hàng hóa khác
khi giá của các mặt hàng này thay đổi Ví dụ như người tiêu dùng có thể
thay thế Coca-Cola bằng Pepsi Đối với hàng hóa thay thế, cầu của một
loại hàng hóa sẽ tăng nếu giá của hàng hóa thay thế tăng và ngược lại,
giả định các yếu tố khác không đổi
46
pa
Cau tang do gid hang Cầu giảm do giá hóa thay thê tăng hàng hóa thay thé ~]
giam
0 Q
Hình 2.10: Ảnh hưởng của giá hàng hóa thay thế lên cầu
Hàng hóa bổ sung là những loại hàng hóa được sử dụng song hành
với nhau để bổ sung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó Ví dụ như máy tính và phần mềm, xăng và xe máy, đầu DVD và đĩa DVD, Đối với hàng hóa bổ sung, cầu của một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm khi giá của các hàng hóa bổ sung tăng và ngược lại
P4
Trang 26
Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường
2.2.6.6 Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến cầu
Ngoài các yếu tố kể trên, cầu còn bị tác động bởi tâm lý người tiêu dùng
thể hiện thông qua: hiệu ứng đua đòi (Bandwagon effect), hiệu ứng khác người (Snob effect) va tiéu ding phé trudng (conspicuous consumption)
Hiệu ứng đua đòi thể hiện khi hàng hóa bán trên thị trường càng nhiều, thì người tiêu dùng càng muốn mua hàng hóa đó Người tiêu dùng bắt chước
nhau, đua đòi mua hàng hóa và dịch vụ khi thấy người khác có hàng hóa và dịch vụ đó Ví dụ như TV màn hình phẳng, Ipad, điện thoại di động thông minh Hiệu ứng khác người xảy ra khi cung hàng hóa giảm, thì cầu hàng hóa tăng Có nghĩa là hàng hóa càng khan hiếm thì người tiêu dùng càng muốn có nó để chứng minh sự khác biệt với người tiêu dùng khác Ví dụ như tranh, đồ cổ trong các cuộc đấu giá Tiêu dùng phô trương là trường hợp người tiêu dùng muốn chứng minh mình giàu có thông qua
tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ Ví dụ điển hình là xe máy và ô tô đắt tiền
ee s
2.3.1 Khái niệm
Cung biểu thị khối lượng hàng hóa mà người bán muốn bán và có khả năng cung ứng tương ứng với các mức giá nhất định trong một thời điểm
cụ thể, giả định các yếu tố khác không đổi Ở mỗi mức giá, người bán sẵn
lòng cung ứng một lượng hàng hóa nhất định gọi là lượng cung Như vậy, cung là khái niệm để chỉ mối quan hệ giữa giá hàng hóa và lượng cung
trong một thời điểm cụ thể, giả định các yếu tố khác không đổi
Tương tự như cầu, khi xem xét cung hàng hóa, ta cân lưu ý các điểm sau: thứ nhất, khi lựa chọn các quyết định nhà sản xuất không thể bỏ qua
các yếu tố như giá cả của hàng hóa đầu vào, thay đổi công nghệ, cạnh tranh trong thị trường, Tuy nhiên, để làm nổi bật mối quan hệ giữa giá cả và lượng cung, chúng ta giả định các yếu tố ngoài giá đã xác định và
không đổi Các yếu tố khác này sẽ được xem xét trong các phần sau Thứ
hai, cung một loại hàng hóa có thể nói đến cung riêng biệt của một nhà
sản xuất hay cung tổng hợp của tất cả nhà sản xuất hàng hóa đó
48
Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường
Cung có thể được biểu diễn bằng nhiều cách như biểu cung, đường cung hay hàm cung Biểu cung thể hiện số lượng hàng hóa nhà sản xuất
sẩn sàng cung ứng ở từng mức giá nhất định Biểu cung của hàng hóa X
trong một tháng được thể hiện trong bảng 2.3, khi giá hàng hóa X là 10
nghìn đồng, nhà sản xuất có thể cung cấp 150 sẩn phẩm trong một tháng;
tương tự khi giá giảm xuống 6 nghìn đồng, nhà sản xuất có thể cung ứng 90 sản phẩm
Bảng 2.3: Biểu cung của hàng hóa X trong một tháng
2.3.2 Luậtcung ‘
Số liệu trong bắng 2.3 biểu thị sự thay đổi tương ứng giữa giá of va
lượng cung hàng hóa, những thay đổi này tuân theo một quy luật nhất
định Nếu các điều kiện khác không đổi, lượng cung một loại hàng hóa sẽ
tăng khi mức giá của hàng hóa đó tăng và sẽ giảm khi mức giá giảm Nói
cách khác, quan hệ đông biến tôn tại giữa giá và lượng cung, giả định các
yếu tố khác không đổi trong một khoảng thời gian nhất định
Biểu cung của hàng hóa X thể hiện rõ mối quan hệ trên, khi giá của
hang hóa X ở mức 10 nghìn đồng, nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng 150
sản phẩm một tháng Tuy nhiên, khi giá giảm từ 10 nghìn đồng xuống
còn 6 nghìn đồng, lượng cung giảm từ 150 sản phẩm xuống còn 90 sản
phẩm Giá càng giảm thì lượng cung hàng hóa X càng gidm va ngược lại
Trang 27-Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường
xưởng, công nghệ sản xuất, ), giá tăng sẽ làm lợi nhuận trên mỗi đơn
vị hàng hóa tăng Lợi nhuận tăng kích thích nhà sản xuất tăng sản lượng
bán ra Mặt khác, khi giá của các hàng hóa liên quan không đổi, việc sản
xuất hàng hóa chúng ta đang phân tích sẽ hấp dẫn hơn các hàng hóa khác Điều này thu hút nhiễu nhà sản xuất mới tham gia và thị trường làm cho
lượng cung của thị trường tăng lên
2.3.3 Đường cung
Tương tự như cầu, đường cung mô tả các kết hợp khác nhau giữa mức giá và lượng cung tương ứng Lượng cung (Q,) được biểu diễn trên trục hoành và giá hàng hóa (P) được biểu diễn trên trục tung Các điểm nằm trên đường cung cho biết lượng cung của nhà sản xuất ở các mức giá nhất định
Do mối quan hệ đồng biến giữa giá hàng hóa và lượng cung, đường
cung thường có dạng dốc xuống từ trái sang phải, khi giá hàng hóa tăng
nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn và ngược lại khi giá hàng hóa giảm
thì lượng cung sẽ giảm Đường cung có thể ở dạng đường cong hay đường
thẳng, tuy nhiên để đơn giản hóa khảo sát về cung, chúng ta thể hiện đường cung dưới dạng đường thẳng Hình 2.12 biểu thị đường cung của sản phẩm X 12 10 8 ; a Pp of 4 | 5 60 —————> 120 Qs Hình 2.12: Đường cung sản phẩm X 50
Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường
Trang 28Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường
2.3.4 Hàm số cung
Lượng cung của một hàng hóa phụ thuộc giá của hàng hóa đó nếu
các yếu tố khác không đổi Khác với cầu, mối quan hệ giữa giá và lượng cung của một hàng hóa là mối quan hệ đồng biến Tức là, lượng cung
của hàng hóa sẽ tăng khi giá tăng và ngược lại Với giả định các yếu tố khác không đổi, ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung và giá
bởi hàm số sau:
Q, = f(P)
Giống như đối với trường hợp câu, các nhà kinh tế học thường dùng hàm số tuyến tính để biểu diễn hàm số cung nên hàm số cung thường có dạng:
(Qs =a+ bP hay P=a+ BO,
Trong d6 Q, 1a ludng cung, P là giá và a,b,œ,/ là các hằng số Do
mối quan hệ đồng biến giữa giá và lượng cung, hằng số ø và / có giá
trị dương (ö, Ø8 > 0)
2.3.5 Sự di chuyển và dịch chuyển đường cung
Khi phân tích cung, chúng ta cần phân biệt rõ giữa cung và lượng cung
Cung biểu thị số lượng hàng hóa mà nhà sắn xuất muốn và có thể cung ứng ở các mức giá khác nhau Số lượng hàng hóa mà nhà sản xuất có thể
cung ứng ở một mức giá cụ thể gọi là lượng cung tại mức giá đó Khi giá
hàng hóa thay đổi, lượng hàng hóa mà nhà sản xuất muốn cung ứng cũng thay đổi Lượng cung là một con số cụ thể và chỉ có ý nghĩa trong mối
quan hệ với một mức giá cụ thể Như vậy, một sự thay đổi trong giá sẽ làm thay đổi lượng cung, nghĩa là có sự di chuyển dọc theo đường cung
của một loại hàng hóa Khi giá của hàng hóa X tăng từ 6 nghìn đồng lên
10 nghìn đồng, lượng cung tăng từ 140 lên 230 sản phẩm, gây nên sự dịch
chuyển từ A đến B trên đường cung 52 Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường 10 „ 3 , P 6 : A 4 2 0 — 140 230 Qs
Hinh 2.14: Sy di chuyén trén đường cung
Cung không phải là một con số cụ thể mà là một khái niệm để chỉ hành vi của nhà sản xuất với giả định các yếu tố khác không đổi Do đó, khi các yếu tố này thay đổi sẽ làm thay đổi cung và làm dịch chuyển đường
_ cung Cung một loại hàng hóa được tăng khi lượng cung của nó tăng ở mỗi mức giá hiện hành, đường cung dịch chuyển sang phải Cung một loại
hàng hóa giảm xuống khi lượng cung của nó ở mỗi mức giá giảm, đường
Trang 292.3.6 Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung
Cung một loại hàng hóa phụ thuộc vào giá cả của hằng hóa đó, ngoài
ra còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: giá của các yếu tố đầu vào,
công nghệ và năng lực sản xuất, giá cả hàng hóa liên quan, số lượng nhà
sản xuất, và Kỳ vọng của nhà sản xuất 2.3.6.1 Giá của các yếu tố đầu vào
Để sản xuất ra hàng hóa, nhà sản xuất cần mua các yếu tố đầu vào
như nguyên vật liệu, điện nước, lao động, Giá của các yếu tố đầu vào
này quyết định chỉ phí sản xuất của nhà sản xuất Giá cả các yếu tố đầu
vào giảm xuống, lợi nhuận trên mỗi đơn vị hàng hóa sẽ tăng thêm, nhà
sin xuất sẽ có động lực để sản xuất thêm hàng hóa tại mỗi mức giá nhất
định, khi đó đường cung sẽ dịch chuyển sang phải Ngược lại, giá các yếu
tố đầu vào tăng sẽ làm chỉ phí sản xuất gia tăng, các nhà sản xuất sẽ thấy
việc sắn xuất hàng hóa đó kém hấp dẫn hơn và làm đường cung giảm dịch
chuyển sang trái Sự tác động của việc tăng lên của giá các yếu tố đầu
vào đối với sự dịch chuyển của đường cung được minh họa trong hình 2 l6 P4 Cung giảm do giá yếu tế đầu vào tăng
Cung tăng do giá yếu
tô đầu vào giảm 0 Os Hình 2.16: Ảnh hưởng giá yếu tố đầu vào lên cung 34 2.3.6.2 Công nghệ sản xuất
Những thay đổi về công nghệ sản xuất luôn tác động đến chỉ phí sản xuất của một loại hàng hóa Khi công nghệ sản xuất được cải tiến, nhà
sản xuất sử dụng ít yếu tố đầu vào hơn Do đó, nhà sản xuất có khả năng cung ứng nhiều hàng hóa hơn trước tại mỗi mức giá Khi đó, tại mỗi mức
giá nhất định, lượng cung cao hơn so với ban đầu và đường cung địch
chuyển sang phải
Cung tăng đo cải tiến
công nghệ sản xuất
0 Qs
Hình 2.17: Ảnh hưởng thay đổi công nghệ sản xuất lên cung
2.3.6.3 Giá cả hàng hóa liên quan
Quyết định cung một loại hàng hóa nào đó không chỉ bị ảnh hưởng bởi giá cả của hàng hóa đó mà còn bị ảnh hưởng bởi giá cả của các hàng
hóa liên quan Giá cả các hàng hóa liên quan tác động lên cung của hàng
hóa chúng ta đang xem xét theo hai hướng khác nhau
Thứ nhất, chúng là những hàng hóa cùng cạnh tranh nhau trong việc
sử dụng một số nguồn lực sẳn xuất nhất định Ví dụ như trên một mảnh
đất, người nông dân vừa trồng cà phê và vừa trồng hồ tiêu Khi giá của hồ tiêu tăng, người nông dân sẽ mở rộng diện tích trồng hồ tiêu và giảm
diện tích trồng cà phê, dẫn đến cung cà phê giảm Như vậy, khi giá của
các hàng hóa liên quan tăng lên nhà sắn xuất sẽ sử dụng nhiều nguồn lực hơn để sản xuất hàng hóa đó Hệ quả là phần nguồn lực còn lại đành cho
việc sản xuất hàng hóa chúng ta đang phân tích giảm, cung hàng hóa sẽ
giảm và đường cung dịch chuyển sang trái
Trang 30Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường ot Cung:giảm do giá hàng hóa liên quan tăng 0 | Qs
Hinh 2.18: Ảnh hưởng của giá hàng hóa thay thế lên cung
Thứ hai, một hàng hóa có thể là hàng hóa phái sinh trong quá trình sẵn xuất một loại hàng hóa khác Trong trường hợp này, việc tăng giá của
hàng hóa này sẽ làm tăng cung của hàng hóa chúng ta đang phân tích Theo luật cung, khi giá của thịt bò tăng lên thì lượng cung thịt bò cũng
tăng Điều này làm cho cung của da bò tăng lên bất chấp giá cả của nó Đường cung của da bò sẽ dịch chuyển sang phải và xuống dưới
P4
Cung tăng do giá hàng hóa bỗ sung tăng 0 Qs Hình 2.19: Ảnh hưởng của giá hàng hóa bổ sung lên cung 56 Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường 2.3.6.4 Số lượng nhà sản xuất
Số lượng nhà sản xuất hoạt động trong một thị trường hàng hóa cụ thể cũng ảnh hưởng đến cung hàng hóa đó Khi lợi nhuận thu được từ hàng hóa chúng ta đang phân tích tăng sẽ là động lực để mở rộng quy mô sản
xuất và thu hút các nhà đầu tư tham gia vào thị trường, lượng cung hàng
hóa sẽ tăng ở tất cả các mức giá và đường cung sẽ dịch chuyển sang phải
Ngược lại, khi lợi nhuận thu được giảm, nhà đầu tư không hứng thú đầu
tư vào thị trường dẫn đến lượng cung hàng hóa giảm, đường cung dịch chuyển sang trái pa Cung giảm do nhà sản xut ơ gim  Cung tang nha san Š xuất tăng \ 0 Qs Hinh 2.20: Anh hưởng của số lượng nhà sản xuất lên cung 2.3.6.5 Kỳ vọng của nhà sản xuất
Quyết định cung ứng một loại hàng hóa nào đó phụ thuộc vào dự kiến
và kỳ vọng của nhà sản xuất về mức giá của nó trong tương lai hay còn gọi
là mức giá kỳ vọng Khi mức giá kỳ vọng thay đổi, cung hàng hóa cũng
thay đổi Chẳng hạn, khi nhà sắn xuất tin rằng giá của một loại hàng hóa
sẽ giảm trong tương lai, họ thường có xu hướng giảm sản xuất và cung ứng:
hiện tại Cung hàng hóa giảm sẽ làm đường cung dịch chuyển sang trái
Trang 31Cung giảm do giá hàng hóa liên quan tăng > + 0 7 Qs Hình 2.21: Ảnh hưởng của giá kỳ vọng lên cung 2.3.6.6 Các chính sách, quy định của chính phủ
Sự thay đổi trong các chính sách, quy định của chính phủ như chính
sách thuế, chính sách trợ cấp, chính sách về môi trường đều có thể tác động lên hành vi của nhà sản xuất Chính sách thuế có tác động trực tiếp
lên hành vi của nhà sản xuất, khi thuế đánh vào một loại hàng hóa tăng,
chi phí cho từng đơn vị hàng hóa sẽ tăng theo Trong trường hợp này cung
hàng hóa sẽ giảm và đường cung dịch chuyển sang trái P4 Cũng giảm do Z thuế tăng 0 Qs Hình 2.22: Ảnh hưởng của thuế lên cung 58
Ngược lại với thuế, chính sách trợ cấp của nhà nước đối với một số hàng hóa sẽ làm giảm chỉ phí sản xuất hàng hóa đó của doanh nghiệp
Trong trường hợp đó, cung hàng hóa sẽ tăng và đường cong dịch chuyển sang phải Việc giầm trợ cấp sẽ làm cho chỉ phí sản xuất tăng, cung hàng
hóa sẽ giảm và đường cung dịch chuyển sang trái P4 Cung giảm do giảm trợ cấp chính phủ Cung tăng do tăng trợ Š cấp chính phủ ˆ 0 Qs Hình 2.23: Ảnh hưởng của trợ cấp chính phủ lên cung ý
Về nguyên tắc, các quy định về điều tiết sản xuất của chính phủ càng
_khất khe thì chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra càng lớn để đáp ứng quy
định Điều này gián tiếp làm tăng chỉ phí sản xuất và giảm lượng cung
của thị trường Ngược lại, chỉ phí của doanh nghiệp giảm khi các quy định
được nới lỏng, lúc này cung hàng hóa sẽ tăng lên
2.4.1 Thặng dư, thiếu hụt và cân bằng thị trường
Với giả định các yếu tố khác không đổi, cầu hàng hóa thể hiện lượng
hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở các mức
giá nhất định, cung hàng hóa biểu thị số lượng mà người bán muốn bán và có khả năng cung ứng ở các mức giá khác nhau Lượng cung, cầu của
Trang 32
Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường
hàng hóa X tại các mức giá khác nhau biểu thị trong bảng 2.4, ta thấy không phải mức giá nào cũng đem lại sự hài lòng chung cho người mua
lẫn người bán Theo quy luật chung, người bán thường muốn bán với giá
cao, khi mức giá trên thị trường thấp hơn mức giá mà người bán mong muốn, người bán sẽ cắt giảm lượng cung Ngược lại, người mua thường
muốn mua với giá thấp nên khi mức giá bình quân trên thị trường cao hơn mức giá mà người mua muốn mua, người mua sẽ cắt giảm lượng cầu của
mình Sự tương tác lẫn nhau giữa người mua và người bán trong thị trường
sẽ đẩy thị trường về trạng thái mà tại đó một mức giá và sắn lượng cân
bằng sẽ được xác lập gọi là trạng thái cân bằng
Bảng 2.4: Cung, cầu hàng hóa X tại các mức giá khác nhau
Cân bằng thị trường là trạng thái tạo được sự hài hòa chung giữa người mua và người bán, tại mức giá cân bằng lượng hàng hóa cung ứng bởi
nhà sản xuất sẽ bằng lượng hàng hóa mà người mua muốn mua Trên hình 2.24, điểm E là điểm cân bằng (điểm cắt nhau của đường cầu và
đường cung), P, và Q, là mức giá và sản lượng cân bằng Giá cân bằng
là mức giá mà tại đó lượng cầu bằng lượng cung Đối với hàng hóa X,
mức giá cân bằng là 6 nghìn đồng và sản lượng cân bằng tại mức giá đó là 140 sản phẩm 60 Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường Oe 140 Q
Hình 2.24: Giá và sản lượng cân bằng trên thị trường sản phẩm X
Thị trường thường có xu hướng tổn tại tại vị trí cân bằng, song khi các
yếu tố ảnh hưởng đến cầu và cung thay đổi, thị trường sẽ lệch khỏi vị trí
cân bằng Nếu vì một lý do nào đó, giá trên thị trường cao hơn mức giá cân bằng, khi đó lượng cung hàng hóa sẽ lớn hơn lượng cầu, thị trường
xuất hiện tình trạng dư thừa hàng hóa Đứng trước tình trạng dư thừa, nhà
sản xuất thường có xu hướng giảm giá để bán được hàng Quá trình giảm
giá sẽ làm giảm dư cung và chỉ dừng lại khi mức giá trên thị trường bằng với mức giá cân bằng
Trái lại, khi giá cả thấp hơn mức giá cân bằng, người tiêu dùng sẽ mua nhiều hơn trước và nhà sản xuất sản xuất ít hơn, lượng cầu nhiều hơn lượng cung dẫn đến tình trạng thiếu hụt Tình trạng thiếu hụt dẫn đến
tình trạng cạnh tranh giữa người mua và người mua sẵn sàng trả giá cao hơn để mua được hàng hóa Giá cả tăng sẽ làm giảm lượng cầu và tăng
lượng cung Dần dân, giá sẽ tăng dần đến giá cân bằng và lượng câu sẽ bằng lượng cung
Trang 3312 D Š 10 Dư thừa 8 E P 6 Pr 4 : Thiếu hut 2 | ị Oe | 0 ‘3 140 Q
Hình 2.25: Các trạng thái của thị trường
Ví dụ: Hàm số cung của một loại hàng hóa là như sau: @; = 500 + 200
và hàm số cầu đối với loại hàng hóa này là: Ó; = 2000 — 50P
1 Hãy xác định điểm cân bằng của loại hàng hóa này trên thị trường?
2 Giả sử do một nguyên nhân nào đó (không phải là do sự thay đổi của giá cả của hàng hóa này) người tiêu dùng quyết định mua thêm 200
đơn vị hàng hóa này Xác định giá cả và số lượng cân bằng mới của hàng
hóa này trên thị trường?
Bai gidi: - ;
1 Gid cả cân bằng của hàng hóa này trên thị trường:
O, = O, <> 500+ 200P = 2000-50P > 250P = 1500
Suy ra: P„ =1500/250 = 6 đơn vị tiền
Khi đó, số lượng cân bằng: @„ = 500 + 200 x 6 = 1700 đơn vị hàng hóa
2 Khi người tiêu dùng quyết định mua thêm 200 đơn vị hàng hóa | này, hàm số cầu sẽ trở thành: Ớ; = 2000 - 50P + 200 = 2200 — 50P Khi đó, thị trường cân bằng khi: 62 QO; = Op 500+ 200P = 2200 —50P <> 250P =1700 Suy ra: ?, =1700/250 =7 đơn vị tiền Khi đó, số lượng cân bằng: : Ó; = 500 + 200 x7 =1900 đơn vị sản phẩm Như vậy khi người tiêu dùng muốn mua nhiều hàng hóa hơn (cầu tăng) thì giá và sản lượng cân bằng trên thị trường tăng theo, nếu cung
là không đổi
2.4.2 Những thay đổi trong cân bằng thị trường
Như ta đã biết thị trường sẽ bị lệch khỏi trạng thái cân bằng khi các
yếu tố ảnh hưởng đến cung, cầu thay đổi Về cơ bản, có ba trường hợp làm thay đổi trạng thái cân bằng: cung không đổi nhưng cầu thay đổi, cầu -_ không đổi nhưng cung thay đổi, cung và cầu cùng thay đổi
2.4.2.1 Cung không đổi, cầu thay đổi
Giả định cung không thay đổi, cầu tăng sẽ làm cho mức giá cân bằng
và lượng cân bằng tăng Đường cầu trong hình 2.26 (a) dịch chuyển sang
phải, điểm cắt nhau của đường cung S và đường cầu mới D, hình thành điểm cân bằng mới E, Tại E,, mức giá cân bằng mới và lượng cân bằng
mới đều cao hơn mức giá và lượng cân bằng ban đầu
Ngược lại, khi các yếu tố khác thay đổi làm cho cầu giảm, đường c cầu dịch chuyển sang trái, mức giá và lượng cân bằng mới sẽ thấp mứt giá và lượng cân bằng ban đầu [Hình 2.26 (b)] PA D, § Pd 3 D s Vv
(b) Cầu giảm, cung không đổi
(a) Cầu tăng, cung không đổi
Hình 2.26: Cung không đổi, cầu thay đổi
Trang 34
Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường
2.4.2.2 Cầu không đổi, cung thay đổi
Khi cung tăng nhưng câu không đổi, đường cung sẽ dịch chuyển sang phải tạo nên điểm cân bằng mới Tại điểm cân bằng mới, giá cân bằng
giảm và lượng cân bằng tăng [Hình 2.27 (a)]
Khi các yếu tố ảnh hưởng đến cung làm cung giảm, đường cung dịch
chuyển sang trái Giá cân bằng sẽ tăng trong khi lượng cân bằng mới giảm [Hình 2.27 (b)] Si PA s PA / s sy | ZN z2 ⁄ SN ° —> Q -_ Q >
(a) Cung tăng, cầu không đổi (b) Cung giảm, cầu không đổi
Hình 2.27: Cầu không đổi, cung thay đổi 2.4.2.3 Cung và cầu cùng thay đổi
Khi các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu cùng thay đổi, đường cung và đường cầu sẽ dịch chuyển Sự dịch chuyển của đường cung, cầu sẽ tạo nên điểm cân bằng mới Các tình huống phức hợp trên được mô tả
trong hình 2.28
- Cầu tăng và cung tăng đều làm số lượng hàng hóa trong thị trường tăng lên tại tất cả mức giá, lượng cân bằng mới sẽ lớn hơn lượng cân
bằng cũ Tác động của tăng cung cầu lên giá sẽ phụ thuộc vào mức độ
thay đổi của cung cầu Nếu câu thay đổi nhiều hơn cung, giá cân bằng sẽ tăng Ngược lại, nếu cung thay đổi nhiều hơn cầu, giá cân bằng sẽ giảm
[Hình 2.28 (a)]
- Cầu tăng, cung giảm: khi cung giảm mà cầu tăng, đường cung dịch
chuyển sang phải và đường cầu dịch chuyển sang trái và tạo nên điểm
64
Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường
cân bằng mới E, với mức giá cân bằng mới cao hơn mức giá cân bằng ban đầu Tác động của thay đổi cung cầu lên lượng câu phụ thuộc vào mức độ thay đổi của cung cầu Nếu như độ giảm của cung nhiều hơn độ tăng
của cầu, lượng cân bằng sẽ giảm [Hình 2.28 (b)] Ngược lại, khi độ giảm
của cung nhỏ hơn độ tăng của câu, lượng cân bằng sẽ tăng
- Cầu giảm và cung tăng có tác động kép lên giá cân bằng, mức giá
cân bằng mới sẽ thấp hơn mức giá cân bằng ban đầu Tuy nhiên, lượng cân
bằng mới sẽ phụ thuộc mức độ thay đổi của cung và cầu [Hình 2.28 (c)]
- Cầu giảm và cung giảm làm cho lượng cân bằng mới giảm tương
đối so với lượng cân bằng ban đầu Giá cân bằng mới sẽ lớn hơn hay nhỏ hơn giá cân bằng ban đầu tùy thuộc mức độ thay đổi của cung và cầu [Hình 2.28 (d)] "A oy —> (a) Cầu tăng, cung tăng À 5 ĐDN vẽ Bờ ae § ⁄ Py ⁄ 0 + 0 >
(c) Cầu giảm, cung tăng (d) Cầu giảm, cung giảm
Hình 2.28: Cung và cầu cùng thay đổi
Trang 35
2.3.1 Thăng dư tiêu dùng
Khi mua một hàng hóa, người tiêu dùng nhắm đến việc thỏa mãn lợi
ích của mình Để đo lường mức độ lợi ích mà hàng hóa đem lại cho người
tiêu dùng, chúng ta có khái niệm thặng dư tiêu dùng
Thặng dư tiêu dùng (CS) là chênh lệch giữa giá mà người tiêu dàng
sẵn sàng trả để mua một hàng hóa và giá mà người tiêu dùng thực tế phải
trả khi mua hàng hóa đó
Đường cầu bậc thang của cá nhân đối với kem cho phép chúng ta đo
được giá trị mà một cá nhân thú được khi mua kem Giả sử như giá của
một cây kem đang ở mức 4 nghìn đổng/cây Người tiêu dùng sắn sàng
trả 10 nghìn đồng cho cây kem đầu tiên nhưng giá người tiêu dùng thực
tế phải trả là 4 nghìn đồng, như vậy việc mua cây kem tạo ra thặng dư 6 đồng Tương tự, cây kem thứ hai tạo ra thặng dư 5 đồng, cây kem thứ ba
tạo ra thặng dư 4 đồng, Đến cây kem thứ 7, thặng dư tiêu dùng bằng 0,
người tiêu dùng sẽ không mua thêm cây kem nào Thặng dư tiêu dùng
bằng tổng lợi ích thu được trừ đi tổng chỉ phí phải trả Trong trường hợp
người tiêu dùng trên, ta có: | Thặng dư tiêu dùng = 6 + 5 +4 + 3 + 2+ 1 =21 nghìn đồng 10 _ Thăng dư tiêu dùng 8 ‹ Hình 2.29: Thặng dư tiêu dùng 66
Chúng ta có thể tính toán thặng dư tiêu dùng khi đường cầu là đường
thang Thang du tiéu ding 1a phan diện tích giữa đường cầu và đường giá thị trường 12 10 - Thặng dư tiêu dùng 8 P 6- 4 Z 2 Tổng chỉ phí 0 Qn ¢
Hình 2.30: Thặng dư tiêu dùng với đường câu tuyên tính
2.5.2 Thang dư sản xuất
Tương tự như thặng dư tiêu dùng, hăng dự sản xuất đối với mỗi đơn vị
hàng hóa là chênh lệch giữa giá của hàng hóa đó với chỉ phí biên để sản
xuất ra đơn vị hàng hóa Thông thường, chỉ phí biên để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa thường thấp giá thị trường, do đó người sản xuất hưởng
được một khoản lợi ích hay thặng dư từ việc bán ra các đơn vị hàng hóa
đó Đến khi chỉ phí biên của việc sắn xuất thêm một đơn vị hàng hóa bằng với giá thị trường, nhà sdn xuất sẽ ngưng sản xuất thêm hàng hóa đó vì
lợi nhuận thu được thấp hơn chỉ phí phải bỏ ra Hình 2.31 mô ta thang du của nhà sản xuất kem,
Trang 36Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường 12 - 10 - Thặng dư sản xuất _ Qs
Hinh 2.31: Thang du san xuat
Giả sử giá thị trường của mỗi cây kem là 6 nghìn đồng Chi phí cho
cây kem đâu tiên là 1 nghìn đồng, vậy lợi ích thu được của nhà sản xuất là 5 nghìn đồng Tương tự, thặng dư thu được từ việc bán cây kem thứ 2 là 4 nghìn đồng, bán cây kem thứ 3 tạo ra thặng dư 3 nghìn đồng, Đến cây kem thứ 6, thặng dư sản xuất bằng không, nhà sản xuất sẽ không sắn xuất thêm nữa vì chỉ phí sản xuất cao hơn giá thị trường Chúng ta
có thể tính thặng dư sắn xuất bằng cách tính diện tích giữa đường cung
và đường giá thị trường
Trong kinh tế học, thặng dư tiêu dùng va thing dư sản xuất có nhiều
ứng dụng quan trọng Thặng dư tiêu dùng của thị trường là tổng thing
dư tiêu dùng của cá nhân cho biết tổng lợi ích mà người tiêu dùng
nhận được khi mua hàng hóa trên thị trường Thặng dư sản xuất của
thị trường là thặng dư nhà sản xuất có được khi bán hàng hóa trên thị
68
Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường
trường Bằng cách kết hợp thặng dư tiêu dùng với thặng dư sản xuất,
chúng ta có thể đánh giá hiệu quả của thị trường và hiệu quả của các
chính sách kinh tế
Trong bài này học viên làm quen với các khái niệm và các yếu tố ảnh
hưởng đến cung, cầu hàng hóa Bài còn giới thiệu về trạng thái cân bằng của thị trường, và ảnh hưởng của thay đổi cung cầu lên cân bằng thị trường Các khái niệm được để cập trong bài bao gồm: Cẩu biểu thị khối lượng
hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tương ứng
với các mức giá nhất định trong một thời điểm cụ thể, giả định các yếu
tố khác không đổi Lượng câu về một loại hàng hóa sẽ tăng khi mức giá giảm và sẽ giảm khi mức giá tăng Giá cả thay đổi sẽ lầm dịch chuyển các điểm trên đường cầu Tuy nhiên, các yếu tố khác với giá có thể làm thay đổi cầu và dẫn đến dịch chuyển đường cầu Các yếu tố chính làm dịch chuyển đường cầu bao gồm: sở thích, số lượng người tiêu dùng, kỳ
vọng của người tiêu dùng về giá và thu nhập, thu nhập giá cả hàng hóa
liên quan Cung biểu thị khối lượng hàng hóa mà người bán muốn bán
và có khả năng cung ứng tương ứng với các mức giá nhất định trongi một
thời điểm cụ thể, giả định các yếu tố khác không đổi Quan hệ đồng biến tổn tại giữa giá và lượng cung, giả định các yếu tố khác không đổi trong
một khoảng thời gian nhất định Một sự thay đổi trong giá sẽ làm thay
đổi lượng cung, nghĩa là có sự di chuyển dọc theo đường cung của một loại hàng hóa Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung bao gồm: giá cả các yếu tố đầu vào, công nghệ và năng lực sản xuất, giá cả hàng hóa liên
quan, số lượng nhà sẵn xuất, và kỳ vọng của nhà sản xuất Cân bằng thị
trường là trạng thái tạo được sự hài hòa chung giữa người mua và người
bán, tại mức giá cân bằng lượng hàng hóa cung ứng bởi nhà sản xuất sẽ bằng lượng hàng hóa mà người mua muốn mua Giá cân bằng là mức giá
mà tại đó lượng cầu bằng lượng cung Thặng dư tiêu dùng là chênh lệch
Trang 37
giữa giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả để mua một hàng hóa và giá
mà người tiêu dùng thực sự phải trả khi mua hàng hóa đó Thặng dư sản
xuất đối với mỗi đơn vị hàng hóa là chênh lệch giữa giá của hàng hóa đó với chỉ phí biên để sản xuất ra đơn vị hàng hóa
Câu 1: Một số người có nhận định sau: “Đường cầu giả định rằng
lượng cầu của hàng hóa đó chỉ phụ thuộc vào giá hàng hóa đó” Bạn có đồng ý với nhận định này hay không? Những yếu tố nào được giả định
giữ nguyên khi vẽ đường cầu?
Câu 2: Cầu là gì? Lượng cầu là gì? Xác định các yếu tố làm thay đổi
cầu và lượng cầu? Miêu tả bằng đồ thị
Câu 3: Cầu thị trường là gì Hãy nêu cách xác định cầu thị trường
Câu 4: Hãy xác định mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu
Câu 5: Cung là gì? Phân biệt cung và lượng cung Nêu mối quan hệ
giữa giá cả và lượng cung
Câu 6: Hãy xác định các yếu tố làm dịch chuyển đường cung Câu 7: Thế nào là trạng thái cân bằng? Định nghĩa giá cân bằng và lượng cân bằng
Câu 8: Khi giá của Y tăng làm cho lượng cầu của X giảm trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi Hãy xác định mối quan hệ giữa X và Y Câu 9: Giả sử thời tiết nóng bất thường làm cho đường cầu về kem
dịch chuyển sang phải Giải thích vì sao giá kem sẽ tăng đến mức thị
trường ổn định mới
Câu 10: Xem xét một thị trường cạnh tranh, lượng cầu và lượng cung (mỗi năm) ở các mức giá khác nhau như sau:
I Xác định hàm số cung và hàm số cầu 2 Lượng và giá cân bằng là bao nhiêu?
3 Để mức giá P=80 trở thành mức giá cân bằng, nhà nước phải tăng
lượng cung ở mỗi mức giá là bao nhiêu? |
Câu 11:
1 Giả sử đường cầu và đường cung của hàng hoá X cho như sau:
Q,= 200 - 5P Q.,=-25 +4P
- Hãy vẽ đường cầu và đường cung
- Hãy tính giá và sản lượng cân bằng, tổng tiêu dùng của người mua
và tổng thu nhập của người bán
2 Cho phương trình đường cung: Q = -7 + 4P
- Tính giá và sản lượng cân bằng mới |
- Sự sụt giá có làm dịch chuyển đường cung, đường câu và tăng tiêu
dùng sản phẩm X không? |
Câu 12: Giả sử đường cầu và đường cung của hàng hoá Y được cho như sau:
Q,= 600~7.5P Q, =-100 + 4P
1 Vẽ đường cung, đường cầu của Y
2 Tính giá cả và sản lượng cân bằng |
3 Nếu giá của hàng hoá thay thế Y tăng lên, hãy nêu những ảnh
hưởng đến đường cung và đường cầu và ảnh hưởng đến giá cả và sản
lượng cân bằng
Trang 38epee
Ta
ETE
Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường
—4 Với giả định tương tự câu (3), giá của lao động được sử dụng để sản xuất hàng hoá Y tăng lên, hãy nêu những ảnh hưởng đến đường cung
và đường cầu và ảnh hưởng đến giá cả và sản lượng cân bằng
5 Giải thích thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng và tính giá trị của chúng tại mức giá và sản lượng cân bằng
Câu 1: Điều kiện để hình thành lượng cầu hàng hóa? '
A Muốn mua và đủ khả năng thanh toán B Muốn bán và đủ khả năng sản xuất
C Muốn mua và không đủ khả năng thanh tốn D Khơng muốn mua và đủ khả năng thanh toán
Câu 2: Khi giá của sản phẩm X thay đổi sẽ làm cho đường cầu về sản phẩm X: A Di chuyển B Dịch chuyển C Không đổi D Ý khác
Câu 3: Luật cầu được thể hiện ở nội dung nào dưới đây:
A Giá tăng thì lượng cầu sẽ giảm B Giá tăng thì lượng cầu sẽ tăng C Giá giảm thì lượng cầu sẽ giảm D Các câu trên đều đúng
Câu 4: Khi thu nhập của một hộ gia đình thay đổi sẽ làm cho đường câu: A Di chuyển B Dịch chuyển C Không đổi D Ý khác 72
Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường
Câu 5Š: Trong các điều kiện sau, điều kiện nào hình thành lượng cung
hàng hóa?
A Muốn mua và đủ khả năng thanh toán
B Muốn bán và đủ khả năng sắn xuất
C Muốn bán và không đủ khả năng sản xuất
D Không muốn bán và đủ khả năng sản xuất
Câu 6: Qui luật cung được thể hiện ở nội dung nào dưới đây:
A Giá giảm thì lượng cung sẽ giảm
B Giá tăng thì lượng cung sẽ tăng
Œ Giá tăng thì lượng cung sẽ giảm D Câu A và B Câu 7: Khi giá một mặt hàng thay đổi sẽ làm cho đường cung hàng hóa đó: A Di chuyển B Dịch chuyển C.Khôngđổi sy D Ý khác
Câu 8: Hàm cung và hàm cầu của một sản phẩm như sau: Q_ = 2P +30; Q, = 240 — 2P, hay xác định giá cân bằng và sản lượng cân bằng của sắn
phẩm này?
A, Giá cân bằng là 175 và sẵn lượng cân bằng là 130
B Giá cân bằng là 52.5 và sản lượng cân bằng là 135 C Giá cân bằng là 172 và sản lượng cân bằng là 130
D Giá cân bằng là 52.5 và sản lượng cân bằng là 130
Câu 9: Thị trường sản phẩm A có hàm cung, hàm cầu: Q, = 4P - 30;
Q, = 210 - 2P, hãy xác định mức giá cân bằng (Pe) và sản lượng cân
bằng (Qe)?
Trang 39A CS = 4000 B CS = 4120 C CS = 4030 D CS = 4225 Câu 11: Xác định thặng dư sản xuất của xe hơi tại điểm cân bằng (PS)? A PS = 2000 B PS = 2100 C PS = 2001 D PS = 2112.5
A Giá cân bằng là 175 và sản lượng cân bằng là 130 —B Giá cân bằng là 52.5 và sản lượng cân bằng là 135 C Giá cân bằng là 40 và sản lượng cân bằng là 120 D Giá cân bằng là 40 và sản lượng cân bằng là 130 Hãy sử dụng thông tin sau trả lời câu 10 và 11:
Thị trường xe hơi có hàm cung, hàm câu: Q, = 4P ~ 30; Q, =210- 2P
Câu 10: Xác định thặng dư tiêu dùng của xe hơi tại điểm cân bằng (CS)?
Câu 12: Khi giá sản phẩm tăng, các điều kiện khác không đổi thì?
74
A Sản phẩm tăng lên
B Khối lượng tiêu thụ sản phẩm tăng lên C Khối lượng tiêu thụ sản phẩm giảm xuống D Phần chỉ tiêu sản phẩm tăng lên
Câu 13: Đường cầu một sản phẩm dịch chuyển khi? A Giá sản phẩm thay đổi
B Chi phí sản xuất sản phẩm thay đổi C Giá sản phẩm thay thế thay đổi D Các câu trên đều đúng
Câu 14: Hàng hóa X là hàng thứ cấp, nếu giá của X giảm còn phân nửa
(giả sử các yếu tố khác không đổi) Tác động thay thế sẽ làm cho cầu
hàng hóa X? '
A Tăng lên gấp đôi
B Tăng ít hơn gấp đôi
C Giảm còn một nửa
D Các câu trên đều sai
Câu 15: Trong các yếu tố sau, hãy xác định các yếu tố không tác động lên cung: A Những thay đổi về công nghệ B Mức thu nhập C Thuế và trợ cấp D Số lượng nhà sản xuất Câu 16: Sự tác động qua lại giữa cung, cầu trên thị trường nhằm xác định? A Giá cả và chất lượng sản phẩm B Số lượng và chất lượng sản phẩm C Giá cả và số lượng sản phẩm
D Không câu nào đúng |
Cau 17: Trong diéu kiện giá cả không đổi, đường câu dịch chuyển là do:
A Thu nhập dân cư
B Sở thích, thị hiếu
C Giá cả sản phẩm thay thế
D Các câu trên
Câu 18: Giả sử trên thị trường đang có 2 nhà cung cấp nước giải khát, nếu một nhà cung cấp thứ 3 tham gia vào thị trường sẽ làm cho:
A Đường cầu dịch chuyển B Đường cung dịch chuyển
Trang 40Chương 2: Cung, cầu và cân bằng thị trường
C Đường cầu đi chuyển
D Đường cung di chuyển 76 Chương 3: Độ co giãn CHUONG 3: DO CO GIAN
Luật cung, luật cầu cho thấy lượng cung hay lượng cầu đối với một
hàng hóa phụ thuộc vào giá của hàng hóa đó, nếu các yếu tố khác không
đổi Trong nhiều trường hợp, chúng ta cần biết rõ hơn mức độ thay đổi
của lượng cung và lượng cầu khi giá hàng hóa thay đổi Giả sử như khi
nhà cung cấp muốn biết lượng cầu một hàng hóa sẽ giảm bao nhiêu phần trăm khi giá hàng hóa tang thêm 5% Nếu lượng cầu hàng hóa giảm mạnh
khi giá tăng, nhà cung cấp cần xem xét lại ý định tăng giá Nếu như lượng cầu giảm không đáng kể thì nhà cung cấp có thể thực hiện ý định tĩng giá Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta làm quen với khái niệm độ co giãn Độ co giãn đo lường mức độ nhạy cảm của lượng cầu hay lượng cung
đối với các yếu tố ảnh hưởng (như giá cả hay thu nhập) Cụ thể hơn, độ co giãn cho chúng ta biết tỷ lệ phần trăm thay đổi của lượng cầu hay lượng cung tương ứng với 1% thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến cầu hay
cung Thông thường, chúng ta khảo sát bốn loại độ co giãn sau:
- Độ co giãn của cầu theo giá,
- Độ co giãn chéo của cầu,
- Độ co giãn của cầu theo thu nhập, Độ co giãn của cung